Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong trường Tiểu học

doc 23 trang skquanly 26/07/2024 1030
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong trường Tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong trường Tiểu học
 PHÒNG GD&ĐT TAM DƯƠNG
 TRƯỜNGTIỂU HỌC HOÀNG HOA
 BÁO CÁO KẾT QUẢ 
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
 Tên sáng kiến: Một số biện pháp đổi mới công tác quản lý, nâng 
cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong trường tiểu học. 
 Tác giả sáng kiến: Phạm Thị Thái
 Tam Dương, năm 2020
 1 dưỡng chuyên môn trong nhà trường, việc tổ chức triển khai công tác bồi dưỡng 
chuyên môn thiếu sự tuân thủ những nguyên tắc nhất định.
 Công tác bồi dưỡng chuyên môn, nhiều khi thực hiện chưa đầy đủ, 
thiếu kế hoạch. Biện pháp chỉ đạo triển khai công tác bồi dưỡng chưa khoa 
học, không thường xuyên. Đó là nguyên nhân thực tiễn dẫn đến kết quả công 
tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trong nhà trường còn hạn chế.
 Là cán bộ quản lý của nhà trường tôi thấy: Công tác bồi dưỡng 
chuyên môn cho đội ngũ giáo viên sẽ là yêu cầu quan trọng trong hệ thống 
công tác quản lý. Công tác này được cải tiến và đẩy mạnh sẽ có tác dụng 
quyết định tạo sự chuyển biến cao về chất lượng dạy học và giáo dục của 
nhà trường. Xuất phát từ những lý do như trên, tôi chọn đề tài Sáng kiến 
kinh nghiệm: Một số biện pháp đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất 
lượng đội ngũ giáo viên trong trường tiểu học.
 2. Tên sáng kiến:
 Một số biện pháp đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng đội 
ngũ giáo viên trong trường tiểu học. 
 3. Tác giả sáng kiến:
 - Họ và tên: Phạm Thị Thái
 - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường tiểu học Hoàng Hoa
 - Số điện thoại:.0987266939. E_mail: thaihung.dung@gmail.com
 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: 
 Cá nhân: Phạm Thị Thái - Phó hiệu trưởng trường tiểu học Hoàng Hoa.
 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: 
 Nghiên cứu để tìm hiểu về thực trạng của việc đổi mới phương pháp dạy 
học của giáo viên để nâng cao chất lượng giáo dục ở trường tiểu học Hoàng Hoa 
- Tam Dương và các trường tiểu học trong toàn huyện, từ đó tìm ra các giải pháp 
nhằm nâng cao chất lượng dạy học của giáo viên trong nhà trường.
 3 Giáo viên: Chưa đủ về số lượng, trình độ đạt chuẩn trở lên 100%. Đội 
ngũ giáo viên yêu nghề, nhiệt tình trong công việc, có trách nhiệm trong 
công tác. 
 Cán bộ quản lý: gồm 03 đồng chí , trình độ đạt chuẩn trở lên 100%, 
nhiệt tình và có trách nhiệm trong công việc.
 Song xã Hoàng Hoa là một xã miền núi có điều kiện kinh tế - xã hội 
chưa phát triển, học sinh chưa chăm học. Chất lượng dạy và học chưa cao. 
Một số gia đình phụ huynh học sinh chưa thực sự quan tâm đến việc học tập 
của con em mình.
 Đội ngũ giáo viên trình độ không đồng đều. Nhiều giáo viên trẻ mới 
ra trường thiếu kinh nghiệm trong công công tác giảng dạy, nhiều giáo viên 
cao tuổi về trình độ chuyên môn chưa cao. Chưa đáp ứng được với 
trình độ hiện nay 
Như Tiếng Anh, Tin học.
 7.3. Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên trường tiểu học 
Hoàng Hoa
 Tình hình đội ngũ cán bộ giáo viên nhân viên năm học 2019- 2020
 Trình độ
 STT Chia ra Số lượng
 Thạc sỹ Đại học Cao đẳng T.Cấp
 1 Cán bộ quản lý 3 3
 2 Giáo viên 25 18 6 1
 3 Nhân viên 4 3 1
 Cộng 32 24 6 2
 a. Nhiệm vụ chung của đội ngũ giáo viên trường tiều học Hoàng Hoa
 Giảng dạy và giáo dục học sinh theo đúng chương trình giáo dục, kế 
hoạch dạy học.
 5 + Bảo quản tốt hồ sơ giáo dục.
 c. Nhà trường là trung tâm bồi dưỡng cho giáo viên
 Trong những năm gần đây, nhà trường đã quan tâm và chú trọng đến 
chất lượng và hiệu quả giáo dục. Uy tín của nhà trường đối với phụ huynh 
và các cấp quản lý ngày càng được nâng lên. Ban giám hiệu luôn cho rằng: 
Muốn trường có thương hiệu về chất lượng giáo dục thì phải đưa chất lượng 
giáo dục lên hàng đầu, điều đó phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ giáo viên và 
người quản lý.
 Ban giám hiệu đã lập kế hoạch, tổ chức, quản lý thực hiện việc bồi 
dưỡng đội ngũ giáo viên, góp phần khắc phục tình trạng chưa vững về kiến 
thức, năng lực, trình độ sư phạm của giáo viên.
 Phối hợp với các tổ chức trong nhà trường (Chi bộ, Công đoàn, Đoàn 
Thanh Niên,). Phát động các phong trào thi đua “Dạy tốt - học tốt”.
 d. Thực trạng đánh giá xếp loại giờ dạy của giáo viên kết quả xếp 
loại như sau:
 Xếp loại
 Tổng số
 Tốt Khá Trung bình Yếu
 Giáo viên
 TS % TS % TS % TS %
 25 15 60.0 9 36,0 1 0,4 0 0
 Qua dự giờ chúng tôi thấy còn một số hạn chế sau:
 Thao tác sử dụng thiết bị dạy học của một số giáo viên còn hạn chế, 
chưa khai thác hết hiệu quả thiết bị dạy học.
 Quá trình dạy trên lớp của giáo viên nhiều khi còn phụ thuộc vào sách 
giáo viên, sách giáo khoa.
 Việc chia nhóm, sử dụng phiếu học tập trong giờ dạy còn nhiều lúng 
túng dẫn đến hiệu quả sử dụng chưa cao.
 Giáo viên còn nói nhiều, làm việc thay học sinh , giáo viên chưa thực 
sự là người tổ chức hướng dẫn học sinh tham gia học tập một cách tích cực.
 7 2 2018 - 2019 1 0 0 0 0 0 1 0 0
 7.4. Đánh giá chung về thực hiện nhiệm vụ , chất lượng dạy và học 
của Trường tiểu học Hoàng Hoa - Tam Dương.
 Qua kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng dạy và học hàng năm, nghiêm 
túc đánh giá theo những yêu cầu của công tác quản lý việc dạy và học. Căn 
cứ chức năng, nhiệm vụ được giao trường tiểu học Hoàng Hoa - Tam Dương 
đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ như sau:
 Trong những năm qua. Nhà trường đã có nhiều cố gắng, nỗ lực và đạt 
được nhiều kết quả dạy và học, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Quy mô 
trường lớp được mở rộng; việc đổi mới phương pháp dạy học được quan 
tâm, chất lượng quản lý việc dạy và học được nâng lên.
 Bên cạnh những ưu điểm đã đạt được, nghiêm túc đánh giá nhà trường 
nhận thấy có những hạn chế như sau:
 Chất lượng dạy học của giáo viên còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng 
được yêu cầu trong tình hình mới; nhiều giáo viên chưa chủ động trong việc 
nâng cao trình độ và vận dụng, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học; 
mặc dù đã rất cố gắng để đảm bảo yêu cầu hàng năm, nhưng tỷ lệ giáo viên 
đạt chuẩn về chuyên môn còn chưa đáp ứng yêu cầu của nhà trường. 
 Những tồn tại, hạn chế trên có nhiều nguyên nhân, song có thể chỉ ra 
những nguyên nhân cơ bản:
 Chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên của trường còn bất cập với yêu 
cầu. Giáo viên công tác nhiều năm trong nghề trình độ chưa cập nhật thường 
xuyên, giáo viên mới về trường chưa có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy, 
quá trình đổi mới phương pháp dạy học còn chậm và chất lượng thấp.
 Công tác quản lý của nhà trường đôi khi chưa năng động. Một số giáo 
viên chưa thực sự tâm huyết với nghề nên ý thức trau dồi nghiệp vụ nâng 
cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ tay nghề chưa cao.
 9 Yêu cầu các tổ chuyên môn thảo luận về các vấn đề trong quá trình 
dạy học để có định hướng thống nhất.
 + Hàng tuần, tháng, kỳ đánh giá lại tình hình thực hiện chương trình 
dạy học qua các cuộc họp chuyên môn, giao ban, ban giám hiệu, hội đồng sư 
phạm... tìm các vấn đề cần phát huy, cần điều chỉnh các mặt còn hạn chế.
 + Sử dụng bảng biểu, sổ sách (phiếu báo giảng, sổ dự giờ, thăm lớp, 
thời khoá biểu) để kiểm tra tiến độ thực hiện chương trình dạy học.
 - Kết quả của biện pháp khi áp dụng, giáo viên có được kết quả cụ thể 
của mình mà sát thực với kế hoạch của nhà trường. Theo đúng quy định 
chung của nhà nước, quản lý tốt chương trình dạy học thời gian thực hiện và 
hiệu quả của công việc.
 b. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng chủ động tích cực
 Việc đổi mới phương pháp học ở trường tiểu học là yêu cầu đòi hỏi để tạo 
nguồn lực phù hợp với nền sản xuất khoa học hiện đại, là đòn bẩy nâng cao chất 
lượng dạy học trong nhà trường. Do vậy hàng năm phải bố trí giáo viên tham dự 
lớp bồi dưỡng chuyên môn cụm để đổi mới phương pháp do ngành tổ chức 
nghiên cứu kỹ về bản chất của việc đổi mới phương pháp dạy học.
 Tránh lối đọc chép, thuyết trình hoặc dập khuôn máy móc, người giáo 
viên cần chủ động đổi mới phương pháp dạy học ở đây là không phải thay 
đổi hoàn toàn phương pháp cũ mà chúng ta biết vận dụng hài hoà phương 
pháp cũ và phương pháp mới phát huy tính tự lực sáng tạo của học sinh.
 * Nhà trường chỉ đạo:
 Tổ chức một số chuyên đề, thống nhất phương pháp theo tinh thần đổi 
mới, thống nhất về thiết kế, bài giảng, giáo án
 c. Tăng cường quản lý, kiểm tra giờ lên lớp
 Có thể nói đây là khâu then chốt nhất là yếu tố quan trọng nhất, quyết 
định đến chất lượng dạy học, chính vì thế người quản lý phải có những biện 
pháp tốt nhất để quản lý giờ lên lớp của giáo viên nên cần các yêu cầu sau:
 11 - Kiểm tra nhận thức: tiếp thu bài của học sinh sau tiết học.
 - Dựa vào các khâu kiểm tra dự giờ lên lớp cần thực hiện quy trình sau:
 + Xây dựng, lập kế hoạch kiểm tra bao gồm các thành phần: Ban giám 
hiệu, công đoàn, tổ, khối, giáo viên có kinh nghiệm.
 + Thông báo lịch hoặc bất thường, phố biến mục đích yêu cầu đợt 
kiểm tra.
 + Dự giờ lên lớp.
 + Rút kinh nghiệm đánh giá giờ dạy (theo quy trình)
 + Đánh giá nhận định chung.
 - Trong quá trình áp dụng biện pháp này vào công tác quản lý hoạt 
động dạy học ở trường tiểu học là quá trình lấy học sinh làm trung tâm giữ 
vai trò chủ đạo, sáng tạo người thầy giữ vai trò chủ đạo định hướng học sinh 
học tập có kế hoạch chỉ đạo sát sao vấn đề nâng chao chất lượng giáo dục sẽ 
được nâng lên.
 e. Tăng cường phối hợp giữa Ban giám hiệu với các tổ chức Đảng, 
Công đoàn, Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên tổ chức các đợt thi đua để 
quản lý tốt hoạt động dạy học
 - Thể hiện các biện pháp quản lý: nắm chắc vị trí, chức năng của các 
tổ chức, tôn trọng cán bộ, phối hợp trên tinh thần xây dựng, hợp tác, hỗ trợ.
 - Để hợp tác tham gia góp ý kiến giúp đỡ các đoàn thể về mọi mặt 
nhưng không biến thành phụ thuộc chính quyền, có quan hệ bình đẳng tạo 
điều kiện cho các tổ chức chủ động sáng tạo.
 - Hỗ trợ giúp đỡ về vật chất nâng cao uy tín cho cán bộ, tạo điều kiện 
cho họ hoàn thành nhiệm vụ.
 Thường xuyên quản lý dạy học vừa mang tính khoa học, vừa mang 
tính nghệ thuật nó thể hiện rõ ở chỗ nhà quản lý không chỉ tổ chức chỉ đạo 
quản lý bằng biện pháp hành chính mà còn quan tâm, động viên kịp thời đến 
đời sống vật chất của giáo viên, tinh thần của giáo viên. 
 13 + Bồi dưỡng về năng lực chuyên môn.
 + Phương pháp giảng dạy.
 + Nâng cao kiến thức chuyên môn (phần kiến thức sâu ở môn toán và 
môn tiếng việt bậc tiểu học).
 + Mở rộng kiến thức liên quan: ngoại ngữ, tin học.
 - Bồi dưỡng tự bồi dưỡng về giáo dục gồm: 
 + Công tác chủ nhiệm.
 + Giáo dục đạo đức cho học sinh. 
 + Giáo dục truyền thống, giáo dục nghề nghiệp.
 Mỗi giáo viên phải tự nhận thức được vấn đề tự học, tự bồi dưỡng để 
nâng cao trình độ cập nhật kiến thức nếu không sẽ bị tụt hậu. Bồi dưỡng, tự 
bồi dưỡng để có thêm vốn kiến thức, vốn hiểu biết, vốn sống cho mình, 
chính điều này sẽ làm phong phú sinh động cuốn hút hơn đối với người học 
qua các bài giảng của mỗi giáo viên đứng trên mục giảng.
 Cần phải xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, tự bồi dưỡng hằng năm cho 
giáo viên cần xác định rõ: Nội dung bồi dưỡng; thời gian bồi dưỡng; hình 
thức bồi dưỡng; đối tượng bồi dưỡng, tự bồi dưỡng.
 Bên cạnh đó nhà trường nên phát động phong trào thi đua tự học, tự 
bồi dưỡng rộng khắp trong cả trường, có động viên khen thưởng đối với 
những giáo viên giỏi có sáng kiến giá trị trong dạy học.
 Đẩy mạnh công tác tự học, tự bồi dưỡng không những để nâng cao 
trình độ chuyên môn mà còn trau dồi phẩm chất đạo đức, nâng cao chất 
lượng đội ngũ có hiệu quả. Để mọi giáo viên thấy được sự học tập bồi 
dưỡng là suốt đời và là nhu cầu không thể thiếu của người thầy trong xã hội 
hiện đại.
 7.6. Áp dụng một số biện pháp đổi mới công tác quản lý để nâng cao 
chất lượng đội ngũ giáo viên
 a. Phát huy vai trò của người cán bộ quản lý:
 15

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_doi_moi_cong_tac_quan.doc