Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non

docx 18 trang skquanly 29/06/2025 150
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non
 I. ĐẶT VẤN ĐỀ
 1. Lý do chọn đề tài:
 Trẻ em là niềm hạnh phúc của gia đình và là tương lai của xã hội, chính vì vậy 
mà sự an toàn của trẻ là điều hết sức quan trọng. Trong công tác chăm sóc giáo 
dục toàn diện cho trẻ thì công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ được xem là một 
trong những mục tiêu vô cùng quan trọng. Trong đó, công tác phòng chống tai 
nạn thương tích cho trẻ mầm non được quan tâm hàng đầu.
 Trong phiên họp ngày 22/3/2019 trọng tâm thảo luận các vấn đề về trẻ em, 
phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã nhấn mạnh; tình trạng tai nạn thương tích và tử 
vong do tai nạn thương tích ở trẻ em vẫn ở mức cao.
 Tai nạn thương tích là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong và gây ra những 
biến chứng trầm trọng ở trẻ cả về sức khỏe và về tinh thần. Vì vậy, việc đảm bảo 
an toàn phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ là nhiệm vụ quan trọng trong 
việc chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường.
 Hiện nay, các trường hợp trẻ bị tai nạn thương tích phần lớn đều xảy ra trong 
các trường học và tại gia đình trẻ; đa số những tai nạn xảy ra đối với trẻ nhỏ 
thường do bất cẩn của người lớn, đặc biệt nhất là đối với lứa tuổi mầm non.
 Hàng ngày, lướt web để cập nhật thông tin, tôi không thể không xót xa và cảm 
thương những số phận của những đứa trẻ khi bị xảy ra những điều không hay. Đó 
có thể do chủ quan của người chăm sóc trẻ, có thể do những yếu tố khách quan 
đem lại. Bởi bản thân trẻ còn quá nhỏ để tự biết phòng và tránh các tai nạn thương 
tích đến với mình. Vụ việc bé Đ.T.V ở trường MN tỉnh Nghệ An bị tử vong khi 
chơi cầu trượt ngoài sân do dây áo thắt vào cổ; Cháu Nguyễn Minh K- học sinh 
trường MN X đã bị ngã từ tầng 20 xuống lan can tòa nhà tầng 6 tại Nam Định 
hay những vụ việc trẻ bị bỏng, điện giật, hóc sặc, khiến cho gia đình, xã hội và 
những người làm công tác giáo dục không khỏi bàng hoàng. Thật thương tâm khi 
chứng kiến hay nghe những tin tức như vậy. Có lẽ, khi sự việc đã xảy ra, bản thân 
những người chăm sóc trẻ và gia đình trẻ mới cảm thấy không thể lơ là một phút, 
một giây khi đang chăm sóc trẻ. Đôi khi, chỉ một phút bất cẩn của người lớn, có 
thể gây nguy hiểm đến ngay cả tính mạng của trẻ.
 Đã đến lúc chúng ta nên cho đứa trẻ vào cuộc, để tự bản thân trẻ biết phòng 
tránh các tai nạn thương tích; bản thân trẻ tự nhận biết và tránh xa những nguy cơ 
có thể gây tai nạn thương tích cho mình.
 Có thể nói, việc giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ tức 
là người lớn đã trang bị công cụ cho trẻ tự bảo vệ bản thân; giúp cho trẻ mạnh II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 1. Cơ sở lý luận
 Tai nạn thương tích là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử 
vong và gây ra những biến chứng trầm trọng cho trẻ, vì vậy việc bảo đảm an toàn, 
phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ là nhiệm vụ vô cùng quan trọng 
trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ thơ.
 Thông tư số 13/2010/TT-BGDĐT ngày 15/4/2010 của Bộ giáo dục và đào tạo 
ban hành về quy định xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương 
tích trong cơ sở giáo dục mầm non. Theo thông tư, tất cả các trường học không 
chỉ riêng cấp học mầm non đều phải đảm bảo an toàn cho trẻ khi trẻ ở trường. Trẻ 
đến trường phải được chăm sóc và giáo dục trong một môi trường đảm bảo an 
toàn. Trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích là trường học mà các 
yếu tố nguy cơ gây tai nạn, thương tích cho trẻ được phòng, chống và giảm tối đa 
hoặc loại bỏ.
 Thông tư 13 đã chỉ rõ, tai nạn là sự kiện xảy ra bất ngờ ngoài ý muốn, do tác 
nhân bên ngoài, gây nên thương tích cho cơ thể. Thương tích là tổn thương thực 
thể của cơ thể do phải chịu tác động đột ngột ngoài khả năng chịu đựng của cơ 
thể hoặc rối loạn chức năng do thiếu yếu tố cần thiết cho sự sống như không khí, 
nước, nhiệt độ phù hợp.
 Đảm bảo an toàn cho trẻ mầm non là nhiệm vụ không phải của riêng ai mà là 
của tất cả chúng ta, của toàn xã hội và đặc biệt là của cha mẹ học sinh và của các 
nhà giáo dục. Đây cũng là mục tiêu đầu tiên, xuyên suốt trong kế hoạch năm học 
của các trường mầm non.
 Theo nghiên cứu về tâm sinh lý trẻ lứa tuổi mầm non; đặc biệt với trẻ lứa tuổi 
mẫu giáo lớn 5-6 tuổi đang trong thời kỳ khám phá và tìm hiểu thế giới xung 
quanh diễn ra mạnh mẽ nhất. Chuyên gia tâm lý học Phạm Hiền- (Nguồn 
Chuyengiaphamhien.edu.vn) đã có nghiên cứu và cho rằng: “Trẻ lứa tuổi mẫu 
giáo lớn đã ý thức rõ ràng về “quyền lợi” và “thế mạnh” của mình; vì thế trẻ có 
những biểu hiện hiếu động và nghịch ngợm hơn”. Theo thống kê của tôi trong 
việc hỏi các đồng nghiệp, bạn bè dạy lớp MGL 5 tuổi và một số phụ huynh có 
con ở độ tuổi MGL; 98% GV và phụ huynh cho rằng trẻ ở lứa tuổi 5-6 tuổi rất 
hiếu động và nghịch ngợm, họ rất vất vả trong việc kiểm soát và chăm sóc trẻ.
 Trong khi xã hội hiện đại thường xuyên tiềm ẩn nhiều tai nạn bất thường, đe 
dọa đến sự an toàn của trẻ; tai nạn xảy ra có khi trẻ ở nhà, trên đường phố, ngay 
trong trường học, ngoài sân chơi. Trẻ lại chưa đủ sức khỏe và kinh nghiệm cũng 
như hiểu biết để đối phó với những nguy hiểm xunh quanh mình. Năm học 2018-2019 là năm thứ 8 tôi vào nghành; thời gian không quá nhiều 
nhưng cũng đủ để tôi cảm nhận và hiểu được con đường mình đã chọn. Phải yêu 
nghề, mến trẻ nhiều lắm người giáo viên mới làm thật tốt công việc chăm sóc - 
giáo dục trẻ và giúp trẻ có những kỹ năng cần thiết để phòng tránh tai nạn thương 
tích cho bản thân.
Tôi tiến hành khảo sát trên thực tế về kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích của 
trẻ lớp MGL A8 đầu năm học (Theo bảng 1)
 Mức độ trẻ đạt được
 Tổng số 
 Tiêu chí Tốt Khá Trung bình Yếu
 trẻ
 SL % SL % SL % SL %
 Nhận ra yếu tố 
 5 13% 14 35% 10 26% 10 26%
 không an toàn
 39 Có kỹ năng 
 phòng tránh tai 3 8% 11 28% 9 23% 16 41%
 nạn thương tích
Bảng 1. Khảo sát kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích của trẻ đầu năm 
học
 3. Các biện pháp đã tiến hành nhằm giáo dục kỹ năng phòng tránh tai 
nạn thương tích cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non.
 Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mầm non là tư duy trực quan hình 
tượng, những kiến thức kỹ năng cần giáo dục cho trẻ phải cụ thể, gần gũi dễ hiểu 
đối với trẻ. Chính vì vậy, tôi đã lựa chọn một số biện pháp sau:
 3.1. Biện pháp 1 : Xây dựng môi trường an toàn, thân thiện cho trẻ sinh 
hoạt và học tập ở trường mầm non.
 3.1.1. Bồi dưỡng tình yêu thương của cô giáo tạo cảm giác an toàn cho trẻ:
 Môi trường trường học an toàn, thân thiện là ở đó trẻ có được an tâm, thoải 
mái giống như ở nhà; Trẻ cảm nhận được tình yêu thương của cô giáo giống như 
người mẹ khi chăm sóc và dạy dỗ trẻ. Hàng ngày, mỗi khi đến lớp, trẻ cảm thấy 
vui vẻ và hứng khởi, luôn thích đi học.
 Để tạo ra cảm giác an toàn về tâm lý cho trẻ, trước hết người giáo viên khi đến 
lớp phải vui vẻ và gần gũi trẻ. Khi giao tiếp với trẻ, cô giáo phải có thái độ ân 
cần, niềm nở, tạo cho trẻ cảm giác được yêu thương chăm sóc. Cảm giác an toàn 
mà cô giáo mang lại sẽ giúp trẻ có tinh thần thoải mái để tiếp thu mọi kiến thức, 
kỹ năng mà cô giáo mang lại cho trẻ. - Đảm bảo vệ sinh về nguồn nước, không khí, vệ sinh an toàn trong ăn uống. Các 
thiết bị đồ dùng đồ chơi phải được bảo dưỡng thường xuyên, giữ gìn vệ sinh và 
tạo sự hấp dẫn đối với trẻ. Có hàng rào bảo vệ xung quanh khu vực trường, các 
bể chứa nước trong khuôn viên trường.
Tôi đã chủ động tham mưu Ban Giám Hiệu sắp xếp lại cảnh quan sân trường sao 
cho khi trẻ đến trường đã cảm thấy vui và an toàn. Các bộ đồ chơi ngoài trời được 
sắp xếp hợp lý và kiểm tra thường xuyên để loại bỏ các dấu hiệu gây mất an toàn 
cho trẻ. Sân chơi hay những khu vực trẻ có thể qua lại được đảm bảo an toàn tối 
đa. Khu vực nguy hiểm đều gắn cảnh báo và có rào chắn, vách ngăn.
Trong lớp học, tôi và bạn đồng nghiệp luôn chú ý sắp xếp môi trường lớp học 
gọn gàng, thẩm mỹ, khoa học, hạn chế tối đa mọi nguy cơ gây mất an toàn cho 
trẻ. Các đồ dùng có thể gây nguy hiểm như: dao, kéo.. đều được để nơi trẻ khó 
lấy được; ổ cắm điện luôn được bịt kín.
Từ việc giáo viên tạo ra môi trường lớp học an toàn cũng là bước đầu hình thành 
ở trẻ ý thức, mong muốn tạo ra môi trường an toàn cho riêng bản thân trẻ ở mọi 
nơi.
 3.2. Biện pháp 2: Dạy trẻ kỹ năng nhận biết các dấu hiệu gây ra tai nạn 
thương tích qua các hoạt động và trò chơi.
Trẻ em vốn rất nhạy cảm với các điều kiện, yếu tố tác động bên ngoài. Tất cả các 
yếu tố xung quanh đều có thể gây tai nạn thương tích cho trẻ nếu như trẻ không 
có những kỹ năng nhận biết và phòng tránh. Do đó, dạy trẻ nhận biết các dấu hiệu 
có thể gây ra tai nạn thương tích là việc làm rất quan trọng và cấp thiết.
Là một giáo viên thực sự yêu mến trẻ và coi trẻ như con của mình; tôi luôn trăn 
trở với câu hỏi: “Người giáo viên cần cung cấp cho trẻ nội dung giáo dục gì và 
giáo dục trẻ như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất?”.
 Sau khi nghiên cứu sâu về tâm lí trẻ lửa tuổi 5-6 tuổi, để giáo dục trẻ các kỹ 
năng nhận biết dấu hiệu có thể gây ra tai nạn thương tích tôi đã tiến hành thực 
hiện các phương pháp cụ thể như sau:
 3.2.1. Trò chuyện với trẻ: 
Trò chuyện là phương pháp hỏi và đáp giữa cô và trẻ; đây cũng là phương pháp 
hữu hiệu nhất để cung cấp kiến thức cho trẻ. Phương pháp này giúp trẻ ghi nhớ 
lâu hơn, tăng sự chú ý có chủ định sâu hơn và ngôn ngữ cũng được phát triển một 
bước cao hơn.
Một số điểm cần lưu ý khi trò chuyện cùng trẻ đó là; Qua bảng 2, ta có thể nhận thấy cùng một nội dung nhưng có thể diễn ra ở các 
thời điểm trong ngày. Vì thế, cô giáo cần linh hoạt khi dạy trẻ. Bên cạnh đó, cô 
giáo cũng thường xuyên nhắc nhở trẻ để nhớ và hình thành thói quen và phản xạ. 
Chẳng hạn; Khi trẻ lên xuống cầu thang, cô luôn chú ý nhắc nhở trẻ cách đi đúng 
(đi bên phải, không chen lấn, xô đẩy, nhường nhịn ...) để không xảy ra tai nạn. 
Khi chơi ngoài trời hay tham gia các giờ học bổ trợ, cô dặn trẻ không chạy nhảy 
vì sẽ bị va vào nhau, ngã... Trong các hoạt động học, cần có nề nếp và hành động 
văn minh khi sử dụng bút (không dùng bút để trêu nhau, không cho bút màu vào 
tai và mũi bạn vì sẽ dẫn đến tai nạn thương tích...); Ăn cơm xong cần ngồi nghỉ 
ngơi cho xuôi cơm vì nếu cơm còn trong miệng mà đi ngủ dễ xảy ra sặc cơm 
không thở được.
 Sân trường có những yếu tố có thể gây ra tai nạn thương tích như: Sân trường 
không bằng phẳng, trơn trượt do có nước, có vật nhọn, mảnh vỡ chai lọ...có thể 
gây tai nạn thương tích. Đồng thời, các dụng cụ để chơi trò chơi động không an 
toàn như đu quay, xích đu, máng trượt hay một số trò chơi như đi tàu hỏa, đu 
quay, thú nhún. Khu vệ sinh trẻ đi hàng ngày, các khu vui chơi ở sân trường, khu 
vườn hoa đi dạo cũng có thể gây tai nạn cho trẻ.
 Ở trong lớp, sàn lớp khi lau ướt có thể gây trơn trượt thì các góc cạnh của giá 
đồ chơi, giá cốc, tủ cốc, bàn ghế và một số đồ dùng xung quanh lớp như các đồ 
dùng điện, ổ điện...cũng có thể gây ra tai nan thương tích cho trẻ; hay khi trẻ chơi 
trò chơi tập thể nếu quá hứng thú khi chạy nhảy cũng có thể gây va chạm vào 
nhau gây mất an toàn, hoặc khi có cơm canh nóng nếu như cô thiếu cẩn thận hoặc 
trẻ chạy xô người ngã vào khu vực đó cũng như các đồ dùng đồ chơi sắc nhọn, 
hột hạt đều có thể là nguy cơ tiềm ẩn gây thương tích cho trẻ.
 Cô giáo cũng có thể trò chuyện để giáo dục trẻ ngay trong khi trẻ đang chơi 
đóng vai. Có thể nói, giáo dục trẻ lúc này rất có tác dụng bởi khi đó trẻ đang nhập 
các vai chơi và thực hiện các công việc cụ thể của vai chơi. Chẳng hạn, cô giáo 
muốn trẻ nhận biết các dấu hiệu về nguy cơ xảy ra cháy, nổ khi không biết cách 
sử dụng bếp; Khi trẻ chơi đóng vai mẹ nấu bột cho em bé, cô giáo nhắc nhở trẻ 
chú ý tắt bếp khi không sử dụng; trông em bé thì không cho em bé chơi gần bếp. 
Các bác thợ xây phải chú ý không để gạch rơi vào chân bị thương.
 3.2.2. Thiết kế các trò chơi lồng ghép nội dung giáo dục trẻ kỹ năng phòng 
tránh tai nạn thương tích:
 Trẻ em học nhanh nhất thông qua trò chơi. Khoa học đã chứng minh, trẻ em 
lĩnh hội và tiếp thu kiến thức tối đa là thông qua các trò chơi. Dựa vào đặc điểm 
đó, tôi tổ chức nhiều trò chơi cho trẻ chơi để giúp trẻ nhận biết các dấu hiệu có 
thể gây ra tai nạn thương tích để trẻ phòng tránh. Sau đây là một số trò chơi tôi 
đã tổ chức cho trẻ chơi để hỗ trợ cho quá trình cung cấp các kiến thức về phòng 
tránh tai nạn thương tích cho trẻ:

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_ky_nang_phon.docx