Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chuẩn bị tâm thế cho trẻ đồng bào dân tộc thiểu số vào Khối 1

doc 17 trang skquanly 10/04/2025 570
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chuẩn bị tâm thế cho trẻ đồng bào dân tộc thiểu số vào Khối 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chuẩn bị tâm thế cho trẻ đồng bào dân tộc thiểu số vào Khối 1

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chuẩn bị tâm thế cho trẻ đồng bào dân tộc thiểu số vào Khối 1
 Sáng kiên kinh nghiệm – Năm học 2014-2015 
 ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHUẨN BỊ TÂM THẾ CHO TRẺ
 ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀO LỚP MỘT 
 I. MỞ ĐẦU
 1. Lí do chọn đề tài
 Hiện nay, giáo dục mầm non đã được toàn xã hội quan tâm, đồng thời 
Giáo dục mầm non cũng là nhiệm vụ đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân. 
“Mẫu giáo tốt, mở đầu cho nền giáo dục tốt” Chính vì vậy mà người giáo viên 
mầm non được xem là người thợ đầu tiên đặt “viên gạch” nền móng cho việc 
đào tạo nhân cách cũng như tri thức cho những con người mới, và khi đã có một 
nền móng vững chắc tại trường mầm non thì không dừng lại ở đó mà trẻ năm 
tuổi sẽ phải chuẩn bị để bước tiếp vào một môi trường hoàn toàn mới lạ đó là 
môi trường của trường tiểu học, việc đến trường tiểu học được coi là một bước 
ngoặc quan trọng trong cuộc đời của trẻ, là một bước chuyển biến mang tính 
nhảy vọt, chính vì thế mà trong trẻ có sự biến đổi vô cùng to lớn. Ở trường 
mầm non trẻ được sống trong môi trường có sự giáo dục, chăm sóc và nuôi 
dưỡng của các cô giáo người mà luôn được coi là người mẹ thứ hai của trẻ, 
nhưng khi bước vào lớp một trẻ phải tiếp xúc với một môi trường mới lạ, với 
những hoạt động mới, một vị trí xã hội mới và với những mối quan hệ mới của 
một người học sinh thực thụ. Trẻ sẽ khó tiếp cận và thích nghi ngay được, chính 
vì vậy nhiệm vụ của người giáo viên mầm non không chỉ giúp trẻ chiếm lĩnh 
được những kiến thức, những kỹ năng ở trường mầm non mà còn cần phải tạo 
cho trẻ có một tâm thế vững vàng, sẵn sàng bước vào lớp một để trẻ có thể 
mạnh dạn, tự tin tiếp cận môi trường của trường tiểu học một cách nhanh nhất 
nhằm giúp trẻ tiếp thu kiến thức ở trường tiểu học một cách tốt nhất. 
 Như chúng ta đã biết bản chất của quá trình dạy và học giữa bậc học mầm 
non và bậc học tiểu học hoàn toàn khác nhau. Ở trường mầm non trẻ được học 
theo phương châm “Học mà chơi, chơi mà học”, vui chơi là hoạt động chủ đạo 
của trẻ, còn với trường tiểu học thì hoạt động học, tiếp thu và chiếm lĩnh những 
kiến thức là hoạt động đòi hỏi sự nghiêm túc, lúc này trẻ trở thành một người 
học sinh thực thụ, trẻ phải thực hiện nhiệm vụ của người học sinh...vì vậy mà 
trong giai đoạn này trẻ rất dễ rơi vào tình trạng lo sợ, hoang mang và có sự dao 
động mạnh về mặt tâm lý, với trẻ người kinh vấn đề trên đã là một khó khăn 
vậy đối với trẻ là người đồng bào dân tộc thiểu số thì vấn đề này lại càng khó 
khăn hơn nhiều. chính vì thế mà việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ mẫu giáo lớn nói 
chung và trẻ là người dân tộc thiểu số nói riêng vào lớp một là một nhiệm vụ vô 
cùng quan trọng và hết sức cần thiết vì đó là một trong những mục tiêu của 
Giáo dục mầm non.
 Từ những lý do đã nêu trên bản thân tôi là một giáo viên với nhiều năm 
được nhà trường giao nhiệm vụ trực tiếp chủ nhiệm lớp mẫu giáo lớn, nắm được 
một số đặc điểm tâm sinh lý của trẻ cũng như tâm lý của các bậc phụ huynh, tôi 
thấy việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ mẫu giáo lớn và đặc biệt là trẻ đồng bào dân 
 Võ Thị Hiền 1 Sáng kiên kinh nghiệm – Năm học 2014-2015 
theo sự chỉ dẫn của người lớn còn nhiều hạn chế. Và hầu hết các em chưa được 
gia đình xây dựng và hình thành thói quen tự giác học tập.
 - Trẻ đồng bào dân tộc thiểu số tâm lý nhút nhác, hay sợ hãi, ngại giao 
tiếp với người lạ, các em luôn có tâm lý sẵn sàng cho việc theo bố mẹ hoạt động 
lao động hơn là cho hoạt động học tập. Trẻ chưa có tâm lý sẵn sàng cho một 
môi trường học tập mới.
 - Như chúng ta đã biết ngôn ngữ là một trong những yếu tố quan trọng 
trong quá trình hình thành và phát triển loài người, ngôn ngữ tham gia vào mọi 
hoạt động của con người và ngôn ngữ cũng là thành tố quan trọng nhất về nội 
dung và cấu trúc của tâm lý người.
 - Vốn từ tiếng việt của trẻ ít, khả năng nghe, nói và hiểu tiếng việt của trẻ 
còn hạn chế, trẻ chuẩn bị vào lớp một mà nhiều em chưa nghe và hiểu được 
tiếng Việt, dẫn đến việc trẻ gặp khó khăn trong giao tiếp, trong học tập khi tiếp 
thu lời giảng của côđây cũng là một yếu tố dẫn đến trẻ thiếu tự tin khi chuẩn 
bị bước vào lớp một
 2. Thực trạng
 - Năm học 2014-2015 là năm học tiếp tục hưởng ứng và thực hiện 
nghiêm túc, có hiệu quả các cuộc vận động do nghành phát động, nhằm nâng 
cao chất lượng giáo dục dạy và học, nhưng để chất lượng giáo dục được nâng 
cao, tôi thiết nghĩ cả cô và trò chúng tôi cần phải cố gắng hơn trong quá trình 
thực hiện chương trình giáo dục mầm non. Riêng đối với trẻ năm tuổi sẽ phải 
chuẩn bị kỹ hơn về mọi mặt để trẻ có thể bước tiếp vào một môi trường hoàn 
toàn mới lạ đó là môi trường của trường tiểu học, việc đến trường tiểu học được 
coi là một bước ngoặc quan trọng trong cuộc đời của trẻ, là một bước chuyển 
biến mang tính nhảy vọt, chính vì thế mà trong trẻ có sự biến đổi vô cùng to 
lớn. Ở trường mầm non trẻ được sống trong môi trường có sự giáo dục, chăm 
sóc và nuôi dưỡng của các cô giáo người mà luôn được coi là người mẹ thứ hai 
của trẻ, nhưng khi bước vào lớp một trẻ phải tiếp xúc với một môi trường mới 
lạ, với những hoạt động mới, một vị trí xã hội mới và với những mối quan hệ 
mới của một người học sinh thực thụ. Trẻ sẽ khó tiếp cận và thích nghi ngay 
được, chính vì vậy nhiệm vụ của người giáo viên mầm non không chỉ giúp trẻ 
chiếm lĩnh được những kiến thức, những kỹ năng ở trường mầm non mà còn 
cần phải tạo cho trẻ có một tâm thế vững vàng, sẵn sàng bước vào lớp một để 
trẻ có thể mạnh dạn, tự tin tiếp cận môi trường của trường tiểu học một cách 
nhanh nhất nhằm giúp trẻ tiếp thu kiến thức ở trường tiểu học một cách tốt nhất, 
và đặc biệt hơn là việc chuẩn bị tâm thế cho các cháu dân tộc thiểu số vào lớp 
một là vấn đề cần được thực hiện, bước đầu thực hiện nội dung này tôi đã gặp 
những thuận lợi và không ít khó khăn.
 a. Thuận lợi và khó khăn
 * Thuận lợi
 Võ Thị Hiền 3 Sáng kiên kinh nghiệm – Năm học 2014-2015 
 - Do đời sống của người đồng bào còn khó khăn nên đa số phụ huynh 
của trẻ chỉ lo công việc nương rẫy mà chưa thực sự quan tâm đến việc học của 
con em mình. Chưa có sự kết hợp với nhà trường tập cho con em mình có 
những kỹ năng giao tiếp xã hội cũng như hình thành ở trẻ ý thức tự giác và thực 
hiện nhiệm vụ một cách độc lập 
 d.Các nguyên nhân các yếu tố tác động 
 - Chúng ta đều biết hiện nay tình trạng các bậc cha mẹ của trẻ đều muốn 
con em của mình học chữ trước khi vào lớp một, các em được gia đình quan 
tâm một cách đặc biệt về mặt kiến thức trước khi vào lớp một. và chính vì điều 
này đã gây cho giáo viên cũng như gây cho trẻ một áp lực không nhỏ.
 - Với trẻ đồng bào dân tộc thì thiếu hẳn sự quan tâm của phụ huynh, phụ 
huynh ít quan tâm đến việc học của con em mình, nhiều phụ huynh không có 
thời gian đưa và đón các cháu khi các cháu đến lớp, phần lớn các cháu tự đi học 
và tự về thì nói gì đến việc chuẩn bị tâm thế cho các cháu vào lớp một.
 e. Phân tích đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra
 Với mục tiêu đề ra cho năm học 2014-2015 đó là nâng cao chất lượng giáo 
dục ở trường lớp mầm non. Và để đạt được chất lượng tốt trong quá trình dạy và 
học thì đòi hỏi người giáo viên phải là người có lòng nhiệt huyết, yêu nghề mến 
trẻ, không ngại khó khăn, tạo điều kiện cho tất cả các cháu tham gia vào các 
hoạt động một cách tích cực, nhằm giúp cho các cháu phát triển một cách toàn 
diện không những vậy mà chúng ta cần giúp cho trẻ có sự chuẩn bị về tâm thế 
để trẻ có thể mạnh dạn, tự tin khi bước vào lớp một nhưng để trẻ đồng bào 
dân tộc thiểu số có thể tham gia các hoạt động một cách tích cực thì đòi hỏi trẻ 
phải nghe và hiểu được những điều cô giáo truyền đạt, nhưng trẻ dân tộc thiểu 
số còn hạn chế rất nhiều về ngôn ngữ, vốn từ tiếng việt của trẻ còn ít ỏi, các 
cháu giáo tiếp với nhau chủ yếu bằng tiếng mẹ đẻ, thậm chí có cháu còn không 
hiểu và cũng không nói được tiếng việt và đây chính là khó khăn thứ nhất của 
vấn đề, vấn đề thứ hai là trẻ chưa được sự quan tâm, chăm sóc của gia đình, dẫn 
đến việc trẻ suy dinh dưỡng, yếu về thể lực, mệt mỏi khi tham gia hoạt động, 
bên cạnh đó trẻ cần có các kỹ năng giao tiếp xã hội, kỹ năng hoạt động học 
tậpkhông những vậy trẻ dân tộc thiểu số còn gặp khó khăn về mặt tâm lý, trẻ 
nhút nhác, ngại giao tiếp với người lạ, luôn sẵn sàng tâm lý cho hoạt động lao 
động hơn là hoạt động học tập..Chính vì vậy mà việc giúp các cháu người đồng 
bào dân tộc thiểu số có một tâm thế để sẵn sàng bước vào lớp một là một vấn đề 
không đơn giản.
 3. Giải pháp biện pháp
 a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
 - Trước tình hình thực tế ở trường, tôi nghĩ việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ 
dân tộc thiểu số vào lớp một là một việc hết sức quan trọng cần thiết và cấp 
bách. Khi mới nghĩ đến điều này thì tưởng chừng như đơn giản nhưng trên thực 
tế lại không đơn giản tí nào, tôi đã tự hỏi phải làm thế nào để có thể giải quyết 
 Võ Thị Hiền 5 Sáng kiên kinh nghiệm – Năm học 2014-2015 
pháp khắc phục, trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe của con em mình 
trong kỳ họp đầu năm cũng như hằng ngày khi đưa con đến trường, để họ biết 
và cùng giáo viên có hướng khắc phục, giáo viên có thể cung cấp cho phụ 
huynh một số kiến thức cơ bản về vệ sinh, chăm sóc sức khỏe cho trẻ, để phụ 
huynh có thể chăm sóc cho con em mình khi trẻ ở nhà.
 - Ở trường giáo viên cần tạo cho trẻ tâm trạng thoải mái khi tham gia các 
hoạt động cũng như trong giờ ăn, giờ ngủ, không áp đặt cũng như gây áp lực 
cho trẻ, cô nên vỗ về, động viên trẻ khi trẻ biếng ăn, trẻ ăn hết suất cô động 
viên, khen trẻgiáo viên thường xuyên chú ý theo dõi tình hình trẻ một cách 
sâu sát, không nên thờ ơ với trẻ vì có như vậy thì chúng ta mới phát hiện sớm 
những biểu hiện khác thường của trẻ về sức khỏe, tâm lýcủa trẻ ở trường. 
 - Cùng với sự quan tâm đến chế độ ăn uống của trẻ thì giấc ngủ của trẻ 
đóng vai trò không nhỏ trong quá trình phát triển thể chất của trẻ. Trẻ cần có 
một giấc ngu ngon và ngủ sâu, để có được điều đó thì giáo viên cần làm tốt 
công tác vệ sinh phòng ngủ cho trẻ, ấm về mùa đông và thoáng mát về mùa hè, 
tránh cho trẻ ngủ nơi cửa có gió lùa mạnhđối với những trẻ khó ngủ, ít ngủ, 
chúng ta cần gặp phụ huynh trao đổi tình hình cho phụ huynh biết để nhắc nhở 
trẻ ở nhà ngủ đúng giờ, đủ giấc
 - Ngoài thực hiện tốt công việc theo dõi sức khỏe của trẻ, cho trẻ ăn, ngủ 
thì chúng ta cần phải có chế độ tập luyện, vận động cho trẻ hợp lý vì trẻ vận 
động sẽ góp phần tiêu hao năng lượng sẽ kích thích thèm ăn và khi ăn sẽ có cảm 
giác ngon miệng, cũng như khi ngủ sẽ có giấc ngủ sâu. Vậy để thực hiện được 
những công việc trên đòi hỏi chúng ta phải linh động, giờ nào việc nấy, không 
bắt trẻ ngồi thụ động một chổ hoặc tránh tình trạng trẻ hoạt động quá nhiều gây 
mệt mỏi.
 - Thực hiện tốt những công việc trên đồng nghĩa với việc chúng ta đã 
khắc phục được tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ và chuẩn bị tốt về mặt thể lực 
cho trẻ. 
 Biện pháp 3: Chuẩn bị về mặt ngôn ngữ tiếng Việt, kiến thức, kỹ năng 
cho trẻ thông qua các hoạt động
 * Hoạt động mọi lúc mọi nơi
 - Cô giáo luôn gần gũi, trò chuyện và giao tiếp với trẻ tạo cho trẻ sự gần 
gũi, yêu thương. 
 - Cô giáo có thể tạo mọi tình huống ở mọi lúc, mọi nơi.
 Ví dụ: Khi trẻ đến lớp trẻ chào cô, cô nên khen bé ngoan, có thể hỏi trẻ: 
Hôm nay ai đưa con đi học? sáng nay mẹ cho con ăn gì?...nếu trẻ chưa trả lời 
được thì cô giáo có thể giúp trẻ, cô trả lời trước và cho trẻ nhắc lại theo cô..hoặc 
trong giờ hoạt động ngoài trời cô có thể tổ chức cho các cháu đi dạo trong sân 
trường, đặt câu hỏi theo chủ đề đang thực hiện để trẻ trả lời, nếu trẻ chưa trả lời 
được cô mời trẻ khác trả lời và cho trẻ đó nhắc lại
 Võ Thị Hiền 7

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chuan_bi_tam_the_cho.doc