Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non
SÁNG KIẾN CẢI TIẾN KỸ THUẬT Đề tài: “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non” 1. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài: Trẻ em là nguồn hạnh phúc, niềm tự hào lớn của mỗi gia đình, là chủ nhân tương lai của đất nước, là nền tảng vững chắc cho xã hội Việt Nam “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”. Để đạt được mục tiêu đó thì việc chăm sóc giáo dục trẻ phải có sự chung tay góp sức của nhà trường, gia đình và xã hội. Trong những năm gần đây, giáo dục luôn không ngừng đổi mới về hình thức, nội dung và phương pháp tổ chức dạy học cho trẻ. Giáo dục kỹ năng sống là nội dung được rất nhiều người quan tâm. Đặc biệt, giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non là một nội dung và nhiệm vụ quan trọng của cấp học mầm non. Theo nghiên cứu của các nhà tâm lý học, về đặc điểm tâm sinh lý trẻ em dưới 6 tuổi thì có nhiều kỹ năng quan trọng mà trẻ cần phải biết trước khi tập trung vào học văn hóa. Thực tế kết quả của nhiều nhà nghiên cứu đều cho thấy các kỹ năng quan trọng nhất trẻ phải học ở lứa tuổi mầm non chính là những kỹ năng sống như: Sự hợp tác, tự kiểm soát, tính tự tin, tự lập, tò mò, khả năng thấu hiểu và giao tiếp. Hiện nay, có rất nhiều bậc phụ huynh chưa hiểu hết được ý nghĩa của việc dạy kỹ năng sống cho trẻ, phụ huynh luôn che chở, làm giúp trẻ mọi việc vì họ nghĩ con mình còn nhỏ chưa tự làm được những việc đó; hoặc cũng có nhiều bậc phụ huynh chưa dành nhiều thời gian quan tâm đến con cái..., họ đâu biết rằng chính những suy nghĩ và việc làm của các bậc cha mẹ đã tước đi quyền tự do của con, không cho con được nói, không cho con được làm và đến khi quay đầu lại cha mẹ mới biết con mình quá thụ động, nhút nhát, luôn chờ vào sự giúp đỡ của người lớn Ngay từ khi còn bé cha mẹ định hướng cho con những kỹ năng cần thiết của từng lứa tuổi như: Dạy con biết nói cảm ơn, xin lỗi, chào hỏi, dạy con biết cách tự lập như phục vụ bản thân, dạy con biết bảo vệ bản thân “Ngã phải tự đứng lên, phải làm gì khi bị người khác bắt nạt mà không phải mách cô giáo, mách bố mẹ”. Nếu cha mẹ dạy cho con được những kỹ năng đó ngay từ khi còn bé chắc chắn đứa trẻ sẽ hình thành cho mình được các kỹ năng ban đầu, sẽ thích nghi được với môi trường sống hiện nay. Vì vậy, việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là điều rất cần thiết để giúp trẻ khám phá thế giới tâm hồn mình một cách có định hướng, khiến trẻ biết quý trọng bản thân, nuôi dưỡng những giá trị sống nền tảng và hình thành những kỹ năng sống tích cực trong trẻ, giúp trẻ cân bằng cuộc sống trên bốn lĩnh vực: Thể trạng, 1 * Thuận lợi: - Trường lớp khá khang trang, rộng rãi, là môi trường khá thuận lợi cho mọi hoạt động của cô và trẻ. - Ban giám hiệu luôn quan tâm, sát sao chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt chuyên môn và các hoạt động khác. - Là giáo viên có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy, nắm vững chuyên môn, luôn nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, tâm huyết với nghề ham học hỏi nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, qua đó nắm được tâm sinh lý của trẻ và những thói quen của trẻ hàng ngày. - Đa số trẻ đều học qua lớp mẫu giáo bé nên trẻ lớp tôi tương đối ngoan, có nề nếp trong các hoạt động. - Phụ huynh luôn quan tâm, ủng hộ nhiệt tình mọi hoạt động của lớp. * Khó khăn: - Về phía giáo viên: Giáo viên còn phụ thuộc nhiều vào tài liệu chỉ chú trọng dạy các môn học mà chưa chú ý đến việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ hàng ngày. Còn ngại trong việc tổ chức các hoạt động tập thể, trò chơi nhằm hình thành rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ. - Về phía phụ huynh: + Một số gia đình còn nuông chiều con thái quá, luôn sẵn sàng phục vụ trẻ nên con có thái độ ngang bướng, ỷ lại, hay làm nũng bố mẹ. + Một số phụ huynh cho rằng cứ lo cho con đầy đủ, chiều chuộng theo ý thích của con, còn việc dạy dỗ thì phó mặc cho giáo viên. + Đa số phụ huynh là nông dân, lao động nên chưa có nhiều thời gian dành cho con cái. - Việc thống nhất quan điểm, biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ giữa giáo viên và phụ huynh còn gặp nhiều khó khăn. - Về phía trẻ. + Trẻ bị ảnh hưởng bởi cuộc sống phát triển hiện đại như: Internet, tivi, các trò chơi điện tử + Trẻ được sống trong môi trường bao bọc khiến trẻ quen dựa dẫm, không có tính tự lập. + Trẻ tự do không có tính kỷ luật do cha mẹ ít quan tâm dạy giỗ. Qua điều tra thực tế về kỹ năng sống của trẻ đầu năm tôi nhận thấy kết quả như sau: 3 * Hoạt động học làm quen với văn học: Xuất phát từ đặc điểm tâm lý của trẻ mầm non là rất thích nghe kể chuyện, nội dung các câu chuyện thường để lại ấn tượng cho trẻ khó phai mờ. Tùy từng nội dung câu chuyện mà tôi đưa nội dung kỹ năng sống vào để dạy trẻ sao cho phù hợp với trẻ lớp mình. Ví dụ: Qua câu chuyện “Cáo, thỏ và gà trống”, tôi dạy trẻ học tập bạn gà Trống tính mạnh dạn, tự tin. Tuy nhỏ bé nhưng gà Trống đã biết dùng trí thông minh của mình để đuổi cáo ra khỏi nhà. Ví dụ: Câu chuyện “Tích Chu”, tôi dạy trẻ kỹ năng luôn quan tâm giúp đỡ mọi người đặc biệt là người thân trong gia đình, học tập bạn Tích Chu không quản ngại khó khăn đi kiếm nước suối tiên về cho bà uống. Bên cạnh những câu chuyện có trong chương trình, tôi còn sưu tầm thêm một số bài thơ câu chuyện có nội dung dạy kỹ năng sống để đưa vào dạy trẻ. Các câu chuyện mà tôi đã sưu tầm và thiết kế đã giúp cho trẻ lớp tôi mạnh dạn, tự tin hơn và có những hiểu biết nhiều hơn về các kỹ năng sống cơ bản cần có. * Hoạt động học khám phá: Với hoạt động học này thông qua các chủ đề mà tôi giáo dục cho trẻ những kỹ năng sống cơ bản như: Chủ đề “Bản thân” Thông qua hoạt động khám phá đề tài “Bé cần gì để lớn lên và khỏe mạnh” bé cần ăn đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng, cần tham gia các hoạt động chơi đùa chạy nhảy, thể dục thể thao và điều quan trọng nữa bé cần được sống trong môi trường không khí trong lành qua đó giáo dục trẻ biết cách chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho bản thân bằng cách giữ gìn đồ dùng, vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Khi chơi xong phải biết rửa tay. Chủ đề “Gia đình” Khám phá với đề tài “ Ngôi nhà của bé”, trẻ biết được ngôi nhà là nơi gia đình cùng chung sống giáo dục trẻ biết làm gì để chỗ ở của mình sạch sẽ, gọn gàng. Còn đề tài khám phá “Đồ dùng trong gia đình” giáo dục trẻ biết sắp xếp khi lấy, cất đồ dùng ngăn nắp, biết giữ gìn đồ dùng sạch sẽ, gọn gàng, biết sử dụng đồ dùng đúng cách.. Chủ đề “Nghề nghiệp” Đề tài khám phá một số nghề như nghề giáo viên, nghề bác sĩ, nghề nôngtrẻ biết mỗi nghề đều có công việc vất vã riêng, trẻ biết yêu quý các nghề, và bảo vệ các sản phẩm của mỗi nghề. Chủ đề “Động vật” Đề tài khám phá về “Một số vật nuôi trong gia đình” giáo dục trẻ biết chăm 5 Chủ đề “Quê hương, thủ đô, Bác Hồ” Đề tài khám phá “Bác Hồ với các cháu thiếu nhi” giáo dục trẻ biết tự hào về vị lãnh tụ của đất nước, biết yêu quý đất nước mình.. * Hoạt động học tạo hình: Qua các hoạt động học tạo hình giáo dục trẻ biết giữ gìn sách vở sạch đẹp không làm quăn mép vở không vẽ tẩy xóa vở, không vẽ bậy ra ghế ra bàn, giáo dục trẻ biết yêu quý, trân trọng sản phẩm của mình, của bạn, mong muốn tạo ra những sản phẩm đẹp để tặng cô, tặng ông, bà, bố, mẹ * Hoạt động học âm nhạc: Ở trường mầm non âm nhạc là phương tiện giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh, phát triển lời nói, quan hệ giao tiếp, trao đổi tình cảmđối với trẻ, âm nhạc là thế giới kỳ diệu đầy cảm xúc. Thực tế cho ta thấy rằng: Trẻ em ở lứa tuổi mẫu giáo rất nhạy cảm đối với âm nhạc. Trẻ em rất thích nghe nhạc và hứng thú tham gia vào các hoạt động có âm nhạc. Mục đích của giáo dục âm nhạc là giáo dục tình cảm đạo đức thẩm mỹ cho trẻ, là phương tiện hình thành đạo đức cho trẻ biết yêu ghét rõ ràng. Giáo dục âm nhạc còn hình thành cho trẻ lòng yêu thiên nhiên, Tổ quốc, tình yêu thương con người rộng lớn. Hình thành và phát triển thói quen tốt trong sinh hoạt tập thể: Đó là tính tổ chức kỷ luật, tự chủ, mạnh dạn trước mọi người. Giáo dục âm nhạc còn là phương tiện nâng cao khả năng trí tuệ, giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, củng cố kiến thức trẻ qua học tập, vui chơi trong cuộc sống. Quá trình trẻ tiếp xúc và hoạt động âm nhạc như nghe cô hát, trẻ tự ca hát, nhảy múa, chơi trò chơi âm nhạc... sẽ hình thành ở trẻ những yếu tố của một nhân cách phát triển toàn diện, hài hoà, đó là sự phát triển về thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ và thể lực, trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc ở trường mầm non không chỉ mang lại cho trẻ những cảm xúc âm nhạc mà thông qua đó còn giúp trẻ phát triển rất nhiều kỹ năng sống tốt đẹp như: kỹ năng tạo niềm vui, kỹ năng mạnh dạn tự tin Ví dụ: Khi dạy trẻ hát, múa, biểu diễn tổng kết chủ đề, trẻ được hợp tác với bạn luyện tập các tiết mục văn nghệ, được thể hiện vai người dẫn chương trình... giúp trẻ biết quan tâm, chia sẻ và hợp tác với bạn để luyện tập được tốt. * Hoạt động phát triển thể chất: Thông qua hoạt động thể chất cô nhắc trẻ thường xuyên tập thể dục để cho cơ thể lớn lên và khỏe mạnh. Khi chơi các trò chơi vận động không nên tranh nhau, phải biết nhường nhịn nhau, khi chơi phải biết phối hợp với bạn để tạo ra tính đoàn kết. 2..2.3 Biện pháp 3: Xác định, xây dựng nội dung, kỹ năng sống cơ bản cần dạy trẻ lứa tuổi mẫu giáo 4-5 tuổi. 7 Biết tự rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, chỉ ăn uống tại bàn ăn, biết cách sử dụng những đồ dùng, vật dụng trong ăn uống một cách đúng đắn, ăn uống gọn gàng, không rơi vãi, nhai nhỏ nhẹ không gây tiếng ồn, ngậm miệng khi nhai thức ăn, biết mời trước khi ăn, cảm ơn sau khi ăn, biết tự dọn, cất đúng chỗ bát, chén, thìa hoặc biết giúp người lớn dọn dẹp, ngồi ngay ngắn, ăn hết suất. không làm ảnh hưởng đến người xung quanh. * Xây dựng nội dung các tiêu chí giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Việc xác định được các kỹ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi sẽ giúp tôi lựa chọn đúng những nội dung trọng tâm để dạy trẻ. Qua đó tôi đã xây dựng nội dung tiêu chí giáo dục kỹ năng sống cho trẻ vào các hoạt động cụ thể: Thứ tự Nội dung kỹ năng sống 1 Kỹ năng tự phục vụ 2 Kỹ năng tự bảo vệ 3 Kỹ năng hợp tác 4 Kỹ năng giao tiếp- ứng xử 5 Kỹ năng tự tin 2.2.4. Biện pháp 4: Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi. Để giáo dục trẻ ở mọi lúc mọi nơi, luôn làm gương cho trẻ noi theo. Khi trẻ vào lớp tôi nhắc trẻ chào cô, chào bố mẹ, tôi luôn chủ động chào hỏi trao đổi với các bậc phụ huynh giúp cho trẻ nhận thấy sự gần gũi, quan tâm của cô giáo với phụ huynh giúp trẻ mạnh dạn tự tin hơn. Vì đặc điểm của trẻ mầm non là luôn có tính bắt chước nên người lớn, giáo viên phải là tấm gương sáng, yêu thương, tôn trọng, đối xử công bằng với trẻ và đặc biệt phải đảm bảo an toàn cho trẻ. *Hoạt động đón trẻ: Vào buổi sáng, giáo viên đến lớp trước 15 phút, công việc đầu tiên là mở cửa thông thoáng phòng học, sau đó chuẩn bị đón trẻ. Khi trẻ đến lớp trẻ biết chào cô, chào bố mẹ, cất dép, cất ba lô đúng nơi quy định. * Hoạt động ngoài trời: Qua hoạt động ngoài trời khi cho trẻ quan sát một số loại cây cảnh, cây hoa, cây ăn quả tôi cho trẻ biết ích lợi của cây xanh đối với con người. Quan sát một số con vật nuôi tôi cho trẻ tập cho gà ăn, từ đó hình thành cho trẻ kỹ năng sống yêu thương chăm sóc. Hoạt động tìm hiểu về một số loại rau tôi cho trẻ đi thăm vườn rau của lớp. Để gieo được những luống rau xanh như thế này thì các cô phải làm gì? Trước tiên phải làm đất tơi xốp, sau đó đến gieo hạt và tưới rau. Nếu không nhặt cỏ bắt sâu cho cây thì điều gì sẽ xảy ra? Từ đó trẻ có thể đưa ra ý kiến của mình một cách độc 9
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_ky_nang_song.doc