Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non

SKKN: “Một số biện pháp dạy trẻ về kỹ năng sống cho trẻ mầm non” PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU Trong xã hội ngày nay chúng ta nhận thấy rằng cuộc sống dường như hối hả, con người sống với một cuộc sống rất nhanh và gấp, đặc biệt là trẻ em, trẻ đã dần quen với cuộc sống hiện đại,với lối sống gìa hơn với những gì trẻ đang có với đúng lứa tuổi của trẻ. Còn trẻ nông thôn thì ngược lại trẻ lại thiếu tự tin, thiếu mạnh dạn, thiếu kỹ năng trong giao tiếp hoặc hành vi ứng xử chưa phù hợp Là một giáo viên mầm non tôi luôn mong muốn trẻ được phát triển một cách tốt nhất, hòa nhập vào cuộc sống, được sống với tuổi thơ của trẻ. Chính vì vậy tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm và biện pháp về kỹ năng sống cho trẻ mầm non đã đem lại kết quả tốt và rất mong được sự đóng góp ý kiến, những kinh nghiệm hay của những đồng nghiệp để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Trong quá trình công tác giảng dạy ở trường tôi nhận thấy rằng địa bàn tôi công tác đa phần các cháu chưa được chăm sóc tốt về mặt nhận thức, giao tiếp, trẻ không mạnh dạn trong giao tiếp và có nhiều trẻ ứng xử không phù hợp với độ tuổi của cháu. Các cháu rất thụ động trong giao tiếp và trong mọi hành vi bởi tôi hiểu các cháu chưa được bố mẹ quan tâm chưa chu đáo hoặc quan tâm thái quá trong quá trình lớn lên của trẻ về mọi mặt, tôi hiểu một điều lỗi không phải ở trẻ mà do người lớn chúng ta đã chưa hiểu rõ được tầm quan trọng của việc dạy kỹ năng sống cho trẻ, để trẻ tự lớn lên khi chúng ta không hướng dẫn gợi ý trẻ, lại nói một điều rằng không thể trách hết phụ huynh bởi nơi tôi ở là vùng nông thôn các bậc phụ huynh phần lớn chỉ biết mặt chữ và kiến thức chăm con chỉ là theo bản năng, theo tình yêu dành cho con thôi, khi tôi ra ngoài tiếp xúc với những cháu bé được chăm sóc chu đáo cả về thể chất lẫn tinh thần, và cả kỹ năng sống cho trẻ. Tôi thấy "nể" sao mà các cháu giỏi thế. Trẻ sống và hòa nhập rất tốt mà vẫn không mất đi cái hồn nhiên đáng yêu của trẻ thơ mà trẻ có. Tôi suy nghĩ nhiều và luôn đặt ra nhiều câu hỏi và mong muốn làm sao để thay đổi được điều nhỏ nhoi thôi về kỹ năng sống cho trẻ, tôi muốn các con được hòa nhập cuộc 1 Người thực hiện: Nguyễn Thị Thủy – Trường Mầm non EaTung SKKN: “Một số biện pháp dạy trẻ về kỹ năng sống cho trẻ mầm non” - Trò chuyện với trẻ mọi lúc mọi nơi giúp trẻ mạnh dạn, tự tin hòa đồng với cô và bạn, sưu tầm và làm đồ dùng, đồ chơi tranh ảnh phong phú, đa dạng, đẹp nhằm tạo hứng thú cho trẻ yêu thích đến lớp học đồng thời kích thích tính sáng tạo ham học hỏi tìm tòi khám phá thế giới xung quanh. 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng là trẻ lớp 5- 6 tuổi lớp lá 1 trường mầm non EaTung 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu '' Một số biện pháp dạy trẻ về kỹ năng sống cho trẻ mầm non" - Trường Mầm non EaTung Xã EaNa, Huyện Krông Ana, Tỉnh DakLak. 5. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được kết quả trong việc duy trì sĩ số học sinh tôi dùng các phương pháp nghiên cứu sau: 1. Giúp giáo viên nhận thức sâu sắc về việc dạy trẻ kỷ năng sống 2. Xác định những kỹ năng sống cơ bản cần dạy trẻ ở lứa tuổi mầm non 3. Cụ thể hóa nội dung những kỹ năng cơ bản mà giáo viên cần dạy trẻ 4. Xác định nhiệm vụ cơ bản đối với từng đối tượng trong việc dạy trẻ kỹ năng sống 5. Biện pháp tuyên truyền với các bậc cha mẹ cách dạy trẻ kỷ năng sống trong gia đình 6. Đề ra những biện pháp hướng dẫn giáo viên, giúp các bậc cha mẹ thực hiện dạy trẻ các kỷ năng sống cơ bản 7. Biện pháp giúp trẻ phát triển các kỹ năng sống qua việc tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh trong nhà trừơng. II. PHẦN NỘI DUNG 2. Cơ sở lý luận Ở Việt nam, từ năm học 2008-2009, Bộ Giáo dục- Đào tạo đã phát động phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện- học sinh tích cực”, với yêu cầu tăng cường sự tham gia một cách hứng thú của học sinh trong các hoạt động giáo dục trong nhà trường và tại cộng đồng với thái độ tự giác, chủ động và ý 3 Người thực hiện: Nguyễn Thị Thủy – Trường Mầm non EaTung SKKN: “Một số biện pháp dạy trẻ về kỹ năng sống cho trẻ mầm non” xây mới, đang trên lộ trình đạt chuẩn quốc gia nên thuận lợi trong việc thực hiện nội dung xây dựng môi trường giáo dục sạch đẹp, an toàn cho trẻ. - Giáo viên đạt chuẩn về trình độ là một người giáo viên tôi luôn có sự ham thích, nhiệt tình, sáng tạo, có tinh thần tự học, tự rèn luyện, tìm tòi, học hỏi đồng nghiệp để khám phá nghiên cứu bài dạy tốt hơn. Đồ dùng dạy học tương đối đầy đủ, tất cả vì học sinh thân yêu. - Được sự quan tâm của ban giám hiệu, cấp ủy chính quyền điạ phương, các đoàn thể đã hướng tới sự nghiệp giáo dục . “ Mẫu giáo tốt, mở đầu nền giáo dục tốt” - Phòng học sạch sẽ thoáng mát, giáo viên nhiệt tình trong công tác, lập trường tư tưởng vững vàng và luôn có lòng yêu nghề mền trẻ. - Ban giám hiệu và chuyên môn phòng giáo dục quan tâm và tạo điều kiện để giáo viên học tập, tập huấn kịp thời các chuyên đề. b. Khó khăn. Về phía các bậc cha mẹ trẻ em luôn nóng vội trong việc dạy con; do đó, khi trẻ về nhà mà chưa biết đọc, viết chữ, hoặc chưa biết làm toán thì lo lắng một cách thái quá! Đồng thời lại chiều chuộng, cung phụng con cái khiến trẻ không có kỹ năng tự phục vụ, chỉ chú ý đến khâu dạy, không chú ý đến con mình ăn, uống như thế nào, trẻ có biết sử dụng những đồ dùng, vật dụng trong ăn uống hay không? Và vì sao chúng ta cần những đồ dùng, vật dụng đó? Những đồ dùng đó để làm gì? Đối với giáo viên mầm non Phong trào“ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” tập trung nhiều nội dung chung cho các bậc học, giáo viên chưa hiểu nhiều về nội dung phải dạy trẻ lứa tuổi mầm non những kỹ năng sống cơ bản nào, chưa biết vận dụng từ những kế hoạch định hướng chung để rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ mầm non. Đa số giáo viên lớn tuổi có nhiều kinh nghiệm nhưng việc đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên, rèn luyện khả năng tự học của học sinh còn gặp nhiều khó khăn; giáo viên trẻ tuổi ít hơn, 5 Người thực hiện: Nguyễn Thị Thủy – Trường Mầm non EaTung SKKN: “Một số biện pháp dạy trẻ về kỹ năng sống cho trẻ mầm non” Có thể do tôi là giáo viên trẻ nên có nhiều tâm tư tình cảm và sự chia sẽ không bằng các đồng nghiệp khác . d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động Do nhận thức của phụ huynh về tâm quan trọng của bậc học mầm non còn hạn chế Nhận thức về cuộc sống của phụ huynh chưa cao trong việc rèn kỹ năng sống cho trẻ. e. Phân tích đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra Mục đích thực nghiệm trong quá trình nghiên cứu thực trạng kỹ năng sống của trẻ lớp mẫu giáo lớn trường Mầm non EaTung, tôi nhận thấy trong những kỹ năng sống mà trẻ chưa được hình thành như: Kỹ năng thể hiện văn hoá giao tiếp, kỹ năng chăm sóc bản thân, kỹ năng tôn trọng người khác thì kỹ năng thể hiện văn hoá giao tiếp là một kỹ năng quan trọng, nó là sự tổng hợp của nhiều kỹ năng như kỹ năng quan sát, lắng nghe, hiểu lời nói...Nhận thấy mức độ cần thiết của việc hình thành kỹ năng thể hiện văn hóa giao tiếp người nghiên cứu đề ra một số biện pháp và lựa chọn những hoạt động phù hợp nhằm hình thành kỹ năng này ở trẻ. Cũng trong quá trình nghiên cứu, tôi nhận thấy giáo viên còn lúng túng trong việc xây dựng những biện pháp tác động sư phạm và những phương pháp cụ thể để hình thành một kỹ năng sống nào đó cho trẻ. Từ những lý do trên người nghiên cứu tiến hành xây dựng một số biện pháp tác động sư phạm nhằm hình thành kỹ năng sống cho trẻ. Tuy nhiên, vì một số điều kiện khách quan cũng như chủ quan,tôi chỉ tiến hành thực nghiệm hình với kỹ năng thể hiện văn hoá giao tiếp của trẻ lớp mẫu giáo lớn. Đó là những khó khăn nhất định đối với cô, Tuy nhiên được sự giúp đở của nhà trường, sự chia sẽ của đồng nghiệp nên tôi nghĩ rằng "tình yêu trẻ thơ" sẽ vượt qua được tất cả. 3. Giải pháp, biện pháp thực hiện 3.1. Mục tiêu của giải pháp 7 Người thực hiện: Nguyễn Thị Thủy – Trường Mầm non EaTung SKKN: “Một số biện pháp dạy trẻ về kỹ năng sống cho trẻ mầm non” Kỹ năng sống tự tin: Một trong những kỹ năng đầu tiên mà giáo viên cần chú tâm là phát triển sự tự tin, lòng tự trọng của trẻ. Nghĩa là giúp trẻ cảm nhận được mình là ai, cả về cá nhân cũng như trong mối quan hệ với những người khác. Kỹ năng sống này giúp trẻ luôn cảm thấy tự tin trong mọi tình huống ở mọi nơi. Kỹ năng sống hợp tác: Bằng các trò chơi, câu chuyện, bài hát giáo viên giúp trẻ học cách cùng làm việc với bạn, đây là một công việc không nhỏ đối với trẻ lứa tuổi này. Khả năng hợp tác sẽ giúp trẻ biết cảm thông và cùng làm việc với các bạn. Kỹ năng thích tò mò, ham học hỏi, khả năng thấu hiểu: Đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất cần có ở trẻ vào giai đoạn này là sự khát khao được học. Giáo viên cần sử dụng nhiều tư liệu và ý tưởng khác nhau để khêu gợi tính tò mò tự nhiên của trẻ. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, các câu chuyện hoặc các hoạt động và tư liệu mang tính chất khác lạ thường khêu gợi trí não nhiều hơn là những thứ có thể đoán trước được. Kỹ năng giao tiếp: Giáo viên cần dạy trẻ biết thể hiện bản thân và diễn đạt ý tưởng của mình cho người khác hiểu, trẻ cần cảm nhận được vị trí, kiến thức của mình trong thế giới xung quanh nó. Đây là một kỹ năng cơ bản và khá quan trọng đối với trẻ. Nó có vị trí chính yếu khi so với tất cả các kỹ năng khác như đọc, viết, làm toán và nghiên cứu khoa học. Nếu trẻ cảm thấy thoải mái khi nói về một ý tưởng hay chính kiến nào đó, trẻ sẽ trở nên dễ dàng học và sẽ sẵn sàng tiếp nhận những suy nghĩ mới. Đây chính là yếu tố cần thiết để giúp trẻ sẳn sàng học mọi thứ. Ngoài ra, ở trường mần non giáo viên cần dạy trẻ nghi thức văn hóa trong ăn uống qua đó dạy trẻ kỹ năng lao động tự phục vụ, rèn tính tự lập như: Biết tự rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, chỉ ăn uống tại bàn ăn, biết cách sử dụng những đồ dùng, vật dụng trong ăn uống một cách đúng đắn, ăn uống gọn gàng, không rơi vãi, nhai nhỏ nhẹ không gây tiếng ồn, ngậm miệng khi nhai thức ăn, biết mời trước khi ăn, cảm ơn sau khi ăn, biết tự dọn, cất đúng chỗ bát, 9 Người thực hiện: Nguyễn Thị Thủy – Trường Mầm non EaTung SKKN: “Một số biện pháp dạy trẻ về kỹ năng sống cho trẻ mầm non” biết lắng nghe trình bày và diễn đạt được ý của mình khi vào trong các nhóm trẻ khác nhau, giúp trẻ luôn cảm thấy tự tin khi tiếp nhận các thử thách mới. Điều này liên quan tới việc đứa trẻ có cảm thấy thoải mái, tự tin hay không đối với mọi người xung quanh, cũng như việc mọi người xung quanh chấp nhận đứa trẻ đó như thế nào? Cần chuẩn bị cho trẻ sự tự tin, thoải mái trong mọi trường hợp nhất là trong việc ăn uống để chúng ta không phải xấu hổ vì những hành vi không đẹp của trẻ. - Thường xuyên liên hệ với phụ huynh để kịp thời nắm tình hình của trẻ, trao đổi với phụ huynh những nội dung và biện pháp chăm sóc và giáo dục trẻ tại nhà, bàn bạc cách giải quyết những khó khăn gặp phải. Biện pháp 5: tuyên truyền các bậc cha mẹ cách dạy trẻ kỹ năng sống trong gia đình - Có thể thấy, trẻ thường dễ dàng kết bạn khi chơi theo đôi bạn trong môi trường của riêng chúng hơn là chơi trong một nhóm bạn tại trường. Nhiều giáo viên thấy rằng, một số trẻ có khó khăn trong việc kết bạn hoặc chia sẻ với bạn theo nhóm lớn, lại có thể hình thành mối liên kết thân thiết với bạn mới trong môi trường gia đình của trẻ. Cha mẹ có thể giúp trẻ phát triển kỹ năng cảm xúc và xã hội bằng cách tạo ra các mối liên kết bạn bè tại gia đình. Cha mẹ hãy hỏi trẻ muốn mời ai về nhà chơi? Mối quan hệ này được trẻ duy trì khi đến trường, khi có được mối liên kết với một trẻ nào đó trong lớp, các mối quan hệ khác sẽ hình thành tiếp theo một cách dễ dàng hơn. - Tuyên truyền để cha mẹ trẻ không nên bực bội khi trẻ về đến nhà hoặc cho rằng trẻ chỉ biết chơi suốt ngày. Cha mẹ cần có niềm tin với sự hướng dẫn của giáo viên và năng khiếu tò mò bẩm sinh của trẻ, trẻ có thể lĩnh hội kinh nghiệm nhằm giải quyết các vấn đề quan trọng, đọc, làm toán, thử nghiệm một số kỹ năng khoa học khi chơi với nhau. - Cha mẹ trẻ cần phối hợp với giáo viên một cách chặt chẽ và hợp lý bằng việc tham gia tình nguyện vào quá trình giáo dục trong nhà trừơng. Cha mẹ nên 11 Người thực hiện: Nguyễn Thị Thủy – Trường Mầm non EaTung
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_day_ky_nang_song_cho.doc