Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh THCS thông qua các tình huống sư phạm
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh THCS thông qua các tình huống sư phạm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh THCS thông qua các tình huống sư phạm
Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh THCS thông qua các tình huống sư phạm. I. PHẦN MỞ ĐẦU: 1. Lý do chọn đề tài: • Lí do khách quan: Can Juna đã từng nói “Không thể trồng cây ở nơi thiếu ánh sáng, cũng như không thể nuôi dạy trẻ với chút ít nhiệt tình”. Vâng! Đúng thế. Giáo dục học sinh - những chủ nhân tương lai của đất nước để các em trở thành những con người “vừa hồng, vừa chuyên” là việc hết sức quan trọng đòi hỏi người giáo viên không chỉ có lòng yêu nghề, mến trẻ mà đó còn là lương tâm nghề nghiệp và trách nhiệm, lòng nhiệt tình, sự gần gủi cảm thông chia sẻ của người giáo viên, đặc biệt là những giáo viên làm công tác chủ nhiệm. Bác Hồ đã nói: “Tiên học lễ, hậu học văn”. Điều đầu tiên mà học sinh phải học là lễ nghĩa, phép tắc đạo đức. Đạo đức tốt thì mới có nền tảng để học văn hóa. Phải giáo dục cho học sinh quan niệm về cái thiện cái ác, lòng nhân ái, lương tâm, cách đối nhân xử thế, lời ăn tiếng nói trong nhà trường và xã hội. Đạo đức làm nên nhân cách của mỗi con người. Vậy phải giáo dục đaọ đức của các em học sinh như thế nào? Môi trường giáo dục THCS hiện nay là giáo dục học sinh phát triển toàn diện về “ Đức-trí-thể-mỹ”. Đổi mới chương trình giáo dục: Coi trọng giáo dục đạo đức cho học sinh, mở rộng những hoạt động ở trường, chú ý việc hình thành các kĩ năng cơ bản, coi trọng việc đổi mới cơ sở vật chất tạo điều kiện đổi mới phương pháp dạy học, quan tâm nhiều hơn điều kiện học tập của trẻ ở nhà trường đưa lại cho học sinh những gì trẻ chưa hề có và cũng không thể có được trước đó. Đối với lứa tuổi học sinh THCS tâm lí các em bắt đầu có sự chuyển biến từ trẻ con sang người lớn. Ở lứa tuổi này các em dễ bị lôi kéo bởi những tệ nạn xã hội như nghiện game, facebook sẽ làm các em lơ là việc học. Những nguyên nhân trên ảnh hưởng ít nhiều đến đạo đức của học sinh. • Lí do chủ quan Hiện nay xã hội ngày càng phát triển, công nghệ hiện đại. Con người dễ dàng kết nối với nhau qua các trang mạng, thì mặt trái của sự phát triển là các tệ nạn xã hội gia tăng: Thực trạng hiện nay nề nếp, đạo đức lối sống của học sinh trong trường học Người viết: Nguyễn Thị Thanh Trưng Trang 1 Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh THCS thông qua các tình huống sư phạm. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài: Trao đổi kinh nghiệm về vai trò và nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáo dục học sinh hiện nay. Nêu lên được thực trạng về vấn đề đạo đức của học sinh hiện nay, nguyên nhân dẫn đến những thực trạng đó, biện pháp khắc phục. Đánh giá thực trạng về sự xâm nhập của các tệ nạn xã hội đối với trường THCS Nguyễn Trãi và các trường học trên cùng địa bàn. 3. Đối tượng nghiên cứu: Tình hình đạo đức hiện nay của học sinh Trường THCS Nguyễn Trãi. Các biện pháp giáo dục đạo đức của học sinh. 4. Giới hạn của đề tài: Giáo viên, học sinh trong trường Nguyễn Trãi và học sinh trên địa bàn. Phụ huynh trên địa bàn. Thời gian: Bắt đầu thực hiện từ đầu năm 2014. 5. Phương pháp nghiên cứu: a. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Phương pháp phân tích - tổng hợp tài liệu Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập. b. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn Phương pháp điều tra. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động. - Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia. - Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm c. Phương pháp thống kê toán học II. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận: Đề tài này dựa trên cơ sở lí luận: Quan điểm tư tưởng của Đảng về giáo dục, Tâm lí giáo dục học sinh THCS, tư tưởng Hồ Chí Minh về nghề dạy học. Theo TT 30/2009/TT - BGDĐT ngày 22 tháng 10 về quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS. Người viết: Nguyễn Thị Thanh Trưng Trang 3 Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh THCS thông qua các tình huống sư phạm. a.Ưu điểm của vấn đề đang nghiên cứu Trường được sự quan tâm của Đảng ủy – HĐND – UBND – địa phương, sự chỉ đạo sát sao của Phòng GD&ĐT huyện Krông Ana, của Ban giám hiêụ nhà trường và sự hỗ trợ tích cực của các cơ quan ban ngành đoàn thể và toàn xã hội nên việc rèn luyện đạo đức học sinh tương đối tốt. Được sự kết hợp của công an giao thông, công an xã và sự nhiệt tình của đội ngũ cán bộ trường. Trường THCS Nguyễn Trãi không ngừng phấn đấu thực hiện nhiệm vụ và những chỉ tiêu đề ra, nhất là nhiệm vụ giáo dục đạo đức và kĩ năng sống cho học sinh. Lớp được sự quan tâm của phụ huynh, nhà trường và liên đội, các giáo viên bộ môn, đa số học sinh trong lớp có ý thức đạo đức tốt, có ý chí vươn lên trong học tập và rèn luyện đạo đức, có ý thức xây dựng tập thể, tham gia tốt phong trào do đội – trường phát động. Các giáo viên làm công tác chủ nhiệm được nhà trường lựa chọn và phân công tương đối phù hợp. Và các đồng chí đều có tâm huyết sự nhiệt tình trong công tác chủ nhiệm. b. Những hạn chế Trước đây giáo viên chủ nhiệm chủ yếu là áp dụng các phương pháp chung cho học sinh phạm lỗi như sau: Lần 1: Dọn vệ sinh. - Lần 2: Dọn vệ sinh + Bản kiểm điểm. Lần 3: Dọn vệ sinh + Bản kiểm điểm + Mời phụ huynh. Mặc dù công tác chủ nhiệm đem lại nhiều thành công, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế vì những phương pháp đó không còn phù hợp với đối tượng học sinh hiện nay. Phương pháp trên có ưu điểm là có thể áp dụng với tất cả học sinh trong lớp, vì đạo đức của học sinh ở thời điểm trước đây vẫn tương đối tốt. Các em ngoan ngoãn, chăm học. Các quán nét chưa phát triễn nhiều, các trang mạng xã hội chưa nhân rộng, các tệ nạn xã hội chưa xâm nhập vào trường học nhiều Tuy nhiên hiện nay tình trạng học sinh ngày càng lười học, tham gia tệ nạn xã hội ngày càng nhiều: hút thuốc, uống rượu, đánh nhau, nghiện game, nghiện facebook. Các em ham mê các trò chơi điện tử, facebook, hút thuốc, nghiện ma túy không có tiền Người viết: Nguyễn Thị Thanh Trưng Trang 5 Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh THCS thông qua các tình huống sư phạm. cần phải có nhiệt huyết mới tìm ra biện pháp tốt nhất, phù hợp nhất với từng đối tượng học sinh theo các nguyên nhân khác nhau. c. Kết quả vận dụng các phương pháp Khi sử dụng các biện pháp này tôi thấy số lượng học sinh vi phạm đạo đức của lớp và trường tôi giảm hẳn. Từ sự nhiệt tình và năng lực quản lí giáo viên chủ nhiệm đã có những biện pháp uốn nắn kịp thời, tình hình vi phạm đạo đức của học sinh đã giảm sút, hạn chế bớt những tệ nạn xã hội. Giáo viên đã đúc rút được nhiều bài học kinh nghiệm cho bản thân. Nâng cao kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường và ngoài xã hội. Tạo môi trường học tập thân thiện và tích cực. Nhưng để đạt được kết quả cao đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm phải hết sức nhiệt tình trong công tác giáo dục đạo đức học sinh và là cầu nối không thể thiếu giữa nhà trường, gia đình và xã hội. d. Các nguyên nhân chủ quan và khách quan Một số giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn chưa thực sự quan tâm đến việc giáo dục đạo đức và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh, nên trong lớp vẫn còn học sinh vi phạm đạo đức, bỏ học. Thậm chí chỗ ngồi của một số lớp giáo viên cũng không sắp xếp, em nào thích ngồi ở đâu thì ngồi. Sự liên hệ giữa nhà trường và gia đình chưa thật tốt. Một số gia đình chưa quan tâm lắm đến việc học tập của các em, họ nhận thức về học tập của con cái mình chưa cao, đi học về không cần kiểm tra sách vở của con, thậm chí họ không biết hôm nay con mình có đến lớp không, dẫn đến các em học yếu. Còn có gia đình cho rằng việc giáo dục đạo đức và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh của con mình là không quan trọng, học cũng được mà không học cũng được. Các cấp chưa làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, chưa có biện pháp tốt để ngăn ngừa học sinh vi phạm đạo đức và tệ nạn xã hội. Cuộc sống gia đình vất vả, khó khăn, bố mẹ đi làm ở bên sông, ở nhà không có ai quản lí, không có thời gian giáo dục con cái. Đi họp phụ huynh lúc nào phụ huynh cũng nói “Trăm sự nhờ thầy”. Nên có một số học sinh bỏ học kiếm tiền phụ giúp gia Người viết: Nguyễn Thị Thanh Trưng Trang 7 Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh THCS thông qua các tình huống sư phạm. Nhưng càng ngày các tệ nạn xã hội càng phát triển, nó lôi kéo một số lượng học sinh không nhỏ, đặc biệt với lứa tuổi của các em rất dể bị lôi kéo, làm cho tính tự giác học tập của các em có chiều hướng giảm dẫn đến học yếu và vi phạm đạo đức ngày càng gia tăng. Eana là một xã có điều kiện kinh tế tương đối khó khăn, đa số nhân dân ở đây làm nghề nông là chính. Dân tộc thiểu số chiếm tỉ lệ lại nhiều. Những yếu tố trên đều có ảnh hưởng nhiều đến công tác giáo dục đạo đức, rèn luyện kĩ năng sống cho hoc sinh và duy trì sỉ số ở các trường THCS. 3. Một số giải pháp, biện pháp: a. Mục tiêu của giải pháp: Để khắc phục tình trạng học sinh vi phạm đạo đức và tham gia các tệ nạn xã hội. Giáo dục đạo đức và tăng cường kĩ năng sống cho học sinh. Giúp giáo viên có thêm nhiều kinh nghiệm để giải quyết tình huống sư phạm, giáo dục đạo đức và rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh, để giúp các em trở thành những con người vừa hồng vừa chuyên. Và từ đó học sinh nhận ra những khuyết điểm của mình, có biện pháp tự rèn luyện để trở thành con ngoan trò giỏi. b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp: Như chúng ta đã biết kết quả giáo dục đạo đức và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh do ba môi trường quyết định đó là: Nhà trường, gia đình và xã hội. Vì vậy tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp cụ thể sau: Để việc giáo dục đạo đức và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh đạt hiệu quả cao thì nhà trường phải thực hiện các giải pháp sau: * Đối với lãnh đạo: Đưa chỉ tiêu thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua vào tiêu chí xếp loại đối với cán bộ viên chức và học sinh. Trường đã tổ chức cho học sinh hoạt động ngoài giờ lên lớp tuyên truyền an toàn giao thông và phòng chống các tệ nạn xã hội. Người viết: Nguyễn Thị Thanh Trưng Trang 9 Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh THCS thông qua các tình huống sư phạm. Tận dụng tác dụng của nhóm, tập thể trong việc giáo dục đạo đức cho các em. Giáo dục thông qua tập thể là nguyên tắc quan trọng. Thông qua tập thể các em có thể đối chiếu mình với bạn, để điều chỉnh mình. Xây dựng tập thể vững mạnh: Trường - lớp - nhóm bạn thân có tác dụng hướng học sinh tới những chuẩn mực đạo đức tốt đẹp. * Đối với giáo viên: Phải áp dụng phương pháp mới vào giảng dạy, nhiệt tình sử dụng đồ dùng, đầu tư soạn giảng, liên hệ thực tế để học sinh dễ hiểu bài thì học sinh sẽ ham học. Giáo viên là tấm gương sáng để học sinh noi theo. Cần gần gủi trò chuyện với học sinh, coi học sinh như con em như người bạn của mình. Sẵn sàng lắng nghe học sinh tâm sự. Phải yêu thương tôn trọng và đặc biệt là tin tưởng học sinh. Giáo viên phải nắm rõ thông tin, số điện thọai liên lạc của gia đình học sinh. Biết được hoàn cảnh sống của từng em. Như vậy mới làm tốt công tác giáo dục đạo đức của học sinh. Phải giúp các em biết tự tu dưỡng và rèn luyện hành vi đạo đức đây là yếu tố quyết định trực tiếp đến việc rèn luyện đạo đức của các em. Lựa chọn biện pháp giáo dục phù hợp dưới nhiều hình thức, phải uốn nắn hành vi sai trái của học sinh, biết đánh giá phẩm chất nhân cách học sinh. Vận dụng tri thức sư phạm để hiểu học sinh, giao tiếp với học sinh, có lòng yêu học sinh và hiểu biết về chuẩn mực đạo đức. Tìm hiểu nắm vững tâm sinh lí của từng học sinh. Phối hợp với giáo viên bộ môn, đoàn đội nề nếp đánh giá chính xác kết quả học tập và rèn luyện của học sinh. Tăng cường công tác tuyên truyền vận động và đi thực tế gia đình học sinh. Giáo viên cần quan tâm động viên khuyến khích những học sinh yếu. Cần phân loại học sinh yếu, cá biệt để kịp thời phụ đạo và uốn nắn cho các học sinh đó. Cần kết hợp tốt với giáo viên dạy giáo dục công dân để giáo dục đạo đức cho học sinh, giáo dục học sinh tránh xa tệ nạn xã hội, giáo dục an toàn giao thông. Người viết: Nguyễn Thị Thanh Trưng Trang 11
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_dao_duc_hoc.doc
- Bìa SKKN.doc