Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp duy trì sĩ số học sinh Lớp 5
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp duy trì sĩ số học sinh Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp duy trì sĩ số học sinh Lớp 5

Một số biện pháp duy trì sĩ số học sinh lớp 5 MỤC LỤC TT Mục Trang 1 I. Phần mở đầu 2 2 1. Lí do chọn đề tài 2 3 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 2 4 3. Đối tượng nghiên cứu 2 5 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 2 6 5. Phương pháp nghiên cứu 3 7 II. Phần nội dung 3 8 1 .Cơ sở lí luận 3 9 2. Thực trạng 4 10 3. Giải pháp, biện pháp 5 11 a. Mục tiêu của giải pháp 5 12 b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp 6 13 c. Mối quan hệ giữa các giải pháp 12 14 d. Kết quả khảo nghiệm 12 15 III. Kết luận, kiến nghị 13 16 1. Kết luận 13 17 Kiến nghị 14 Trường TH Lê Hồng Phong 1 GV: Nguyễn Thị Kim Anh Một số biện pháp duy trì sĩ số học sinh lớp 5 - Phương pháp phân tích - tổng hợp tài liệu. b) Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: - Phương pháp điều tra. - Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục. - Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm. c) Phương pháp thống kê toán học: II. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận Theo Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30/10/2010 và Thông tư số 50/2012/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 12 năm 2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Sửa đổi, bổ sung Điều 40 của Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ Trường Tiểu học quy định độ tuổi của học sinh tiểu học từ sáu đến mười bốn tuổi (tính theo năm). Đây là lứa tuổi các chưa làm chủ được bản thân, chưa nhận thức được điều gì là đúng và điều gì là sai, hay bắt chước và chịu tác động của mọi việc xảy ra xung quanh mình. Khả năng tiếp thu kiến thức nhanh hay chậm của từng nhóm đối tượng học sinh cũng khác nhau. Ở số đông các em, ý thức học tập chưa cao, chưa hiểu rõ mục đích của việc học. Các em đi học phần nào là do sự bắt buộc của gia đình, chỉ một phần nhỏ là ham thích đi học (vì đi học được mặc quần áo đẹp, được gặp gỡ và vui chơi cùng các bạn, được cô giáo khen,). Do đó, ý thức tự giác học tập của các em chưa có nên thiếu sự cần cù, sự cố gắng vượt qua khó khăn để học tập, dễ sinh ra lười biếng, ham chơi và dẫn đến học yếu, chán học và rồi bỏ học Có một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là nhiều trường đưa ra rất nhiều phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh mà quên đi việc bồi lấp lỗ hổng kiến thức cho học sinh yếu, học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Các em không có đủ thời gian cho học tập, điều kiện thiếu thốn; tâm lý không ổn định, thiếu tự tin trong học tập; ngôn ngữ tiếng Việt bị hạn chế; thiếu sự quan tâm, chăm sóc của gia đình và sự hỗ trợ của cộng đồng. Vì vậy nên người giáo viên cần nắm bắt tốt các công văn chỉ đạo của các cấp (CV 9890/BGDĐT-GDTH về việc hướng dẫn nội dung, phương pháp giáo dục cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn) để có hướng điều chỉnh nội dung, phương pháp và hình thức dạy học sao cho phù hợp với học sinh của lớp. Những đặc điểm nêu trên nếu không được quan tâm giáo dục kịp thời có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tương lai của trẻ, nhưng nó cũng chính là điều kiện tốt để giáo viên tạo sự hứng thú cho các em. Nếu hàng ngày, khi đến trường các em được thầy cô ân cần chỉ bảo. Trong học tập, các em được hoạt động nhóm, được làm thí nghiệm, chơi các trò chơi học tập, thì các em sẽ ham Trường TH Lê Hồng Phong 3 GV: Nguyễn Thị Kim Anh Một số biện pháp duy trì sĩ số học sinh lớp 5 Có 3 em bố mẹ đi làm ăn nơi xa, các em sống với ông bà. Có 1 em ham chơi, bị bạn bè xấu lôi kéo vào các trò game online thành nghiện. Một số em nhà ở xa trường học, đường sá đi lại khó khăn. Phần lớn học sinh rất thụ động, kĩ năng sống chưa được chú trọng, kĩ năng giao tiếp chưa tốt, kĩ năng giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp, ý thức bảo vệ của công và ý thức kỉ luật khi tham gia hoạt động tập thể, đặc biệt là tính tự giác, tích cực học tập, hạn chế. Với những thực trạng trên, để duy trì sĩ số học sinh ở lớp chủ nhiệm, đặc biệt là học sinh ở khối lớp 5có nhiều học sinh dân tộc thểu số là một nhiệm vụ bắt buộc đối với cá nhân tôi. Việc duy trì sĩ số học sinh nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, không bắt buộc theo một khuôn mẫu nào cả nên tôi vừa học, vừa làm, vừa rút kinh nghiệm. 3. Nội dung và hình thức của giải pháp: a. Mục tiêu của giải pháp: Mục tiêu chủ yếu và quan trọng nhất của giải pháp, biện pháp duy trì sĩ số học sinh là tạo cho các em niềm vui khi đến trường. Từ đó, các em có cơ hội tiếp thu bài một cách đầy đủ nhất, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện về mặt kiến thức, năng lực và phẩm chất của học sinh trong quả trình dạy học một cách chủ động, dễ dàng và chắc chắn. Việc phổ biến và đề ra nội quy ngay từ đầu năm học giúp các em định hướng được nhiệm vụ của bản thân trong năm học. Quan tâm, giúp đỡ học sinh khắc phục khó khăn trong học tập, thoát khỏi sự tự ti, mặc cảm và học sinh có hoàn cảnh khó khăn thì sẽ các em vững tin vào bản thân hơn. Qua đó thêm yêu trường lớp, thầy cô và bạn bè. Phối hợp chặt chẽ với các giáo viên bộ môn, giáo viên dạy thay và Tổng phụ trách Đội giúp giáo viên nắm bắt kịp thời, chính xác tình hình học tập, rèn luyện và cả những thay đổi bất thường mỗi học sinh trong lớp. Từ đó có hướng điều chỉnh phù hợp trong dạy học và giáo dục. Tận dụng tối đa sự tác động của môi trường xã hội tạo mối liên hệ gắn kết giữa nhà trường – gia đình – cộng đồng để giáo dục học sinh phát triển một cách toàn iện nhất. Tổ chức tốt tiết sinh hoạt tập thể - sinh hoạt lớp, tạo môi trường giáo dục tốt giúp các em hứng khởi hơn trong học tập, gắn bó học sinh với học sinh; học sinh với giáo viên; học sinh với trường lớp, b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp Thứ Nhất: Phổ biến nội quy ngay từ đầu năm tới học sinh - phụ huynh Trường TH Lê Hồng Phong 5 GV: Nguyễn Thị Kim Anh Một số biện pháp duy trì sĩ số học sinh lớp 5 Thứ ba: Giúp học sinh thoát khỏi sự tự ti, mặc cảm: Lúc này vai trò của giáo viên hết sức quan trọng đối với tâm hồn trẻ. Người thầy có thể là cha mẹ hoặc là người bạn và sự điều này giúp cho các em vượt qua khó khăn. Chính vì vậy, mỗi người thầy là người tương tác với các em trong việc học tập, sinh hoạt và cốt yếu là luôn cân bằng giữa tư cách là người giữ kỷ cương, là người bạn tâm tình mỗi khi các em cần sự giúp đỡ. Do vậy, mỗi lời hỏi thăm, mỗi cử chỉ chăm sóc của cô thầy sẽ giúp các em thoát khỏi mọi tự ti, mặc cảm. Có em Vũ Quang Tiến chuyển từ trường khác về lớp 5E từ đầu năm học 2015-2016. Lúc mới về em luôn mặc cảm bởi hoàn cảnh nhà nghèo, nói cà lăm và lại làm quen với mô hình trường học mới (VNEN), bởi nơi em theo học trước đó là chương trình hiện hành, lực học của em cũng không được tốt lắm. Tôi đã luôn quan tâm đến em, hướng dẫn em hòa nhập với mô hình học mới, bạn mới,. Tôi hỏi han em giống như một người mẹ, người chị, người bạn. Tiếp xúc nhiều với cô, với các bạn em dần quen và trở nên mạnh dạn hơn. Có những giờ học Tiến trở nên xuất chúng khiến nhiều bạn ngạc nhiên với câu trả lời khá hoàn hảo và sáng tạo của mình. Những lúc đó tôi đã tuyên dương khích lệ tinh thần của em. Tiến cảm thấy rất phấn khởi và thêm yêu trường lớp, thầy cô giáo và các bạn mới. Từ đó đến nay, Tiến đã mạnh dạn và tự tin hơn nhiều, em luôn đi học đều và đúng giờ. Có khi bị ốm, bố mẹ điện thoại xin phép cô giáo rồi nhưng Tiến cũng chỉ nghỉ một buổi đi khám bệnh, buổi chiều vẫn lên lớp học. Thứ tư: Quan tâm đến học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn: Rà soát, nắm bắt những học sinh có hoàn cảnh nghèo, gia cảnh khó khăn đăng kí cho các em được nhận dụng cụ, sách vở, quần áo do Nhà trường và Liên đội và các tổ chức từ thiện hỗ trợ ngay từ đầu năm. Mua sẵn bút chì, thước, ruột bút kim, để trong cặp. Khi các em cần thì đã có ngay để dùng. Kêu gọi các học sinh trong lớp dành tặng bạn một số quần áo cũ và tranh thủ sự hỗ trợ từ một số giáo viên, phụ huynh có khả năng để trang bị thêm những dụng cụ còn lại cho những em có hoàn cảnh khó khăn để các em được yên tâm đến trường, không phải mặc cảm vì nhà nghèo, thiếu thốn. (Ví dụ: Trong lớp, có em Trần Văn Tài theo bố đi câu mực ở biển Nghệ An, mẹ mải mê chơi cờ bạc nên Tài đã đến lớp tập trung muộn hơn các bạn. Khi đến lớp, không có một loại sách vở, dụng cụ học tập nào. Tôi đã liên lạc và gặp mặt mẹ Tài để trao đổi tìm cách giúp em. Mẹ Tài sẽ phải mua sắm vở và đồ dùng học tập cho em còn tôi thì xin với Nhà trường tạo điều kiện cho em mượn một bộ sách hướng dẫn học. Được sự giúp đỡ của Ban Giám hiệu và sự phối hợp của phụ huynh, Tài đã có đầy đủ các loại sách vở và dụng cụ học tập cần thiết khi đến lớp). Thứ năm: Phối hợp chặt chẽ với các giáo viên bộ môn, giáo viên dạy thay và Tổng phụ trách Đội: Trường TH Lê Hồng Phong 7 GV: Nguyễn Thị Kim Anh Một số biện pháp duy trì sĩ số học sinh lớp 5 Cụ thể, trong lớp tôi có em Nguyễn Văn Đức ở thôn Tân Lập. Nhà nghèo, đông anh em, bố ham rượu chè, mẹ suốt ngày đi làm thuê kiếm tiên nuôi cả nhà. Ngay cả các khoản đóng góp theo quy định của trường, của lớp gia đình cũng không có để nộp. Bản thân em Đức lại thích chơi game nên việc em nghỉ học không có lí do diễn ra liên tục trong một thời gian dài khiến tôi khá vất vả. Khi đến lớp, cô giáo hỏi lí do thì em không khi nào nói thật. Tôi đã tìm hiểu qua các giáo viên chủ nhiệm trước, các giáo viên chuyên,Tiếp theo, tôi đến nhà và gặp được mẹ của em Đức. Tôi và mẹ của Đức phối hợp với nhau để giúp Đức đi học chuyên cần hơn. Hôm nào Đức nghỉ học là tôi điện thoại báo cho phụ huynh, một lúc sau thấy Đức đã lên lớp. Hỏi ra mới biết mẹ đã tìm Đức từ quán internet. Có lần khác, Đức nghỉ học, tôi điện thoại cho mẹ em nhưng mẹ lại đang đi làm thuê cho người ta ở nơi xa thế là tôi chạy ra các quán internet để tìm em vào giờ giải lao. Những ngày sau đó, dường như Đức cũng phần nào cảm thấy có lỗi nên không nghỉ học nhưng thái độ hợp tác trên lớp có vẻ miễn cưỡng không thật sự thoải mái. Cuối buổi học, tôi gặp riêng Đức hỏi chuyện, phân tích cho em thấy những cái được cái mất của việc nghỉ học, Những buổi học trên lớp, tôi luôn quan tâm đến Đức một cách tự nhiên, hài hòa. Giao cho em phụ trách vị trí Phó ban Thư viện của lớp. Khi đảm nhận trọng trách này, em sẽ có cơ hội tiếp cận nhiều hơn với các tài liệu có trong thư viện của lớp mà không phải qua khâu trung gian. Các bạn khác muốn mượn tài liệu phải thông qua em, như vậy em thấy được mình cũng có vai trò quan trọng đối với tập thể mà cố gắng. Càng ngày, em càng muốn chứng tỏ khả năng của mình với các bạn nên không còn nghĩ đến chuyện nghỉ học nữa. Cũng có những buổi em nghỉ học nhưng đều có lí do chính đáng do người lớn xin phép. Những buổi học sau lên lớp, em rất tích cực học hỏi bạn về bài đã học hôm trước để theo cho kịp các bạn. Việc đưa được Đức đến lớp đều là thành công lớn nhất trong ngần ấy năm dạy học của tôi. Ngạc nhiên hơn nữa là cuối năm học, Đức đã hoàn thành khá tốt các bài kiểm tra, đặc biệt là môn Tiếng Việt đạt 8 điểm. Các khoản đóng góp tôi cũng xin với nhà trường miễn hết cho em. Các khoản của lớp, bản thân tôi hỗ trợ cho em phần nào còn nữa là sự hỗ trợ của cả tập thể lớp. Mặt khác, đối với những em có mặc cảm do có sự khác biệt về thành phần dân tộc (Kinh, Ê-đê ) hoặc do chưa thích nghi với môi trường như: chuyển trường, lưu ban thì lúc này vai trò của giáo viên rất quan trọng. Giáo viên sẽ lồng ghép giáo dục khi dạy một số bài Địa lí lớp 4, bài Dân cư nước ta (Địa lí lớp 5) . Giáo viên cũng có thể kể câu chuyện “Kinh và Ba na đều là anh em” để hướng tới sự đoàn kết là một. Bên cạnh đó, những cử chỉ, giọng nói của giáo viên tạo nên sự gần gũi giữa hai mối quan hệ là rất cần thiết. Một cái xoa đầu, một lời hỏi thăm là bản thân giáo viên đã tạo cho học sinh một sự tin tưởng, dễ gần. Lòng cảm mến của học sinh đối với giáo viên, giúp các em xóa đi những mặc cảm, tự ti để hòa nhập với tập thể tốt hơn và ý định chán nản, bỏ học, nghỉ học sẽ dễ dàng xóa đi trong đầu óc non nớt của các em. Có các em: Y Sa Muel Niê, Y Huy Byã, H Nang Êban, những ngày đầu nhận lớp, thấy các em có vẻ rụt rè. Tôi âm thầm theo dõi và tìm hiểu nguyên Trường TH Lê Hồng Phong 9 GV: Nguyễn Thị Kim Anh
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_duy_tri_si_so_hoc_sin.doc