Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp đổi mới quản lý, chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trường tiểu học Sùng Phài, Tam Đường, Lai Châu

doc 17 trang skquanly 26/07/2024 850
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp đổi mới quản lý, chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trường tiểu học Sùng Phài, Tam Đường, Lai Châu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp đổi mới quản lý, chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trường tiểu học Sùng Phài, Tam Đường, Lai Châu

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp đổi mới quản lý, chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trường tiểu học Sùng Phài, Tam Đường, Lai Châu
 PHẦN MỞ ĐẦU
 I. LÝ DO CHỌN SÁNG KIẾN
 Năm học 2011 - 2012 là năm học thứ 3 ngành Giáo dục và Đào tạo phát 
động phong trào tiếp tục “Đổi mới công tác quản lý và nâng cao chất lượng 
giáo dục”. Đây là việc làm thiết thực, cần thiết mang tầm chiến lược tác động 
trực tiếp tới chất lượng giáo dục toàn diện của ngành giáo dục nói chung và của 
trường Tiểu học Sùng Phài nói riêng. Chính vì thế, để nâng cao chất lượng giáo 
dục toàn diện trong nhà trường thì việc đầu tiên đòi hỏi người quản lý trường 
học phải có phương thức quản lý sao cho phù hợp với tình hình thực tế khách 
quan, người quản lý phải phân tích thật cụ thể những hình thức, biện pháp quản 
lý của mình đang vận dụng xem những hình thức, biện pháp nào còn phù hợp, 
còn có tác dụng. Từ những phân tích, tìm ra những hình thức, biện pháp nào còn 
phát huy được hiệu quả, những biện pháp nào không còn phát huy được hiệu quả 
thì người quản lý điều chỉnh cho phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả của nó đối 
với công tác quản lý trong nhà trường nói chung và nâng cao chất lượng giáo 
dục toàn diện nói riêng.
 Đổi mới công tác quản lý cũng không có nghĩa là bỏ đi tất cả những gì đã 
và đang làm từ trước tới nay để thay bằng một cái gì đó hoàn toàn mới, mà ta 
cần quản lý mang tính kế thừa thay những gì không còn phù hợp hoặc ít tác 
dụng, ít hiệu quả bằng những gì có tác dụng hiệu quả hơn. Đổi mới công tác 
quản lý thực sự là việc lựa chọn các giải pháp, biện pháp quản lý sao cho phù 
hợp với tình hình thực tế của đơn vị, đồng thời cũng chính là ta biết cách tận 
dụng những lợi thế đã có, từ đó khắc phục giảm thiểu những bất lợi trong công 
tác quản lý theo đúng xu hướng thời đại, biết tận dụng và khai thác tối đa những 
phương tiện hiện đại, khoa học kỹ thuật hiện đại vào công tác quản lý nhằm 
nâng cao hiệu quả. Người quản lý của một nhà trường có biện pháp quản lý phù 
hợp với trường mình thì công tác quản lý ở đó sẽ tốt, phong trào sẽ từng bước đi 
lên và chất lượng giáo dục ở đơn vị đó sẽ tốt và bền vững hoặc ngược lại.
 Thực tế cho thấy trong những năm trước đây công tác xây dựng kế hoạch 
nhiệm vụ năm học chủ yếu dựa trên ý kiến chủ quan cá nhân của người quản lý 
nên chất lượng giáo viên vùng cao nói chung và trường Tiểu học Sùng Phài nói 
riêng về chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ phần lớn chưa có chiều sâu, chưa 
đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục và phát triển nền kinh tế xã hội. Từ đó 
dẫn đến chất lượng giáo dục mũi nhọn của học sinh còn thấp. Đây là vấn đề trăn 
trở của bản thân tôi trong những năm qua.
 1 PHẦN NỘI DUNG
 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
 Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI tiếp tục xác định: “Giáo dục và đào tạo 
có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp 
phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt 
Nam. Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ 
là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư cho phát triển”. 
Như vậy, mục tiêu của giáo dục nói chung và trường Tiểu học Sùng Phài nói 
riêng là góp phần vào đào tạo nên những con người toàn diện (giỏi cả lý thuyết 
lẫn thực hành) để đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa của 
đất nước. Từ vấn đề này cho thấy đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo trong nhà 
trường là hết sức quan trọng và cần thiết.
 Bậc Tiểu học là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Đội 
ngũ giáo viên Tiểu học là lực lượng quyết định chất lượng và hiệu quả giáo dục, 
đảm bảo mọi thành công của Chủ trương đổi mới giáo dục, đồng thời là người 
trực tiếp thực hiện mục tiêu, kế hoạch giảng dạy giáo dục của Nhà trường, là 
người tạo nên uy tín, chất lượng và hiệu quả của Nhà trường. Mỗi trường tiểu 
học muốn phát triển trước hết phải có đội ngũ giáo viên giỏi. Để đạt được điều 
đó người cán bộ quản lý trong nhà trường phải luôn luôn đổi mới trong công tác 
quản lý, chỉ đạo nhằm tìm ra các giải pháp hữu hiệu làm tiền đề tạo nên thắng 
lợi mục tiêu nhiệm vụ trong công tác dạy và học.
 II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
 Đứng trước yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học, cùng với sự đổi mới đất 
nước, đổi mới ngành Giáo dục và Đào tạo, rồi đứng trước yêu cầu nâng cao chất 
lượng hiệu quả giáo dục. Là một người quản lý trong nhà trường tôi đã có những 
suy nghĩ trăn trở xây dựng kế hoạch nhằm đổi mới công tác quản lý chỉ đạo, 
nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường, lấy việc chỉ đạo bồi dưỡng giáo 
viên làm trung tâm của quá trình dạy học. Và coi việc chỉ đạo nâng cao chất 
lượng đội ngũ, chất lượng giờ dạy trên lớp là nhiệm vụ cấp bách lâu dài.
 Trong quá trình chỉ đạo thực hiện nhà trường gặp những khó khăn và thuận 
lợi như sau:
 1. Thuận lợi
 Được sự quan tâm của các cấp Đảng và Chính quyền địa phương, Sự chỉ 
đạo sát sao của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tam Đường, Sở GD&ĐT Lai Châu.
 3 Sau đây là bản thống kê chất lượng đội ngũ giáo viên và Học sinh trong 
những năm gần đây và kết quả khảo sát đầu năm học 2011-2012 
 * Giáo viên
 Chất lượng giáo viên
 Năm học Tổng số
 Giỏi Khá Đạt Y.C Chưa Đ.Y.C
 2008 - 2009 25 9 12 3 1
 2009 - 2010 25 11 11 3 0
 2010 - 2011 25 12 10 3 0
 2011 - 2012 26 9 13 4 0
 * Học sinh
 Chất lượng Hạnh kiểm
 TS Trung THCĐ
 Năm học Giỏi Khá Yếu THĐĐ
 HS Bình Đ
 S
 SL % SL % SL % SL % SL % %
 L
2008-2009 262 12 4,5 49 19 200 76 1 0,5 261 99,5 1 0,5
2009-2010 240 16 6,4 52 21,6 172 72 - - 240 100 - -
2010-2011 243 22 9,5 60 24,6 162 65,9 - - 243 100 - -
2011-2012 233 6 2,5 66 28 134 57 30 12,5 233 100 - -
 Chất lượng dạy và học từng bước được nâng lên song chất lượng giáo viên 
dạy giỏi và tỷ lệ học sinh khá giỏi còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới 
hiện nay để đảm bảo các tiêu chí xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn Quốc.
 III. CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 Để giải quyết vấn đề nêu trên tôi mạnh dạn đề suất một số biện pháp nhằm 
Đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong 
trường Tiểu học Sùng Phài.
 1. Đổi mới nhận thức
 * Đối với bản thân
 Với vai trò là người Hiệu trưởng phải thấy rõ nhiệm vụ cấp bách của mình 
là phải đổi mới quản lý, đổi mới thường xuyên và đổi mới đồng bộ từng khâu, 
đổi mới từng việc cụ thể trong quá trình điều hành. Mặt khác phải hiểu rõ đổi 
mới quản lý của mình chưa đủ mà phải có trách nhiệm lý giải, hướng dẫn và yêu 
cầu mọi thành viên trong nhà trường đều phải đổi mới quản lý. Phải xác định rõ 
vai trò lãnh đạo và hoạch định về chiến lược, tầm nhìn sứ mệnh của nhà trường. 
Không chỉ làm đúng, làm tròn kế hoạch mà cần có chiến lược và sáng tạo riêng. 
 5 tâm để tham gia góp ý từ đó đã thu hút và khai thác được trí tuệ của tập thể như 
vậy đã đổi mới được công tác quản lý từ việc xây dựng kế hoạch đơn phương 
của lãnh đạo, các thành viên tiếp nhận thụ động không cần quan tâm như trước 
nay thành người trực tiếp góp phần xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch. 
Từ cách làm trên, kế hoạch nhà trường đã có tính khả thi, khoa học, khách quan 
mọi thành viên sẵn sàng tham gia trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, 
tự giác bám vào kế hoạch như vậy chất lượng dạy và học sẽ được nâng lên. 
 3. Đổi mới việc xây dựng các quy định, quy chế trong công tác quản lý 
nhà trường (Quy chế quản lý, quy chế thi đua khen thưởng, quy chế chi tiêu 
nội bộ)
 Các quy chế phải xây dựng hết sức cụ thể tỉ mỉ khoa học trong đó phân 
công từng thành viên cụ thể, cách đánh giá, xếp loạitrong quá trình thực hiện 
coi đây là văn bản chính thống phải tuân theo. Mọi thành viên không tuỳ tiện 
thay đổi theo cảm tính. Trong quá trình thực hiện phát hiện có điểm nào đó bất 
cập có ý kiến chỉnh sửa vào năm sau có như vậy thì xây dựng văn bản mọi 
người mới tích cực tự giác tham gia góp ý vì có liên quan trực tiếp tới quyền lợi 
của bản thân mỗi người. Hơn nữa nội dung các quy chế không phải do một 
người đặt ra mà chỉ mang tính dự thảo đã được mọi người phân tích thảo luận từ 
đó mọi người phải thực hiện nghiêm túc theo văn bản đã ban hành. Hàng năm có 
thảo luận chỉnh sửa cho phù hợp và đây chính là đang thực hiện đổi mới công 
tác quản lý, chỉ đạo trong nhà trường. 
 Đã có quy chế cụ thể, việc thực hiện sẽ thuận lợi trong quá trình chỉ đạo và 
thực hiện vì đã có cơ sở để cán bộ giáo viên lấy đó làm thước đo, cán bộ phụ 
trách dễ dàng đánh giá công bằng, dân chủ và giảm được thời gian họp hành giải 
quyết những công việc không cần thiết trong quá trình thực hiện. 
 Như vậy việc xây dựng các quy định, quy chế trong công tác quản lý nhà 
trường đã đổi mới được nội dung họp hành - hội nghị, giảm thời gian vô ích để 
cán bộ giáo viên có thời gian cho nghiên cứu cho công tác chuyên môn. 
 4. Nâng cao chất lượng dạy và học, thông qua tăng cường chỉ đạo đổi 
mới phương pháp dạy học
 4.1. Đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng dạy học
 Đổi mới phương pháp dạy học, dạy học theo đối tượng vùng miền nhằm 
nâng cao chất lượng dạy học, đây là vấn đề cấp thiết, là nhu cầu thực tế, phù hợp 
với nguyện vọng giáo viên và học sinh, phù hợp với mục tiêu giáo dục, và phù 
hợp với quy luật khách quan. Đổi mới phương pháp dạy học hay dạy học theo 
đối tượng vùng miền nó là đòn bẩy để nâng cao chất lượng dạy học. 
 7 - Giáo viên phải bám sát yêu cầu cơ bản của chuẩn kiến thức kỹ năng, để lựa 
chọn nội dung, thời lượng, phương pháp và hình thức thích hợp, kể cả việc sử 
dụng đồ dùng dạy học gần gũi với cuộc sống xung quanh học sinh. Việc dạy học 
phù hợp với khả năng nhận thức và điều kiện học tập của nhóm đối tượng này là 
vô cùng cần thiết. Giáo viên chỉ cần giúp học sinh hiểu được phần cốt lõi của bài 
cũ trước khi học bài mới kế tiếp.
 - Tổ chức hội thảo trao đổi về đổi mới phương pháp dạy học ở từng môn 
học, đồng thời đánh giá lại quá trình thực hiện đổi mới rút kinh nghiệm kịp thời 
cho các đợt sau.
 - Tổ chức đổi mới phương pháp thông qua thi đua "dạy tốt" của thầy và 
"học tốt" của trò, đây cũng chính là nền tảng của mỗi nhà trường, đồng thời nó 
còn là sự tích hợp của nề nếp dạy học để nâng cao chất lượng dạy học.
 - Việc dạy học theo đối tượng vùng miền không phải được thực hiện 
thường xuyên mà chỉ áp dụng trong một thời điểm nhất định. Mức độ giảm tải sẽ 
giảm dần khi chất lượng của học sinh đã có sự chuyển biến. Chỉ đạo giáo viên 
không lạm dụng chủ trương dạy học theo đối tượng, vùng miền để hạ thấp chuẩn 
kiến thức, kĩ năng, không được giảng dạy tùy tiện mà không có sự phê duyệt của 
nhà trường. 
 - Cần tạo không khí vui vẻ và sự tự tin cho học sinh trong quá trình học tập, 
nên có những câu hỏi vừa sức để học sinh trả lời dựa trên nội dung bài học và 
khả năng thực tế của các em.
 4.2. Đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng học 
tập của học sinh
 Để quản lý hoạt động học tập của học sinh một cách hiệu quả trước hết nhà 
trường phải tạo ra môi trường học tập thuận lợi cho học sinh theo điều kiện của 
nhà trường hiện có, giúp các em tự tin và thoải mái trong quá trình học tập. điều 
kiện học tập tốt giúp học sinh thể hiện mình, tích cực và sáng tạo trong quá trình 
học tập. Môi trường học tập thuận lợi giúp các em hăng hái thi đua, tích cực học 
tập, và tham gia các hoạt động. 
 - Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn kết hợp kiểm tra đánh 
giá học sinh công bằng, đưa ra biện pháp phù hợp với nhóm đối tượng để quản 
lý việc học của học sinh, đồng thời phân loại đối tượng cụ thể để giáo viên xây 
dựng kế hoạch quản lý và cách thức quản lý với nhóm đối tượng đó. 
 - Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức của học sinh về tầm quan 
trọng của việc học ý thức tự học của học sinh. Nâng cao được nhận thức của học 
sinh trước hết mỗi giáo viên bộ môn, chủ nhiệm thông qua các giờ học, các buổi 
 9

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_doi_moi_quan_ly_chi_d.doc