Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp đổi mới quản lí, chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng dạy và học

doc 31 trang skquanly 26/07/2024 900
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp đổi mới quản lí, chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng dạy và học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp đổi mới quản lí, chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng dạy và học

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp đổi mới quản lí, chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng dạy và học
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂN UYÊN
 TRƯỜNG TIỂU HỌC XÃ TRUNG ĐỒNG
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Một số biện pháp đổi mới quản lí, chỉ đạo nhằm nâng cao 
 chất lượng dạy và học.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Như Hoa
Chức vụ: Hiệu trưởng
 Tân Uyên, năm học 2011 - 2012
 1 tầm quan trọng của giáo viên trong sự nghiệp giáo dục nói chung, trong sự tồn tại 
và phát triển của trường Tiểu học xã Trung Đồng nói riêng. Vì vậy việc bồi dưỡng 
giáo viên và những biện pháp quản lý, chỉ đạo làm sao để nâng cao chất lượng dạy 
và học trong nhà trường là nhiệm vụ vô cùng quan trọng của cán bộ quản lý. Chính 
vì vậy, tôi xin đưa ra: Một số biện pháp đổi mới quản lý, chỉ đạo nhằm nâng cao 
chất lượng dạy và học. Tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành của Hội đồng 
khoa học các cấp để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thành và xác định có 
hiệu quả. 
II. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
 2.1. Phạm vi nghiên cứu
 Phạm vi nghiên cứu thực hiện ở việc điều tra một số biện pháp đổi mới quản 
lí, chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng dạy và học tại trường Tiểu học xã Trung 
Đồng huyện Tân Uyên - tỉnh Lai Châu.
 2.2. Đối tượng nghiên cứu:
 Nghiên cứu những vấn đề lí luận về biện pháp đổi mới quản lí, chỉ đạo nhằm 
 nâng cao chất lượng dạy và học đó là: Các hoạt động giáo dục của thầy, các hoạt 
động của trò.
III. Mục đích nghiên cứu
 Qua nghiên cứu đề tài này đề xuất một số biện pháp đổi mới quản lý, chỉ 
đạo một cách thiết thực, phù hợp và khả thi về công tác quản lý, chỉ đạo nhằm thúc 
đẩy và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn 
diện học sinh nhà trường về “đức - trí - thể - mĩ và lao động”. Ngoài ra giải quyết 
một số vấn đề còn tồn tại trong quá trình quản lý, chỉ đạo.
IV. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu
 - Người cán bộ quản lí luôn nêu cao ý thức gắn trách nhiệm trong công việc 
và định hướng mục tiêu, có kế hoạch chỉ đạo rõ ràng, cụ thể từng tuần, tháng bám 
sát vào kế hoạch thời gian và hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2011- 2012, 
có điều chinh bổ sung theo kế hoạch thực hiện của Phòng giáo dục và tình hình 
thực tế của nhà trường.
 3 PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận
 Hội nghị lần thứ VII Ban chấp hành TW Đảng khoá VII đã chỉ: “Trong 
công cuộc Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước, những chính sách, giải 
pháp đúng trong phát triển Giáo dục và Đào tạo phải hướng tới hình thành một 
nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá 
trong thời đại ngày nay. Đó là một nguồn nhân lực bao gồm những người có 
đức, có tài, ham học hỏi, thông minh sáng tạo, làm việc quên mình vì nền độc 
lập và sự phồn vinh của Tổ quốc, được chuẩn bị tốt kiến thức văn hoá, được đào 
tạo thành thạo về kĩ năng nghề nghiệp, về năng lực quản lí sản xuất kinh doanh, 
điều hành vĩ mô kinh tế và toàn xã hội, có trình độ khoa học kĩ thuật vươn lên 
ngang tầm thế giới”.
 Trong những năm gần đây, sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo ở Việt Nam nói 
chung và việc giảng dạy ở Tiểu học nói riêng là vấn đề được xã hội đặc biệt quan 
tâm. Khi bàn đến vai trò của những người thầy trong sự nghiệp giáo dục, Thủ 
tướng Phạm Văn Đồng viết “Thầy giáo là một nhán vật trọng tâm trong nhà 
trường, là người quyết định và tạo nên những con người mới xã hội chủ nghĩa. 
Vậy thầy giáo phải không ngừng vươn lên, rèn luyện tu dưỡng về mọi mặt để 
thực sự xứng đáng là người thầy giáo xã hội chủ nghĩa”. Đồng thời Thủ tướng 
còn chỉ ra rằng: “Vấn đề lớn nhất trong giáo dục của ta hiện nay là tạo điều kiện 
thuận lợi nhất để đội ngũ giáo viên dần dần trở thành một đội quân đủ năng lực, 
đủ tư cách để làm tròn sứ mạng của mình”.
 Tuổi học trò ngày nay không thể thiếu một trình độ văn hoá phổ thông được 
lĩnh hội từ nhà trường. Đặc biệt là nhà trường Tiểu học, thầy giáo, cô giáo là người 
mẹ thứ hai của học trò, ngoài dạy về tri thức, hình thành cho các em về nhân cách, 
đạo đức, kĩ năng sống. Học trò ở lứa tuổi tiểu học các em hồn nhiên, ngây thơ, 
trong trắng, vì vậy lời nói và hành động của người thầy phải chuẩn mực để học trò 
tin tưởng và noi theo. Hoạt động dạy và học ở trường đã giúp cho các em có được 
 5 bài học của các em và kịp thời có những giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng 
dạy và học. Ngoài ra giáo viên còn hình thành cho các em niềm tin, tình yêu thế 
giới quan khoa học, lòng yêu Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội Những phẩm chất này 
phải trở thành động cơ, mục đích học tập của học sinh trong nhà trường và định 
hướng mục tiêu hoạt động học của học sinh trong nhà trường và hướng nghiệp cho 
các em sau này.
 Hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò là hai hoạt động trung tâm 
của một quá trình dạy học và là hai hoạt động mang tính chất khác nhau. Song 
thống nhất với nhau trong mối quan hệ qua lại giữa thầy và trò, dạy và học cùng lúc 
diễn ra trong những điều kiện vật chất - kĩ thuật nhất định.
 Nếu xét quá trình dạy và học như là một hệ thống thì trong đó quan hệ giữa
hoạt động dạy của thầy với hoạt động học của trò thực chất là mối quan hệ điều 
khiển. Với tác động sư phạm của mình, thầy tổ chức, điều khiển hoạt động học tập 
của trò. Điều khiển hoạt động dạy và học của Hiệu trưởng chủ yếu tập trung vào 
hoạt động dạy của thầy và là trực tiếp với thầy, gián tiếp với trò; Thông qua hoạt 
động dạy của thầy, quản lý hoạt động học của trò.
III. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
1. Quản lý các hoạt động của thầy, cô giáo:
1.1. Duy trì số lượng học sinh và nâng cao tỉ lệ chuyên cần theo kế hoạch giao.
* Công tác chỉ đạo.
 - Tiến hành xây dựng các giải pháp chính để giúp công tác duy trì số lượng, 
nâng cao tỷ lệ học sinh đi học chuyên cần:
 + Tham mưu với UBND xã trong công tác giáo dục.
 + Kết hợp với trưởng các thôn bản, các tổ chức Đoàn thanh niên, Hội phụ 
nữ, Chi bộ Đảng... trong công tác giáo dục. Bởi riêng ngành giáo dục không thể 
làm tốt công tác duy trì số lượng và vận động học sinh đi học chuyên cần được mà 
cần có sự phối hợp và thực sự vào cuộc của các hội, ban ngành, đoàn thể. 
 + Tổ chức tuyên truyền sâu rộng đến toàn thể nhân dân trên địa bàn tầm quan 
trọng của công tác giáo dục, vận động nhân dân tham gia tích cực vào công tác xã 
 7 đi Mường Khoa)
 - Trong năm học 2011-2012 nhà trường không có học sinh bỏ học.
 - Tỷ lệ chuyên cần của học sinh trong năm đạt 98% trở lên.
1.2. Thực hiện chương trình dạy học
 Chương trình dạy học là pháp lệnh của nhà nước do Bộ giáo dục ban hành. 
Người quản lý phải nắm vững và triển khai cho toàn thể giáo viên trong nhà trường 
cùng nắm vững. Với vai trò và trách nhiệm là người Hiệu trưởng quản lí chung và 
chịu trách nhiệm cao nhất về tất cả các hoạt động giáo dục trong nhà trường, người 
quản lý phải điều khiển hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò theo đúng 
tiến độ, kế hoạch thời gian nội dung, kiến thức của chương trình dạy học bám sát 
vào chuẩn kiến thức, kĩ năng. Dạy học phải phù hợp với đối tượng vùng miền, phù 
hợp với tình hình thực tế của nhà trường. Việc nắm bắt chương trình dạy học theo 
từng ngày, từng tuần, từng tháng, cả năm học của người quản lý là một yêu cầu đầu 
tiên để quản lý giáo viên thực hiện tốt chương trình dạy học.
 Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, thực hiện điều chỉnh nội dung dạy 
học, có khung chương trình hợp lí vừa đảm bảo chuẩn kiến thức kĩ năng, vừa tạo 
điều kiện để phát triển năng lực của mỗi học sinh, nâng cao năng lực tư duy, kĩ 
năng thực hành, tăng tính thực tiễn, coi trọng kiến thức, bổ sung đầy đủ đến giáo 
dục phẩm chất, đạo đức, ý thức công dân, giáo dục sức khỏe và thẩm mĩ cho học 
sinh.
 Muốn được như vậy, ngay từ đầu năm học, Hiệu trưởng chỉ đạo chuyên môn 
nhà trường, tổ chuyên môn thống nhất phương pháp dạy các môn học, điều chỉnh 
nội dung dạy học theo từng tuần phù hợp với đối tượng học sinh của lớp.
 Hàng tuần, tháng, hết học kỳ và cuối năm học, Ban giám hiệu nhà trường sẽ 
kiểm điểm, đánh giá tình hình thực hiện chương trình dạy học từng bộ môn, từng 
khối, từng lớp thông qua sổ báo giảng, phân phối chương trình của từng lớp. Từ đó 
điiều chỉnh bổ sung về nội dung dạy học, yêu cầu giáo viên không cắt xén chương 
trình, dồn bài, thêm bớt tiết của bất cứ môn học nào một cách tuỳ tiện. Chỉ có thực 
hiện đúng đủ phân phối chương trình, dạy học bám sát vào chuẩn kiến thức và kĩ 
 9 hiện rõ nội dung tích hợp giáo dục môi trường, nội dung tích hợp giáo dục ngoài 
giờ lên lớp theo từng chủ điểm phù hợp với từng khối lớp.
 - Ngoài việc giáo viên soạn bài, định hướng nội dung hình thức lên lớp còn 
chuẩn bị đồ dùng tranh ảnh, dụng cụ thí nghiệm, sưu tầm các mô hình vật thật...để 
các em trực tiếp nhìn thấy, sờ thấy giúp các em sẽ hiểu bài sâu hơn, nhớ bài tốt 
hơn, bài soạn đạt hiệu quả cần tiến hành một số công việc sau:
 - Thống nhất về nội dung và hình thức thể hiện các loại bài soạn. Với những 
giáo viên khá giỏi, dạy lâu năm thì yêu cầu bài soạn khác với những giáo viên mới 
ra trường. Phải có nội dung phù hợp với nội dung bài dạy, phù hợp với đối tượng 
học sinh. Ban giám hiệu và các khối trưởng chuyên môn phân công kiểm tra, theo 
dõi, nắm tình hình soạn bài của giáo viên. 
 - Ban giám hiệu trực tiếp dự các buổi sinh hoạt khối chuyên môn về trao đổi 
phương pháp dạy bài khó, bài dài. Đưa ra các hình thức tổ chức dạy và học phù hợp 
với từng đối tượng học sinh, trong mỗi tiết học vừa bồi dưỡng và phát hiện học sinh 
năng kiếu, vừa bồi dưỡng học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức và kĩ năng.
 - Ban giám hiệu và tổ trưởng chuyên môn, chủ tịch công đoàn...thường 
xuyên kiểm tra hồ sơ chuyên môn của giáo viên sau mỗi đợt kiểm tra có nhận xét, 
đánh giá xếp loại cụ thể chính xác công bằng, khách quan mang tính xây dựng. Sử 
dụng phiếu đánh giá xếp loại hồ sơ giáo viên, mối tháng kiểm tra và xếp loại hồ sơ 
giáo viên một lần. Ban giám hiệu kiểm tra bài soạn của giáo viên: 5 lân/1 năm học.
 - Ban giám hiệu kiểm tra hồ sơ của tổ chuyên môn, của các tổ chức đoàn thể 
trong nhà trường: 5 lần/ 1 năm học.
 - Tổ trưởng chuyên môn kiểm tra hồ sơ giáo viên trong tổ: 1 lần/ 1 tháng
 - Sau mỗi đợt kiểm tra vào phiếu đánh giá hồ sơ có nhận xét, đánh giá: Ưu 
điểm, tồn tại để giáo viên kịp thời điều chỉnh bổ sung và đánh giá xếp loại chính 
xác, công tâm, công bằng, khách quan. Các bộ hồ sơ của giáo viên được công nhận 
loại tốt, đạt chất lượng về nội dung, trình bày khoa học sạch sẽ, được trưng bày, 
triển lãm nhằm mục đích nhân rộng điển hình trong toàn trường. Các bộ hồ sơ xếp 
loại trung bình yêu cầu điều chỉnh bổ sung và kiểm tra lại.
 11 * Đối với một giờ lên lớp cần phải đảm bảo những yêu cầu cơ bản sau: 
 + Đảm bảo yêu cầu kiến thức cơ bản, giáo viên cần xác định đúng mục tiêu 
bài dạy, trong bài dạy giáo viên nên đưa ra những câu hỏi, bài tập để phát hiện và 
bồi dưỡng học sinh năng kiếu, bồi dưỡng học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức và kĩ 
năng. Sau mỗi tiết học 100% học sinh nắm được kiến thức của bài.
 + Đi đúng đặc trưng phương pháp từng môn học, tích cực đổi mới phương 
pháp dạy học, giáo viên khắc sâu được kiến thức trọng tâm của bài, phù hợp với đối 
tượng học sinh của lớp, sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học để tạo hướng 
thú cho học sinh tham gia học tập, để giờ học đạt hiệu quả cao nhất.
 + Hình thức tổ chức trong một tiết dạy phong phú, đa dạng linh hoạt, sáng 
tạo nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. 
 + Giáo viên thao tác và sử dụng đồ dùng dạy học thuần thục, nhuần nhuyễn, 
linh hoạt và phù hợp với từng hoạt động của bài dạy. Đồ dùng: Tranh ảnh, vật 
thật đưa ra cần khai thác triệt để giúp học sinh hiểu bài, nhớ bài tốt hơn.
 + Bài dạy cần phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tao, hứng thú học tập ở 
tất cả các đối tượng: Giỏi, khá, trung bình, học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức và kĩ 
năng, kiến thức đưa ra trong mỗi hoạt động cần có sự phân hóa để bồi dưỡng và 
phát hiện học sinh năng kiếu, học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức và kĩ năng.
 + Giáo viên nên kịp thời động viên, kích lệ học sinh khi các em có tiến bộ 
trong học tập, lời đánh giá nhận xét học sinh thể hiện tôn trọng nhân cách, nhẹ 
nhàng thân thiện, mang tích chất động viên kích lệ.
 Ví dụ: Môn Khoa học chú trọng việc cho học sinh được thực hành bằng thí 
nghiệm, quan sát vật thật để từ đó rút ra kết luận về các hiện tượng của tự nhiên 
Hoặc có bài giảng lại cho học sinh học ở vườn sinh vật, ngoài trời môn Địa: Kĩ 
năng sử dụng bản đồ. Tập làm văn: Kĩ năng nói, môn Toán kĩ năng sử dụng đồ 
dùng, kĩ năng đặt tính, cộng, trừ, nhân, chia...
1.5. Thăm lớp - dự giờ
 - Ban giám hiệu cùng với tổ chuyên môn ngay từ đầu năm học xây dựng kế 
hoạch thăm lớp - dự giờ: dự giờ đột xuất, báo trước, thường xuyên, chuyên đề, 
 13

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_doi_moi_quan_li_chi_d.doc