Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Lớp 5 ở trường Tiểu học Trưng Vương

doc 32 trang skquanly 05/12/2024 150
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Lớp 5 ở trường Tiểu học Trưng Vương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Lớp 5 ở trường Tiểu học Trưng Vương

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Lớp 5 ở trường Tiểu học Trưng Vương
 Đề tài: Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 5 ở trường TH Trưng Vương
 I. Phần mở đầu
 1. Lí do chọn đề tài
 Trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước theo hướng “Công nghiệp 
hóa – hiện đại hóa” nhân tố con người là quan trọng nhất. Do đó mà giáo dục luôn 
được coi là quốc sách hàng đầu. Chính vì vậy mà Bộ GD và ĐT đã đưa nội dung 
giáo dục kĩ năng sống lồng ghép vào các môn học ở bậc tiểu học. Đây là một chủ 
trương cần thiết và đúng đắn bởi kĩ năng sống là khả năng làm chủ bản thân của 
mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả 
năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống. Có thể nói kĩ năng sống 
chính là nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành thái độ, hành vi và thói quen 
tích cực, lành mạnh. Người có kĩ năng sống phù hợp sẽ luôn vững vàng trước 
những khó khăn, thử thách; biết ứng ứng xử, giải quyết vấn đề một cách tích cực và 
phù hợp; họ thường thành công hơn trong cuộc sống, luôn yêu đời và làm chủ cuộc 
sống của chính mình. Ngược lại người thiếu kĩ năng sống thường bị vấp váp, dễ bị 
thất bại trong cuộc sống.
 Đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và cơ chế thị trường hiện 
nay, thế hệ trẻ thường xuyên chịu đan xen giữa những yếu tố tích cực và tiêu cực: 
một là các em được sự quan tâm chăm sóc quá sức chu đáo của phụ huynh vì sống 
trong gia đình ít con, hoàn cảnh kinh tế ổn định; hai là những em sống trong gia 
đình với nhiều lo toan cho cuộc mưu sinh, phụ huynh bỏ mặc con cái. Môi trường 
hoàn cảnh khác nhau ấy lại thường mang đến cho các em một thiếu sót lớn trong 
từng bước trưởng thành, đó là kĩ năng sống. Giáo dục kĩ năng sống càng trở nên 
cấp thiết, giúp các em rèn luyện hành vi có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, 
cộng đồng và Tổ quốc; giúp các em có khả năng ứng phó tích cực trước các tình 
huống của cuộc sống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè và mọi 
người, sống tích cực, chủ động, an toàn, hài hoà và lành mạnh.
 Người thực hiện: Ngô Thị Minh - Trang 1 - Đề tài: Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 5 ở trường TH Trưng Vương
 - Giúp học sinh có kĩ năng sống trong học tập và trong cuộc sống như mạnh 
dạn, tự tin và trở thành những con người có văn hóa phù hợp với thời đại mới;
 - Nâng cao giá trị kĩ năng sống cho học sinh, nâng cao giá trị văn hóa nhà 
trường;
 - Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh;
 - Tăng cường được sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội, tạo môi 
trường thuận lợi để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.
 Nhiệm vụ 
 - Nghiên cứu cơ sở lí luận có liên quan đến đề tài.
 - Tìm hiểu về nội dung, phương pháp và các hình thức giáo dục lồng ghép kĩ 
năng sống trong các môn học ở lớp 5.
 - Tìm hiểu thực trạng và nguyên nhân dẫn đến học sinh thiếu kĩ năng sống. 
 - Đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống 
qua việc giảng dạy nói chung và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh lớp 5 ở 
trường Tiểu học Trưng Vương nói riêng.
 3. Đối tượng nghiên cứu
 Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 5 ở trường Tiểu 
học Trưng Vương.
 4. Giới hạn của dề tài
 Tập trung nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống của 
học sinh lớp 5 ở trường Tiểu học Trưng Vương”, ở lớp 5A, năm học 2016 – 2017. 
Qua các hoạt động học tập nói chung và qua kinh nghiệm thực tế giảng dạy của bản 
thân trong nhiều năm.
 Người thực hiện: Ngô Thị Minh - Trang 3 - Đề tài: Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 5 ở trường TH Trưng Vương
Giáo dục kĩ năng sống là giáo dục cách sống tích cực trong xã hội hiện đại, xây 
dựng những hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực trên 
cơ sở giúp học sinh có thái độ, kiến thức, kĩ năng, giá trị cá nhân thích hợp với thực 
tế xã hội. Giáo dục kĩ năng sống là yêu cầu cấp thiết đối với thế hệ trẻ, đặc biệt là 
học sinh tiểu học.
 Hiện nay, các cơ sở giáo dục, các trường học tăng cường rèn luyện kĩ năng 
sống cho học sinh như kĩ năng tự phục vụ, kĩ năng tự bảo vệ an toàn bản thân, kĩ 
năng giao tiếp, kĩ năng ứng xử thân thiện với bạn bè, lễ phép với thầy, cô giáo, có 
thói quen và kỹ năng làm việc theo nhóm, kĩ năng hoạt động xã hội. Việc giáo dục 
kĩ năng sống cho HS được thể hiện qua các cách thức hoạt động như: Tích hợp vào 
nội dung các bài học ở các môn học trên lớp. Thực hiện thông qua các hoạt động 
giáo dục ngoài giờ lên lớp.
 Qua thực tế giảng dạy ở lớp 5 Trường Tiểu học Trưng Vương, bản thân tôi 
thấy kĩ năng sống của học sinh chưa cao. Chỉ một số em có hành vi, thói quen và kĩ 
năng tốt. Còn phần lớn các em có nhận xét, đánh giá về sự việc nhưng chưa có thái 
độ và cách ứng xử, cách xưng hô chuẩn mực. Học sinh còn rụt rè chưa mạnh dạn 
trong giáo tiếp như ngại nói, ngại đứng dậy trả lời, khả năng tự học, tự tìm tòi còn 
hạn chế. Chính vì vậy mà việc rèn kĩ năng sống cho học sinh là vấn đề cần quan 
tâm. Để nâng cao kĩ năng sống cho học sinh tiểu học, với cương vị là người giáo 
viên chủ nhiệm, bản thân hết sức băn khoăn và trăn trở, luôn đặt trong đầu câu hỏi: 
Làm thế nào để nâng cao kĩ năng sống cho học sinh? Làm thế nào để học sinh biết 
cách vận dụng kĩ năng sống vào trong cuộc sống hằng ngày? Với mong muốn góp 
phần vào việc luận giải những vấn đề nói trên, bản thân chọn đề tài: “ Một số biện 
pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 5 ở trường Tiểu học Trưng Vương ”. 
Vấn đề mà chắc hẳn không chỉ riêng bản thân mà rất nhiều đồng nghiệp khác quan 
tâm suy nghĩ là làm sao học sinh của mình có những kĩ năng sống tốt, trở thành 
 Người thực hiện: Ngô Thị Minh - Trang 5 - Đề tài: Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 5 ở trường TH Trưng Vương
Họ đã có ý thức tự giác, thái độ tích cực trong việc giáo dục con em mình và kết 
hợp với nhà trường để giáo dục học sinh.
 Bên cạnh những thuận lợi thì việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh còn có 
những khó khăn như sau:
 Đối với giáo viên 
 Trong thực tế hiện nay, việc nhận thức tầm quan trọng, cần thiết rèn kĩ năng 
sống cho học sinh ở một số giáo viên còn hạn chế. Vẫn còn có một số giáo viên 
chưa nắm chắc về nội dung giáo dục kĩ năng sống theo từng khối lớp, những kĩ 
năng sống cơ bản nào, chưa biết vận dụng từ những kế hoạch định hướng chung 
của nhà trường để đưa vào kế hoạch cụ thể rèn kĩ năng sống cho học sinh của lớp 
mình. Một bộ phận giáo viên chưa thực sự quan tâm đến việc giáo dục kĩ năng sống 
cho học sinh mà chỉ chú trọng truyền thụ kiến thức ở sách giáo khoa nên chưa đầu 
tư thời gian tìm tòi nghiên cứu các hình thức và phương pháp tổ chức cho các hoạt 
động rèn kĩ năng sống nên chưa tạo được sự hứng thú học tập cho học sinh.
 Đa số giáo viên lớn tuổi có nhiều kinh nghiệm nhưng việc đổi mới phương 
pháp giảng dạy nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và 
ý thức vươn lên, rèn luyện khả năng tự học của học sinh còn gặp nhiều khó khăn; 
giáo viên trẻ tuổi ít hơn, năng động, sáng tạo nhưng lại khó trong công tác bồi 
dưỡng do nhận thức về nghề chưa sâu sắc. 
 Đối với học sinh
 Các em học sinh tiểu học còn nhỏ dại, đặc điểm tâm lí, nhận thức, ngôn ngữ 
của các em chưa đạt ở mức độ cao. Kĩ năng sống còn hạn chế, chưa có khả năng tự 
lập cho bản thân, chưa biết cách phòng vệ trước những tệ nạn xã hội. Các em chưa 
có các kĩ năng cần thiết cho cuộc sống của mình. Một số học sinh thiếu thốn tình 
cảm (như chỉ ở với mẹ hoặc bố, hay ở với ông bà, cha mẹ làm ăn xa) nên các em 
 Người thực hiện: Ngô Thị Minh - Trang 7 - Đề tài: Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 5 ở trường TH Trưng Vương
học sinh thông qua các tiết dạy của một số môn học và hoạt động ngoài giờ lên lớp 
nhằm đem lại hiệu quả cao trong công tác giáo dục. 
 Bên cạnh những thuận lợi và khó khăn thì việc giáo dục kĩ năng sống cho 
học sinh còn có những thành công như sau mỗi tiết học, bản thân thấy học sinh 
hứng thú trong học tập, hăng say xây dựng bài, tích cực tham gia hoạt động nhóm. 
Tôi thấy rất khả quan vì kĩ năng sống của các em đã dần dần được hình thành như: 
lễ phép, biết vâng lời thầy cô giáo, mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp, biết tham gia 
tốt các phong trào của lớp, vệ sinh cá nhân, trường lớp sạch sẽ. Thực hiện tốt nội 
quy của trường, lớp. Các em đoàn kết biết chia sẻ, giúp đỡ nhau trong các phong 
trào của lớp, xây dựng một tập thể lớp vững mạnh. 
 Tuy nhiên vẫn còn một số em do rụt rè từ những lớp nhỏ hoặc do ảnh hưởng 
lớn từ môi trường gia đình nên việc giáo dục kĩ năng sống cho các em cần phải có 
nhiều thời gian mới thực hiện được.
 Các nguyên nhân, các yếu tố tác động
 * Về phía giáo viên 
 Hiện nay nhận thức về việc rèn kĩ năng sống cho học sinh ở một số giáo viên 
còn hạn chế và chưa thực sự quan tâm. Mặc dù đã có tài liệu về kĩ sống và được tập 
huấn về cách dạy rèn kĩ năng sống cho học sinh nhưng giáo viên còn mơ hồ, chưa 
xác định được biện pháp, phương pháp và hình thức tổ chức hữu hiệu để dạy kĩ 
năng sống cho học sinh trong các tiết học. Vận dụng dạy như thế nào cho phù hợp ? 
Học sinh rèn được những kĩ năng gì và vận dụng vào thực tế có hiệu quả không ?
 Trong quá trình giáo dục học sinh, giáo viên chưa thật gần gũi, thân thiện 
với học sinh, chưa quan tâm nhiều đến điều kiện gia đình của từng học sinh.
 Việc rèn kĩ năng sống qua việc tích hợp vào các môn học và hoạt động ngoại 
khoá như văn nghệ, thể dục, thể thao, hoạt động Đội còn hạn chế, thời gian ít và 
 Người thực hiện: Ngô Thị Minh - Trang 9 - Đề tài: Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 5 ở trường TH Trưng Vương
sinh là nguyên nhân trực tiếp khiến học sinh gặp khó khăn trong ứng xử với tình 
huống thực của cuộc sống.
 Kĩ năng sống đơn giản là tất cả điều cần thiết mà chúng ta phải biết để có 
được khả năng thích ứng với những thay đổi diễn ra hằng ngày trong cuộc sống. Vì 
vậy, kĩ năng sống sẽ là hành trang không thể thiếu. Quá trình hội nhập quốc tế đòi 
hỏi phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, ngoài kiến thức chuyên môn, yêu cầu 
về các kĩ năng sống ngày càng trở nên quan trọng. Do đó, giáo dục cần trang bị cho 
học sinh những kĩ năng thiết yếu như ý thức về bản thân, làm chủ bản thân, đồng 
cảm, tôn trọng người khác, biết cách hợp tác và giải quyết hợp lý các mâu thuẫn, 
xung đột.
 Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động 
giáo dục đa dạng, phong phú nhằm kích thích học sinh tham gia một cách tích cực 
chủ động vào các quá trình hoạt động, qua đó hình thành hoặc thay đổi hành vi của 
trẻ theo hướng tích cực để góp phần phát triển toàn diện nhân cách; giúp học sinh 
yêu đời, khỏe mạnh và tích cực, chủ động trong cuộc sống hằng ngày. Giáo dục kĩ 
năng sống cho học sinh là giáo dục cho các em có cách sống tích cực trong xã hội 
hiện đại. 
 Thực trạng việc rèn kĩ năng sống cho học sinh ở trường Tiểu học: Học tập 
không chỉ dừng lại ở việc nhận thức các tri thức khoa học thuần túy mà còn được 
hiểu là mọi tri thức về thế giới trong đó có cả những mối quan hệ, cách thức ứng xử 
với môi trường xung quanh. Kĩ năng sống là một trong những vấn đề quan trọng 
đối với mỗi cá nhân trong quá trình tồn tại và phát triển. Chương trình học hiện nay 
đang gặp phải nhiều chỉ trích do quá nặng nề về kiến thức trong khi những tri thức 
vận dụng cho đời sống hàng ngày bị thiếu vắng. Hơn nữa, người học đang chịu 
nhiều áp lực về học tập khiến cho không còn nhiều thời gian cho các hoạt động 
 Người thực hiện: Ngô Thị Minh - Trang 11 -

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_ki_nang_song.doc