Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ 5 Tuổi trường Mầm non

docx 29 trang skquanly 29/05/2024 930
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ 5 Tuổi trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ 5 Tuổi trường Mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ 5 Tuổi trường Mầm non
 BÁO CÁO KẾT QUẢ
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
 1. Lời giới thiệu
 Như chúng ta đã biết trẻ em là niềm tự hào lớn của mỗi gia đình, là chủ 
nhân tương lại của đất nước, là lớp người kế tục sự nghiệp của cha anh, gánh 
vác mọi công việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc – xã hội chủ nghĩa. Mọi trẻ em 
sinh ra đều có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, tồn tại và phát triển. Khi xã 
hội ngày càng phát triền thì giá trị con người ngày càng được nhận thức đúng 
đắn và được đánh giá toàn diện. Vì một tương lai tươi sáng, thì ngay từ tuổi ấu 
thơ trẻ phải được hưởng nền giáo dục phù hợp hiện đại và toàn diện về mọi mặt: 
Đức, trí, thể, mỹ.
 Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên nhưng lại là nền tảng rất quan 
trọng đối với việc giáo dục sau này. Tâm hồn trẻ thơ như tờ giấy trắng rất non 
nớt, rất trong sáng và dễ tiếp thu những cái tốt cũng như những cái xấu bên 
ngoài. Tuy nhiên ở lứa tuổi này nếu như không biết uốn nắn, không đến nơi thì 
sẽ gây khó khăn cho các bậc học sau này. Chính vì vậy, người lớn chúng ta cần 
phải rèn luyện cho trẻ những thói quen tốt ngay từ nhỏ. Như ông bà ta có câu: 
“Dạy trẻ từ thuở còn thơ”. Thật vậy, với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế 
rất nhiều bậc phụ huynh có ít thời gian để quan tâm và hướng dẫn con cái chính 
vì vậy trẻ thường hay ỷ lại và không tự lo cho bản thân. Trẻ em ngày nay đã 
thông minh hơn, hoạt bát, lém lỉnh hơn nhiều so với trẻ ngày xưa. Tuy nhiên các 
con lại rất thiếu kĩ năng sống, thiếu khả năng tự lập thường hay dựa dẫm vào 
người lớn. Khi gặp khó khăn chúng tìm ngay đến người lớn mà không tìm cách 
giải quyết, điều này ảnh hưởng đến sự phát triển nhận thức, tình cảm của trẻ. Vì 
thế, để đạt được mục tiêu của ngành đưa ra thì giáo viên tìm cách hướng dẫn, chỉ 
bảo cho trẻ kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sống, kỹ năng tự phục vụ ngay từ bây 
giờ. Nếu trẻ biết tự phục vụ, trẻ sẽ thấy quý trọng bản thân, nuôi dưỡng những 
giá trị sống và hình thành kĩ năng sống tích cực trong trẻ, giúp trẻ cân bằng cuộc 
sống trên bốn lĩnh vực nền tảng: Thể trạng, tâm hồn, trí tuệ, tinh thần từ đó xây 
dựng cho trẻ những kĩ năng sống hòa nhập với môi trường xung quanh. Ở mối 
lứa tuổi trẻ cần có những tác động khác nhau đến kĩ năng sống của trẻ. Chăm 
sóc, giáo dục, nuôi dưỡng trẻ từ lứa tuổi mầm non chính là cơ sở để trẻ phát 
triển toàn diện vè thể chất, tình cảm, thẩm mỹ, trí tuệ là nền tảng cho quá trình 
phát triển nhân cách sau này của trẻ. 
 Chính vì vậy, tôi luôn quan tâm đến biện pháp rèn luyện kĩ năng tự phục 
vụ cho trẻ đặc biệt ở lứa tuổi 3-4 tuổi. Ở lứa tuổi này bước đầu có khả năng giao 
tiếp, có thể học những bài học tự phục vụ đơn giản rồi dần dần dến phức tạp. 
Qua tìm tòi nghiên cứu, nhận thức sâu sắc ý nghĩa, vai trò quan trọng của kĩ 
năng tự phục vụ với sự phát triển của trẻ, tôi đã lựa chon đề tài: Một số biện 
pháp giáo dục kĩ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi với 
mong muốn góp phần công sức nhỏ bé của mình trong việc nâng cao giáo dục kĩ 
 1 không có người lớn bên cạnh. Vì phần lớn các gia đình chỉ có một đến hai con 
nên trẻ được mọi người chiều chuộng, chỉ cần đòi cái gì là sẽ được đáp ứng 
ngay, cha mẹ thường làm thay trẻ mọi việc nên từ đó khiến trẻ có tính phụ thuộc 
cao. Các cha mẹ luôn lo lắng những điều không may sẽ xảy đến với con mình 
nên sẵn sàng làm thay trẻ mọi chuyện, điều đó làm cho trẻ cứ gặp khó khăn là lại 
nhờ người lớn giúp, gặp phải vấn đề là thu mình.
 Đối với giáo viên luôn nhận thức đầy đủ và có thái độ đúng đắn trong việc 
giáo dục tính tự lập cho trẻ lên ba. Song hướng dẫn trẻ hình thành tính tự phục 
vụ tuy vẫn còn hạn chế cho nên nhiều giáo viên cho rằng trẻ vẫn còn nhỏ để rèn 
tính tự lập bên cạnh những khó khăn đó người giáo viên cần phải có tính kiên trì 
cần có nhiều thời gian vì trẻ mới đang bắt đầu hình thành tính tự phục vụ.
 Vì vậy để hình thành tính tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo, giáo viên phối hợp 
với phụ huynh có những biện pháp giáo dục phù hợp nhằm phát huy khả năng tự 
phục vụ làm cơ sở hình thành nên nhân cách của trẻ sau này.
 Vậy “Tự phục vụ là gì”?
 Tự phục vụ là phương tiện không thể thiếu để giúp trẻ tăng năng lực hội 
nhập, tích cực, chủ động, sáng tạo, tự tin, vững vàng trước mọi khó khăn thử 
thách. Tự phục vụ là chìa khóa của sự sống còn sự phát triển, sự thành công của 
con người.
 Khi nhắc đến kĩ năng tự phục vụ đối với trẻ mầm non, nhiều người cho 
rằng cái gì đó rất cao siêu, nhưng thực tế dạy tự phục vụ là dạy những thói quen 
sinh hoạt rất thường ngày trong giao tiếp ứng xử của trẻ với bản thân, với những 
người xung quanh.
 * Cơ sở thực tiễn
 Bản thân tôi là một giáo viên được nhà trường phân công công tác giảng 
dạy trẻ 3-4 tuổi. Qua những năm trực tiếp giảng dạy tôi nhận thấy kĩ năng tự 
phục vụ bản thân của trẻ 3-4 tuổi còn rất hạn chế hầu như trẻ thụ động và phụ 
thuộc rất nhiều vào giáo viên. Điều đó khiến trẻ ỷ lại, lười làm, dựa dẫm không 
chủ động được trong cuộc sống hàng ngày, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển 
nhân cách của trẻ sau này.
 Từ những lý do trên mà tôi đã lựa chon đề tài: Một số biện pháp giáo 
dục kĩ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi C trường mầm 
non Thanh Vân - Xã Thanh Vân - Huyện Tam Dương - Tỉnh Vĩnh Phúc, 
với quyết tâm tìm ra một số biện pháp để nghiên cứu, áp dụng vào thực tế dạy 
học.
 7.1.2. Thực trạng giáo dục kĩ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ mẫu 
giáo 3-4 tuổi trường mầm non Thanh Vân
 Là một giáo viên phụ trách lớp mẫu giáo 3-4 tuổi C, bước đầu tôi có 
những thuận lợi và khó khăn sau:
 * Thuận lợi
 3 - Lớp 3-4 tuổi C có 2 giáo viên đứng lớp đạt trình độ trên chuẩn có bằng: 
Đại học sư phạm mầm non.
 Nhóm lớp: 17 nhóm lớp trong đó : Nhà trẻ: 3 nhóm lớp
 Mẫu giáo: 14 nhóm lớp
 Trẻ
 - Khối 3 tuổi có 4 lớp có tổng số trẻ là 105 trẻ (Nam: 47 trẻ; Nữ: 58 trẻ)
 - Lớp 3-4 tuổi C có tổng số trẻ: 27 trẻ trong đó: Trẻ nam: 10 trẻ
 Trẻ nữ: 17 trẻ
 * Khó khăn
 Khả năng nhận thức của trẻ trong lớp không đồng đều, có một số trẻ nói 
vẫn chưa thạo, ngôn từ chưa phong phú nên gây khó khăn trong việc thể hiện ý 
muốn của mình đối với cô giáo. Nhiều trẻ khả năng tự phục vụ còn rất yếu, còn 
rụt rè, nhút nhát. Bên canh đó còn một số trẻ nghe nhưng chưa hiểu được các 
yêu cầu của cô, thích làm theo ý mình nên gây khó khăn trong việc rèn nề nếp 
cho trẻ.
 Nhiều phụ huynh chưa hiểu và quan tâm đến việc giáo dục rèn kĩ năng tự 
phục vụ cho trẻ. Gây khó khăn trong viếc phối hợp giữa giáo viên và gia đình,
để giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ.
 Tôi đã tiến hành khảo sát khả năng tự phục vụ của trẻ ngay từ đầu năm 
học, kết quả nhận được như sau:
Bảng 1: Kết quả các cháu tự phục vụ trong lớp
 Đạt Chưa đạt
 ST Số 
 Nội dung khảo sát
 T trẻ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ 
 lượng % lượng %
 1 Tự lấy nước, cầm cốc uống 9 33% 18 67%
 2 Tự xúc cơm 10 37% 17 63%
 3 Tự cất bát, ghế sau khi ăn 9 33% 18 67%
 4 Tự cởi, mặc quần áo 8 30% 19 70%
 27
 5 Tự đội mũ 12 48% 15 52%
 6 Tự đeo tất 10 37% 17 63%
 7 Tự đeo giày, dép 9 33% 18 67%
 8 Tự cất gối sau khi ngủ dậy 8 30% 19 70%
 9 Tự cất đồ dùng cá nhân 9 33% 18 67%
 5 7.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến
 7.2.1. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch
 Thời gian đầu, khi tôi mới nhận lớp tôi thấy khả năng nhận thức của trẻ
chưa tốt, khả năng tự phục vụ còn hạn chế (Bảng 1). Có một số trẻ nói chưa tốt, 
chưa biết một số thói quen tự tự phục vụ đơn giản như các cháu khát nước chưa 
biết cách cầm cốc uống, chưa biết cách rót nước như thế nào cho khỏi đổ vào 
quần áo vẫn cần tới sự giúp đỡ của cô. Có một số trẻ có nhu cầu đi vệ sinh 
nhưng không biết cởi quần như thế nào và đã tè dầm ra quần , có một số trẻ thì 
chưa biết xúc cơm hoặc cầm thìa sai tay (Tay trái), trẻ ăn xong chưa biết cất bát 
hoặc ghế đúng nơi quy định, chưa biết đi giày, cất đồ dùng của mình vào tủ, 
không biết giúp đỡ bố mẹ, bạn bè, cô giáo những công việc vừa sức...Bên cạnh 
đó, còn một số trẻ nghe chưa kịp và chưa hiểu hiệu lệnh của cô “Các con hãy 
giúp cô lấy ghế về bàn ngồi”. Chính vì các con chưa hiểu nên không thực hiện 
được. Tuy nhiên có một số kĩ năng phục vụ rất tốt nhưng thiếu tính chủ động trẻ 
luôn chờ người lớn nhắc nhở thì trẻ mới tự làm.
 Ngày nay nội dung giáo dục kĩ năng tự phục vụ đã được chú trọng. Tuy 
nhiên việc giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ cần phải có thời gian và kiên 
trì để giúp trẻ tự phục vụ bản thân mình.
 Từ những nhận thức của mình về vấn đề giáo dục tự phục vụ bản thân cho 
trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi, tôi định hướng được nhiệm vụ của mình trong công việc 
và để gặt hái được nhiều thành quả tốt nhất trong quá trình thực hiện nên tôi đã 
thực hiện ngay từ đầu năm học, tôi đã tiến hành khảo sát trẻ theo những kĩ năng 
cần thiết để giáo dục trẻ biết tự phục vụ bản thân mà tôi đã xác định ở trên 
(Bảng 1).
 7.2.2. Biện pháp 2: Phối hợp với phụ huynh
 Thường xuyên trao đổi thông tin giữa giáo viên và phụ huynh của trẻ. Giáo 
viên cần tìm hiểu thêm thông tin về trẻ từ phụ huynh: “Ở nhà cháu có hay giúp 
đỡ ông bà không? Cháu thích làm những việc gì giúp bố mẹ? Bố mẹ có để cho 
cháu tự phục vụ bản thân những việc vừa sức không? Đi giày dép, xếp quần áo 
của mình, tự xúc ăn...”
 Ngoài những việc tìm hiểu từ phụ huynh thì tôi thường xuyên phản hồi 
thông tin về trẻ cho phụ huynh nắm được. “Ở lớp cháu là người cháu là người 
như thế nào? Cháu có hay giúp đỡ cô không? Những việc trẻ làm tốt khi ở lớp” 
để phụ huynh tiếp tục khuyến khích cho cháu làm tốt ở nhà nhằm tạo thói quen 
tốt cho trẻ.
Hình ảnh minh họa
 7 7.2.3. Biện pháp 3: Xây dựng môi trường với trọng tâm giáo dục kĩ 
năng tự phục vụ ngay tại gia đình
 Việc hướng dẫn và rèn luyện các kĩ năng tự phục vụ cho trẻ nếu chỉ có cô 
giáo và nhà trường thì không thể thành công mà phải có sự phối hợp của các 
thành viên trong gia đình trẻ như: Bố, mẹ, ông, bà, anh, chị, em....
 Các thành viên trong gia đình luôn tạo cơ hội cho bé thấy các việc làm và 
cách thức làm việc của mình, đồng thời nên giải thích cho bé về việc đó (Dù bé 
có hiểu hay không). Sau đó khuyến khích trẻ tham gia vào công việc với khả 
năng của trẻ. Ví dụ: Mẹ đang nhặt rau để nấu canh, hãy bảo trẻ cùng làm hộ, sau 
đó mẹ hướng dẫn bé cách nhặt rau, mặc dù trẻ có thể làm chưa khéo, có thể rau 
sẽ bị dập nát nhưng hãy cho con làm để có cơ hội rèn luyện lòng yêu thích công 
việc cũng như có các kĩ năng làm việc ngay từ khi còn nhỏ. Có thể tích cực nhờ 
vặt trẻ để trẻ có nhiều cơ hội được làm việc thì trẻ mới có kĩ năng. Không nên có 
suy nghĩ đợi trẻ lớn mới dạy, thậm chí có thể dạy bé từ lúc 16 tháng, đừng sợ 
con làm hư hay làm vỡ mà làm thay cho con. 
 Ảnh: Bé giúp mẹ nhặt rau
 9 Ảnh: Trẻ có kĩ năng gấp quần áo
 Nếu trẻ không biết đi giày, không biết mặc quần áo cho chính mình thì 
trẻ cũng không biết làm điều đó với người khác. Dạy cho trẻ khả năng tự chăm 
sóc mình, ngoài việc tốt cho bản thân trẻ, trẻ tự chăm sóc bản thân cũng là cách 
giúp đỡ những người trong gia đình...
 Trẻ không tự chăm sóc mình thì sẽ không cảm nhận được sự vất vả khi 
làm việc và không biết thông cảm, thấu hiểu thì không có sự chia sẻ, gắn bó với 
những tình cảm mà người khác đã giành cho mình. 
Tự nhặt đồ chơi, tự cởi mặc quần áo, rửa mặt, rửa tay, đánh răng, tự đi dép, 
chuẩn bị mũ, áo khoác, khẩu trang ra ngoài, tự ăn, tự đi lên xuống cầu thang...
 Trẻ ở độ tuổi này hoàn toàn tự chăm sóc bản thân chính vì tôi chỉ cần 
khuyến khích, động viên trẻ trong những những buổi học đầu tiên đã làm trẻ có 
hứng thú với việc tự phục vụ cho bản thân mình.
 11

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_day_ky_nang_song_cho.docx