Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chuẩn bị tâm thế cho trẻ đồng bào dân tộc thiểu số vào lớp Một tại lớp lá 1 trường Mầm non Cư Pang

doc 20 trang skquanly 16/03/2025 540
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chuẩn bị tâm thế cho trẻ đồng bào dân tộc thiểu số vào lớp Một tại lớp lá 1 trường Mầm non Cư Pang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chuẩn bị tâm thế cho trẻ đồng bào dân tộc thiểu số vào lớp Một tại lớp lá 1 trường Mầm non Cư Pang

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chuẩn bị tâm thế cho trẻ đồng bào dân tộc thiểu số vào lớp Một tại lớp lá 1 trường Mầm non Cư Pang
 Một số biện pháp chuẩn bị tâm thế cho trẻ đồng bào dân tộc thiểu số vào lớp 1 tại lớp lá 1 trường Mầm non Cư Pang 
 I. PHẦN MỞ ĐẦU
 1. Lí do chọn đề tài
 “Mẫu giáo tốt, mở đầu cho nền giáo dục tốt”. Chính vì vậy mà người giáo 
viên mầm non được xem là người thợ đầu tiên đặt “viên gạch” nền móng cho 
việc đào tạo nhân cách cũng như tri thức cho những con người mới.
 Ở lứa tuổi mầm non tâm hồn trẻ ngây thơ, hồn nhiên trong sáng. Để giúp 
trẻ phát triển một cách toàn diện ngoài việc trẻ được giáo dục ở gia đình thì ở 
trường mầm non qua các hoạt động dạy và học dưới nhiều hình thức giúp trẻ có 
một nền móng vững chắc tại trường mầm non. Đối với trẻ 5 tuổi sẽ phải trang bị 
thêm nhiều kĩ năng, kiến thức để bước tiếp vào một môi trường hoàn toàn mới lạ 
đó là môi trường của trường tiểu học. Việc đến trường tiểu học được coi là một 
bước ngoặc quan trọng trong cuộc đời của trẻ, là một bước chuyển biến mang 
tính nhảy vọt, chính vì pthế mà trong tâm lý của trẻ có sự biến đổi vô cùng to 
lớn. Ở trường mầm non trẻ được sống trong môi trường với sự chăm sóc và giáo 
dục các cô giáo người mà được xem là người mẹ thứ hai của trẻ, nhưng khi bước 
vào lớp Một trẻ phải tiếp xúc với một môi trường mới, những hoạt động mới, 
một vị trí xã hội mới và những mối quan hệ mới của một người học sinh thực 
thụ. Chính vì vậy nhiệm vụ của người giáo viên mầm non không chỉ giúp trẻ 
chiếm lĩnh được những kiến thức, những kĩ năng ở trường mầm non mà còn cần 
phải cho trẻ có một thể lực khỏe mạnh, trẻ mạnh dạn, tự tin vào bản thân và đặc 
biệt trẻ có một tâm thế vững vàn, sẵn sàng bước vào lớp Một.
 Bản chất của quá trình dạy và học giữa bậc học mầm non và bậc học tiểu 
học hoàn toàn khác nhau. Ở trường mầm non trẻ được học theo phương châm 
“Học bằng chơi, chơi mà học”, vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ, ở trường 
tiểu học hoạt động học, tiếp thu và chiếm lĩnh những kiến thức là hoạt động đòi 
hỏi sự nghiêm túc, lúc này trẻ trở thành một người học sinh thực thụ, trẻ phải 
thực hiện nhiệm vụ của người học sinh...vì vậy mà trong giai đoạn này trẻ rất dễ 
rơi vào tình trạng lo sợ, hoang mang và có sự dao động mạnh về mặt tâm lý, với 
trẻ người kinh vấn đề trên đã là một khó khăn vậy đối với trẻ là người đồng bào 
dân tộc thiểu số thì vấn đề này lại càng khó khăn hơn nhiều. Do đặc điểm trường 
Mầm non Cư Pang đơn vị mà tôi công tác, nằm trong vùng đặc biệt khó khăn, 
học sinh là người dân tộc thiểu số chiếm hơn 90%. Để trẻ 5-6 tuổi vùng đồng 
bào dân tộc thiểu số được thuận lợi trong việc giao tiếp và tham gia vào các hoạt 
động ở trường lớp nói chung và chuẩn bị tâm thế cho trẻ lên lớp 1 nói riêng. 
Khắc phục mọi khó khăn giúp trẻ có một tâm thế sẵn sàng bước vào lớp 1. Xuất 
phát từ tầm quan trọng đó bản thân tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện 
pháp chuẩn bị tâm thế cho trẻ đồng bào dân tộc thiểu số vào lớp Một tại lớp 
lá 1 trường Mầm non Cư Pang”
 1 Người thực hiện: Võ Thị Hiền Một số biện pháp chuẩn bị tâm thế cho trẻ đồng bào dân tộc thiểu số vào lớp 1 tại lớp lá 1 trường Mầm non Cư Pang 
 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Thường xuyên nghiên cứu kỹ các đề 
tài trong chương trình giáo dục, lựa chọn nội dung, phương pháp phù hợp với 
bài soạn, chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi trước khi tổ chức các hoạt động cho trẻ, phát 
hiện và sửa sai kịp thời cho trẻ.
 Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm: Đối với trẻ mầm non ghi nhớ có 
chủ định chưa cao, trẻ dễ nhớ và cũng nhanh quên, chính vì vậy cần cho trẻ hoạt 
động một cách tích cực để trẻ thể hiện được bản thân mình, điều này giúp trẻ 
nhớ lâu đồng thời cũng giúp hình thành và phát triển ở trẻ những kỹ năng trong 
cuộc sống của trẻ. 
 c. Phương pháp thống kê toán học: Để theo dõi được mức độ phát triển 
của tất cả trẻ trong lớp, giáo viên không thể nhớ hết số liệu cụ thể của trẻ mà cần 
phải có sự theo dõi, thu thập, ghi chép, trình bày số liệu và tính toán cụ thể...Từ 
đó giúp người giáo viên nắm được số liệu cụ thể để thuận tiện trong việc theo 
dõi sự phát triển của trẻ.
 II. PHẦN NỘI DUNG
 1. Cơ sở lí luận 
 Thực hiện Nghị quyết số 29/NQTW ngày 4/11/2013 Hội nghị lần thứ VIII 
Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và 
Đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế 
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
 Thực hiện có hiệu quả chương trình giáo dục mầm non mới, chú trọng 
vào nhiệm vụ chăm sóc và giáo dục cho trẻ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, 
tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về đổi mới phương pháp giáo dục; củng cố, phát 
triển số lượng và chất lượng ở trường mầm non.
 Chuẩn bị tâm thế cho trẻ đồng bào dân tộc thiểu số vào lớp Một là một 
trong những nhiệm vụ có vai trò quan trọng đối với việc phát triển toàn diện cho 
trẻ mầm non, là phương tiện giúp trẻ mạnh dạn, tự tin và sẵn sàng bước vào lớp 
Một.
 Phần lớn trẻ là người đồng bào dân tộc thiểu số quen với lối sống tự do, 
trẻ thiếu những kỹ năng giao tiếp xã hội, trẻ chưa quen với việc thực hiện nhiệm 
vụ một cách độc lập, khả năng tập trung, chấp hành những quy định chung và 
theo sự chỉ dẫn của người lớn còn nhiều hạn chế. Hầu hết các em chưa được gia 
đình xây dựng và hình thành thói quen tự giác học tập. Trẻ đồng bào dân tộc 
thiểu số tâm lý nhút nhát, ngại giao tiếp với người lạ, các em luôn có tâm lý sẵn 
sàng cho việc theo bố mẹ tham gia hoạt động lao động hơn là hoạt động học tập. 
Trẻ chưa có tâm lý sẵn sàng cho một môi trường học tập mới.
 3 Người thực hiện: Võ Thị Hiền Một số biện pháp chuẩn bị tâm thế cho trẻ đồng bào dân tộc thiểu số vào lớp 1 tại lớp lá 1 trường Mầm non Cư Pang 
của trường tiểu học một cách nhanh nhất nhằm giúp trẻ tiếp thu kiến thức ở 
trường tiểu học một cách tốt nhất.
 Vào đầu năm học, tôi đã chủ động kiểm tra, khảo sát, thống kê trẻ ở lớp lá 
1 với tổng số là 26 trẻ, kết quả như sau:
 Nội dung khảo sát Số trẻ đạt Tỉ lệ (%) Trẻ chưa đạt Tỉ lệ (%)
 Trẻ mạnh dạn 8/26 30,7 18/26 69,3
 Trẻ nói rõ ràng 7/26 30 19/26 70
 Trẻ giao tiếp tốt 8/26 30,7 18/26 69,3
 Trẻ diễn đạt ý tốt 6/26 23 20/26 77
 Nguyên nhân khách quan:
 Ưu điểm: Cơ sở vật chất: Có phòng học rộng rãi thoáng mát, trang thiết bị 
đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trẻ tương đối đầy đủ.
 Giáo viên trẻ, nhiệt trình, năng động sáng tạo, ham học hỏi, bộ phận chuyên 
môn luôn tạo mọi điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp tập huấn, chuyên 
đềGiúp nâng cao hơn nữa chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên; luôn cập nhập 
thông tin, xây dựng phương pháp đổi mới hình thức tổ chức các hoạt động theo 
chương trình mầm non mới, tạo mọi điều kiện cho giáo viên thực hiện và hoàn thành 
tốt nhiệm vụ năm học.
 Một số cha mẹ học sinh quan tâm đến con em mình, luôn có sự phối hợp 
với giáo viên trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ, thường xuyên ủng hộ nguyên 
vật liệu để làm đồ dùng, đồ chơi cho các cháu.
 Hạn chế: Trang thiết bị đồ dùng đồ chơi tuy đã được trang bị nhưng vẫn 
chưa đáp ứng cho một số hoạt động, đặc biệt là hoạt động cho trẻ làm quen Văn 
học.
 Trẻ lớp lá đa số là con em dân tộc thiểu số, phần lớn các cháu lần đầu tiên 
đến trường nên việc tiếp xúc với ngôn ngữ tiếng Việt còn gặp nhiều khó khăn, 
đa số trẻ còn sử dụng ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ trong giao tiếp khi đến trường.
 Đời sống kinh tế của một số phụ huynh còn gặp nhiều khó khăn nên sự 
quan tâm, chăm sóc và giáo dục trẻ chưa cao.
 Nguyên nhân chủ quan:
 5 Người thực hiện: Võ Thị Hiền Một số biện pháp chuẩn bị tâm thế cho trẻ đồng bào dân tộc thiểu số vào lớp 1 tại lớp lá 1 trường Mầm non Cư Pang 
 Tuyên truyền với các bậc phụ huynh về tầm quan trọng của việc cho các 
cháu đến lớp mầm non đúng độ tuổi.
 Là một giáo viên đứng lớp cô giáo cần tạo sự gần gũi với trẻ, tìm hiểu về 
hoàn cảnh gia đình của từng trẻ, thường xuyên gặp nói chuyện và trao đổi với 
phụ huynh của trẻ, tuyên truyền đến cha mẹ trẻ tầm quan trọng của việc cho trẻ 
đến trường đúng độ tuổi. Trẻ đến trường sẽ được tham gia vào các hoạt động 
của chương trình giáo dục mầm non như: múa, hát, làm quen với các bài thơ, 
các chữ số, chữ cái, được nghe kể chuyện, tập vẽ, tập tô và nhiều hoạt động 
khácqua các hoạt động đó sẽ giúp hình thành ở các cháu các kĩ năng cần thiết, 
đồng thời qua đó giúp hình thành nhân cách của các cháu một cách tốt nhất, và 
nhờ đó cũng giúp cho các cháu mạnh dạn hơn, tự tin hơn, giao tiếp tốt hơn, các 
cháu không còn bỡ ngỡ khi bước vào lớp Một Bên cạnh việc tuyên truyền với 
phụ huynh giáo viên cần tạo sự gần gũi thương yêu trẻ, luôn tìm tòi học hỏi 
những kinh nghiệm, và nghệ thuật lên lớp làm cho trẻ hứng thú hơn mỗi khi đến 
trường, để trẻ cảm nhận được “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”
 Cô giáo không ngừng học tập, nghiên cứu các tài liệu và tổ chức những 
hoạt động vui chơi hấp dẫn, sưu tầm và làm đồ dùng, đồ chơi đa dạng, phong 
phú phục vụ cho các hoạt động của trẻ nhằm thu hút trẻ đến lớp.
 Biện pháp2: Lập kế hoạch cho hoạt động tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý và 
ngôn ngữ của trẻ.
 Muốn biết được các đặc điểm tâm sinh lý cũng như ngôn ngữ của tất cả trẻ 
trong lớp, trước hết người giáo viên cần có một thời gian dài để tìm hiểu trẻ. 
Chính vì vậy ngay từ đầu năm học cô giáo đã xây dựng kế hoạch theo dõi và lựa 
chọn các nội dung luyện tập cho trẻ.
 Ví dụ:
 Tháng 8, tháng 9: Tìm hiểu trẻ thông qua hoạt động trò chuyện giữa cô và 
trẻ, giữa trẻ với trẻ, bên cạnh đó cô giáo gặp cha mẹ trẻ để tìm hiểu thêm về hoàn 
cảnh gia đình, tính cách, khả năng nhận thức và tình hình sức khỏe của trẻ ở nhà, 
bước đầu nắm bắt một số đặc điểm của trẻ tôi tiếp tục lựa chọn các bài tập phù 
hợp với trẻ.
 Tháng 10, tháng 11: Cô giáo tiến hành chọn những bài tập luyện nói và tai 
nghe cho trẻ, cho trẻ nghe những bài hát, những câu chuyện, những bài thơ, đồng 
daotheo chủ đề, sau đó cho trẻ hát, đọc, kể truyện để xem trẻ đã tiếp thu được 
những gì? Cô giáo tạo mọi tình huống cho trẻ tự giải quyết và hoạt động một cách 
tích cực, cho trẻ tham gia các trò chơi như “nghe thấu đoán tài, tai ai thính, ai 
 7 Người thực hiện: Võ Thị Hiền Một số biện pháp chuẩn bị tâm thế cho trẻ đồng bào dân tộc thiểu số vào lớp 1 tại lớp lá 1 trường Mầm non Cư Pang 
muốn gì? Trẻ cần gì? Trước hết người giáo viên phải gần gũi với trẻ, luôn lắng 
nghe tâm tư nguyện vọng của trẻ. 
 Song song với việc tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý của trẻ cô giáo cần chú 
ý đến đặc điểm ngôn ngữ của trẻ. 
 Đặc điểm phát âm: Trẻ thường phát âm sai hoặc phát âm bị mất dấu như: 
con mèo – con meo, đi học – đi hoc...nắm bắt được những lỗi trong quá trình trẻ 
phát âm giáo viên đã sữa sai kịp thời cho trẻ, hướng dẫn trẻ phát âm đúng từ ngữ 
tiếng Việt.
 Đặc điểm vốn từ: Vốn từ của trẻ bước đầu tuy còn nghèo nàn song đã có 
sự phát triển rõ rệt nhờ vào hoạt động tăng cường tiếng Việt cho trẻ mọi lúc mọi 
nơi của giáo viên.
 Đặc điểm ngữ pháp: Câu trẻ dùng đã chính xác và dài hơn, trẻ hạn chế sử 
dụng câu cụt.
 Ví dụ: Khi cô hỏi trong câu truyện Chú Dê đen có những nhân vật nào thì 
trẻ cũng đã biết trả lời: Thưa cô trong câu truyện có Dê đen, Dê trắng, Chó 
sóiNắm được đặc điểm tâm lý và đặc điểm ngôn ngữ của trẻ, giáo viên có 
những chuẩn bị tốt hơn về nội dung, phương pháp phù hợp với các hoạt động 
của trẻ giúp trẻ phát triển một cách tốt nhất. 
 Chuẩn bị tốt cho trẻ về mặt tâm lý là điều vô cùng quan trọng, trẻ có một 
tinh thần tốt, luôn thoải mái, vui vẽ, hứng thú tham gia mọi hoạt động, và giải 
quyết tốt nhiệm vụ cô giao, điều này sẽ giúp trẻ có một niềm tin khi tham gia 
vào các hoạt động ở trường.
 Biện pháp 4: Khắc phục tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ và chuẩn bị cho 
trẻ về thể lực
 Hiện nay vấn đề dinh dưỡng, sức khỏe của trẻ mầm non luôn được quan 
tâm hàng đầu, nếu tình trạng sức khỏe của trẻ không tốt cũng như thể lực không 
đảm bảo thì chắc chắn trẻ tham gia vào các hoạt động hiệu quả không cao. Để 
trẻ có thể tham gia các hoạt động một cách chủ động và tích cực đòi hỏi trẻ phải 
có một thể lực tốt, khỏe mạnh, làm được điều đó trước hết cô giáo cần có một kế 
hoạch cụ thể ngay từ đầu năm hoc, kết hợp với nhân viên y tế trong trường cân 
đo và khám sức khỏe định kỳ cho trẻ, theo dõi và chấm biểu đồ tăng trưởng, 
nắm được tình hình sức khỏe của trẻ để đưa ra biện pháp khắc phục, trao đổi với 
phụ huynh về tình hình sức khỏe của trẻ trong kỳ họp phụ huynh đầu năm học, 
cô giáo thường xuyên trao đổi với cha mẹ trẻ những lúc đón trẻ, trả trẻgiúp 
 9 Người thực hiện: Võ Thị Hiền 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chuan_bi_tam_the_cho.doc