Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp để duy trì công tác ăn bán trú cho trẻ ở trường Mầm non vùng đồng bào DTTS tại trường Mầm non Cư Pang
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp để duy trì công tác ăn bán trú cho trẻ ở trường Mầm non vùng đồng bào DTTS tại trường Mầm non Cư Pang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp để duy trì công tác ăn bán trú cho trẻ ở trường Mầm non vùng đồng bào DTTS tại trường Mầm non Cư Pang

Một số biện pháp để duy trì công tác ăn bán trú cho trẻ ở trường Mầm non vùng đồng bào DTTS tai trường Mầm non Cư Pang I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Như chúng ta đã biết trẻ mầm non hiện nay toàn xã hội đang rất quan tâm đến công tác chắm sóc sức khỏe trẻ. Nhất là công tác ăn bán trú tại trường, đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục nói chung, của bậc học mầm non nói riêng, nhằm đáp ứng nhu cầu cho cha mẹ học sinh ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số yên tâm khi cho con em đến trường. Chúng ta muốn cho trẻ có một cơ thể cân đối khỏe mạnh thì việc tổ chức ăn bán trú tại trường ở vùng đồng bào DTTS hết sức quan trọng. để đạt được mục tiêu giúp trẻ phát triển 5 mặt : Nhận thức, thể chất, ngôn ngữ, tình cảm xã hội, thẩm mỹ. Muốn đạt được mục tiêu đó thì cần phải kết hợp hài hòa giữa nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe và giáo dục đó là tất yếu. Như vậy việc huy động trẻ ra lớp tại trường Mầm non là nhiệm vụ trọng tâm và việc làm thường xuyên đối với các điểm trường vùng đồng bào DTTS. Nếu ta chăm sóc tốt thì tỷ lệ suy dinh dưỡng ngày càng giảm đi rõ rệt. Việc cho trẻ ăn, ngủ tại trường gắn kết tình cảm giữa cô và trẻ. Trẻ có nhiều thời gian tại lớp cô trò có thể giao lưu với nhau bằng Tiếng Việt từ đó trẻ thành thạo Tiếng Việt hơn. Chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng được nâng lên rõ rệt tạo sự cân bằng trong giáo dục. Khi ta huy động trẻ ăn trưa tại trường đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số góp phần không nhỏ vào việc chăm sóc sức khỏe trẻ tạo lòng tin đối với nhân dân, thay vào hàng ngày người dân đưa trẻ đi nương rẫy hay phải chuẩn bị bữa ăn cho trẻ tại nhà, nay người dân đã hoàn toàn yên tâm cho con em mình ăn ngủ tại trường từ sáng đến chiều để yên tâm lao động, sản xuất. Trường Mầm non Cư Pang thuộc xã EaBông là một xã thuộc vùng kinh tế đặc biệt khó khăn của Huyện Krông Ana. với Dân số toàn xã có 3.055 hộ với 14.121 khẩu, trong đó có 8 dân tộc anh em cùng sinh sống ( chiếm 41,96% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số và tại chỗ). Là đồng bào DTTS nên còn nhiều phong 1 Người thực hiện : Lê Thị Hạnh Viên Một số biện pháp để duy trì công tác ăn bán trú cho trẻ ở trường Mầm non vùng đồng bào DTTS tai trường Mầm non Cư Pang Sau khi vận dụng đề tài sẽ góp phần đắc lực đối với giáo viên trong quá trình xây dựng kế hoạch, xây dựng biện pháp phù hợp với thực tế dơn vị và địa phương. 3. Đối tượng nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là một số biện pháp để duy trì công tác ăn bán trú cho trẻ vùng đồng bào DTTS tại trường MN Cư Pang. 4. Giới hạn nghiên cứu. Đề tài nghiên cứu của bản thân trong phạm vi hạn hẹp: Một số biện pháp để duy trì công tác ăn bán trú cho trẻ ở vùng đồng bào DTTS trường MN Cư Pang. 5. Phương pháp nghiên cứu. Để thực hiện đề tài ngiên cứu này thành công, tôi đã thực hiện các phương pháp sau: a. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Tôi sử dụng phương pháp này nhằm tìm hiểu thêm những kiến thức và luận chứng để lý giải vấn đề nghiên cứu. Phương pháp điều tra: Phương pháp điều tra nghiên cứu từ thực tế hình thức tổ chức dạy học, công tác tổ chức bán trú trong trường Mầm non.Thống kê số liệu những năm học trước, phân tích những nguyên nhân dẫn đến việc huy động trẻ ra lớp thấp. b. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn Phương pháp phân tích: Dựa trên những chứng cứ đã nghiên cứu, kết hợp với luận chứng của đề tài, phân tích các yếu tố và đưa ra những lý giải của vấn đề. Phương pháp điều tra: Cho giáo viên tiến hành điều tra số trẻ trên địa bàn xã, kết hợp với cha mẹ học sinh vận động số trẻ ra lớp đảm bảo số lượng. 3 Người thực hiện : Lê Thị Hạnh Viên Một số biện pháp để duy trì công tác ăn bán trú cho trẻ ở trường Mầm non vùng đồng bào DTTS tai trường Mầm non Cư Pang Mục tiêu giáo dục Mầm Non đến năm 2020: “Thực hiện chăm sóc, giáo dục có chất lượng trẻ em từ 0 - 5 tuổi để trẻ phát triển toàn diện về thể lực, tình cảm, trí tuệ, xã hội, hình thành nhân cách trẻ em Việt Nam, trên cơ sở xây dựng một đội ngủ giáo viên giỏi về chuyên môn cũng như tư vấn tại gia đình và các loại hình giáo dục Mầm non đa dạng, phong phú, tương ứng với một hệ thống cơ sở vật chất phù hợp, hướng tới đảm bảo công bằng cho mọi trẻ em”. Song song với sự phát triển của nền giáo dục nước nhà, sở giáo dục và đào tạo Đăk Lăk đã có văn bản chỉ đạo cho các huyện đưa chỉ tiêu cụ thể phù hợp với vùng miền, trong đó chú trọng chỉ tiêu và chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Đặc biệt là Quyết định 239/QĐ- TTg phụ cấp tiền ăn trưa cho trẻ em miền núi, vùng đồng bào DTTS. Trong những năm qua nhiều trường Mầm non trên địa bàn huyện đã làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, huy động được trẻ trong độ tuổi ra lớp, CSVC trường học ở những vùng đồng bào dân tộc thiểu số ngày một khang trang, nên nhiều trường Mầm non trên địa bàn huyện Krông Ana đat chuẩn quốc gia - Trường tiên tiến xuất sắc với yêu cầu về chỉ tiêu huy động trẻ bán trú phải đạt 80 - 100%. Như vậy về công tác huy động trẻ ăn bán trú ngày một đảm bảo theo nhu cầu của giáo dục mầm non. Nghị quyết Đại hội Đảng Bộ xã EaBông, Nghị quyết HĐND xã khoá V năm 2015-2020 đã chỉ rõ “ Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở cả 7 trường học trên toàn xã, nhất là công tác duy trì sỹ số, công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, ở những trường Mầm non, phát huy tích cực việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, đầu tư mua sắm thiết bị, xây dựng CSVC để tiến tới đạt chuẩn quốc gia, trường tiên tiến xuất sắc”. Để thực hiện được nhiệm vụ của ngành, nhiệm vụ của địa phương giao cho thì nhà trường phải tập trung thực hiện những vấn đề cơ bản sau: Tiếp tục tuyên truyền sâu rộng đến cha mẹ học sinh thấy được tầm quan trọng khi đưa trẻ em đến trường lớp mẫu giáo, tuyên truyền cha mẹ học sinh về 5 Người thực hiện : Lê Thị Hạnh Viên Một số biện pháp để duy trì công tác ăn bán trú cho trẻ ở trường Mầm non vùng đồng bào DTTS tai trường Mầm non Cư Pang - Tổng số có 31 cán bộ viên chức, trong đó: BGH có 03 đ/c, GV có 22 đ/c, nhân viên có 6 đ/c. Số CBVC biên chế: 29; - Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: GV đứng lớp 100% đạt chuẩn, Trên chuẩn có 11 đ/c đạt 50%. - Đặc điểm về CSVC: Có 11 lớp, bếp ăn đảm bảo VSATTP, + Trang thiết bị chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ đã đi vào ổn định - đồ dùng đồ chơi trong trường đảm bảo an toàn- vệ sinh- đẹp, được sắp xếp hợp lý. - Đặc điểm về học sinh: Số lớp: 11 lớp (Nhà trẻ: 02; Mẫu giáo:06, trong đó MG 5 tuổi: 03 ). Số trẻ: 261 (Trẻ Nhà trẻ: 35; Trẻ mẫu giáo: 160, trong đó Trẻ 5 tuổi: 66) + Cha mẹ học sinh: Đa số có trình độ dân trí thấp, ủng hộ mọi hoạt động của nhà trường. Nguyên nhân khách quan: Ưu điểm: Trường luôn được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Phòng Giáo dục và Đào tạo, Đảng ủy chính quyền địa phương các ban nghành đoàn thể, cùng với sự đồng thuận của hội cha mẹ học sinh đã tạo điều kiện cho nhà trường hoàn thành nhiệm vụ được giao. Đội ngũ cán bộ giáo viên đoàn kết nhiệt tình, yêu nghề mếm trẻ có trình độ chuyên môn đạt chuẩn, có tinh thần trách nhiệm trong công tác, chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ được nâng lên. Trẻ đến trường tương đối đều, ra lớp đúng theo độ tuổi. Hạn chế: Trường có 5 điểm, các điểm trường không tập trung nên quản lý và chỉ đạo các hoạt động gặp nhiều khó khăn. Cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi của trẻ mặc dù đã được đầu tư, mua sắm nhưng vẫn còn thiếu so quy định. 7 Người thực hiện : Lê Thị Hạnh Viên Một số biện pháp để duy trì công tác ăn bán trú cho trẻ ở trường Mầm non vùng đồng bào DTTS tai trường Mầm non Cư Pang + Tổng hợp lại một số kinh nghiệm của bản thân tôi trong quá trình xây dựng một số biện pháp để duy trì công tác ăn bán trú cho trẻ ở trường mầm non vùng đồng bào DTTS tại trường Mầm non Cư Pang. + để làm được điều đó tôi đã cùng đội ngũ cán bộ GVNV trong nhà trường duy trì và nâng cao hơn nữa “Một số biện pháp để duy trì công tác ăn bán trú cho trẻ ở trường mầm non vùng đồng bào DTTS " trong giai đoạn tiếp theo. b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp. Nhà trường đã xác định rõ mục tiêu nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, đặc biệt là con em ở các điểm trường còn nhiều khó khăn thiếu thốn, đã đề ra các giải pháp, biện pháp để thực hiện ăn bán trú cho trẻ ở các điểm trường, cụ thể như sau : Biên pháp 1: Giáo viên àm tốt công tác tuyên truyền tới CMHS và cộng đồng để huy động trẻ ra lớp được ăn bán trú đạt chất lượng: Nghị quyết của Đảng ta đã chỉ rõ: " GD là sự nghiệp của toàn Đảng, của nhà nước và của toàn dân " đặc biệt là GDMN càng phải làm tốt công tác tuyên truyền sâu rộng tới các bậc cha mẹ học sinh ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.Với đặc thù của địa phương có 42% đồng bào DT Ê đê, Tày... sinh sống, riêng địa bàn trường MN Cư Pang có trên 90% là người đồng bào DTTS, đời sống vật chất và tinh thần còn mang nặng tính hủ tục, lạc hậu nên tôi đã xây dựng kế hoạch tuyên truyền phù hợp với tình hình thực tế của địa phương như sau: - Xây dựng kế hoạch phối kết hợp chặt chẻ với các ban ngành đoàn thể để làm tốt công tác tuyên truyền về chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Chỉ đạo, phân công mỗi giáo viên huy động trẻ ăn bán trú đạt 100% số trẻ ra lớp. - Tuyên truyền thông qua các ngày hội ngày lễ, các hội thi: Đây cũng là một dịp để tuyên truyền rất tốt, đem lại hiệu quả cao( hằng năm tổ chức các hội thi có 9 Người thực hiện : Lê Thị Hạnh Viên Một số biện pháp để duy trì công tác ăn bán trú cho trẻ ở trường Mầm non vùng đồng bào DTTS tai trường Mầm non Cư Pang - Tham gia tổ chức giao lưu văn nghệ, thể dục, thể thao với các đoàn thể trong xã, các buôn kết nghĩa trên địa bàn tạo sự gắn bó mật thiết, từ đây sẽ thuận lợi hơn cho công tác tuyên truyền. Biện pháp 2: Nâng cao chất lượng nuôi dưỡng- chăm sóc- giáo dục trẻ Chất lượng nuôi dưỡng- chăm sóc- giáo dục trẻ ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số là hết sức quan trọng để làm tốt cô ng tác huy động trẻ ăn bán trú. Nên tôi luôn chú trọng đến công tác nuôi dưỡng- chăm sóc- giáo dục trẻ. Do điều kiện trường là xã vùng đồng bào DTTS đặc biệt khó khăn, trường có nhiều điểm lẻ cách xa khu trung tâm và điều kiện kinh tế của cha mẹ các cháu hộ nghèo, cận nghèo quá nhiều, kinh tế còn gặp nhiều khó khăn. Đã được nhà nước hỗ trợ, nhưng trong việc đóng góp để duy trì bữa ăn cho trẻ còn nhiều hạn chế, mức ăn của trẻ quá thấp, nên tôi đã suy nghĩ thực đơn sao cho phù hợp, đủ lượng đủ chất và cân đối về dinh dưỡng. Theo biểu đồ tăng trưởng và khám sức khỏe định kỳ cho 100% số trẻ, hàng kỳ, hàng quý. Giáo viên theo dõi để kịp thời phát hiện có những biện pháp sử lý giảm tỷ lệ trẻ SDD và thay đổi, chế biến các món ăn hợp khẩu vị để trẻ ăn hết xuất. - Tăng cường chỉ đạo giáo viên thực hiện chương trình đúng sự chỉ đạo, đặc biệt chú trọng việc đổi mới hình thức tổ chức dạy học lấy trẻ làm trung tâm và phát huy hết tính tích cực của trẻ, tạo môi trường thân thiện, phong phú, an toàn cho trẻ hoạt động... - Trong các tiết dạy, giờ ăn, ngủ cô và trò cùng trao đổi từ đó tăng cường vốn Tiếng Việt giúp trẻ thành thạo kỷ năng giao tiếp bằng tiếng Việt rõ ràng, tạo cho trẻ có đầy đủ vốn tiếng Việt để bước vào học lớp 1 tiếp thu kiến thức rõ ràng, thuận lợi hơn. Chỉ đạo giáo viên tích cực làm đồ dùng, đồ chơi phong phú, phù hợp chủ đề chủ điểm để bổ sung cho các góc chơi của trẻ. Khuyến khích giáo viên chủ động, sáng tạo, linh hoạt trong việc thiết kế các hình thức tổ chức dạy học sinh động, hấp 11 Người thực hiện : Lê Thị Hạnh Viên
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_de_duy_tri_cong_tac_a.doc