Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp duy trì sĩ số học sinh dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn ở trường TH Hoàng Văn Thụ

doc 16 trang skquanly 05/12/2024 200
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp duy trì sĩ số học sinh dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn ở trường TH Hoàng Văn Thụ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp duy trì sĩ số học sinh dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn ở trường TH Hoàng Văn Thụ

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp duy trì sĩ số học sinh dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn ở trường TH Hoàng Văn Thụ
 Một số biện pháp duy trì sĩ số học sinh dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn ở trường TH Hoàng Văn Thụ
 MỤC LỤC
 TT Nội dung Trang
 I Phần mở đầu 2
 1 Lý do chọn đề tài 2
 2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 3
 3 Đối tượng nghiên cứu 3
 4 Giới hạn của đề tài 3
 5 Phương pháp nghiên cứu 3
 II Phần nội dung 4
 1 Cơ sở lý luận 4
 2 Thực trạng của vấn đề nghiên cứu 5
 3 Nội dung và hình thức của giải pháp 6
 a Mục tiêu của giải pháp, biện pháp 6
 b Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp. 6
 c Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp 12
 d Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên 12
 cứu, phạm vi ứng dụng.
 III Phần kết luận, kiến nghị 13
 1 Kết luận 13
 2 Kiến nghị 13
Võ Thị Lan – TH Hoàng Văn Thụ 1 Một số biện pháp duy trì sĩ số học sinh dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn ở trường TH Hoàng Văn Thụ
Văn Thụ có 03 em học sinh bỏ học chiếm tỉ lệ 5,14 %. Tỷ lệ học sinh đi học chưa 
chuyên cần và bỏ học nhiều như thế không những ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả 
đào tạo của nhà trường cũng như ngành giáo dục của huyện, nó còn ảnh hưởng rất 
nhiều đến công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi . Qua nhiều năm làm 
công tác quản lý học sinh vùng dân tộc thiểu số, trước những vấn đề nêu trên, tôi 
suy nghĩ rất nhiều: làm thế nào mà duy trì được sĩ số học sinh, để thực hiện tốt 
công tác phổ cập giáo dục Tiểu học và duy trì phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ 
tuổi. Nên tôi chọn đề tài “Một số biện pháp duy trì sĩ số học sinh dân tộc thiểu số 
vùng đặc biệt khó khăn ở trường TH Hoàng Văn Thụ”.
 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
 Mục tiêu: 
 Ngăn chặn tình trạng học sinh đi học không chuyên cần, học sinh bỏ học. 
Nâng cao chất lượng giáo dục, đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo và 
giữ vững phổ cập giáo dục tiểu học.
 Nhiệm vụ: 
 Xác định rõ nguyên nhân khiến học sinh đi học chưa chuyên cần, học sinh bỏ 
học đối với từng trường hợp cụ thể để có các giải pháp hữu hiệu vận động học sinh 
đi học chuyên cần và vận động học sinh bỏ học trở lại lớp.
 Xác định rõ vai trò của người quản lý trường học trong công tác duy trì sĩ số
 Đề xuất biện pháp duy trì sĩ số trong giai đoạn hiện nay và định hướng cho 
những năm học tiếp theo. 
 3. Đối tượng nghiên cứu: 
 Một số biện pháp duy trì sĩ số học sinh dân tộc thiểu số cùng đặc biệt khó 
khăn.
 4. Giới hạn đề tài:
 Học sinh lớp 3,4,5 thuộc buôn Dur1 trường tiểu học Hoàng Văn Thụ năm học 
2016-2017 và học kỳ 1 năm học 2017-2018.
 5. Phương pháp nghiên cứu :
 a) Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: 
 Đọc các tài liệu có liên quan đến công tác duy trì sĩ số, Các văn kiện, các chỉ, 
Nghị quyết của trung ương của bộ chính trị, Đảng bộ huyện Krông Ana, các báo 
Võ Thị Lan – TH Hoàng Văn Thụ 3 Một số biện pháp duy trì sĩ số học sinh dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn ở trường TH Hoàng Văn Thụ
em thì chưa xác định được việc học là quan trọng, dẫn đến bỏ tiết, bỏ buổi để đi 
chơi, với bản thân là một cán bộ quản lý phụ trách chuyên môn nhà trường tôi luôn 
trăn trở về vấn đề này. 
 Chính vì vậy nên tôi đã quyết tâm tìm mọi biện pháp để chỉ đạo công tác duy 
trì sĩ số học sinh ở Lớp 3,4,5 ở buôn Dur1 Trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ.
 2. Thực trạng công tác duy trì sĩ số học sinh dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó 
khăn.
 Trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ nằm ở Buôn Dur1 thuộc địa bàn xã khó 
khăn, là địa phương có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống nên phần lớn Cha 
mẹ học sinh nằm trong diện lao động nghèo, hoàn cảnh khó khăn, địa bàn dân cư 
rộng, nên việc xây dựng nề nếp, quản lý học sinh còn gặp nhiều khó khăn. Mặc dù 
gặp nhiều khó khăn trong việc dạy và học, cơ sở vật chất của nhà trường còn nhiều 
hạn chế nhưng tập thể cán bộ, giáo viên trường tiểu học Hoàng Văn Thụ đã không 
ngừng phấn đấu để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ và đặc biệt là chú trọng về công 
tác duy trì sĩ số trong nhà trường. Ngoài nắm vững chuyên môn giáo viên còn 
nghiên cứu, tìm hiểu về đối tượng học sinh, chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện 
nội dung, chương trình của từng môn học, xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với 
đối tượng học sinh để nâng cao chất lượng dạy học hạn chế học sinh lưu ban, 
không để học sinh bỏ học. Thực tế qua việc làm của cán bộ viên chức đã đem lại 
kết quả về chất lượng giáo dục trong nhà trường, tạo môi trường học tập, môi 
trường vui chơi an toàn cho học sinh. Học sinh có đủ sách giáo khoa và đồ dùng 
học tập, hăng hái tham gia xây dựng bài học. Mặc dù vậy nhưng mấy năm trước 
đây tỷ lệ học sinh đi học chưa chuyên cần còn cao, còn có học sinh bỏ học sau dịp 
nghỉ hè. 
 Nguyên nhân chủ yếu:
 Các em thuộc gia đình thiếu bố (mẹ). Tức là bố mẹ ly hôn hoặc bố mẹ thường 
xuyên cãi nhau, bố hay rượu chè. Số trẻ em này thường có tính khí rất bướng bỉnh, 
ít nghe lời. hay quậy phá, tự ti lúc nào cũng mặc cảm , tự cho mình thua kém và tự 
xa lánh bạn bè dẫn đến lười đi học, dần dần bỏ học nếu không có biện pháp giúp 
đõ kịp thời.Các em mồ côi bố hoặc mẹ, bố mẹ đi làm ăn xa, các em cũng thường ở 
với ông bà hoặc người thân nên các em được người thân nuông chiều dẫn đến các 
em tự do lêu lổng, sao nhảng việc học dẫn đến không theo kịp bạn bè nên chán học, 
bỏ học Các em thuộc gia đình điều kiện kinh tế không khó khăn lắm, lo làm kinh tế 
hoặc đi làm kinh tế ở các nơi khác nên bố mẹ ít quan tâm đến việc học của con em 
mình, suốt ngày để các em lêu lổng, không quản lý giờ giấc. Chưa tạo điều kiện tốt 
Võ Thị Lan – TH Hoàng Văn Thụ 5 Một số biện pháp duy trì sĩ số học sinh dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn ở trường TH Hoàng Văn Thụ
hoạch cho phù hợp với tình hình của lớp chủ nhiệm. Trong quá trình xây dựng và 
triển khai kế hoạch nêu biện pháp cụ thể đối với những học sinh có nguy cơ bỏ học 
hoặc những học sinh đi học chưa chuyên cần.
 Cuối năm học 2016 – 2017, nhà trường đã vận đông được 03 em học sinh bỏ 
học đi học lại sau nhiều lần đến gặp gia đình và tìm hiểu nguyên nhân, hoàn cảnh 
thực tế của gia đình học sinh, nhà trường đã có biện pháp giúp đỡ những khó khăn 
kịp thời như tặng quần áo, sách vở, đồ dùng dạy học để học sinh có thể đi học lại, 
đảm bảo chất lượng dạy học.
 Biên bản vận động học sinh bỏ học trở lại lớp học
 Biện pháp 2: Quan tâm đến đời sống tinh thần và vật chất cho học sinh
 Qua điều tra cuối hè nắm được tình hình học sinh bỏ học, học sinh đi học chưa 
chuyên cần bản thân tôi đã phối kết hợp với Đoàn thanh niên huy động các nguồn 
hỗ trợ trong và ngoài nhà trường về quần áo, đồ dùng học tập cho học sinh nghèo, 
học sinh có nguy cơ bỏ học. Tổng số đầu năm học 2017-2018 quyên góp được hơn 
50 bộ quần áo vừa mới, vừa cũ. Đầu năm học quyên góp được hơn 100 bộ quần áo 
vừa cũ và mới và hơn 12 triệu đồng tiền mặt để hỗ trợ cho học sinh nghèo và học 
sinh có nguy cơ bỏ học. 
 Nhà trường cùng với giáo viên trung tâm học tập cộng đồng và giáo viên chủ 
nhiệm đến từng gia đình học sinh tặng quà, vận động học sinh ra lớp, cụ thể đầu 
năm học 2016-2017 nhà trường đã vận động 5 học sinh có nguy cơ bỏ học ra lớp, 
cuối năm học vận động 3 em bỏ học trở lại lớp. Đầu năm học 2017-2018 vận động 
2 em bỏ học sau hè trở lại lớp.
Võ Thị Lan – TH Hoàng Văn Thụ 7 Một số biện pháp duy trì sĩ số học sinh dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn ở trường TH Hoàng Văn Thụ
khuyến khích sự cố gắng trong học tập, rèn luyện của học sinh phát huy nhiều nhất 
khả năng đảm bảo kịp thời công bằng khách quan.
 Biện pháp 4: Chỉ đạo tổng phụ trách Đội phối kết hợp giáo viên chủ nhiệm 
lớp xây dựng các hoạt động ngoại khóa để thu hút học sinh đến trường
 Chỉ đạo tổng phụ trách Đội phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lên kế hoạch tổ 
chức các hoạt động NGLL như tổ chức các cuộc thi, giao lưu văn nghệ, kể chuyện, 
trò chơi chơi dân gian, Hội khỏe Phù Đổng ... kết hợp tăng cường chú trọng việc 
tích hợp rèn luyện, giáo dục các chuẩn mực đạo đức, kĩ năng sống, nhận thức xã 
hội cho học sinh với các hình thức phù hợp, khuyến khích được học sinh dân tộc 
thiểu số tham gia, tạo sân chơi bổ ích, thu hút được các em đến trường, làm cho học 
sinh cảm nhận được mỗi ngày đến trường là một ngày vui và yêu thích đến trường.
 Giao lưu Trò chơi dân gian
 Hội diễn Văn nghệ Hội khỏe Phù Đổng cấp huyện
 Bố trí giáo viên chủ nhiệm thật sự tâm huyết, có thời gian và phải hết lòng với 
học sinh để làm tốt công tác chủ nhiệm, như: thường xuyên đến thăm gia đình, 
quan tâm tìm hiểu hoàn cảnh các em học sinh để hiểu biết về tâm sinh lý lứa tuổi 
học sinh; đồng thời, kịp thời lập danh sách học sinh và phân nhóm cụ thể, rõ ràng.
Võ Thị Lan – TH Hoàng Văn Thụ 9 Một số biện pháp duy trì sĩ số học sinh dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn ở trường TH Hoàng Văn Thụ
lượng giáo dục toàn diện, góp phần giảm tỷ lệ học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức kỹ 
năng, đồng thời làm tăng tỷ lệ chuyên cần, giảm nguy cơ bỏ học ở học sinh.
 Biện pháp 6: Thường xuyên trao đổi và nắm bắt thông tin từ giáo viên 
chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, từ Cha mẹ học sinh.
 Chỉ đạo giáo viên trung tâm học tập cộng đồng phải thường xuyên trao đổi 
giáo viên chủ nhiệm để theo dõi tình hình của từng lớp, kịp thời nắm bắt những 
thay đổi của từng lớp về tình hình duy trì sĩ số học sinh, tìm hiểu được nguyên nhân 
học sinh nghỉ học, đi học chưa chuyên cần để đề ra biện pháp và xử lý kịp thời khi 
có vấn đề xảy ra.
 Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn cần nắm bát kịp thời diễn 
biến tâm lý của học sinh để có các biện pháp động viên, ngăn ngừa kịp thời.
 Chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm, không để xảy ra tình trạng học 
sinh trong lớp bỏ học. Nhà trường và giáo viên chủ nhiệm phối hợp kịp thời với 
Hội cha mẹ học sinh để có các biện pháp duy trì sĩ số hiệu quả.
 Biện pháp 7: Kết hợp cùng với giáo viên chủ nhiệm liên lạc thường xuyên 
với phụ huynh học sinh để nắm tình hình đối với những học sinh đi học chưa 
chuyên cần và học sinh có nguy cơ bỏ học.
 98% học sinh của nhà trường là con em thuần nông, cha mẹ thường bận rộn 
với công việc đồng áng, không có thời gian chăm sóc, quan tâm đến các em; trình 
độ dân trí cha mẹ ở địa bàn buôn dân tộc thiểu số còn hạn chế, chưa coi trọng việc 
học của các em. Với những đối tượng này, chúng ta phải thật khéo léo cải thiện dần 
tư tưởng để cha mẹ thấy được sự quan trọng của việc học và có trách nhiệm hơn 
trong việc cùng nhà trường quản lí, giáo dục con em mình học tập tốt.
 Nhà trường cần tuyên truyền với cha mẹ học sinh phải thường xuyên duy trì 
mối liên hệ với nhà trường, dự họp đầy đủ khi được thông báo để kịp thời nắm rõ 
tình hình học tập, rèn luyện của con em.
 Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm lớp phải trực tiếp liên lạc với cha mẹ học sinh để 
trao đổi thông tin, nắm bắt tình hình, cùng cha mẹ tìm ra các giải pháp phối hợp tốt 
nhất trong công tác quản lí và giáo dục con em, góp phần duy trì tính chuyên cần, 
tích cực học tập của học sinh.
 Tích cực chủ động liên lạc với phụ huynh học sinh nhất là những trường hợp 
học sinh cá biệt, thường xuyên trốn học để phối hợp giáo dục.
 Biện pháp 8: Phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể, lực lượng xã hội tại địa 
phương
Võ Thị Lan – TH Hoàng Văn Thụ 11

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_duy_tri_si_so_hoc_sin.doc