Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường Mầm non

doc 14 trang skquanly 18/05/2024 2060
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường Mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường Mầm non
 I. PHẦN MỞ ĐẦU
 1. Lý do chọn đề tài, sáng kiến, giải pháp.
 Sinh thời Bác Hồ kính yêu đã từng nói: “Trẻ em hôm nay
 Thế giới ngày mai”
 Đúng vậy, trẻ em là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất 
nước, là lớp người kế tục sự nghiệp của cha anh, gánh vác mọi công việc xây dựng và 
bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Mọi trẻ em sinh ra đều có quyền được chăm sóc, 
nuôi dưỡng, tồn tại và phát triển. Khi xã hội ngày càng phát triển thì giá trị con người 
ngày càng được nhận thức đúng đắn và được đánh giá toàn diện. Trẻ em là những chủ 
nhân tương lai đất nước, chính vì thế ngay từ tuổi ấu thơ, trẻ phải được hưởng chế độ 
chăm sóc nuôi dưỡng phù hợp, hiện đại và toàn diện về mọi mặt về đức - trí - thể - 
mỹ. Để đạt được mục tiêu giúp trẻ phát triển toàn diện thì ta cần phải kết hợp hài hoà 
giữa nuôi dưỡng chăm sóc sức khoẻ và giáo dục đó là điều tất yếu.
 Đặc biệt, trẻ trong giai đoạn từ 0-6 tuổi là giai đoạn trẻ phát triển nhanh hơn 
bất kỳ giai đoạn nào khác trong cuộc đời. Đây là giai đoạn cơ thể trẻ rất non nớt, dễ 
bị lây nhiễm các chất độc hại từ các loại thực phẩm không an toàn. Giai đoạn này bản 
thân trẻ nhỏ chưa ý thức được việc chăm sóc sức khỏe của bản thân. Sự phát triển của 
trẻ phụ thuộc rất lớn vào việc nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe của người lớn. Muốn 
trẻ khoẻ mạnh, thông minh thì vấn đề chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ vô cùng quan trọng, 
mà cốt lõi là công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ở các trường Mầm non.
 Ngày nay, dưới sự lãnh đạo và chỉ đạo của Đảng, Nhà nước cùng với sự phát 
triển chung của xã hội, mỗi gia đình đều có cuộc sống đầy đủ, sung túc hơn, trình độ 
dân trí cũng ngày được nâng cao lên rõ rệt. Chính vì vậy mà việc chăm sóc giáo dục 
trẻ cũng được gia đình và xã hội đặc biệt quan tâm hơn. Vậy quan tâm như thế nào là 
đúng mực, đúng cách để cơ thể trẻ ngày càng được khoẻ mạnh hơn, trẻ học tập tốt 
hơn, phát triển cân đối thì trước tiên chúng ta phải có một chế độ ăn uống cho trẻ một 
cách hợp lý, khoa học nhằm giúp trẻ ăn uống ngon miệng ăn hết suất nhưng luôn đảm 
bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với trẻ đó mới chính là vấn đề hết sức quan trọng 
ở trong trường Mầm non.
 Dinh dưỡng cho trẻ trong những năm đầu đời là tiền đề, là điều kiện cần và đủ 
cho sự phát triển về mọi mặt sau này của đứa trẻ một cách toàn diện. Trẻ ở lứa tuổi 
nhà trẻ, mẫu giáo còn quá nhỏ nên gần như hoàn toàn trẻ phải dựa vào sự giúp đỡ, 
phục vụ của các cô giáo trong việc chơi, học, ăn, ngủ,... của trẻ. Bên cạnh vai trò đặc 
biệt quan trọng của người giáo viên trực tiếp dạy dỗ, chăm sóc trẻ thì bếp ăn bán trú 
với số lượng trẻ đông thì việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà trường là 
điều hết sức quan trọng. Ở lứa tuổi mầm non trẻ rất dễ bị tổn thương bởi các yếu tố 
có hại của ngoại cảnh ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ, nếu chúng ta không chăm sóc cho 
trẻ một cách cẩn thận thì trẻ dễ bị các yếu tố ngoại cảnh đó làm ảnh hưởng đến sức 
khỏe trẻ. Chính vì vậy mà ngộ độc thực phẩm là một trong những yếu tố có nguy cơ 
cao ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Mặt khác, ở trường mầm non là nơi tập trung 
đông trẻ, vì vậy, đòi hỏi những người chăm sóc nuôi dưỡng trẻ cần nắm được một số 
kiến thức quan trọng trong việc lựa chọn các loại thực phẩm tươi ngon, chế biến thực trường mầm non khác trong địa bàn huyện nói riêng và có thể áp dụng rộng rãi đối 
với các trường mầm non trong tỉnh nói chung.
 2. phÇn néi dung
 2.1. Thực trạng của vấn đề mà đề tài, sáng kiến, giải pháp cần giải quyết
 Trong những năm gần đây đã xảy ra nhiều vụ ngộ độc thực phẩm ở các địa 
phương, làm ảnh hưởng đến sức khoẻ và tính mạng của nhiều người. Nhà trẻ, mẫu 
giáo là nơi tập trung đông trẻ, bản thân trẻ còn non nớt, chưa chủ động, ý thức được 
đầy đủ về dinh dưỡng và vệ sinh, an toàn thực phẩm, nếu để xảy ra ngộ độc thực 
phẩm trong các cơ sở GDMN thì hậu quả thật khôn lường. Vì vậy, giáo dục dinh 
dưỡng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, xây dựng mô hình thực phẩm sạch, đề 
phòng ngộ độc thức ăn là vấn đề có ý nghĩa thực tế vô cùng quan trọng.
 *Quy mô trường lớp
 Toàn trường có 8 lớp/183 trẻ 
 Trong đó: Nhà trẻ: 02 nhóm/40 trẻ; Mẫu giáo: 06 lớp/143 trẻ.
 *Cơ sở trang thiết bị 
 Toàn trường có 08 phòng học đảm bảo kiên cố, có 02 phòng chức năng khác. 
Có 100% công trình vệ sinh đảm bảo tiêu chuẩn. Có 3 cụm với 3 bếp ăn 1 chiều đảm 
bảo đúng tiêu chuẩn, có đủ đồ dùng trang thiết bị phục vụ cho việc nấu ăn, chế biến 
thực phẩm cho trẻ.
 *Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên: 
 Tổng số: 25 đ/c (Ban giám hiệu: 03, giáo viên: 17, nhân viên: 05 100% cán bộ 
giáo viên, nhân viên đạt chuẩn trở lên, trên chuẩn 21/25 đ/c; tỷ lệ 84%
 Tổng số học sinh ăn bán trú tại trường là 08 lớp/183 trẻ, với mức ăn là 
12.000đ/ ngày/ trẻ.
 *Chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ:
 Qua theo dõi cân đo lên biểu đồ tăng trưởng đầu năm học kết quả cho thấy 
như sau:
 Cân nặng Chiều cao
 Suy Suy 
 Cân nặng Thấp 
 dinh dinh Cao bình Thấp còi 
 bình còi
 dưỡng dưỡng thường độ 1
 Tổng thường độ 2
 Độ tuổi độ 1 độ 2
 số trẻ
 Sl Tỷ Sl Tỷ Sl Tỷ Sl Tỷ Sl Tỷ Sl T
 lệ lệ lệ lệ lệ ỷ 
 % % % % % lệ
 %
 Nhà trẻ 40 36 90 4 10 35 87,5 5 12,5
 Mẫu giáo 143 129 90,2 14 9,8 128 89,5 15 10,5
 Cộng: 183 165 90,2 18 9,8 163 89 20 11
 Bước đầu thực hiện đề tài bản thân gặp phải một số thuận lợi và khó khăn như 
sau: Chỉ đạo giáo viên và nhân viên thực hiện nghiêm chỉnh các văn bản quy phạm 
pháp luật, công văn hướng dẫn nhiệm vụ năm học về VSATTP; tổ chức tập huấn bồi 
dưỡng kiến thức VSATTP cho cán bộ giáo viên, nhân viên, đặc biệt đội ngũ nhân 
viên cấp dưỡng tại trường, tăng cường tuyên truyền VSATTP cho cha mẹ của trẻ và 
nhân dân địa phương.
 Làm tốt công tác phân công phân nhiệm, thực hiện có hiệu quả việc nuôi 
dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ đề ra các chỉ tiêu cần đạt về số lượng, chất lượng, nuôi 
dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ. Xây dựng kế hoạnh chỉ đạo tốt các hoạt động nuôi 
dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ. Vào đầu năm học nhà trường tổ chức họp Ban giám 
hiệu nhà trường và Ban đại diện cha mẹ trẻ thống nhất về chế độ ăn uống, xây dựng 
thực đơn. Sau đó mời các nhà cung cấp thực phẩm (Thịt, cá, rau, gạo, trứng, sữa..) 
về ký hợp đồng. Nguồn thực phẩm cung cấp phải đủ về số lượng, đảm bảo điều kiện 
vệ sinh an toàn thực phẩm, giá cả hợp lý theo thị trường địa phương. 
 Chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất đồ dùng, thiết bị cho việc chăm sóc 
nuôi dưỡng trẻ ngay từ đầu năm học.
 Đưa nội dung vệ sinh dinh dưỡng và an toàn thực phẩm vào chương trình chăm 
sóc giáo dục trẻ mầm non, tăng cường giám sát công tác vệ sinh nói chung và vệ sinh 
an toàn thực phẩm nói riêng.
 Phối hợp có hiệu quả với các đoàn thể trong và ngoài nhà trường về phổ biến 
kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt là đội ngũ nhân viên nấu ăn, tăng 
cường tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm đến các bậc cha mẹ học sinh và nhân 
dân.
 Về chất lượng giáo dục: Chỉ đạo các lớp thực hiện đúng quy chế nuôi dưỡng, 
chăm sóc giáo dục trẻ. Thực hiện tốt các chuyên đề, đổi mới phương pháp giảng dạy 
tích hợp nội dung giáo dục dinh dưỡng vệ sinh an toàn thực phẩm vào các giờ học, 
các hoạt động khác trong ngày.
 Làm tốt công tác tuyên truyền tới các bậc phụ huynh về công tác thực hiện 
chuyên đề.
 Công tác vệ sinh của nhà bếp luôn luôn sạch sẽ, không để bụi bẩn, có đủ dụng 
cụ cho nhà bếp chế biến và đồ dùng ăn uống cho trẻ. Ngoài ra trong nhà bếp có bảng 
tuyên truyền 10 nguyên tắc vàng về vệ sinh an toàn thực phẩm cho mọi người thực 
hiện. 
 Đối với nhân viên nấu ăn phải kiểm tra sức khỏe. Trong quá trình chế biến 
thức ăn cho trẻ đầu tóc, quần áo phải gọn gàng, móng tay luôn cắt ngắn và sạch sẽ, 
tuyệt đối không được bốc thức ăn khi chia cho trẻ. Phân công cụ thể ở các khâu: Chế 
biến theo thực đơn, theo số lượng trẻ đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng và hợp vệ sinh.
 Ngoài công tác vệ sinh hàng ngày, định kỳ hàng tháng phải tổng vệ sinh xung 
quanh nhà bếp, vệ sinh bếp – dụng cụ nhà bếp – dụng cụ ăn uống nơi sơ chế thực 
phẩm sống – khu chế biến thực phẩm chín...
 Nhà trường phối hợp cùng với công đoàn tổ chức trồng vườn rau của bé cung 
cấp cho bếp ăn của trẻ, góp phần cung cấp dinh dưỡng sạch và cải thiện bữa ăn cho 
trẻ luôn đảm bảo vệ sinh và an toàn thực phẩm ở trong nhà trường. Bếp ăn cho trẻ cần được thiết kế theo đúng quy chuẩn bếp ăn một chiều (nghĩa là 
đi từ khu vực thức ăn sống đến khu vực thức ăn chín). Mỗi trẻ có một bát ăn, muỗng, 
ly uống nước riêng bằng inox và được đánh dấu bằng ký hiệu riêng của từng trẻ. 
Trước và sau khi chế biến, sau khi ăn cần phải vệ sinh sạch sẽ tất cả dụng cụ chế biến 
cũng như khu vực nhà bếp, tránh để ủ lâu ngày là điều kiện cho ruồi nhặng đậu bám 
vào gây mất vệ sinh và ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
 *Bảo quản thực phẩm:
 + Để riêng thực phẩm sống và chín: nếu để thực phẩm như thịt, thủy sản, rau 
quả tiếp xúc với thực phẩm chín, thì các sinh vật gây ngộ độc trong thực phẩm sống 
có thể nhiễm sang thực phẩm chín.
 + Để riêng thực phẩm sống và chín bằng cách:
 Bảo quản thực phẩm trong các dụng cụ chứa đựng riêng biệt; sử dụng riêng 
biệt dụng cụ dùng cho thực phẩm chín và sống; không dùng khăn đã sử dụng trong 
chế biến thực phẩm sống cho các thực phẩm khác.
 + Chế biến thực phẩm đúng cách: Thịt gia súc, gia cầm, trứng và thuỷ sản đều 
phải nấu chín kĩ để tiêu diệt các vi sinh vật gây ngộ độc có trong thực phẩm. Các loại 
rau, quả tươi phải được ngâm kỹ và rửa ít nhất 3 lần bằng nước sạch, rửa dưới vòi 
nước chảy.
 + Sử dụng nguyên liệu an toàn: 
 Mua thực phẩm ở những nơi tin cậy, biết rõ nguồn gốc, cần kiểm tra cảm quan 
thực phẩm (sự biến đổi về hình dáng bên ngoài, có mùi, bao gói bị rách, có dấu hiệu 
của gián, chuột và côn trùng, biến đổi về màu sắc...)
 Không mua thực phẩm ngoài danh mục cho phép của Bộ Y tế. Chỉ mua phụ 
gia thực phẩm nếu trên nhãn có đầy đủ thông tin (tên phụ gia, tên và địa chỉ nơi sản 
xuất và có hạn dùng, hướng dẫn sử dụng)
 Biện pháp 3: Chỉ đạo nhân viên dinh dưỡng xây dựng thực đơn dinh dưỡng 
cho trẻ phù hợp với thực tế nhà trường và địa phương
 Ngay từ đầu năm học theo sự chỉ đạo của cấp trên với chức năng là một hiệu phó 
quản lý công tác chăm sóc nuôi dưỡng bán trú trong nhà trường tôi đã xây dựng kế 
hoạch chăm sóc nuôi dưỡng và nội dung vệ sinh an toàn thực phẩm phù hợp với đặc 
điểm thực tế của trường mình. Xây dựng thực đơn theo khẩu phần, hàng ngày, hàng 
tuần, theo mùa, phù hợp điều kiện thực tế của vùng, cân đối dinh dưỡng và triển khai 
tới các bộ phận đoàn thể của nhà trường và triển khai sâu rộng trong toàn thể cha mẹ 
học sinh như: thông qua cuộc họp cha mẹ học sinh, tranh ảnh, động viên phụ huynh 
cùng tham gia.
 Việc xây dựng thực đơn cho trẻ thay đổi theo từng ngày, tuần, tháng và từng 
mùa khác nhau nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, cân đối về lượng và chất cho trẻ theo 
từng độ tuổi khác nhau. 
 Để trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất và trí tuệ thì cần phải có những bữa ăn 
ngon miệng đầy đủ dinh dưỡng. 
Một bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng phải đủ 3 nguyên tắc sau: 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_dam_bao_ve_sinh_an_to.doc