Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp duy trì thư viện bền vững trong trường học

docx 20 trang skquanly 27/07/2024 1200
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp duy trì thư viện bền vững trong trường học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp duy trì thư viện bền vững trong trường học

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp duy trì thư viện bền vững trong trường học
 MỤC LỤC
 Phần I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn sáng kiến Trang 
2
2. Mục đích nghiên cứu Trang 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Trang 3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu Trang 3
5. Phương pháp nghiên cứu Trang 3
6. Những đóng góp mới của sáng kiến Trang 
 Phần II: NỘI DUNG
Chương I: Cơ sở viết sấng kiến (CS lý luận, CS thực tiễn) Trang 
5 
Chương II. Thực trạng của vấn đề Trang 7
Chương III. Các giải pháp thực hiện Trang 9
Chương IV. Khả năng ứng dụng của sáng kiến Trang 
14 
Chương V. Hiệu quả của sáng kiến Trang 15
 Phần III: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Những bài học kinh nghiệm Trang 15
2. Ý nghĩa của sáng kiến Trang 3. 
Những kiến nghị đề xuất Trang 16
 hứng thú, sau đó cảm thấy chán và không muốn đọc tiếp, nhiều em không muốn 
lên thư viện vì không tìm thấy niềm vui, sự thích thú nữa. Số lượt sách giáo viên 
và học sinh đến mượn chưa cao. Ngoài ra việc đọc sách của các em học sinh đều 
mang tính thụ động, thấy thích mắt cuốn sách nào thì đọc, việc nắm bắt thông tin 
và rút ra bài học kinh nghiệm chưa được chủ động. Một số giáo viên còn chưa 
thực sự đam mê đọc, tham khảo sách, tìm tòi thông tin từ sách. Ngoài ra thư viện 
của trường cũng chưa có nhiều đầu sách phong phú.
 Trong nhà trường thư viện là nơi lưu trữ sách. Nâng cao hoạt động của thư 
viện cũng là một hoạt động quan trọng trong nhà trường nhằm góp phần nâng cao 
tri thức cho người học. Chính vì vậy tôi chọn sáng kiến: “Một số biện pháp duy 
trì thư viện bền vững trong trường học”
 Trong những năm gần đây phong trào xây dựng trường học thân thiện, học 
 sinh tích cực là một phong trào mang tính tích cực và cần thiết cho các trường 
 học. Trong đó mô hình Thư viện trường học thân thiện, đặc biệt là mô hình thư 
 viện ngoài trời, thư viện lớp học là một nội dung rất đáng được quan tâm với 
 trường Tiểu học Quang Châu cũng như các trường bạn trong địa bàn cần được 
 tổ chức xây dựng và đưa vào hoạt động có hiệu quả.
 2. Mục đích nghiên cứu
 Đưa ra các giải pháp nhằm duy trì hoạt động của thư viện trong nhà trường 
một cách bền vững và lâu dài.
 Nhằm để thực hiện các hoạt động giải trí, giảm bớt căng thẳng sau các giờ 
học trên lớp.
 Là nơi thể hiện được tính đoàn kết, thân thiện sáng tạo của học sinh.
 Nhằm xây dựng, tổ chức các hoạt động của Thư viện trường học thân thiện 
đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn của Thư viện đạt chuẩn Quốc gia và thực sự trở 
thành địa chỉ tin cậy để cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh thường xuyên khai 
thác, tìm kiếm các thông tin phục vụ công tác chuyên môn, nâng cao kiến thức, 
bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ. 
 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 
 3.1. Đối tượng nghiên cứu
 Cán bộ giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh va các tổ chức đoàn thể 
trong và ngoài nhà trường trường Tiểu học Quang Châu.
 Hoạt động thư viện của trường Tiểu học Quang Châu. - Lôi cuốn được đông đảo phụ huynh học sinh cùng tham gia.
 Phần II
 NỘI DUNG
 Chương I
 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CƯU
 I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
 Trong công cuộc đổi mới ngày nay, xã hội càng phát triển thì chất lượng 
giáo dục ngày càng được nâng cao, cụ thể là cấp học ở bậc tiểu học có nhiều 
chuyển biến lớn về nội dung và phương pháp giáo dục. Đó chính là hệ thống 
thường xuyên cập nhật, điều chỉnh chương trình và nội dung dạy học. Chính vì 
thế công tác thư viện có vai trò hết sức quan trọng. Các loại sách, báo, truyện mà 
các em được đọc cần thiết cho việc học tập, đời sống sinh hoạt, lao động, đó cũng 
là công cụ cần thiết để học các môn khác. 
 Thư viện trường tiểu học là một bộ phận cơ sở vậy chất trọng yếu, trung 
tâm sinh hoạt văn hóa và khoa học của nhà trường. Thư viện góp phần nâng cao 
chất lượng giảng dạy của giáo viên, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về khoa học thư 
viện và xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu cho học sinh. Tạo cơ cở từng 
bước thay đổi phương pháp dạy và học. Đồng thời thư viện tham gia tích cực vào 
việc bồi dưỡng tư tưởng chính trị và xây dựng nếp sống văn hóa mới cho các 
thành viên của nhà trường. Thư viện là nơi tập trung đầy đủ sách, có khả năng và 
phương tiện để phục vụ tốt nhất, tiết kiệm nhất những yêu cầu, những thắc mắc 
của giáo viên, học sinh trong việc dạy và học. Để nâng cao chất lượng giảng dạy 
thầy phải đọc. Để nâng cao chất lượng học và bổ sung kiến thức trò phải đọc. Vì 
vậy, công tác thư viện gắn liền với việc dạy và học. Phải lấy mục tiêu đào tạo và 
nhiệm vụ năm học của nhà trường làm mục tiêu và nhiệm vụ của thư viện nhà 
trường. 
 Đối với giáo viên, vấn đề quan trọng không chỉ làm sao dạy được cho học 
sinh, các kiến thức trong phạm vi chương trình mà còn phải luôn tự bồi dưỡng, 
trau dồi kiến thức để góp phần đào tạo học sinh thành những con người có nhân 
cách, phát triển toàn diện.
 Thư viện trường học thân thiện là như thế nào? Đó là nơi để cán bộ, giáo 
viên, nhân viên và các em học sinh có thể vui chơi, đọc sách, thể hiện năng khiếu, 
sở trường của bản thân, thể hiện tinh thần đoàn kết, thân ái, không phân biệt đối 
tượng; là nơi trao đổi và tìm hiểu thông tin qua các phương tiện Internet; đồng 
thời là nơi lưu giữ nét văn hóa của địa phương. Dựa theo những nội dung trên và viện trường học được biết đến với tên và nội dung mới: Thư viện trường học thân 
thiện, thư viện Room To Read. 
 II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
 Nhà trường quan tâm và đầu tư về cơ sở vật chất, tu sửa 2 công trình thư 
viện lớn ngoài trời; 2 phòng thư viện; 2 phòng đọc cho học sinh và giáo viên được 
đặt tại 2 khu. Ngoài gia mỗi lớp có 1 tủ sách thư viên. Số sách này được thường 
xuyên luân chuyển các lớp để tất cả học sinh đều có cơ hội đọc sách.
 Thành lập nhóm cộng tác viên thư viện của nhà trường và của các lớp đi 
vào hoạt động có nề nếp.
 Tại đây là nơi “lưu truyền tri thức và khơi nguồn cảm hứng” - Lưu giữ tri 
thức cho các thế hệ mai sau, truyền bá tri thức trong cộng đồng, khơi nguồn cảm 
hứng cho người đọc để sáng tạo các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể, các giá 
trị của đời sống và xã hội. Tất cả những mong muốn trên chỉ có thể thực hiện 
thành công nếu có một không gian thư viện phù hợp.
 Công tác quản lý giáo dục trong giai đoạn hiện nay, người cán bộ quản lý 
không chỉ nắm vững pháp luật mà còn phải có các kỹ năng quản lý. Vì vậy, việc 
nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện là nhiệm vụ của nhà trường. Xây dựng 
thư viện, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, tổ chức thu hút mọi thành viên trong 
nhà trường tham gia hoạt động thư viện nhằm khai thác triệt để kho sách, nhất là 
sách nghiệp vụ và sách tham khảo là góp phần để nâng cao chất lượng giáo dục 
của nhà trường. Thực tiễn hoạt động thư viện của những năm trước đây: cơ sở vật 
chất tương đối đầy đủ, có phòng đọc, có trang thiết bị tối thiểu, nhưng sách, tài 
liệu tham khảo, báo chí còn hết sức nghèo nàn... còn rất nhiều hạn chế trong công 
tác thư viện trường học. Nhận thức công tác thư viên trường học đóng một vai trò 
quan trọng, trong công tác chỉ đạo, quản lý tôi đã có những cách làm, những giải 
pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thư viện nhà trường.
 Chương II
 THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
 1. Thuận lợi 
 Năm học 2021–2022 là một năm học đánh dấu một bước tiến quan trọng 
trong quá trình cải tạo cơ sở vật chất đảm bảo trường đạt chuẩn Quốc gia.
 Chính quyền địa phương phụ huynh học sinh quan tâm đầu tư cơ sở vật 
chất xây dựng trường chuẩn Quốc gia và công trình Thư viện hiện đại. Một số bộ phận phụ huynh, học sinh do nhận thức chưa đầy đủ, chưa thấy 
được tầm quan trọng của văn hóa đọc.
 Một số bộ phận giáo viên có tư tưởng kết thúc dự án rồi không cần quan 
tâm đến hoạt động của thư viện.
 Chính vì vậy việc xây dựng thư viện trường học chuẩn, mang tính thân 
thiện được đặt lên hàng đầu. Để xây dựng một thư viện đáp ứng các yêu cầu trước 
mắt của nhà trường. Trước tiên phải có một tổ chức hoạt động thư viện có thể lôi 
cuốn, thu hút học sinh; kích thích tinh thần tự học, tự đọc sách, nghiên cứu tài 
liệu của học sinh tại nhiều vị trí trên khuôn viên nhà trường. 
 Số lượng học sinh ham mê đọc sách còn hạn chế so với yêu cầu, chưa biết 
khai thác sách báo, chưa biết tự đọc, tự bồi dưỡng bằng sách báo, các kĩ năng đọc 
sách còn hạn chế
 Các em học sinh thường chỉ mấy tiết đầu đọc sách thấy hứng thú, sau đó 
cảm thấy chán và không muốn đọc tiếp, nhiều em không muốn lên thư viện vì 
không tìm thấy niềm vui, sự thích thú nữa. Số lượt sách giáo viên và học sinh đến 
mượn chưa cao. Ngoài ra việc đọc sách của các em học sinh đều mang tính thụ 
động, thấy thích mắt cuốn sách nào thì đọc, việc nắm bắt thông tin và rút ra bài 
học kinh nghiệm chưa được chủ động. Một số giáo viên còn chưa thực sự đam 
mê đọc, tham khảo sách, tìm tòi thông tin từ sách. Ngoài ra thư viện của trường 
cũng chưa có nhiều đầu sách phong phú.
 Nhận thức của đội ngũ giáo viên cần thay đổi cách nhìn và suy nghĩ về thư 
viện coi giờ thư viện là giờ lấp chỗ trống. Một số giáo viên còn chưa có hứng thú 
và kỹ năng đọc khiến việc truyền đạt niềm say mê đọc sách cho các em học sinh 
còn nhiều bất cập. Để thực hiện các mô hình thư viện trường học, mỗi giáo viên 
chủ nhiệm lớp phải trở thành người truyền cảm hứng đọc cho học sinh.
 Khó khăn tiếp theo phải kể tới là cán bộ thư viện của nhà trường kiêm 
nhiệm nên chuyên môn còn hạn chế dẫn tới sự kém chủ động trong việc giới thiệu 
sách và thu hút bạn học sinh lên thư viện. Trong khi đó chế độ chính sách, những 
ưu đãi dành cho cán bộ thư viện trường học còn nhiều bất cập.
 Khó khăn cuối cùng là từ phía học sinh và cha mẹ học sinh. Đối với học 
sinh, chuẩn đầu ra của các lớp học khiến các em luôn bị áp lực trong việc học tập. 
Thêm vào đó, sự chi phối của các phương tiện truyền thông, giải trí hiện đại khiến 
các em không còn mặn mà với việc đọc sách. Đối với phụ huynh nhiều phụ huynh 
học sinh không con em mình có thời gian đọc sách vì còn phải học bồi dưỡng, 
học nâng cao. - Phát triển vốn tài liệu bằng hình thức phát động phong trào quyên góp 
sách từ giáo viên và học sinh trong toàn trường với khẩu hiệu: “Hãy phát huy tính 
tích cực của học sinh để xây dựng thư viện trường học thật sự thân thiện”. Để 
tăng thêm ý nghĩa và hiệu quả của phong trào quyên góp sách, thư viện nhà trường 
đã tham mưu với Lãnh đạo địa phương, kết hợp cùng Tổng phụ trách đội và giáo 
viên chủ nhiệm. Chọn hình thức tổ chức quyên góp trực tiếp vào các buổi chào 
cờ đầu tuần, dưới sự chứng kiến của toàn thể cán bộ, giáo viên và học sinh. Đặc 
biệt là tập thể cán bộ giáo viện trong nhà trường thực hiện quyên góp trước nhằm 
giúp các em học sinh thấy được ý nghĩa của phong trào, thấy được sự đóng góp 
của các thầy giáo, cô giáo. Từ đó khích lệ, động viên học sinh tham gia phong 
trào nhiệt tình, đạt kết quả cao hơn.
 - Đầu tư mua thêm tài liệu, sách tham khảo, báo tạp chí phù hợp với lứa 
tuổi học sinh.
 - Thực hiện lựa chọn, luân chuyển sách trong tủ sách lưu động theo kế 
hoạch từng tuần, tháng, từng kì hoặc khi có tài liệu mới. Kiểm kê, quản lý số 
lượng, chất lượng tài liệu khi luân chuyển.
 - Thực hiện theo dõi gián tiếp quá trình sử dụng tủ sách lưu động của học 
sinh bằng hình thức tự quản. Thành lập đội học sinh cộng tác viên thư 
viện khoảng 20 em ở các khối lớp. Có lịch hoạt động hàng tuần cho từng thành 
viên, phù hợp với lịch học của từng khối. Đội cộng tác viên có nhiệm vụ quan sát 
các hoạt động học sinh tham gia sử dụng tủ sách lưu động, nhắc nhở các bạn khi 
các bạn thực hiện chưa đúng quy định và báo cáo cho cán bộ quản lí thư viện kịp 
thời để thư viện nhà trường có hình thức nhắc nhở và xử lí kịp thời những em học 
sinh thực hiện nội quy cua Thư viện chưa tốt. Mặt khác, Thư viện cần có hình 
thức tuyên dương, khích lệ kịp thời những em học sinh có ý thức tốt trong các 
buổi chào cờ đầu tuần (ít nhất một tháng một lần). 
 4. Quản lí CSVC, bổ sung TBDH là một nội dung lớn trong những nội 
dung quản lí thư viện ở trường. Nội dung này bao gồm: quản lí, sử dụng và bảo 
quản. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của sáng kiến, xuất phát từ tình hình 
thực tiễn của địa phương, của nhà trường chủ yếu đi sâu vào phân tích, lí giải thực 
trạng về công tác quản lí thư viện, TBDH tại trường. Từ đó đề ra một số biện 
pháp thích hợp để có thể áp dụng vào quản lí trong trường, từng bước đưa thư 
viện vào quy củ và nề nếp hơn; TBDH được bảo quản tốt, ngăn nắp, khoa học, để 
thuận lợi trong việc sử dụng, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của nhà 
trường. Cụ thể tập trung vào các giải pháp chính như sau:
 Thứ nhất: Cần phải nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên 
về công tác quản lí thư viện, TBDH ở trường Tiểu học.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_duy_tri_thu_vien_ben.docx