Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo xây dựng trường mầm non xanh, an toàn, hạnh phúc

docx 57 trang skquanly 30/06/2024 1280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo xây dựng trường mầm non xanh, an toàn, hạnh phúc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo xây dựng trường mầm non xanh, an toàn, hạnh phúc

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo xây dựng trường mầm non xanh, an toàn, hạnh phúc
 ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN THANH TRÌ
 TRƯỜNG MẦM NON TẢ THANH OAI B
 MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG
TRƯỜNG MẦM NON XANH - AN TOÀN - HẠNH PHÚC
 Lĩnh vực/môn : Quản lí
 Cấp học : Mầm non
 Tên tác giả : Phan Thị Ngọc
 Đơn vị công tác : Trường Mầm non Tả Thanh Oai B
 Chức vụ : Hiệu trưởng
 NĂM HỌC 2022 - 2023 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài:
 Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên, 
thời kỳ mầm non còn được gọi là thời kỳ vàng của cuộc đời. Với sự phát triển đặc 
biệt của trẻ mầm non nên vai trò của giáo dục mầm non không một cấp học nào có 
được, đó chính là việc thực hiện đồng thời cả 3 nhiệm vụ: Nuôi dưỡng, chăm sóc 
và giáo dục trẻ. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm chăm lo tới sự 
nghiệp giáo dục mầm non. Người từng căn dặn “Làm mẫu giáo tức là thay mẹ dạy 
trẻ, dạy trẻ cũng như trồng cây non, trồng cây non được tốt thì sau này cây lên tốt, 
dạy trẻ tốt thì sau này các cháu thành người tốt”.
 Trường mầm non là cái nôi nuôi dưỡng kế tiếp các thế hệ con người mới cho 
tương lai, điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ càng thích hợp bao nhiêu 
thì càng tạo ra những nền tảng cho tiến bộ sau này của trẻ bấy nhiêu. Trong đó môi 
trường giáo dục là một trong những điều hết sức cần thiết.
 Là người đứng đầu nhà trường, tôi nhận thức được tầm quan trọng của việc 
đổi mới, sáng tạo điều kiện hoạt động của nhà trường để phù hợp với giai đoạn 
phát triển giáo dục thủ đô Hà Nội trong thời kì hội nhập. Làm thế nào để xây dựng 
được một khung cảnh sư phạm đảm bảo xanh, sạch, đẹp, an toàn, hạnh phúc nhưng 
lại tạo được hình ảnh, phong cách, dấu ấn riêng của nhà trường và của mỗi lớp 
học? Môi trường giáo dục đó phải thỏa mãn nhu cầu thực sự của mỗi trẻ và cán 
bộ, giáo viên, nhân viên? Làm thế nào để xây dựng, tận dụng được các không gian 
có sẵn của nhà trường mang lại hiệu quả hoạt động đáp ứng với đổi mới hình thức 
tổ chức của cô và trẻ, kinh phí để xây dựng, cải tạo, sửa chữa phải phù hợp với 
điều kiện kinh tế của nhà trường và địa phương? Nhưng lại đạt được hiệu quả. Đó 
là thách thức đặt ra với tôi và tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường. 
Nhưng với tinh thân quyết tâm, muốn đổi mới hình ảnh, phong cách dấu ấn riêng 
của nhà trường và của mỗi lớp học là một việc khiến tôi trăn trở suy nghĩ. Với 
mong muốn năm học 2022-2023 làm thế nào để xây dựng môi trường xanh - an 
toàn - hạnh phúc, để tôi cũng như tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh 
mỗi ngày đến trường là một ngày vui, hạnh phúc ngập tràn.
 Nhận thức được tầm quan trọng của việc cần phải xây dựng môi trường giáo 
dục đối với sự phát triển toàn diện của trẻ, tạo cho trẻ có môi trường hoạt động 
thân thiện, gần gũi và tự do được khám phá là điều hết sức cần thiết trong chương 
trình giáo dục mầm non hiện nay.
 Sau một thời gian bắt tay vào nghiên cứu, tìm tòi ra cách xây dựng môi trường 
mang dấu ấn riêng của nhà trường, tôi đã thành công trong việc xây dựng môi 
trường xanh - an toàn - hạnh phúc và được các cấp đánh giá cao. PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 I. Cơ sở lí luận
 Môi trường giáo dục trong trường mầm non là tổ hợp những điều kiện tự 
nhiên, xã hội cần thiết trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở 
trường. Xây dựng môi trường giáo dục phù hợp góp phần thỏa mãn nhu cầu vui 
chơi và hoạt động của trẻ. Qua đó, nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển 
toàn diện.
 Trẻ em lứa tuổi mầm non đang hình thành và phát triển, cơ thể trẻ còn non 
nớt, sự tăng trưởng và phát triển luôn chịu tác động mạnh mẽ của môi trường xung 
quanh. Đặc điểm tư duy của trẻ là tư duy trực quan hành động trẻ học bằng chơi, 
học bằng hình ảnh cụ thể, học ở mọi lúc, mọi nơi. Chính vì vậy, nơi trẻ tiếp xúc 
phải chứa đựng được tất cả các yếu tố mà trẻ có thể học tập được và môi trường 
phải đảm bảo tính thẩm mỹ mang tính sư phạm, tính giáo dục cao.
 Xây dựng trường mầm non xanh - an toàn - hạnh phúc là xây dựng một môi 
trường an toàn, thân thiện gần gũi với thiên nhiên, ấm cúng, trình bày đẹp mắt, thu 
hút, giúp trẻ chủ động tham gia vào các hoạt động, có cơ hội trải nghiệm và giao 
tiếp một cách tích cực. Môi trường như vậy có ảnh hưởng sâu sắc đến trẻ và giáo 
viên, hỗ trợ mục tiêu chương trình giáo dục mà ở đó trẻ có thể tự do vui chơi và 
khám phá, giáo viên có điều kiện quan sát trẻ để kịp thời định hướng trẻ hoạt động 
phù hợp, sáng tạo.
 Đối với trẻ mầm non khi bước chân đến trường đó là sự thay đổi lớn, là bước 
ngoặt đáng kể đầu tiên trong cuộc đời của trẻ. Vậy làm thế nào để mỗi ngày trẻ 
đến trường là một ngày vui, một ngày hạnh phúc? Ngôi trường đó là nơi thầy cô, 
học sinh và phụ huynh đều được hạnh phúc; Là nơi trẻ cảm thấy muốn đến, là nơi 
học sinh có hứng thú, niềm vui, sự mong chờ và những rung cảm; Nơi ấy không 
có bạo lực, không có hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo, không có những hành xử 
xúc phạm danh dự, nhân phẩm, tính mạng nhà giáo. Hiểu một cách đơn giản đấy 
là nơi mà cả học sinh, phụ huynh và các cô giáo đều “muốn đến mỗi ngày”.
 Xanh - an toàn - hạnh phúc là một trong những vấn đề không thể thiếu trong 
môi trường giáo dục của nhà trường. Bác Hồ đã dạy “Trẻ em như búp trên cành. 
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan”. Chính vì vậy, để giáo dục trẻ được tốt chúng 
ta cần quan tâm đến việc xây dựng môi trường học tập cho trẻ. Môi trường đó phải 
tạo được cảm giác thoải mái cả về thể chất và tinh thần cho cô và trẻ, để cho trẻ 
mỗi ngày đến trường là một ngày ấm áp, mỗi ngày đến trường của các cô giáo là 
một niềm yêu thương.
 Như vậy, việc chỉ đạo xây dựng trường mầm non xanh - an toàn - hạnh phúc 
đã góp phần thực hiện tốt mục tiêu định hướng đổi mới giáo dục mầm non năng riêng của từng giáo viên.
 - Đa số phụ huynh nhiệt tình, ủng hộ các hoạt động, phong trào của nhà 
trường.
 b. Khó khăn
 - Kinh phí dành cho xây dựng, quy hoạch sân vườn, sửa chữa, mua sắm trang 
thiết bị, cải tạo xây dựng không gian từ ngân sách còn rất hạn chế.
 - Thời gian trên lớp của giáo viên thực hiện việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo 
dục trẻ nhiều nên thời gian dành cho việc sáng tạo làm những đồ dùng, đồ chơi có 
chất lượng còn hạn chế.
 - Nhà trường có 3 khu cách xa nhau nên gặp nhiều khó khăn trong công tác 
quản lý chỉ đạo và tổ chức các sự kiện, ngày hội, ngày lễ.
 2. Khảo sát thực trạng trước khi thực hiện giải pháp để xây dựng 
trường học xanh - an toàn - hạnh phúc (Có bảng 1 và 2 theo phụ lục đính kèm 
sáng kiến kinh nghiệm).
 III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
 1. Giải pháp 1: Xây dựng kế hoạch quy hoạch tổng thể sân vườn, 
khu vui chơi, phòng chức năng phù hợp vói định hướng phát triển giáo dục 
mầm non.
 1.1. Xây dựng kế hoạch thực hiện:
 Cách làm cũ:
 Những năm học trước, nhà trường chỉ xây dựng kế hoạch nhiệm vụ năm học 
dựa trên cơ sở kế hoạch nhiệm vụ năm học của ngành giáo dục mầm non Thành 
phố Hà Nội và huyện Thanh Trì. Từ đó, nhà trường hướng dẫn các tổ chuyên môn, 
giáo viên xây dựng kế hoạch, thực hiện nhiệm vụ năm học theo những nội dung 
phân công.
 Với nội dung công việc hàng năm, không có nhiều đổi mới, không có tầm nhìn 
xa, không có hướng phát triển bền vững lâu dài.
 Cách làm mới:
 Nhà trường xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển 05 năm 2021-2026, căn 
cứ vào tình hình thực tiễn và ý kiến của hội đồng sư phạm và phụ huynh. Nhà 
trường đã xây dựng một kế hoạch chiến lược phát triển với mong muốn được đổi 
mới toàn diện môi trường làm việc với tác phong, diện mạo chuyên nghiệp trong 
giai đoạn hội nhập.
 Để quản lý nhà trường tốt thì làm việc gì chúng ta cũng phải có kế hoạch thực 
hiện cụ thể. Xây dựng kế hoạch là tiền đề, là khâu đầu tiên cho tất cả các biện pháp 
nhằm giúp cho bản thân sắp xếp công việc mình sẽ làm một cách tuần tự, hợp lý, 
khoa học, chủ động trong công việc. - Phân công, giao nhiệm vụ cho từng Tháng
 6 - Ban giám hiệu
 bộ phận quản lý các khu vui chơi 10/2022
 - Cán bộ, giáo viên, 
 Tháng
 7 - Hoàn thiện và đưa vào sử dụng nhân viên, trẻ và 
 11/2022
 cha mẹ trẻ
 1.2. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch đã xây dựng:
 Trước hết, tôi họp tổ chức lấy ý kiến thống nhất trong nhà trường về nội dung 
kế hoạch xây dựng đồng thời phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận như: 
Người lãnh đạo đứng đầu là Hiệu trưởng: Chịu trách nhiệm chung, chủ động xây 
dựng kế hoạch tham mưu xây dựng cơ sở vật chất. Công đoàn nhà trường: Thực 
hiện tốt cuộc vận động, cụ thể hóa các nội dung trong quy chế dân chủ thành các 
quy tắc ứng xử giữa các thành viên trong trường, tạo môi trường thân thiện gần gũi 
giữa cô và cháu, cảm nhận “Mỗi ngày đến trường lớp là một niềm vui”. Tổ chuyên 
môn: Tích cực đổi mới, ứng dụng phương pháp giáo dục tiên tiến vào tổ chức hoạt 
động dạy trẻ. Tôi chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch huy động và phối hợp với 
cha mẹ trẻ cùng ủng hộ, đóng góp chậu hoa, cây cảnh làm góc thiên nhiên của bé, 
góp nguyên liệu phế thải làm đồ chơi cho trẻ như lốp xe máy, xe ô tô, hộp sữa, 
những miếng gỗ bỏ đi từ cái tủ hỏng, cành cây. Ban đại diện cha mẹ học sinh: Biết 
xây dựng mối quan hệ thân thiện trong gia đình để trẻ học tập noi theo, kết hợp chặt 
chẽ với giáo viên của lớp trong việc hình thành kỹ năng sống cho trẻ, sẵn sàng hỗ 
trợ cơ sở vật chất khi trường, lớp cần.
 Kết quả:
 Ngay từ khi bắt đầu xây dựng và cải tạo nhà trường với những kế hoạch đề ra 
cũng như chỉ đạo tham mưu tích cực của các cấp lãnh đạo và tình hình thực tế của 
nhà trường nên khi xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện kế hoạch tôi không bị 
động trong công việc và đã quy hoạch được các khoảng trống để xây dựng, thiết kế 
vườn hoa, cây cảnh, vườn rau xanh, các khu vui chơi thành các khu vui chơi sáng 
tạo như: Khu vui chơi sáng tạo, vườn khoa học, khu vận động, vườn cổ tích cho 
trẻ. Việc xây dựng kế hoạch trong nhà trường là kim chỉ nam để người hiệu trưởng 
và tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên cùng thực hiện kế hoạch cụ thể, rõ ràng, phù 
hợp từng thời điểm, từng nội dung công việc nhằm hoàn thành tốt nhất công trình 
xây dựng.
 2. Giải pháp 2: Chỉ đạo xây dựng sân vườn và các khu vui chơi ngoài 
trời sáng tạo, thân thiện phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường.
 Ở các trường mầm non việc xây dựng khung cảnh sư phạm bên ngoài lớp 
học luôn được chú ý quan tâm một cách đặc biệt bởi nó thu hút sự chú ý thiện chăm sóc cây, quan sát quá trình phát triển của cây... đó còn là nơi vui chơi của trẻ 
và tạo điều kiện cho trẻ được phát triển về thể chất và tinh thần, trẻ được tự do vận 
động (chạy, nhảy...) và tìm hiểu thế giới thiên nhiên (cây cỏ và các con côn trùng), 
trẻ hiểu biết về sự đa dạng của thế giới thực vật, về quá trình phát triển và nhu cầu 
sống của cây xanh, ý nghĩa của cây xanh đối với sự sống của con người và mọi vật 
xung quanh. Qua đó hình thành ở trẻ các kỹ năng trồng, chăm sóc cây xanh, ý thức 
bảo vệ cây trồng và yêu thích công việc trồng cây và tạo môi trường để thực hiện 
các nội dung về phát triển thể lực, nhận thức, ngôn ngữ, cảm xúc, tình cảm, thẩm 
mĩ của trẻ.
 Để tạo nên vườn sinh thái cho trẻ, giúp trẻ được tìm tòi khám phá và khơi dậy 
lòng yêu thích lao động tạo không khí lao động vui vẻ, đoàn kết cho cán bộ, giáo 
viên, nhân viên và học sinh nhà trường. Tận dụng khu vực phía sau các lớp học 
với khoảng không rộng 400m 2, tôi đã quy hoạch trồng 20 loại cây ăn quả: xoài, 
mít, hồng xiêm, bưởi, khế ngọt, ổi...Để xây dựng ngôi trường thực sự xanh mát, 
Nhà trường đã quy hoạch lại tổng thể cây bóng mát, cây ăn quả, các vườn hoa tận 
dụng tối đa các cây đã có sẵn, bổ sung cây ăn quả ở các vị trí thích hợp. Điều đặc 
biệt là cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường đã tạo được một khu vườn sinh thái 
phía sau trường với các loại rau quen thuộc và theo mùa như: Rau muống, rau 
mồng tơi, cải và cải cúc, su hào, bắp cải... Đây là một không gian lý tưởng để cô 
và trò cùng trải nghiệm, mang lại rau xanh thêm vào bữa ăn cho cô và trẻ.
 Tầm quan trọng của cây xanh đối với con người ai cũng nắm được. Với trường 
mầm non điều đó càng quan trọng và thiết thực hơn. Bởi cây xanh không đơn thuần 
là tạo bóng mát, làm đẹp nhà trường mà hơn hết là cây xanh giúp điều hòa khí hậu 
giúp cho không khí trong lành. Có hệ thống cây xanh trong trường phong phú còn 
giúp trẻ có nhiều điều kiện tìm hiểu, khám phá thế giới thực vật hàng ngày và khơi 
dậy lòng yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ cây xanh và môi trường ngay từ lứa tuổi 
mầm non.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chi_dao_xay_dung_truo.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo xây dựng trường mầm non xanh, an toàn, hạnh phúc.pdf