Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và cách chế biến món ăn ngon cho trẻ ở trường mầm non

docx 15 trang skquanly 18/05/2024 1760
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và cách chế biến món ăn ngon cho trẻ ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và cách chế biến món ăn ngon cho trẻ ở trường mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và cách chế biến món ăn ngon cho trẻ ở trường mầm non
 Một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và cách chế biến món ăn ngon 
 tại trường mầm non.
 MỤC LỤC
NỘI DUNG TRANG
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:........... 01
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:......................02 
1/ CƠ SỞ LÝ LUẬN:.......................02
2/ THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN..................02
3/ CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:............................................................ .03
1. Biện pháp 1: Tham khảo kinh nghiệm cũng như học hỏi các cách chế biến món 
ăn mọi lúc, mọi nơi để nâng cao kiến thức và kỹ năng chế biến 
.............................................................................................................................03
2. Biện pháp 2. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ...... ..............................03
3. Biện pháp 3. Vệ sinh môi trường trong và ngoài bếp ......... 65
4. Biện pháp 4. Kiểm tra quá trình sơ, chế biến thực phẩm.07
5. Biện pháp 5: Xây dựng thực đơn theo mùa đầy đủ cân đối.............07
6. Biện pháp 6: Xây dựng kế hoạch cụ thể cho tổ.. ....................11
7. Biện pháp 7: Một số cách chế biến giúp trẻ ăn ngon miệng khỏe mạnh và phát 
triển......................................................................... ....................12
7. Biện pháp 8: Tuyên truyền giáo dục để nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn 
thực phẩm cho giáo viên và học sinh....................... ....................
III/ KẾT LUẬN CHUNG: ................................................................. Một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và cách chế biến món ăn ngon 
 tại trường mầm non.
 PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận
 Dinh dưỡng là nhu cầu sống hàng ngày của con người, đặc biệt là trẻ em cần 
dinh dưỡng để phát triển thể lực và trí tuệ, còn người lớn cần dinh dưỡng để duy trì 
sự sống và làm việc, hay nói cách khác dinh dưỡng quyết định sự tồn tại và phát 
triển của cơ thể mà đặc trưng cơ bản của sự sống là sinh trưởng, phát triển, sinh 
sản, cảm ứng, vận động, trao đổi chất và năng lượng. 
 Để trẻ có một cơ thể khỏe mạnh các giáo viên cũng như các nhân viên chúng 
tôi luôn tìm cách cung cấp cho trẻ đầy đủ cũng như cân đối các chất dinh dưỡng 
phù hợp với lứa tuổi để trẻ lớn và khỏe mạnh. Với chế độ dinh dưỡng của các phụ 
huynh Việt Nam thì sự hiểu biết về chế độ dinh dưỡng cũng như cách chế biến sao 
cho đầy đủ chất nhất lại chưa được quan tâm. Chính vì vậy mà trong các trường 
mầm non còn xuất hiện nhiều trẻ thấp còi và suy dinh dưỡng. Nếu thiếu ăn trẻ sẽ là 
đối tượng đầu tiên chịu hậu quả của các bệnh về dinh dưỡng như: suy dinh dưỡng, 
còi xương
2. Thuận lời và khó khăn
2.1. Thuận lợi
 - Được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của Phòng Giáo Dục và Ban Giám 
Hiệu trường đã thường xuyên cho tôi đi học tập các chuyên đề về nuôi dưỡng, vệ 
sinh an toàn thực phẩm các trường bạn trong huyện.
 - Trường thực hiện kí kết hợp đồng thực phẩm với các công ty thực phẩm 
sạch có chứng nhận theo qui định Vệ sinh an toàn thực phẩm.
 - Nhân viên trong tổ nuôi đoàn kết, yêu nghề, mến trẻ, hiểu rõ tầm quan 
trọng của việc chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ trong trường Mầm Non
 - Trẻ ăn bán trú tại trường là 100%.
 - 100% nhân viên trong tổ có trình độ trung cấp trở lên, 89% nhân viên có 
trình độ Cao đẳng nấu ăn.
 - Bếp đảm bảo tiêu chuẩn bếp 1 chiều
 - Trường đã trang bị những đồ dùng, dụng cụ phục vụ trẻ đều bằng inox đảm 
bảo vệ sinh an toàn cho trẻ 
2.2. Khó khăn
 - Nhiều trẻ gia đình chưa có điều kiện chăm sóc tốt, thể lực trẻ chưa đạt yêu 
cầu so với độ tuổi, vệ sinh cá nhân chưa thật sự gọn gàng, sạch sẽ. Một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và cách chế biến món ăn ngon 
 tại trường mầm non.
 - Khi chọn rau thực phẩm phải tươi ngon, không có thuốc trừ sâu hay chất 
kích thích, chất xúc tác. Thức ăn đóng gói ( đồ khô: miến, mì, ..) phải chọn thương 
hiệu, uy tín về chất lượng, đảm bảo vệ sinh khô, ráo, hạn sử dụng rõ ràng.
 Cụ thể: Bằng việc hàng ngày, tôi cùng chị em thực hiện nghiêm ngặt việc 
giao nhận thực phẩm với các công việc giao nhận thực phẩm với công ty cung cấp 
thực phẩm sạch, an toàn, uy tín có cam kết 2 bên.
 - Rau quả rửa sạch dưới vòi nước không nên cắt nhỏ ngâm nước, xương thịt 
cần trần qua nước sôi, rửa sạch, sau đó mới đem sơ chế, chế biến để giảm bớt các 
độc tố.
 Hàng ngày trước khi bếp hoạt động, các nhân viên nuôi chúng tôi thay phiên 
nhau đến sớm làm công tác thông thoáng phòng cho không khí lưu thông và lau 
dọn sàn nhà, kệ bếp, kiểm tra hệ thống điện, gas trước khi hoạt động. Nếu có điều 
gì biểu hiện không an toàn thì nhân viên chúng tôi báo ngay với lãnh đạo nhà 
trường để biết và kịp thời xử lý.
Ngoài công tác vệ sinh hàng ngày, định kỳ thì hàng tháng phải tổng vệ sinh xung 
quanh nhà bếp, vệ sinh nhà bếp – dụng cụ nhà bếp – dụng cụ ăn uống nơi sơ chế 
thực phẩm sống – khu chế biến thực phẩm – chia cơm – nơi để thức ăn chín
 Khu nhà bếp chế biến thực phẩm được đảm bảo vệ sinh và tránh xa nhà vệ 
sinh, bãi rác, khu chăn nuôiKhông có mùi hôi thối xảy ra khi chế biến thức ăn.
 + Dao thớt sau khi chế biến luôn được rửa sạch để ráo hàng ngày và được sử 
dụng đúng giữa thực phẩm sống và chín+ Người không phận sự không được vào 
bếp.
 + Nơi chế biến thực phẩm luôn thường xuyên giữ vệ sinh sạch sẽ khô ráo có 
dụng cụ riêng cho thực phẩm sống và chín.
 + Bếp nấu ăn đảm bảo đủ ánh sáng và không khí.
 + Bếp thực hiện quy trình một chiều để đảm bảo vệ sinh.
 * Chọn thực phẩm sạch: 
 + Nếu thực phẩm sống: Chỉ lựa chọn những thực phẩm còn tươi mới, không 
bị dập nát, và không có mùi lạ.
 + Nếu thực phẩm là chín: Không để lẫn thực phẩm sống, khi dùng có dao 
thớt dùng riêng, có dụng cụ đậy kín, và nếu màu sắc lòe loẹt không tự nhiên, không 
có bao gói thì không lựa chọn.
 + Nếu thực phẩm gói sẵn không nhận hàng hóa không có nhãn mác, không 
ghi hạn sử dụng, không ghi rõ nơi sản xuất. Một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và cách chế biến món ăn ngon 
 tại trường mầm non.
 + Đối với rau: Chọn rau phải tươi ngon, không bị dập nát hoặc vàng úa. 
Ngoài ra chúng tôi còn trồng rau sạch tại trường không phun thuốc để cung cấp 
thêm một phần rau sạch cho các con.
 + Đối với loại hạt, củ, quả khô: Chúng ta không nên chọn những thực phẩm 
bị mốc, mọt. Nhất khi chọn gạo, lạc, vừng nên chọn những loại gạo ngon, không 
có mày chấu, không có sạn, không có mọt, không có mùi hôi, không bị mốc
 + Đối với bún : Bún ngon là bún có sợi dẻo trắng không có mùi chua, có mùi 
thơm của gạo. Ngược lại bún có màu sắc đục, sợi bún khô không dính vào nhau có 
mùi chua là bún không ngon.
+ Đối với thực phẩm làm gia vị: như nước mắm, dầuKhi nhận chúng tôi luôn 
chú ý đến hãng sản xuất và thời hạn sử dụng cuả sản phẩm để đảm bảo được an 
toàn. Từ đó, chúng tôi thấy được nếu chúng ta lựa chọn những thực phẩm không 
đảm bảo vệ sinh , tươi ngon thì bữa ăn của chúng ta không mang lại giá trị dinh 
dưỡng cao.
 Từ việc lựa chọn thực phẩm tôi đã rút ra cho mình một số kinh nghiệm về 
lựa chọn thực phẩm, tôi đã áp dụng vào việc lựa chọn thực phẩm cho gia đình 
mình và nhà trường, để chế biến những món ăn ngon ở nhà và ở trường .
3.3. Biện pháp 3. Vệ sinh môi trường trong và ngoài bếp:
* Trong bếp: 
 - Vệ sinh đồ dùng dụng cụ chế biến:
 Đồ dùng dụng cụ khi chế biến là chỉ tiêu được đặt lên hàng đầu khi chúng 
tôi bắt đầu chế biến món ăn. Trước khi chế biến đồ dùng dụng cụ phải tráng rửa 
sạch sẽ để khô ráo mới mang vào sử dụng. Các dụng cụ như: Thớt, dao, xoong, nồi 
luôn được rửa sạch mới đưa vào nấu và sơ chế. Chúng tôi phân loại đồ dùng dụng 
cụ sống và chín riêng rẽ không để lẫn và nhầm tránh sử dụng nhầm lẫn để đảm bảo 
vệ sinh ATTP. Khi sơ chế, chế biến và chia ăn luôn đeo găng tay của từng công 
đoạn.
 Sau khi sử dụng xong mọi dồ dùng luôn rửa sạch sẽ và được úp ráo nước 
đúng vị trí.
 * Vệ sinh môi trường
 a. Nguồn nước:
 Nước uống luôn được đun sôi để nguội và đựng vào bình có nắp đậy bằng 
Inoox, tất cả các lớp đều có bình đựng nước và bình đựng nước được cọ rửa hàng 
ngày Một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và cách chế biến món ăn ngon 
 tại trường mầm non.
 Từ khi được phân công trực tiếp làm công tác nấu ăn cho trẻ tôi không 
ngừng học tập nâng cao trình độ, đặc biệt là nâng cao kiến thức chăm sóc nuôi 
dưỡng trẻ qua các phương tiện như: Tìm trên sách báo, truyền hình, khai thác trên 
mạng và tham gia học tập các lớp nâng cao nghiệp vụ, các lớp tập huấn về chế biến 
món ăn cho trẻ mầm non, qua học hỏi đồng nghiệp. Bên cạnh luôn được sự quan 
tâm giúp đỡ của BGH nhà trường, kết hợp cùng cô giáo trên lớp tìm hiểu tâm lý, sở 
thích của trẻ chế biến món ăn cho phù hợp.
* Kỹ thuật chế biến thức ăn
 Đây là khâu quyết định một bữa ăn ngon đạt được độ cảm quan cao
 - Để trẻ ăn ngon, ăn hết suất thì thức ăn phải có mùi vị thơm ngon hấp dẫn, 
thường xuyên thay đổi cách chế biến. Trong quá trình nấu nướng, biết cách phối 
hợp với từng món ăn để tạo nên mùi vị đặc trưng.
 VD: Khi chế biến tôi thường phối hợp các loại rau quả có màu sắc đẹp để trẻ 
dễ bị thu hút, lôi cuốn tạo cảm giác hứng thú, thích ăn.
 - Tẩm ướt thức ăn từ 10 – 15 phút trước khi phi hành thơm đem xào nấu.
 - Để tăng cường bổ sung chất sắt cho trẻ đề phòng chống thiếu máu cụ thể:
 - Khi chế biến thức ăn cho trẻ tôi giảm bớt lượng muối nên tăng cường 
lượng nước mắm rất dinh dưỡng (Nước mắm có bổ sung chất sắt) phối hợp thêm 
một số loại rau quả có chứa nhiều vitaminc để có tác dụng tốt cho việc hấp thụ chất 
sắt, phòng chống được các bệnh tật khi chuyển mùa.
 VD: Như rau đay hàm lượng Vitamin C là 77, Rau mồng tơi 72, Bắp cải 30, 
Cà chua 40, Bí ngô 40
 - Tăng lượng thức ăn giàu canxi giúp cho sự phát triển chiều cao của trẻ, kết 
hợp với việc uống sữa hàng ngày.
 Một lưu ý là: Khi sơ chế thức ăn phải chú ý cắt thái nhỏ hoặc say nhỏ các 
loại rau, thực phẩm thịt, cá thì xay nhỏ và khi chế biến phải nấu mềm, nhừ để trẻ 
dễ ăn, dễ tiêu hoá.
 Để công việc chăm sóc nuôi dưỡng có kết quả tôi đã kết hợp với mọi người 
để cùng tham gia như:
 - Kết hợp với y tá trường thường xuyên kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho các 
cháu để phát hiện cháu không tăng cân hoặc tăng cân đến mức béo phì, tôi đề đạt ý 
kiến với BGH và các cô trên lớp có các biện pháp điều chỉnh thực đơn chế độ ăn 
cho các cháu hàng ngày phù hợp.
Ví dụ như: Một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và cách chế biến món ăn ngon 
 tại trường mầm non.
- Bếp được vệ sinh khô ráo, sạch sẽ.
- Trẻ ăn ngon miệng hết suất, tăng cân, có sức khỏe tốt, đi học chuyên cần cao, 
đảm bảo tỉ lệ chuyên cần, bé ngoan ca.
- Phụ huynh yên tâm gửi con đến trường ngày càng đông
- Trẻ em giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng một cách rõ rệt. 
 PHẦN III. KÊT LUẬN CHUNG
Sau những năm nấu ăn tại trường học hỏi được một số kinh nghiệm chế biến các 
món ăn trong gia đình cũng như trong trường mầm non.
Bên cạnh đó các cô luôn phải tìm tòi học hỏi để trau rồi kiến thức và vận dụng vào 
công việc của mình đồng thời các cô phải linh hoạt và sáng tạo chế biến ra nhiều 
món ăn mới lạ để thu hút sự hứng thú của trẻ, làm cho trẻ lúc nào cũng có cảm giác 
muốn đến trường.
Rút ra kinh nghiệm khi đi lựa chọn thực phẩm phải lựa chọn những thực phẩm 
tươi ngon đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và vận dụng những thực phẩm có 
sẵn ở địa phương để chế biến những món ăn phù hợp với trẻ, góp phần giúp trẻ ăn 
ngon miệng hết xuất.
Biết xây dựng thực đơn và tính khẩu phần có đầy đủ các chất dinh dưỡng để đáp 
ứng nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ trong ngày.
Biết phối hợp và trao đổi với các cô trên lớp để hiểu hơn về tâm lý của các cháu để 
từ đó có thể chế biến ra các món ăn phù hợp với các cháu giúp các cháu ăn ngon 
miệng.
Thường xuyên học hỏi để nâng cao chất lượng bữa ăn và phòng tránh ngộ độc .
 Sự đoàn kết nhất trí lòng nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ tinh thần trách nhiệm 
cao của giáo viên, nhân viên nhà trường nói chung và chị em trong tổ nuôi nói 
riêng.
 Mạnh dạn đề xuất với ban giám hiệu những vấn đề liên quan đến công tác 
nuôi dưỡng.
 Thường xuyên họp tổ rút kinh nghiệm đề ra phương hướng tuần kế tiếp. 
Định kỳ hàng tháng tham ra dự họp cùng ban giám hiệu điểm rút kinh nghiệm 
những vấn đề đã làm được và chưa làm được, thông qua đó có kế hoạch thực hiện 
tốt hơn.
 Tham gia thi chế biến món ăn dành cho trẻ mầm non cấp trường
 Để thực hiện tốt công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non, 
tôi kính mong BGH cùng các cấp lãnh đạo cấp trân có thẩm quyền quan tâm hơn 
nữa đến chính sách , chế độ hỗ trợ vật chất và tinh thần đối với nhân viên nuôi 
dưỡng để chúng tôi có thể yên tâm găn bó với công việc

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_dam_bao_ve_sinh_an_to.docx