Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua giờ Sinh hoạt tập thể

docx 20 trang skquanly 04/09/2024 500
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua giờ Sinh hoạt tập thể", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua giờ Sinh hoạt tập thể

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua giờ Sinh hoạt tập thể
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
 ☆☆☆☆☆☆☆☆☆☆
 MÃ SKKN
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài:
 MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC
 KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH
 QUA GIỜ SINH HOẠT TẬP THỂ
 Lĩnh vực : Chủ nhiệm
 Cấp học: TIỂU HỌC
 Năm học : 2016 - 2017 A. PHẦN MỞ ĐẦU
 1. Lí do chọn đề tài
 Trong xu thế hiện nay của xã hội, giáo dục không chỉ hướng vào mục tiêu 
 tạo ra nguồn nhân lực có đầy đủ tri thức mà còn hướng đến mục tiêu phát triển kĩ 
 năng và giá trị của mỗi cá nhân. Là bậc học đầu tiên trong quãng thời gian đến 
 trường, học sinh tiểu học như “ một trang giấy trắng” cần được giáo dục một cách 
 có định hướng với những mục tiêu giáo dục cần thiết cho xã hội hiện tại cũng như 
 xã hội tương lai. Vì lẽ đó mà rèn kĩ năng sống cho học sinh tiểu học thực sự là nội 
 dung cần thiết.
 Giờ Sinh hoạt tập thể được sắp xếp vào thời khóa biểu của học sinh tiểu học 
 một cách hợp lý là thời gian quý báu để giáo viên lồng ghép những nội dung rèn 
 kĩ năng sống. Ngoài những kĩ năng sống cơ bản, đó còn có thể là những vấn đề 
 cập nhật, mang tính xã hội. Tuy nhiên việc rèn kĩ năng sống như thế nào để phù 
 hợp và có hiệu quả với lứa tuổi học sinh cũng là một “bài toán khó” với mỗi giáo 
 viên chủ nhiệm.
 Học sinh lớp 4 là lứa tuổi mà tâm sinh lý của các em bắt đầu có nhiều thay 
 đổi, khó có thể nắm bắt cũng như điều chỉnh nếu không có những phương pháp, 
 hình thức phù hợp. Ngoài những kiến thức bổ ích, phong phú ở các môn học mà 
 các em thu được thì kĩ năng sống thực sự là một nội dung vô cùng cần thiết. Vai 
 trò của người giáo viên chủ nhiệm trong các tiết sinh hoạt tập thể là thực sự quan 
 trọng. Đã hiểu các em ở từng nét tính cách khác nhau, từng biểu hiện khác nhau, 
 người giáo viên sẽ có những biện pháp cụ thể trong từng tình huống để đạt được 
 mục đích rèn kĩ năng sống cho học sinh của mình.
 Với một số biện pháp đã áp dụng với học sinh lớp chủ nhiệm và bước đầu 
 thu được kết quả, tôi lựa chọn đề tài “Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống 
 cho học sinh qua giờ Sinh hoạt tập thể.”
 2. Mục đích nghiên cứu
 Nghiên cứu lí luận về kĩ năng sống, việc rèn kĩ năng sống cũng như đặc 
 trưng giờ Sinh hoạt tập thể để đưa ra một số biện pháp nhằm rèn kĩ năng sống 
 trong các giờ Sinh hoạt tập thể .
 3. Đối tượng nghiên cứu
 Học sinh lớp tôi chủ nhiệm: 50 học sinh.
 Biện pháp nhằm rèn kĩ năng sống cho học sinh qua giờ Sinh hoạt tập thể.
 4. Phương pháp nghiên cứu
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận:
 + Phương pháp phân tích
 + Phương pháp tổng hợp B. PHẦN NỘI DUNG
 I. Cơ sở lí luận
 1. Kĩ năng sống
 1.1. Khái niệm
 Trên thế giới, trong mỗi lĩnh vực của xã hội, thuật ngữ kĩ năng được biết 
 đến với nhiều khái niệm khác nhau. Theo quan niệm của các nhà Giáo dục và 
 tâm lí học Việt Nam thì: kĩ năng là khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết 
 một nhiệm vụ mới.
 Thuật ngữ kĩ năng sống được người Việt Nam biết đến bắt đầu từ chương 
 trình của UNICEF (1996) “Giáo dục kĩ năng sống để bảo vệ sức khỏe và phòng 
 chống HIV/AIDS cho thanh thiếu niên trong và ngoài trường”. Cho đến nay 
 vẫn chưa có một định nghĩa hoàn chỉnh về kĩ năng sống. Vì thế, khái niệm kĩ 
 năng sống được hiểu theo nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào mỗi đất nước, 
 mỗi vùng miền, mỗi ngành trong xã hội. Mỗi quan niệm lại có cách tiếp cận 
 khác nhau, có quan niệm cho rằng kĩ năng sống là mặt năng lực trong nhân 
 cách, quan niệm khác coi kĩ năng sống như một hệ thống các kĩ năng khác nhau. 
 Hầu hết các quan niệm về kĩ năng sống được đề cập ở đây đều coi kĩ năng sống 
 như là khả năng tâm lí xã hội và những kĩ năng đó đều hướng tới mục đích giúp 
 cá nhân sống an toàn, lành mạnh và phát triển toàn diện để có thể tham gia vào 
 cuộc sống một cách tích cực nhất. Theo quan điểm riêng của cá nhân, tôi cho 
 rằng: “Kĩ năng sống là khả năng tâm lý - xã hội quan trọng và cần thiết của con 
 người, giúp cá nhân vận dụng để giải quyết có hiệu quả những vấn đề và thách 
 thức của cuộc sống hàng ngày”.
1.2. Phân loại
Với những quan niệm khác nhau, kĩ năng sống lại có những cách phân loại khác 
nhau. Các tổ chức UNESCO, UNICEF và WHO đều nhấn mạnh tới danh sách 10 
kĩ năng sống cơ bản và cần thiết đối với cá nhân. Cụ thể, đó là các kĩ năng sống 
cơ bản sau:
 - Giải quyết vấn đề - Thiết lập mối quan hệ
 - Tư duy phê phán - Tự nhận thức
 - Tư duy sáng tạo - Đồng cảm
 - Ra quyết định - Ứng phó với căng thẳng
 - Kiềm chế cảm xúc
 Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, tôi đi theo cách phân loại như
 trên.
 1.3. Tầm quan trọng của Giáo dục kĩ năng sống
 Xu thế trong nước và quốc tế những năm gần đây, đặc biệt là sự lan rộng Phần đông học sinh được bố mẹ bao bọc từ nhỏ, ít được tiếp xúc và va 
 chạm với cuộc sống bên ngoài. Hơn nữa ở lứa tuổi này, các con cũng đang bắt 
 đầu có ý thức muốn thể hiện bản thân. Với những yếu tố đặc điểm tâm sinh lí 
 lứa tuổi thì việc định hình kĩ năng sống cho các con càng trở nên quan trọng.
 2. Thực trạng Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh
 2.1. Thuận lợi
 Lớp tôi cũng như tất cả các lớp khác trong trường được trang bị mỗi lớp 
 một hệ thống máy vi tính và máy chiếu, giúp giáo viên ứng dụng công nghệ 
 thông tin trong các hoạt động dễ dàng như tổ chức trò chơi Rung chuông vàng, 
 xem video các tình huống để sắm vai, ...
 Học sinh của lớp là con em trong các gia đình có điều kiện. Các em rất 
 nhanh nhẹn, thông minh và hiểu biết.
 Giờ Sinh hoạt tập thể với không khí vui tươi, thoải mái, luôn được học 
 sinh đón nhận rất hào hứng. Thời gian của giờ học diễn ra sôi nổi, nhận được 
 sự hưởng ứng của các em.
 Đặc biệt may mắn cho bản thân tôi được đồng hành cùng các con trong 
 hai năm học, bản thân tôi đã hiểu và nắm bắt được tâm sinh lý của các con để 
 có được những điều chỉnh phù hợp.
 Như vậy cả thầy và trò đều có những thuận lợi riêng để giáo dục kĩ năng 
 sống qua các giờ Sinh hoạt tập thể.
 2.2. Khó khăn
 Một tiết học trong chương trình học Tiểu học được quy định trong 35 
 đến 40 phút. Với khối lượng kiến thức các môn học trong chương trình lớp 4 
 nặng, nhiều khi bị lấn sang giờ Sinh hoạt tập thể.
 Để có được một giờ Sinh hoạt tập thể tạo hiệu quả, gây hứng thú với học 
 sinh đòi hỏi người giáo viên phải chuẩn bị công phu, vừa cập nhật thực tế xã 
 hội vừa vận dụng kinh nghiệm của bản thân. Cùng với các môn học khác thì 
 việc chuẩn bị cho một giờ học như vậy mất rất nhiều thời gian và công sức.
 Trong chương trình học của một tuần, học sinh lớp 4 có 3 giờ Sinh hoạt tập 
thể nhưng trong đó có 1 giờ Sinh hoạt dưới cờ, 1 giờ Hoạt động ở Thư viện và 1 
giờ Sinh hoạt lớp, Sinh hoạt chi đội và Sinh hoạt theo chủ điểm. Việc đưa ra được 
một kế hoạch hợp lý quả là một khó khăn.
 Học sinh trong lớp đa phần đều được bố mẹ bao bọc từ nhỏ trong môi 
trường xã hội ở thành phố nên các em hầu như không có các kĩ năng thực tế, nhiều 
em còn rụt rè, còn ngại tham gia vào các hoạt động.
Với sĩ số 50 học sinh, tôi đã bao quát trong thời gian đầu năm học và thống kê 
được kết quả thể hiện qua bảng sau: nhóm tự lựa chọn, có thể luân phiên, có thể do đề cử của cô giáo, ...
 Như vậy hình thức để tiến hành phương pháp theo đặc trưng như trên rất 
linh hoạt. Chính sự thay đổi đó làm cho hoạt động không bị nhàm chán, học sinh 
luôn cảm thấy mới mẻ, hứng thú.
 * Cách tiến hành:
 Ví dụ: Trong giờ Sinh hoạt theo chủ điểm với chủ điểm: Yêu quý mẹ và cô 
giáo, giáo viên sử dụng phương pháp đó trong hoạt động mang tên Món quà cảm 
xúc .
 Giáo viên đưa ra câu hỏi chính là vấn đề mà học sinh cần giải quyết: Để thể 
hiện tình cảm với mẹ và cô giáo nhân ngày Quốc tế phụ nữ 8 tháng 3, con sẽ lựa 
chọn cách thức nào?
 Học sinh sẽ đưa ra rất nhiều câu trả lời khác nhau thể hiện hình thức lựa 
chọn món quà mà bản thân sẽ thực hiện, như: vẽ một bó hoa tặng cô giáo, viết thư 
cho mẹ để xin lỗi mẹ về những việc làm sai của mình, múa hát về chủ điểm, làm 
thiệp chúc mừng mẹ và cô giáo, ...
 Giáo viên sẽ ghi chép lại những câu trả lời của học sinh, mong muốn của 
các em. Từ ghi chép đó, giáo viên hệ thống lại và chia học sinh thành các nhóm có 
cùng ý tưởng thực hiện món quà. Cụ thể, đó là các nhóm:
+ Vẽ tranh, xé dán tranh + Làm thiệp chúc mừng
+ Viết thư, viết bài cảm xúc, làm thơ + Múa hát
 Sau đó, học sinh sẽ di chuyển về vị trí nhóm mình để cùng nhau làm việc. 
Số lượng học sinh của mỗi nhóm không đồng đều, việc phân công nhóm trưởng 
sẽ do các em trong nhóm tự quyết định. Khi đã ổn định được nhóm của mình, 
nhóm trưởng sẽ đưa ra các câu hỏi cho các bạn trong nhóm nêu ý kiến, nhóm 
trưởng ghi nhanh lại các ý kiến đó.
 Với Nhóm 1: Vẽ tranh, xé dán tranh, nhóm trưởng sẽ đưa ra câu hỏi:
- Bạn nào vẽ tranh, bạn nào cắt, xé dán tranh?
- Tranh vẽ gì? Sử dụng nguyên liệu gì?
- Để có một bức tranh đẹp, cần chú ý điều gì?
- Bạn có khó khăn gì không?
 Với Nhóm 2: Làm thiệp chúc mừng
- Bạn làm thiệp tặng cho ai?
- Ý tưởng thiệp của bạn về kích thước, chất liệu là gì?
- Theo bạn, bước khó nhất để làm ra một tấm thiệp là gì?
 Với Nhóm 3: Viết thư, viết bài cảm xúc, làm thơ
- Bạn lựa chọn hình thức nào: Viết một lá thư, một bài văn cảm xúc hay sáng tác 
một bài thơ? Một số hình ảnh hoạt động thảo luận nhóm và sản phẩm của các nhóm.
 * Kĩ năng sống thu được:
 - Kĩ năng tự nhận thức
 Các em hiểu giá trị của bản thân qua việc tự tin, mạnh dạn thể hiện cái tôi 
của mình, được nói, được trình bày ý kiến cá nhân và ý kiến đó được coi trọng. 
Ngoài nhận thức về bản thân, các em còn nhận thức được về các bạn trong nhóm 
mình, bước đầu thấy được tính cách của các bạn qua lời nói, cách làm việc, để có 
thể học tập được những điều tốt, những cách làm hiệu quả.
 - Kĩ năng giải quyết vấn đề
 Khi bắt tay vào thực hiện sản phẩm theo ý tưởng của mình, chắc chắn mỗi 
cá nhân sẽ phát sinh những khó khăn. Khó khăn đó có thể được nhìn thấy từ trước 
khi nhóm trưởng đưa ra câu hỏi hoặc trong quá trình làm nhưng các em đều cần 
phải có hướng giải quyết. Hoạt động trong cùng một nhóm sẽ rèn cho các em kĩ 
năng tìm ra cách giải quyết vấn đề một cách phù hợp và hiệu quả. Ngoài học từ 
bản thân, các em có thể học được từ các bạn trong nhóm qua chính cách các bạn 
giải quyết cùng một vấn đề đó.
 - Kĩ năng thiết lập mối quan hệ
 Đây là một kĩ năng sống vô cùng cần thiết và được rèn luyện một cách rất 
hiệu quả qua phương pháp thảo luận nhóm. Việc chia nhóm linh hoạt, thay đổi 
thường xuyên giúp các em được làm việc với nhiều bạn khác nhau trong lớp. Số 
lượng thành viên trong nhóm cũng không cố định nên các em cần phải có sự thiết là điều không tránh khỏi. Được nhập vai, được diễn cách xử lý tình huống để đảm 
bảo an toàn cho bản thân đã rèn được cho các em kĩ năng đương đầu, nhanh nhạy, 
linh hoạt khi ứng phó với những tình huống căng thẳng.
 - Kĩ năng ra quyết định
 Giống như phương pháp thảo luận nhóm, ra quyết định thực sự là một kĩ 
năng cần thiết. Sự chần chừ, không quyết đoán trong giây lát có thể làm cho các 
em rơi vào những tình huống xấu, không mong muốn.
 - Kĩ năng kiềm chế cảm xúc
 Bản thân được nghe, được thảo luận về các cách xử lý tình huống là một 
cách rèn luyện cảm xúc, kiềm chế sự lo sợ, hoang mang để cứu chính bản thân 
mình của các em. Kiềm chế cảm xúc không chỉ giúp các em trong những tình 
huống xấu mà còn là cách thức để các em thay đổi tính cách cho chính bản thân 
mình, nhất là với những bạn hay nổi nóng, cáu giận.
3. Phương pháp trò chơi
 * Đặc trưng: Phương pháp này luôn là phương pháp mà học sinh ở lứa tuổi 
tiểu học rất yêu thích. Các con hào hứng tham gia. Qua việc tham gia từng loại trò 
chơi khác nhau, học sinh rèn luyện cho mình những kĩ năng khác nhau.
“ Học mà chơi, chơi mà học” luôn làm cho học sinh thấy hứng thú.
 * Cách tiến hành
 Ví dụ: Trong giờ Sinh hoạt Chi đội , với mục tiêu giúp học sinh tìm hiểu 
kiến thức về ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22 tháng 12, giáo viên 
chủ nhiệm đóng vai trò là cô giáo phụ trách chi hướng dẫn chi đội thực hiện Hoạt 
động: Vui chơi theo chủ đề. Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng?
 Cách thức chơi: Học sinh đọc câu hỏi có trên màn hình, dưới sự điều khiển 
của bạn dẫn chương trình. Sau thời gian quy định là 10 giây, các bạn sẽ giơ đáp 
án. Những bạn có đáp án đúng sẽ được tham gia trả lời câu hỏi tiếp theo còn những 
bạn có đáp án sai sẽ dừng cuộc chơi.
 Để chuẩn bị cho hoạt động này, đội ngũ lớp phó học tập cùng với cô giáo 
sẽ lập ra hệ thống câu hỏi phù hợp. Trong đó học sinh sẽ cùng nhau đưa ra câu hỏi 
theo chủ điểm đã có, cô giáo sẽ sắp xếp và lựa chọn xem sẽ sử dụng những câu 
hỏi nào. Việc chuẩn bị này sẽ giúp bản thân từng cá nhân tích lũy những kiến thức, 
hiểu biết về chủ điểm đó.
 Trong hoạt động, chính học sinh là người điều khiển chương trình. Việc lựa 
chọn ai là người dẫn chương trình cũng giống như lựa chọn nhóm trưởng
trong phương pháp thảo luận nhóm. Quá trình tham gia trò chơi với những tình 
huống phát sinh, người dẫn chương trình phải thực sự nhanh nhạy, linh hoạt xử lý 
các tình huống, còn người chơi thì cần tận dụng thời gian, quyết đoán đưa ra đáp 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_ki_nang_song.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua giờ Sinh hoạt tập thể.pdf