Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp để nâng cao kết quả phổ cập giáo dục, tiến tới đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 2
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp để nâng cao kết quả phổ cập giáo dục, tiến tới đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp để nâng cao kết quả phổ cập giáo dục, tiến tới đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 2

SKKN: Một số biện pháp để nâng cao kết quả PCGD, tiến tới đạt chuẩn PCGD THCS mức độ 2. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN KRÔNG ANA TRƯỜNG THCS LÊ ĐÌNH CHINH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÊN ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ NÂNG CAO KẾT QUẢ PCGD, TIẾN TỚI ĐẠT CHUẨN PCGD THCS MỨC ĐỘ 2 Họ và tên tác giả: TRẦN VĂN LỤC Đơn vị công tác: Trường THCS Lê Đình Chinh Trình độ đào tạo: Cao đẳng sư phạm Môn đào tạo: Sinh - Thể Quảng Điền, tháng 2 năm 2017 Họ và tên tác giả: Trần Văn Lục Đơn vị công tác: Trường THCS Lê Đình Chinh 1 SKKN: Một số biện pháp để nâng cao kết quả PCGD, tiến tới đạt chuẩn PCGD THCS mức độ 2. I. PHẦN MỞ ĐẦU: 1. Lý do chọn đề tài: Những mục tiêu thiên niên kỷ của Việt Nam, đã được tuyên bố trước toàn thế giới từ năm 2000 đến 2020. Trong đó có mục tiêu đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xoá mù chữ. Thực hiện Nghị định 20/2014/NĐC-CP ngày 24/3/2016 của Chính phủ về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ và Thông tư 07/2016/TT-BGDĐT, ngày 22/3/2016 Quy định điều kiện bảo đảm và nội dung, quy trình, thủ tục kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ. Là thành viên của Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục của xã Quảng Điền, trong những năm qua được tham gia kiểm tra công tác phổ cập giáo dục, xoá mù chữ của nhiều xã, thị trấn trong huyện. Là người trực tiếp tham mưu, xây dựng kế hoạch tiến tới đạt chuẩn và duy trì kết quả đạt chuẩn phổ cập giáo dục của Ban chỉ đạo phổ cập xã Quảng Điền trong những năm qua. Từ những thực tế đó, tôi đã đúc rút những kinh nghiệm viết thành sáng kiến: “Một số biện pháp để nâng cao kết quả phổ cập giáo dục, tiến tới đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 2”. 2. Mục tiêu, nhiêm vụ của đề tài * Mục tiêu: Phổ cập giáo dục, xoá mù chữ nhằm duy trì một cách bền vững phổ cập giáo dục trung học cơ sở, củng cố kết quả phổ cập giáo dục, xóa mù chữ, ngăn chặn tình trạng tái mù chữ tiến đến đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học phổ thông. Từ đó giúp nâng cao mặt bằng dân trí một cách toàn diện, nâng cao nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hoà nhập kinh tế thế giới. * Nhiệm vụ: Đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 2 là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng và cấp bách của toàn Đảng, toàn dân huyện Krông Ana nói chung, của Đảng bộ và nhân dân xã Quảng Điền nói riêng. Chính vì vậy chính quyền địa phương, Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục xã Quảng Điền, trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi và trường trung học cơ sở Lê Đình Chinh phải có trách nhiệm thực hiện tốt nhiệm vụ này. 3. Đối tượng nghiên cứu Họ và tên tác giả: Trần Văn Lục Đơn vị công tác: Trường THCS Lê Đình Chinh 3 SKKN: Một số biện pháp để nâng cao kết quả PCGD, tiến tới đạt chuẩn PCGD THCS mức độ 2. c) Phương pháp thống kê toán học Dùng toán học để tính toán, thống kê kết quả đạt được theo các tiêu chuẩn, điều kiện quy định. II. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận Thực hiện Nghị định 20/2014/NĐC-CP ngày 24/3/2016 của Chính phủ về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ và Thông tư 07/2016/TT-BGDĐT, ngày 22/3/2016 Quy định điều kiện bảo đảm và nội dung, quy trình, thủ tục kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ. Thực hiện theo Nghị quyết tỉnh Đảng bộ, Chương trình hành động của Ban thường vụ Tỉnh ủy Đăk Lăk. Thực hiện theo Nghị quyết của huyện Đảng bộ, HĐND và UBND huyện Krông Ana. Thực hiện Nghị quyết của Đảng ủy, HĐND, UBND xã Quảng Điền về phổ cập giáo dục, xoá mù chữ hàng năm. 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu Trong những năm đầu thực hiện công tác phổ cập còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ thanh thiếu niên trong độ tuổi hàng năm còn lưu ban nhiều, hoàn thành chương trình tiểu học, trung học cơ sở còn thấp, tỷ lệ hoàn thành chương trình tiểu học từ 11-14 tuổi hàng năm chưa cao, tỷ lệ người 15-18 tuổi hoàn thành chương trình THCS còn thấp. Cơ sở vật chất trường lớp chưa đáp ứng nhu cầu đổi mới dạy học, còn thiếu các phòng chức năng, phòng học bộ môn, thiếu trang thiết bị đồ dùng dạy học, thiếu nước sạch, sân chơi bãi tập cho học sinh còn lầy lội về mùa mưa, gió bụi về mùa khô, đời sống một số hộ dân còn khó khăn, một số học sinh còn lơ là học tập, một số gia đình không quan tâm đến học tập của con em mình và còn khoán trắng cho thầy, cô, nhà trường... Không thể tránh khỏi những mặt tồn tại yếu kém do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan cần phải khắc phục để duy trì công tác đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xoá mù chữ, tiến tới đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 2 của xã là vấn đề khó. Họ và tên tác giả: Trần Văn Lục Đơn vị công tác: Trường THCS Lê Đình Chinh 5 SKKN: Một số biện pháp để nâng cao kết quả PCGD, tiến tới đạt chuẩn PCGD THCS mức độ 2. Các nhà trường làm tốt công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về sự nghiệp đổi mới giáo dục hiện nay và phối kết hợp để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Tổ chức thi đua thực hiện các cuộc vận động lớn và các phong trào của ngành như: Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương tư tưởng đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Hai không”, cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Từ đó đã tạo được sự đồng thuận trong mọi tầng lớp nhân dân, trong cha mẹ học sinh, cán bộ, đảng viên và toàn thể học sinh. Các trường thường xuyên thực hiện tốt công tác tuyển sinh đầu năm học bằng cách nắm đầy đủ thông tin học sinh chuẩn bị vào học ở lớp đầu cấp. Tham mưu chính quyền tuyên truyền trước một đến hai tuần những vấn đề cần thiết khi nhập học trên phương tiện thông tin đài truyền thanh xã. Trong tuần tuyển sinh một số học sinh vì lý do gì đó mà cha mẹ chưa nộp hồ sơ thì chuyên trách bổ túc văn hoá xã phối hợp một số giáo viên đến tận gia đình động viên hướng dẫn và có thể thu nhận hồ sơ nhập học của các em khi cha mẹ bận một lý do nào đó. Nhờ đó công tác tuyển sinh hàng năm đảm bảo thời gian và luôn đạt 100% trẻ ra lớp. Các nhà trường thường xuyên tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng dạy và học như: Thao giảng, dự giờ, chuyên đề, hội giảng, thi đồ dùng dạy học, thi viết sáng kiến kinh nghiệm... Từ đó có những phương pháp dạy học phù hợp. Mỗi năm các nhà trường tổ chức nhiều hoạt động thi đua cho học sinh toàn trường như: Thi vở sạch, chữ đẹp, Hoa điểm tốt, thi học sinh giỏi văn hoá, thi Violym pic Toán, Tiếng Anh, Lý trên mạng, thi báo tường, văn nghệ, thể thao... nhằm khích lệ tính tích cực của học sinh góp phần nâng cao chất lượng đại trà, duy trì sĩ số, hạn chế học sinh lưu ban, bỏ học. Thường xuyên tổ chức dạy học theo đúng chương trình và ôn tập phụ đạo cho học sinh yếu kém nhằm hạn chế học sinh lưu ban. Các nhà trường phối hợp với lực lượng Công an xaõ tổ chức giáo dục về an toàn giao thông, phòng chống các tệ nạn xã hội và các trò chơi vô bổ ảnh hưởng Họ và tên tác giả: Trần Văn Lục Đơn vị công tác: Trường THCS Lê Đình Chinh 7 SKKN: Một số biện pháp để nâng cao kết quả PCGD, tiến tới đạt chuẩn PCGD THCS mức độ 2. Cha mẹ thường xuyên gặp giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn để nắm bắt việc học tập của con em mình và trao đổi tâm tư, nguyện vọng để thầy cô và nhà trường có những phương pháp dạy học phù hợp từng đối tượng học sinh. Hàng năm cha, mẹ học sinh tự nguyện đóng góp kinh phí cùng với sự hỗ trợ của nhà nước và địa phương để tu sửa, xây mới cơ sở vật chất, cảnh quan trường lớp, đồ dùng dạy học. Nhờ đó các trường có đủ cơ sở vật chất từng bước đáp ứng chương trình đổi mới dạy và học hiện nay. * Đối với công tác lãnh đạo của chính quyền và Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục: Trong Nghị quyết của Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân xã Quảng Điền hàng năm về lĩnh vực văn hóa giáo dục đã nêu quyết tâm duy trì bền vững phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3 và THCS mức độ 1, phấn đấu đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 2. Muốn thực hiện thành công những quyết tâm trên là một vấn đề trăn trở và nhiệm vụ thiết thực của toàn thể nhân dân, của cán bộ và đảng viên xã Quảng Điền. Kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất, cảnh quan trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, trường THCS Lê Đình Chinh đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 được chính quyền địa phương quan tâm đưa vào chương trình nghị sự từ năm 2010. Từ đó chính quyền có kế hoạch tham mưu với UBND huyện, phòng GD-ĐT huyện xin chủ trương bổ sung xây dựng cùng có sự hỗ trợ của nhà nước. Được sự chỉ đạo của UBND huyện và Phòng GD-ĐT việc xây dựng trên là nhà nước và nhân dân cùng làm. Từ đó vấn đề xây dựng cơ sở trường lớp và cảnh quan trường, lớp đảm bảo đạt chuẩn được tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân. Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục xã Quảng Điền phát huy thành tích đã đạt được bắt tay vào triển khai chỉ đạo các ban ngành đoàn thể, các nhà trường phối hợp thực hiện công tác duy trì và nâng cao tỷ lệ phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở đạt được tiến đến đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 2 trong năm 2016. Ban chỉ đạo đã xây dựng kế hoạch tham mưu cho chính quyền địa phương chỉ đạo các đoàn thể, trường THCS Lê Đình Chinh và trường tiểu học Nguyễn Họ và tên tác giả: Trần Văn Lục Đơn vị công tác: Trường THCS Lê Đình Chinh 9 SKKN: Một số biện pháp để nâng cao kết quả PCGD, tiến tới đạt chuẩn PCGD THCS mức độ 2. d) Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi và hiệu quả ứng dụng * Kết quả khảo nghiệm - Về học sinh Chất lượng giáo dục ngày càng tăng, tỷ lệ lưu ban ở cấp tiểu học 1% và cấp THCS dưới 2%. Tỷ lệ hoàn thành chương trình hàng năm tiểu học đạt 100%, trung học cơ sở tăng trên 99%. Duy trì tuyển sinh vào lớp 1 và lớp 6 luôn đạt 100%. Tỷ lệ trẻ 11-14 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học hàng năm tăng trên 2%. Tỷ lệ học sinh lớp 9 hoàn thành chương trình THCS trên 99%. Tỷ lệ thanh thiếu niên 15-18 tuổi hoàn thành chương trình THCS hàng năm tăng trên 3% (có số liệu đính kèm) Tuyển Sinh vào lớp 1 Năm học Tổng số trẻ 6 tuổi Tổng số trẻ 6 tuổi vào Đạt tỷ lệ lớp 1 2014-2015 148 148 100% 2015-2016 126 126 100% 2016-2017 98 98 100% Tuyển Sinh vào lớp 6 Năm học Tổng số trẻ HTCT Tổng số trẻ HTCT TH Đạt tỷ lệ TH vào lớp 6 2014-2015 126 126 100% 2015-2016 138 138 100% 2016-2017 100 100 100% Số trẻ từ 11-14 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học: Năm học Tổng số trẻ 11-14 Tổng số trẻ 11-14 tuổi Đạt tỷ lệ tuổi hoàn thành chương trình Họ và tên tác giả: Trần Văn Lục Đơn vị công tác: Trường THCS Lê Đình Chinh 11 SKKN: Một số biện pháp để nâng cao kết quả PCGD, tiến tới đạt chuẩn PCGD THCS mức độ 2. * Giá trị khoa học của vần đề nghiên cứu Qua quá trình chỉ đạo tổ chức thực hiện của chính quyền địa phương, công tác tham mưu của Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục, công tác chỉ đạo thực hiện của trường tiểu học, trung học cơ sở của xã Quảng Điền trong những năm qua đã góp phần duy trì bền vững phổ cập giáo dục, xoá mù chữ tiến tới đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 2. Hồ sơ đầy đủ, đúng quy định được sắp xếp khoa học, dễ kiểm tra, hình thức sạch đẹp, tất cả hồ sơ được xử lý và lưu trữ trên máy vi tính và phần mềm. Xã Quảng Điền đã duy trì bền vững phổ cập giáo dục, xoá mù chữ và là một trong ba xã, thị trấn đầu tiên của huyện Krông Ana đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 2 trong năm 2016. * Phạm vi và hiệu quả ứng dụng Đề tài được áp dụng đối với đơn vị cấp xã cũng như các trường trung học cơ sở góp phần thực hiện công tác duy trì và tiến tới dạt chuẩn phổ cập THCS mức độ 2. III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ: 1. Kết luận: Nhờ có tinh thần đòan kết, sự phối hợp nhiệt tình và đồng bộ của toàn dân, của các Ban ngành, đoàn thể, của tập thể sư phạm trường tiểu học, trường trung học cơ sở do đó công tác Phổ cập giáo dục THCS của xã nhà từng bước được duy trì và tiến tới đạt chuẩn mức độ 2. Nhờ thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục để mọi tầng lớp nhân dân chăm lo cho sự nghiệp giáo dục sẽ tạo được cơ sở bền vững cho chất lượng công tác Phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội nhằm tập trung nâng cao chất lượng hai mặt giáo dục được thực hiện thường xuyên, đòi hỏi phải có sự đầu tư về kế hoạch, chú ý về tâm lý giáo dục, kinh phí hỗ trợ, động viên kịp thời. Những biện pháp này làm được một cách thực chất đồng loạt và thường xuyên sẽ góp phần duy trì và nâng cao kết quả phổ cập giáo dục THCS một cách bền vững. Họ và tên tác giả: Trần Văn Lục Đơn vị công tác: Trường THCS Lê Đình Chinh 13
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_de_nang_cao_ket_qua_p.doc