Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp đảm bảo an toàn cho trẻ lớp lá 4 trường Mầm non Họa Mi

docx 23 trang skquanly 16/03/2025 320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp đảm bảo an toàn cho trẻ lớp lá 4 trường Mầm non Họa Mi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp đảm bảo an toàn cho trẻ lớp lá 4 trường Mầm non Họa Mi

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp đảm bảo an toàn cho trẻ lớp lá 4 trường Mầm non Họa Mi
 SKKN: Một số biện pháp đảm bảo an toàn cho trẻ lớp lá 4, trường Mầm non Họa Mi
 I. PHẦN MỞ ĐẦU
 1. Lý do chọn đề tài
 Trong cuộc sống, mỗi mầm non đều cần được nâng niu, cũng như mọi 
 đứa trẻ đều cần được bảo vệ. Tôi luôn yêu những câu hát trong trẻo ngân vang 
 từ những cô cậu bé đáng yêu:
 “Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai
 Đó là vần thơ cũng là câu hát”
 Trẻ em là chủ nhân tương lai của đất nước, là búp măng non lớn lên trong 
sự tin yêu và trân quý của cả dân tộc.Mỗi đứa trẻ đều có quyền được trưởng thành 
vững chãi như những thân tre, quật khởi oai hùng cùng dân ta đánh giặc. Mỗi đứa 
trẻ đều có quyền trở thành Thánh Gióng, cưỡi ngựa sắt làm nên khúc hùng ca. 
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hành trang khôn lớn của các em, năm 1989, Công 
ước Liên hợp quốc về Quyền Trẻ em ra đời đã ghi nhận các quyền cơ bản của trẻ 
em như các nhóm quyền sống còn, nhóm quyền bảo vệ, nhóm quyền phát triển và 
nhóm quyền tham gia. Công ước này thể hiện sự tôn trọng và quan tâm của cộng 
đồng quốc tế đối với trẻ em, là điều kiện cần thiết để trẻ em được phát triển đầy đủ 
trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương.Năm 1990, Tuyên bố thế giới về sự 
sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em đã đề ra những nhiệm vụ cụ 
thể và toàn diện nhằm bảo vệ và chăm sóc trẻ em cùng với một bản kế hoạch hành 
động khá chi tiết trên từng mặt cơ bản.Tuyên bố này một lần nữa thể hiện sự quan 
tâm thích đáng của cộng đồng quốc tế đối với các quyền lợi và tương lai của trẻ 
em.Vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em cũng được Chính phủ Việt Nam đặc biệt quan 
tâm.Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới kí và phê chuẩn Công ước của Liên hợp 
quốc về Quyền Trẻ em. Trên cơ sở đường lối, chiến lược phát triển đó, chính quyền 
địa phương các cấp đã vạch kế hoạch, hành động cụ thể nhằm đảm bảo các quyền 
lợi của trẻ em như các chính sách hỗ trợ kinh tế đối với trẻ em nghèo để các em có 
thể đến trường, quan tâm xây dựng cơ sở vật chất, trường học, thiết bị dạy học... để 
nâng cao chất lượng giáo dục...Cả nước luôn hướng tình cảm đặc biệt đến thế hệ 
tương lai ấy của đất nước.
 Tuy nhiên, vì lứa tuổi còn nhỏ và chưa có những kỹ năng quan trọng để tự 
bảo vệ bản thân, trẻ em dễ trở thành nạn nhân của những mầm dịch không mong 
muốn, của những tình huống vô cùng nguy hiểm. Hiện nay, vì môi trường ô nhiễm 
khói bụi, hoá chất, vi khuẩn vi rút biến dị ngày càng sinh sôi, nhiều căn bệnh dịch 
 1
 Giáo viên: Trương Thị Minh Trang SKKN: Một số biện pháp đảm bảo an toàn cho trẻ lớp lá 4, trường Mầm non Họa Mi
do trên,tôi quyết định chọn đề tài “Một số biện pháp đảm bảo an toàn cho trẻ lớp lá 
4,trường Mầm non Họa Mi”để nghiên cứu nhằm góp phần nâng cao hơn nữa chất 
lượng chăm sóc giáo dục và chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ lớp lá 4 nói riêng 
cũng như nhà trường nói chung. Tôi mong muốn tính khả thi và hiệu quả của đề tài 
sẽ được nhân rộng trong năm học này và phát triển thêm trong những năm học tiếp 
theo.
 2.Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
 Tạo môi trường sống an toàn, lành mạnh cho mọi trẻ. Chủ động phòng ngừa, 
giảm thiểu và loại bỏ các yếu tố nguy cơ gây tai nạn thương tích cho trẻ trong gia 
đình, nhà trường và cộng đồng.
 Biết được tầm quan trọng của việc bảo vệ an toàn và phòng tránh tai nạn 
thương tích cho trẻ trong trường mầm non.
 Tìm ra nhiều biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích và đảm bảo an toàn 
cho trẻ mọi lúc mọi nơi. 
 Nâng cao ý thức,vai trò trách nhiệm, góp phần củng cố, nhằm đảm bảo an 
toàn tuyệt đối cho trẻ.
 Củng cố và cập nhật kiến thức về đảm bảo an toàn cho trẻ và cách sơ cứu,cấp 
cứu thông thường xử lý ngay, kịp thời khi có tai nạn xảy ra.
 3.Đối tượng nghiên cứu
 Một số biện pháp đảm bảo an toàn cho trẻ lớp lá 4,trường Mầm non Họa Mi, 
xã Quảng Điền, huyện Krông Ana.
 4. Giới hạn của đề tài
 Học sinh lớp lá 4, trường Mầm non Họa Mi, xã Quảng Điền, huyện Krông 
Ana.
 5.Phương pháp nghiên cứu.
 - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
 - Phương pháp dùng tình cảm khích lệ.
 - Phương pháp nghiên cứu lý luận: đọc, phân tích, khái quát, hệ thống hóa 
các tài liệu có liên quan . 
 - Phương pháp điều tra.
 3
 Giáo viên: Trương Thị Minh Trang SKKN: Một số biện pháp đảm bảo an toàn cho trẻ lớp lá 4, trường Mầm non Họa Mi
 Hơn nữa, phòng tránh được tai nạn thương tích cho trẻ sẽ giúp trẻ phát triển 
về mặt ngôn ngữ. Như chúng ta đã biết, ngôn ngữ là phương tiện của tư duy, nếu 
không có ngôn ngữ thì sẽ không phát triển được tư duy. Những tổn thương khi bị 
ngạt, hay bị vật nhọn đâm vào miệng cũng có thể tổn thương về ngôn ngữ của trẻ.
 Ngoài ra, phòng tránh được tai nạn thương tích sẽ giúp trẻ phát triển về mặt 
tình cảm xã hội. Trẻ được sống trong một môi trường an toàn, không làm tổn 
thương đến trẻ, trẻ cảm nhận được những tình cảm, sự yêu thương, quan tâm, chăm 
sóc của người lớn. Qua đó trẻ biết yêu quý, trân trọng mọi người xung quanh, biết 
giúp đỡ người khác.
 Không chỉ thế, còn giúp trẻ phát triển về mặt thẩm mỹ. Giáo viên tạo môi 
trường an toàn, đẹp sẽ giúp trẻ muốn cảm nhận được cái đẹp từ con người, môi 
trường. Từ đó trẻ muốn tạo cho bản thân mình có những hành động, việc làm đẹp 
cho xã hội, tạo ra một môi trường an toàn cho chính mình và cho cả mọi người.
 2.Thực trạng vấn đề nghiên cứu:
 Hiện nay, tình trạng trẻ thiếu các kĩ năng cơ bản về xử lý tình huống khi gặp 
nguy hiểm diễn ra ở hầu hết các lớp trong trường Mầm non Họa Mi. Để đưa ra cái 
nhìn chính xác hơn về thực trạng này, tôi đã làm khảo sát với đối tượng là học sinh 
lớp lá 4.
 Tổng số học sinh 37 cháu, nữ 15 cháu trẻ tương đối ngoan lễ phép.
 Lớp học có tương đối đầy đủ cơ sở vật chất theo quy định trường chuẩn 
quốc gia. 
 Hàng năm Ban giám hiệu nhà trường đã tổ chức chuyên đề trường học an 
toàn phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ . 
 Nhà trường trang bị đầy đủ tài liệu về cách phòng tránh tai nạn thương tích 
cho giáo viên.
 Trường có nhân viên y tế, phòng y tế trang thiết bị y tế tương đối đầy đủ 
phục vụ cho công tác sơ cứu ban đầu nếu có trẻ chẳng may tai nạn xảy ra.
 Bản thân luôn tâm huyết với nghề, yêu thương trẻ có ý thức trách nhiệm 
trong vấn đề đảm bảo an toàn cho trẻ.
 *Khảo sát, khảo nghiệm đầu năm:
 5
 Giáo viên: Trương Thị Minh Trang SKKN: Một số biện pháp đảm bảo an toàn cho trẻ lớp lá 4, trường Mầm non Họa Mi
tay trẻ đồ dùng để trên cao có thể rơi vỡ. Người lớn không có sự chọn lọc đồ chơi 
cho trẻ thì tai nạn thương tích xảy ra khó lường được. 
 Cô giáo thiếu kiến thức khi chăm sóc trẻ, kĩ năng sơ cứu y tế tạm thời,chưa 
tốt, đôi khi còn xử lý bằng thói quen của bản thân nên có nguy cơ gây nguy hiểm 
hơn cho vết thương của trẻ. Giáo viên ít tìm tòi kiến thức sơ cứu tạm thời để xử lý 
những vết thương dễ gặp của trẻ, chưa nhuần nhuyễn thao tác xử lí những tình 
huống cấp bách, chưa có kinh nghiệm cấp cứu trẻ dẫn đến việc chưa đảm bảo an 
toàn tuyệt đối cho trẻ.
 Đa số phụ huynh làm nghề nông, đi làm ruộng, rẫy từ sáng sớm nên ít có thời 
gian trò chuyện, hướng dẫn con về việc tự bảo vệ mình và cách nhận biết những 
nguy hiểm xung quanh mình
 *Nguyên nhân khách quan
 Môi trường ngày càng ô nhiễm, khói bụi từ đường sá, phương tiên giao thông 
khiến trẻ dễ mắc nhiều căn bệnh nguy hiểm như tả, lỵ, tai chân miệng, cảm, sốt
 Trẻ nô đùa thường không chú ý đến môi trường xung quanh nên dễ gặp sự 
kiện bất ngờ không lường trước được như trượt ngã, va vấp đồ vật xung quanh
 Cha mẹ, giáo viên thường phải đảm đương nhiều công việc một lúc nên dễ lơ 
là trong chăm sóc, quản lý trẻ nhỏ.
 Bản thân là người giáo viên luôn tâm huyết với nghề, yêu thương trẻ, luôn 
coi trọng ý thức trách nhiệm trong công việc, tôi trăn trở và cố gắng tìm ra hướng 
giải quyết cho thực trạng nói trên. Trẻ nhỏ tuy hiếu động nhưng tương đối ngoan và 
lễ phép nên giáo viên có thể giáo dục dần dần để thay đổi tư duy của trẻ. 
 Đảm bảo an toàn cho trẻ mầm non một vấn đề tưởng chừng đơn giản nhưng 
thực tế vẫn đang còn gặp phải nhiều vướng mắc. Là một giáo viên trẻ, nhiệt tình 
với nghề, tôi mong muốn tìm ra biện pháp phù hợp với điều kiện của lớp lá 4 nói 
riêng và trường Mầm non Họa Mi nói chung, hướng đến mục đích xây dựng môi 
trường học tập an toàn cho trẻ.
 3.Nội dung và hình thức của giải pháp
 a. Mục tiêu của giải pháp
 Mục tiêu của các biện pháp là nhằm bổ sung kiến thức, hoàn thiện kĩ năng sư 
phạm, đẩy mạnh sự phát triển về nghiệp vụ cho bản thân. 
 7
 Giáo viên: Trương Thị Minh Trang SKKN: Một số biện pháp đảm bảo an toàn cho trẻ lớp lá 4, trường Mầm non Họa Mi
 + Để nâng đỡ thêm có thể dùng một băng tam giác khác gấp làm ba quấn 
quanh cánh tay, tránh chỗ bị gãy, để cố định cánh tay.
 - Sau khi đã sơ cứu cho trẻ xong giáo viên cần báo cho gia đình đồng thời 
đưa trẻ đến bệnh viện để điều trị.
 * Giả định trẻ bị hóc (sặc) dị vật đường thở
 -Dấu hiệu: Trẻ đang ăn, uống hoặc chơi đột ngột ho sặc sụa , thở rít, mặt đỏ, 
chảy nước mắt; Ngoài ra, trẻ khó thở dội , mặt môi tím tái có thể ngừng thở
 - Đề phòng dị vật đường thở: Không cho trẻ cầm các đồ chơi quá nhỏ có thể 
cho vào miệng , mũi. Giáo dục trẻ khi ăn không đùa nghịch hoặc nói chuyện. 
Không ép trẻ ăn khi trẻ đang khóc. 
 Trong quá trình xử lý cô cần nhẹ nhàng, trấn an tinh thần để bé không ngọ 
nguậy có thể gây tổn thương vùng họng.
 * Tình huống trẻ bị vật sắc nhọn đâm: 
 - Cách phòng tránh: Cất giữ, để trên cao vật dụng sắc nhọn xa tầm với của 
trẻ; loại bỏ các vật sắc nhọn bằng kim loại, mảnh thủy tinh, gốm, sắt, khỏi nơi 
vui chơi của trẻ. Cần chỉ dẫn cho trẻ thấy được sự nguy hiểm khi sử dụng hoặc chơi 
đùa bên cạnh các đồ vật sắc nhọn. Người lớn nên dạy trẻ không chơi các trò nguy 
hiểm như trèo cây, đấu kiếm, không nên bắt chước người lớn làm công việc có 
nguy cơ gây thương tích khi không có sự giám sát của người lớn như: gọt hoa quả, 
thái thịt, khâu vá...
 Cô sơ cứu xử lý vết thương do trẻ chạy nhảy bị vật sắc nhọn đâm vào
 9
 Giáo viên: Trương Thị Minh Trang SKKN: Một số biện pháp đảm bảo an toàn cho trẻ lớp lá 4, trường Mầm non Họa Mi
 *Giả định trẻ bị chảy máu cam:
 Khi trẻ bị chảy máu mũi, điều quan trọng cô giáo cần phải bình tĩnh vì lúc đó 
trẻ sợ hãi, khóc lóc càng khiến máu chảy ra nhiều. Cô giáo có thể hạn chế máu mũi 
chảy bằng cách để trẻ ngồi dậy, đầu hơi cúi về phía trước, không nên ngả người về 
phía sau giúp trẻ khỏi nuốt máu mũi vào cổ.
 Nếu trẻ đã lớn nên bảo trẻ thở bằng miệng, sau đó dùng tay kẹp chặt 2 bên 
cánh mũi, ngay đoạn dưới xương sụn mũi trong vòng 5-10 phút. Máu mũi vẫn chảy 
tiếp có nghĩa là bạn bóp cánh mũi của trẻ chưa đúng chỗ, cần phải bóp lại một lần 
nữa.
 Nếu máu tiếp tục chảy quá 15 phút hoặc khi thấy trẻ đã nuốt quá nhiều máu 
chảy xuống họng, phải lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
 Qua đó, rút kinh nghiệm chăm sóc và đảm bảo an toàn cho trẻ.
 Biện pháp 2: Thường xuyên loại bỏ đồ dùng, đồ chơi gây nguy hiểm cho trẻ
 Một trong những khái niệm về đồ chơi, thì đồ chơi là một trong những đồ 
dùng không thể thiếu đối với trẻ nhỏ, đồ chơi cần cho trẻ được ví như cơm ăn nước 
uống hàng ngày của trẻ. Nếu trong một ngày ở lớp trẻ hoạt động mà không có đồ 
chơi thì coi như hoạt động đó không thành công, qua đó nói nên tầm quan trọng của 
đồ chơi là rất cần thiết cho trẻ. Thời gian trẻ được tiếp xúc với đồ chơi trong một 
ngày là rất nhiều, chính vì vậy, phải thường xuyên loại bỏ những đồ chơi gây nguy 
hiểm cho trẻ. 
 Theo quy định của nhà trường, giáo viên phải thường xuyên vệ sinh đồ dùng, 
đồ chơi hàng ngày, hàng tuần để đảm bảo vệ sinh phòng chống dịch bệnh và loại 
bỏ những đồ chơi gây nguy hiểm cho trẻ. Những đồ chơi đã bị hư hỏng trở nên sắc 
nhọn rất nguy hiểm. Cơ thể trẻ còn rất non yếu, làn da mỏng manh của trẻ rất dễ bị 
trầy xước vì thế khi chơi dễ gây ra nguy hiểm cho trẻ như đứt tay, xước da. Vật sắc 
nhọn làm nguy hiểm đến mắt cũng như chảy máu cơ thể trẻ. 
 Những đồ chơi nhỏ như hột hạt ở các góc khi trẻ chơi cô cần chú ý quan 
sát tránh để trẻ đưa vào miệng, khi chơi xong cô cần cất dọn cẩn thận không để trẻ 
tự ý lấy chơi. Giáo viên luôn cố gắng sáng tạo ra những loại đồ chơi mới phù hợp 
với lứa tuổi mà vẫn đảm bảo tính khoa học của hoạt động. Với những đồ chơi hiện 
nay đa phần là đồ chơi xuất xứ từ Trung Quốc, với nhiều chất liệu độc hại như chì, 
các chất gây rối loạn nội tiết, gây ung thư... một số là loại nhựa giòn dễ vỡ gây 
nguy hiểm vì vậy khi chọn lựa đồ chơi cho trẻ giáo viên cần lưu ý chọn cho trẻ đồ 
 11
 Giáo viên: Trương Thị Minh Trang

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_dam_bao_an_toan_cho_t.docx