Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp giảng dạy ở trường Tiểu học

docx 34 trang skquanly 26/07/2024 1280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp giảng dạy ở trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp giảng dạy ở trường Tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp giảng dạy ở trường Tiểu học
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
 ------------------------
 SÁNG KIẾN KINH NGHIÊM
 MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN TRONG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
 Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
 Lĩnh vực: Quản lý
 Cấp học: Tiểu học
 NĂM HỌC: 2016 - 2017 III. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.
 Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông 
tin trong đổi mới phương pháp giảng dạy ở trường Tiểu học.
 Khách thể nghiên cứu: Phương pháp quản lí giáo dục.
IV. Phạm vi nghiên cứu.
 Công tác chỉ đạo hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin vào đổi mới 
phương pháp giảng dạy của giáo viên trường Tiểu học.
V. Giả thuyết khoa học.
 Nếu xây dựng được các biện pháp chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin 
trong đổi mới phương pháp dạy học một cách có hiệu quả sẽ góp phần tích cực 
hóa hoạt động nhận thức của học sinh, từng bước nâng cao chất lượng dạy học ở 
trường Tiểu học. Giáo viên sẽ tiếp cận với những phương pháp dạy học hiện đại, 
nâng cao trình độ chuyên môn, đáp ứng được yêu cầu của đổi mới giáo dục, khẳng 
định uy tín của trường trước các bậc phụ huynh học sinh.
VI. Nhiệm vụ nghiên cứu.
 Nghiên cứu một số vấn đề lí luận cơ bản về quản lí, quản lí giáo dục, quản lí 
trường Tiểu học.
 Phân tích thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương 
pháp giảng dạy của cán bộ, giáo viên trường tôi, xác định nguyên nhân của thực 
trạng đó.
 Đề xuất một số biện pháp quản lí chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin trong 
đổi mới phương pháp giảng dạy ở trường Tiểu học.
VII. Phương pháp nghiên cứu.
 Phương pháp nghiên cứu lí luận: Đọc tài liệu, văn bản, thu thập thông tin cần 
thiết cho việc nghiên cứu.
 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Quan sát, phỏng vấn, đàm thoại...
 Phương pháp thống kê: phân tích số liệu điều tra. thông tin mà giáo viên và học sinh có trong tay nhiều công cụ hỗ trợ cho quá trình 
dạy - học. Phần mềm dạy học được sử dụng tại nhà là cầu nối giữa giáo viên và học 
sinh. Nhờ có máy tính điện tử và các phần mềm tiện ích mà việc xây dựng kế hoạch 
dạy học và giảng dạy trên máy tính trở nên sinh động hơn, tiết kiệm được nhiều thời 
gian và chi phí so với các phương pháp dạy học truyền thống.
 Môi trường đa phương tiện kết hợp những hình ảnh, âm thanh, văn bản, biểu 
đồ, màu sắc và những hiệu ứng sống động được trình bày qua máy tính theo kịch bản 
xây dựng sẵn giúp kích thích nhiều giác quan của học sinh, góp phần nâng cao chất 
lượng dạy học.
 Nhiều hiện tượng, quá trình trong tự nhiên, xã hội được mô phỏng sống động 
nhờ những kĩ thuật đồ họa vi tính khiến các bài học trở nên gần gũi với thực tế cuộc 
sống, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh tiếp thu kiến thức mới một cách ấn tượng, 
dễ nhớ nhất.
 Công nghệ thông tin giúp giáo viên có thể khai thác tư liệu phục vụ cho quá 
trình giảng dạy một cách nhanh chóng hiệu quả. Những tài liệu này được cung cấp 
dưới nhiều dạng: kênh hình, kênh chữ, âm thanh sống động khiến học sinh dễ hiểu 
dễ tiếp cận và suy luận để từ đó có những dự đoán chính xác về những tính chất, quy 
luật mới.Việc ứng dụng công nghệ thông tin còn đem lại một công dụng lớn đó là 
giúp cho người học rèn kĩ năng tự học, tự nghiên cứu.
 Như vậy nếu hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin được triển khai có hiệu 
quả trong giảng dạy sẽ góp phần phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng 
tạo của người học, phù hợp với định hướng chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học 
trong các nhà trường hiện nay.
2.4. Sự cần thiết của việc chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy.
 Việc đưa công nghệ thông tin và truyền thông ứng dụng trong lĩnh vực giáo 
dục nói chung và hoạt động giảng dạy nói riêng bước đầu thu được những kết quả 
khả quan. Tuy nhiên những gì đạt được vẫn còn khiêm tốn bởi vẫn còn có nhiều khó 
khăn, vướng mắc xuất phát từ thực tế cuộc sống. Máy tính điện tử mang lại rất nhiều 
thuận lợi cho việc dạy học nhưng trong một mức độ nào đó công cụ hiện đại này cũng 
không thể hỗ trợ giáo viên hoàn toàn. Việc linh hoạt phối hợp phương pháp dạy học 
truyền thống với các phương pháp dạy học sử dụng thiết bị hiện đại lúc này sẽ cho 
hiệu quả cao trong quá trình dạy học. Mặt khác kiến thức, kĩ năng về công nghệ thông 
tin ở một số giáo viên cũng trở thành một rào cản tương đối lớn cho việc triển khai 
ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Trên thực tế, việc sử dụng công nghệ 
thông tin trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học là có song ở một số nơi hoặc 
một số tiết học vẫn chưa được nghiên cứu kĩ nên việc ứng dụng chưa thật đúng chỗ, 
đúng lúc dẫn đến tình trạng lạm dụng hoặc ngẫu hứng, tự phát. Chính vì vậy cần có 
những biện pháp chỉ đạo hợp lí, phù hợp thực tế để các hoạt động ứng dụng công 1.2. Trình độ công nghệ thông tin của giáo viên, nhân viên trong nhà trường.
 100% giáo viên của nhà trường có trình độ chuẩn, trên chuẩn, nhiệt tình, tâm 
huyết với nghề, có tinh thần học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, cập nhật kiến 
thức mới. Trình độ về công nghệ thông tin của đội ngũ giáo viên trong trường cụ thể 
như sau:
 Đối tượng Trình độ tin học
 Chứng chỉ A Chứng chỉ B trở lên Cao đẳng
 Cán bộ quản lí 3
 Giáo viên, nhân viên 25 36 1
Có một giáo viên biên chế dạy tin học, có ban chỉ đạo hoạt động của website của 
nhà trường.
 Công tác sử dụng mạng và hộp thư điện tử luôn được ban giám hiệu nhà trường 
quan tâm, khai thác triệt để và hiệu quả. Thông tin từ hộp thư điện tử luôn được cập 
nhật và triển khai đến cán bộ, giáo viên qua trang web và sổ liên lạc điện tử, rất tiện 
lợi trong công tác quản lí nhà trường.
 1.3 Mức độ ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường tôi.
 100% giáo viên trong độ tuổi công nghệ thông tin (dưới 45 tuổi) biết soạn bài 
giảng sử dụng phần mềm powerpoint, sử dụng khá thành thạo máy tính và các phần 
mềm văn phòng như word, excel...Một số giáo viên có trình độ công nghệ thông tin 
tốt, có khả năng đứng lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về công nghệ thông tin, giúp 
đồng nghiệp nâng cao trình độ tin học và khả năng ứng dụng công nghệ thông tin 
trong dạy học.
 Phong trào thi soạn giáo án điện tử, thiết kế bài giảng E-learning, thiết kế đồ 
dùng dạy học có ứng dụng công nghệ thông tin được tổ chức hàng năm đã thu hút 
đông đảo các đồng chí giáo viên hưởng ứng nhiệt tình.
 Qua các tiết chuyên đề, thi giáo viên dạy giỏi các cấp, rất nhiều giáo viên đã thể 
hiện khả năng ứng dụng công nghệ thông tin một cách hiệu quả trong tiết dạy và phần 
thiết kế bài soạn. Những sáng tạo hiệu quả, kinh nghiệm hay này có thể phổ biến rộng 
rãi và vận dụng trong phạm vi nhà trường. Đây cũng là một trong những thuận lợi để 
phát triển hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin một cách sâu, rộng tới tập thể giáo 
viên đặc biệt là đội ngũ giáo viên trẻ mới về công tác tại trường trong những năm gần 
đây, đang cần được bồi dưỡng, nâng cao năng lực.
 2. Khó khăn.
 Nhận thức về nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học của một số 
giáo viên còn chưa cao do tâm lí ngại thay đổi, thói quen dạy học kiểu truyền thống 
đã ăn sâu trong nếp nghĩ của họ. Để có những tiết học ứng dụng công nghệ thông tin 
một cách hiệu quả đòi hỏi người giáo viên không chỉ có tâm huyết mà còn phải có sự 1. Nâng cao nhận thức của đội ngũ giáo viên
 Xác định được nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục hiện nay là phải đổi 
mới phương pháp dạy học theo hướng ứng dụng công nghệ thông tin, coi công nghệ 
thông tin là phương tiện để tiến tới xã hội học tập, Ban Giám hiệu nhà trường cho 
rằng muốn phát động phong trào này trong đơn vị mình quản lí trước hết phải tác 
động vào nhận thức của mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường. Bởi vì 
nhân tố con người đóng vai trò then chốt trong sự quyết định thành công của bất kì 
một sự đổi mới nào. Chính vì vậy nhà trường đã thành lập ban chỉ đạo hoạt động ứng 
dụng công nghệ thông tin. Ban chỉ đạo có trách nhiệm xây dựng kế hoạch ứng dụng 
công nghệ thông tin ngay từ đầu năm học tổ chức tuyên truyền cho 100% cán bộ, 
giáo viên, nhân viên về nội dung những văn bản chỉ đạo của ngành về hướng dẫn 
thực hiện nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin trong năm học.
 Ngoài những văn bản mang tính pháp quy, việc tuyên truyền để giáo viên, 
nhân viên nhận thấy những ích lợi, hiệu quả tích cực của việc ứng dụng công nghệ 
thông tin trong giảng dạy và quản lí cũng có tác động mạnh mẽ đến sự thay đổi nhận 
thức của mọi người. Việc tuyên truyền này được làm thường xuyên dưới nhiều hình 
thức như thông qua các buổi hội thảo, nói chuyện chuyên đề, các buổi sinh hoạt 
chuyên môn...Các bài viết, các sáng kiến về ứng dụng công nghệ thông tin được lưu 
giữ ở phòng thư viện, trong kho học liệu điện tử hoặc đăng tải trên trang website của 
nhà trường cũng là một kênh thông tin để giáo viên tiếp cận và tìm hiểu từ đó dần 
dần tự thay đổi quan niệm, cách nghĩ của mình về việc ứng dụng công nghệ thông tin 
trong công việc.
 Sau một thời gian được tuyên truyền vận động và căn cứ vào thực tế ứng dụng 
của bản thân, đa số cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường đã có nhận thức đúng đắn 
về lợi ích của việc ứng dụng công nghệ thông tin như:
 - Sử dụng bài soạn được thiết kế từ các phần mềm khiến bài giảng trở nên sống 
động gần gũi với thực tế và hấp dẫn học sinh hơn phù hợp với đặc điểm tâm lí của 
học sinh Tiểu học. Sự kết hợp giữa hình ảnh âm thanh và các hiệu ứng sẽ giúp các 
em dễ dàng tiếp thu những kiến thức khó, trừu tượng một cách nhẹ nhàng, không 
những thế còn phát huy được năng lực của học sinh trong quá trình chủ động lĩnh hội 
kiến thức mới. Khi đã thực sự ấn tượng về bài học, các em sẽ hiểu sâu và nhớ bài lâu 
hơn.
 - Giúp giáo viên và học sinh tiếp cận kịp thời với xu hướng phát triển công nghệ 
thông tin ở trong nước và thế giới, phù hợp với quá trình hội nhập ngày nay của đất 
nước. Làm quen với cách học hiện đại, dưới sự hướng dẫn của giáo viên học sinh 
cũng sẽ hình thành dần khả năng tự tìm tòi, nghiên cứu, quen dần với việc tìm kiếm 
thông tin phục vụ cho bài học từ mạng Internet qua đó bồi dưỡng khả năng tự học 
cho các em. một số phần mềm phục vụ cho việc dạy học ở một số môn học trong chương trình; 
Cách khai thác kho bài giảng E-learning của Bộ GD&ĐT tại địa chỉ 
 để giáo viên tham khảo trong việc thực hiện đổi mới 
phương pháp dạy học và từ đó biết cách hướng dẫn học sinh khai thác để tự học, tự 
ôn tập nâng cao kiến thức; Lớp tập huấn triển khai sử dụng phần mềm esams- quản 
lí kết quả giáo dục tiểu học cũng được tổ chức kịp thời để giáo viên thực hiện nhập 
kết quả đánh giá học sinh theo đúng hướng dẫn của SGD&ĐT trong năm học 2016-
2017.
 - Lớp chuyên đề bồi dưỡng kĩ năng sử dụng và bảo quản các thiết bị, đồ dùng 
dạy học có ứng dụng công nghệ thông tin như: Máy tính để bàn, laptop, máy chiếu 
đa vật thể, máy chiếu projector, bảng tương tác.; Kĩ năng cài đặt một số phần mềm 
ứng dụng cơ bản, tìm kiếm thông tin trên internet, khai thác các nguồn học liệu từ 
các trang website.
 - Nhà trường có hỗ trợ một phần kinh phí để thể hiện sự quan tâm và khuyến 
khích các đồng chí giáo viên, nhân viên tích cực tham gia học tập, bồi dưỡng. Tùy 
nội dung tập huấn nhà trường có thể mời giảng viên ngoài hoặc phân công giáo viên 
trong trường có năng lực về công nghệ thông tin tốt để đứng lớp, chia sẻ kinh nghiệm 
với đồng nghiệp.
 Ngoài ra, nhà trường đã tuyên truyền, động viên cán bộ, giáo viên, nhân viên 
tự bồi dưỡng hoặc theo học các lớp bồi dưỡng để nâng cao năng lực ứng dụng CNTT, 
đáp ứng chuẩn kĩ năng sử dụng CNTT theo quy định tại Thông tư số 03/2014/BTTTT 
ra ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông. Khuyến khích giáo viên, nhân 
viên học hỏi kinh nghiệm hay từ trường bạn về việc ứng dụng công nghệ thông tin 
trong đổi mới phương pháp dạy học.
 Bên cạnh các lớp bồi dưỡng về công nghệ thông tin, nhà trường đã thành lập 
một mạng lưới giáo viên, nhân viên cốt cán giỏi về tin học ở khắp các tổ, khối chuyên 
môn. Để làm được điều này Ban giám hiệu đã chú ý đến việc phân công nhân sự ở 
các tổ khối sao cho đảm bảo ở khắp các tổ khối đều có những giáo viên nòng cốt về 
công nghệ thông tin hoặc những giáo viên trẻ có triển vọng bồi dưỡng về công nghệ 
thông tin. Những giáo viên cốt cán này sẽ hỗ trợ những giáo viên khác ở tổ mình 
trong quá trình vận dụng kiến thức tiếp thu được từ các lớp bồi dưỡng vào thực tế 
giảng dạy. Chính sự học tập thường xuyên giữa các đồng nghiệp này đã đưa phong 
trào tự học tin học lan rộng trong trường, góp phần không nhỏ trong việc nâng cao 
trình độ công nghệ thông tin cho đội ngũ cán bộ, giáo viên.
3. Tổ chức các cuộc thi và triển khai các phong trào ứng dụng CNTT
 3.1 Các cuộc thi và phong trào ứng dụng CNTT của giáo viên
 Căn cứ vào các văn bản hướng dẫn của các cấp lãnh đạo, năm học 20162017 
là năm học có các cuộc thi như: Thi thiết kế bài giảng E-learning với chủ đề Dư địa 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chi_dao_ung_dung_cong.docx