Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp để tổ chức tốt các hoạt động sinh hoạt tập thể nhằm phát huy năng lực cho học sinh Tiểu học

docx 30 trang skquanly 01/09/2024 610
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp để tổ chức tốt các hoạt động sinh hoạt tập thể nhằm phát huy năng lực cho học sinh Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp để tổ chức tốt các hoạt động sinh hoạt tập thể nhằm phát huy năng lực cho học sinh Tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp để tổ chức tốt các hoạt động sinh hoạt tập thể nhằm phát huy năng lực cho học sinh Tiểu học
 GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
 &&&&&&&&&&&&&&&&&
 MÃ SKKN
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 Đề tài:
 MỘT SỐ BIỆN PHẢP
ĐỂ TÔ CHỨC TỐT CẢC HOẠT ĐỘNG SINH HOẠT
 TẬP THỂ NHẰMPHẢTHUYNẴNG LựC CHO
 HỌC SINH TIỂU HỌC
 Môn: Sinh hoạt tập thể
 Lĩnh vực: Chủ nhiệm
 Năm học 2016 - 2017 A. PHẦN MỞ ĐẦU
 1. Lí do chọn đề tài:
 Hiện nay, các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang trong 
công cuộc vận động không ngừng để đổi mới và phát triển. Giáo dục tiểu học cũng 
không đứng ngoài vòng quay đó. Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới chương trình 
giáo dục đã khẳng định mục tiêu là xây dựng chương trình, phương pháp giáo dục, 
sách giáo khoa nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng 
nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phù hợp với thực 
tiễn và truyền thống Việt Nam, tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông ở các nước phát 
triển trong khu vực và trên thế giới.
 Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự 
phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng 
cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.
 Giáo dục tiểu học phải bảo đảm cho học sinh có hiểu biết đơn giản về tự nhiên 
xã hội và con người, có kĩ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết, tính toán, có thói 
quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh, có hiểu biết ban đầu về hát, múa, âm nhạc, 
mỹ thuật. Giáo dục là quá trình kết hợp vai trò chủ đạo của giáo viên với sự tự giác, 
tích cực rèn luyện của học sinh nhằm hình thành ý thức, tính cách và chủ yếu là 
hành vi, thói quen đạo đức với chuẩn mực xã hội qui định. Nhân cách học sinh được 
hình thành qua hai con đường cơ bản: con đường dạy học trên lớp và con đường 
thực hiện các hoạt động sinh hoạt tập thể (SHTT) ngoài giờ trên lớp.
 Các hoạt động SHTT ngoài giờ lên lớp là một trong những nội dung giáo dục 
toàn diện học sinh, là sự tiếp nối hoạt động dạy học trên lớp, khắc sâu nội dung học 
tập của các môn học khác. Các hoạt động đều hướng tới tạo cơ hội để học sinh được 
học tập, thể hiện khả năng cá nhân của mỗi học sinh, qua đó phát huy và phát triển 
sự tự tin, sáng tạo của học sinh. Qua các hoạt động SHTT giáo viên có điều kiện tốt 
nhất để hình thành và phát triển năng lực cá nhân cho học sinh.
 Thông qua các buổi SHTT, bằng các hoạt động trải nghiệm, học sinh có cơ hội 
thể hiện năng lực cá nhân, giúp giáo viên phát hiện điểm nổi trội hoặc hạn chế của 
học sinh, phát triển ở học sinh các kĩ năng cần thiết phù hợp với mọi lứa tuổi như kĩ 
năng giao tiếp, kĩ năng sống, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng hợp tác và kĩ năng sẵn 
sàng tham gia các hoạt động của tập thể...
 Các hoạt động SHTT còn tạo cho học sinh lòng ham thích, hứng thú hoạt động, 
bồi dưỡng tình cảm yêu trường, yêu lớp, yêu quý thầy cô, bạn bè...
 Qua những vấn đề nêu trên ta thấy hoạt động SHTT ngoài giờ lên lớp góp phần 
rất lớn cho việc thực hiện mục tiêu giáo dục nói chung và mục đích học tập của học 
sinh nói riêng. Biết, hiểu, thiết kế và tổ chức hiệu quả các buổi SHTT trong trường B. NỘI DUNG
I. Thực trạng:
1 .Thực trạng XH hiện nay:
- Đất nước ta đang trên đà hội nhập và phát triển kinh tế nên lối sống công nghiệp 
đang ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực của đời sống XH. Học sinh hiện nay đa phần được 
quan tâm đầy đủ về vật chất nhưng nghèo về đời sống tinh thần. Các gia đình có ít 
con nên bố mẹ thường bảo bọc, chiều chuộng con quá mức làm nảy sinh trong các 
em tính ích kỉ, không biết chia sẻ và không có trách nhiệm với người xung quanh, 
không có tinh thần trách nhiệm trước công việc chung và ngay cả với công việc của 
chính bản thân mình.
- Các gia đình có ít thời gian dành cho con cái, chương trình học còn nặng, việc đô 
thị hóa quá nhanh dẫn đến tình trạng:
+ Học sinh ít được giao tiếp do đó kĩ năng giao tiếp, ứng xử kém.
+ Học sinh hiện nay thiếu sân chơi, ít vận động thể lực, ít gần gũi với thiên nhiên 
nên phần lớn các em có tác phong chậm chạp, thụ động trong mọi việc, mất dần đi 
sự hồn nhiên vô tư, bị già đi trước tuổi và trở nên ngại vận động, sống thu mình.
 2. Việc tổ chức tiết SHTT trong chương trình giáo dục tiểu học :
 * Thuận lợi:
- Ngành GD quan tâm khắc phục tình trạng trên qua việc tích cực giảm tải về nội 
dung chương trình học, điều chỉnh về phương pháp nhằm phát huy tính tích cực, 
chủ động, giáo dục kĩ năng sống và phát huy năng lực cho học sinh qua thực tế cuộc 
sống và qua nội dung các môn học, đặc biệt là các hoạt động SHTT. Năm học 2016 
- 2017, ngành giáo dục tổ chức rất nhiều chuyên đề, thi giáo viên dạy giỏi hoạt động 
giáo dục ngoài giờ chính khóa, góp phần nâng cao năng lực tổ chức các hoạt động 
SHTT cho giáo viên và nâng cao vai trò của các hoạt động SHTT trong chương trình 
giáo dục tiểu học.
- Tiết SHTT luôn được các em háo hức đón chờ vì đem đến cho các em cảm giác 
nhẹ nhàng, vui tươi, sôi nổi.
- Giáo viên quan tâm đến công tác chủ nhiệm, có nhiều đầu tư sáng tạo khi tổ chức 
các hoạt động tập thể thì giáo viên và học sinh rất gần gũi gắn bó. GV có nhiều cơ 
hội tiếp xúc với HS trong những hoàn cảnh cởi mở nhất vì vậy việc cảm hóa, giáo 
dục học sinh đặc biệt cũng thuận lợi hơn. HS tự tin hơn nên việc dạy học có nhiều 
thuận lợi, các tiết học thường sôi nổi, HS có tác phong học tập nhanh nhẹn, tự giác 
học tập hơn, được rèn nề nếp, kĩ năng sống.
 * Khó khăn:
- Các trường tiểu học hiện nay đều tổ chức học 2 buổi/ngày với 7 tiết học theo thời 
khóa biểu nên thời gian để GV chuẩn bị vật dụng cho buổi SHTT, thời gian để đầu - Tìm hiểu những học sinh có năng lực qua giáo viên chủ nhiệm cũ.
- Quan sát trong quá trình học tập và sinh hoạt để đánh giá khả năng dẫn chương 
trình của học sinh .
Để làm tốt được hoạt động này:
- GV không nên ngại thay mới cán bộ lớp vì sợ phải tập huấn lại.
- GV nên chọn những HS có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình, hăng hái tham gia 
các hoạt động, tiếp thu, ứng đối nhanh, hài hước, nhí nhảnh, giọng nói to, gương 
mẫu...
- Không chọn HS quá cứng nhắc làm cán bộ lớp vì bạn chỉ sợ chứ không nể.
- Hướng dẫn cụ thể các công việc cần phải làm của từng cán bộ lớp:
+ Lớp trưởng: Phụ trách chung mọi hoạt động của lớp, theo dõi thi đua các tổ trưởng. 
Dẫn chương trình chung tiết sinh hoạt lớp vào tuần lẻ.
+ Chi đội trưởng: Phụ trách chung mọi hoạt động của chi đội, theo dõi thi đua các 
tổ phó. Dẫn chương trình chung tiết sinh chi đội vào tuần chẵn.
+ Tổ trưởng : Phụ trách chung, tổng hợp kết quả thi đua của 2 số tổ viên
+ Tổ phó: Phụ trách chung, tổng hợp kết quả thi đua của 2 số tổ viên
+ Các lớp phó phụ trách: học tập, nề nếp, phong trào chung của cả lớp
* Hướng dẫn cách điều khiển giờ truy bài (hướng dẫn cho các bạn ôn bài cũ - chuẩn 
bị bài mới, trao đổi bài, nhận xét phần chuẩn bị đồ dùng của bạn...)
* Hướng dẫn cách ghi sổ thi đua của tổ (lớp) hàng tuần ngắn gọn, rõ ý.
* Hướng dẫn tổ chức cho tổ (lớp) bình xét thi đua :
+ Qui định ngày họp tổ (thứ Năm hàng tuần)
+ Có minh chứng để bình bầu thi đua, không bình bầu theo cảm tính riêng.
+ Khi bình bầu thi đua cần ghi nhận tiến bộ để động viên bạn .
* Hướng dẫn xác định phương hướng tuần :
+ Nhắc nhở cán bộ lớp theo dõi kế hoạch thi đua tháng, tuần do Đội phổ biến, theo 
dõi tình hình lớp để đưa vào phương hướng tuần. Nội dung thuộc phần việc của cán 
bộ nào, cán bộ đó nhớ cách thức, tiến độ thực hiện .
+ Giáo viên kiểm tra, chuẩn hóa nội dung phương hướng.
* Hướng dẫn cách dẫn chương trình :
+ GV tập cho HS dẫn chương trình theo mẫu sinh hoạt khung được in sẵn + Thời 
gian đầu HS cầm chương trình mẫu khi dẫn, GV kết hợp chỉnh sửa: ngữ điệu, cử 
chỉ, nét mặt khi nói, cách xử lí một số tình huống như: (khi lớp mất trật tự, khi bạn 
trả lời sai / đúng so với đáp án, khi đang dẫn quên nội dung, khi người dẫn không 
nhớ đáp án, khi có tình huống kh ông phân thắng bại giữa các đội...). Khi đã dẫn 
thành thạo HS có thể chủ động về nội dung, cách thức tổ chức của từng tiết sinh * Tháng 12: Chủ điểm: “ Uống nước nhớ nguồn"
- Nội dung: Thi đua lập thành tích chào mừng ngày thành lập Quân đội nhân dân 
Việt Nam. Giáo dục lòng yêu nước, kính trọng và biết ơn chú bộ đội.
- Hình thức: Thi tìm hiểu về đất nước, con người Việt Nam (làm báo tranh, vẽ tranh, 
sưu tầm tranh ảnh...). Thăm hỏi, chúc mừng các đơn vị bộ đội kết nghĩa. Kể tên 
những anh hùng, liệt sĩ đã hi sinh vì Tổ quốc và những chiến công của họ. Tìm hiểu 
những tấm gương các liệt sĩ, thương binh ở địa phương. Nghe nói chuyện về những 
tấm gương chiến đấu của các bác trong hội Cựu chiến binh của địa phương. Văn 
nghệ ca ngợi chú bộ đội. Tổ chức ngày hội quốc phòng toàn dân (thi thể thao, văn 
nghệ, đồng diễn thể dục...). Tổ chức hội vui học tập. Sinh hoạt Đội, Sao nhi đồng. 
Tổ chức kết nạp Đội đợt 1.
* Tháng 1+2: Chủ điểm “Giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc”
- Nội dung: Thi đua lập nhiều thành tích chào mừng ngày thành lập Đảng. Làm 
nhiều việc tốt dâng lên Đảng kính yêu. Giáo dục lòng biết ơn Đảng, giữ gìn truyền 
thống văn hóa dân tộc.
- Hình thức: Tìm hiểủ truyền thống văn hoá của nơi em ở; Tổ chức trò chơi dân 
gian. Tìm hiểu về Tết cổ truyền của dân tộc và một số nước trong khu vực. Lao động 
dọn vệ sinh trường lớp đón Tết. Tổ chức trồng cây đầu xuân. Tham quan (nghe kể 
chuyện, xem phim, tư liệu....) di tích lịch sử văn hoá của quê hương đất nước. Văn 
nghệ chào mừng năm mới, ca ngợi quê hương đất nước, ca ngợi Đảng và Bác Hồ. 
Giáo dục vệ sinh răng miệng. Tổ chức hội thi tìm hiểu di sản văn hoá dân tộc. Đọc 
báo thiếu niên, báo Đội. Sinh hoạt Đội, Sao nhi đồng.
* Tháng 3: Chủ điểm: “Yêu quý mẹ và cô giáo”
- Nội dung: Chào mừng ngày Quốc tế Phụ nữ, ngày thành lập Đoàn. Giáo dục tình 
yêu thương bà, mẹ và cô giáo; chăm ngoan tiến bước lên Đoàn.
- Hình thức: Thi đua học tập chăm ngoan, làm nhiều việc tốt chào mừng ngày 8-3 
và ngày 26-3. Hội vui học tập, câu lạc bộ khoa học, nghệ thuật... Tổ chức các hoạt 
động văn hoá, văn nghệ. Tổ chức lễ kỉ niệm ngày 8-3 và ngày 26-3. Giáo dục quyền 
và bổn phận trẻ em. Thi kể chuyện về mẹ và cô. Phát động cuộc thi “Sáng tạo trẻ”. 
Tổ chức lễ kết nạp Đội đợt 2. Tham gia Hội thi phụ trách Sao giỏi. Hướng dẫn HS 
làm nhiệm vụ Sao đỏ.
* Tháng 4: Chủ điểm: “Hòa bình và Hữu nghị ’’
- Nội dung: Thể hiện cách ứng xử có văn hóa trong đời sống hàng ngày để có bầu 
không khí hòa bình thân thiện. Tôn trọng lòng yêu chuộng hòa bình.
- Hình thức: Tổ chức cho HS sưu tầm tranh, ảnh, tư liệu về cuộc sống của thiếu nhi 
các nước trên thế giới. Tổ chức hội vui học tập, câu lạc bộ khoa học, nghệ thuật. 
Văn nghệ chào mừng ngày 30/4 và 1/5, giao lưu về quyền và bổn phận trẻ em. Thăm - Chơi trò chơi kéo co (Dành cho tất cả các đối tượng HS).
- Lựa chọn hình thức thu hút, hấp dẫn HS, hình thức phải phù hợp với nội dung.Nên 
sáng tạo các hình thức tổ chức, tránh lặp lại nhiều lần một hình thức.
 Việc lập kế hoạch, chuẩn bị cho một buổi SHTT có ý nghĩa rất lớn đối với hiệu 
quả của các buổi SHTT:
+ Lên kế hoạch cụ thể giúp cho GV hoạt động có mục đích cụ thể, không bị phân 
tán.
+ Chuẩn bị tốt giúp cho GV tự tin hơn, ít căng thẳng hơn khi thực hiện nhiệm vụ 
của mình.
+ Khi lên kế hoạch rõ ràng, GV sẽ chủ động hơn, bình tĩnh hơn để giải quyết những 
tình huống bất thường xảy ra trong quá trình thực hiện.
 Lập kế hoạch chuẩn bị cho một buổi SHTT đòi hỏi GV phải vạch ra được tất 
cả các yếu tố, điều kiện cần chuẩn bị trước khi hoạt động, những công việc và 
phương thức thực hiện công việc, và ai là người đảm nhận công việc đó. Giáo viên 
cần xác định rõ và liệt kê những nội dung công việc dự định sẽ thực hiện theo một 
trình tự nhất định.
 4. Chọn lựa các loại hình hoạt động phù hợp.
- Hoạt động Văn hóa - Nghệ thuật: Tổ chức các buổi tập hát, diễn kịch, hát dân ca, 
múa hiện đại,... Dạy vẽ tranh, nặn tượng, sáng tạo sản phẩm tái chế...Tổ chức các 
buổi biểu diễn văn nghệ, đọc thơ, kể chuyện, trình diễn thời trang, triển lãm tranh 
tự vẽ. Thăm quan các di tích lịch sử - văn hóa,.
- Hoạt động vui chơi giải trí, thể dục thể thao: Hướng dẫn học sinh chơi các trò 
chơi dân gian; đồng diễn thể dục nhịp điệu, thi Rung chuông vàng; các trận thi đấu 
thể thao: cầu lông, đá cầu, cờ vua, bóng đá,.
- Hoạt động thực hành khoa học - kĩ thuật: Thi hỏi đáp về các hiện tượng của tự 
nhiên và xã hội, sưu tầm các loại cây thuốc quý, tìm hiểu các danh nhân, các bác 
học, những tấm gương say mê phát minh, sáng chế, nghe nói chuyện về các thành 
tựu khoa học - kĩ thuật, tham gia các câu lạc bộ,.
- Hoạt động lao động công ích: hàng tháng tổ chức vệ sinh sạch, đẹp khu đài tưởng 
niệm các liệt sĩ Phòng không - Không quân, giúp đỡ gia đình thương binh, liệt sĩ, 
vệ sinh - trang trí trường, lớp.
- Hoạt động của Đội TNTP Hồ Chí Minh được triển khai nội dung hàng tháng.
- Các hoạt động mang tính xã hội: Tổ chức ủng hộ bạn nhỏ và các chiến sĩ biên 
giới, hải đảo, tặng áo ấm, sách vở cho HS vùng bão lụt; Tết vì người nghèo, tổ chức 
giao lưu với học sinh khuyết tật, trẻ mồ côi; tổ chức các hoạt động từ thiện: vòng 
tay bè bạn, giúp nhau cùng tiến,.
 5. Chọn lựa các con đường thực hiện các hoạt động của buổi SHTT.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_de_to_chuc_tot_cac_ho.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp để tổ chức tốt các hoạt động sinh hoạt tập thể nhằm phát huy.pdf