Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo tốt hoạt động các tổ chuyên môn ở trường Tiểu học

docx 20 trang skquanly 24/07/2024 890
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo tốt hoạt động các tổ chuyên môn ở trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo tốt hoạt động các tổ chuyên môn ở trường Tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo tốt hoạt động các tổ chuyên môn ở trường Tiểu học
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 “MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO TỐT HOẠT ĐỘNG CÁC TỔ 
 CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC”
 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
 Những năm gần đây, ngành GD-ĐT nói chung và GD-ĐT thành phố Đông 
Hà nói riêng đã rất quan tâm đến việc đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn, nâng 
cao chất lượng giáo dục toàn diện nhằm thực hiện tốt Nghị quyết số 29-NQ/TW, 
ngày 4/11/2013 của BCHTW Đảng khoá XI, chương trình hành động số 13-
CTHĐ/TU của thành uỷ Đông Hà. Thông tư 41/2010/TT-BGDĐT ngày 
30/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ Trường 
Tiểu học có nêu rõ nhiệm vụ của tổ chuyên môn như sau: “Xây dựng kế hoạch 
hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm học nhằm thực hiện chương trình, 
kế hoạch dạy học và hoạt động giáo dục; Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, 
nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả giảng dạy, giáo dục và quản 
lí sử dụng sách, thiết bị của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường; 
Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo 
viên tiểu học và giới thiệu tổ trưởng, tổ phó”. (Trích điều 18)
 Trong nhà trường, hoạt động chuyên môn là hoạt động quan trọng, chủ 
yếu, quyết định sự tồn tại và phát triển của nhà trường. Tổ chuyên môn là một 
bộ phận cấu thành, nơi thực thi trực tiếp nhiệm vụ dạy học và giáo dục học sinh. 
Một nhà trường chỉ có thể thay đổi, phát triển bằng chính nội lực của mình. Đối 
với trường tiểu học động lực quan trọng để phát triển chính là do yếu tố tăng 
trưởng chất lượng giáo dục của đơn vị tổ chuyên môn quyết định. Nhưng trong 
thực tế, vì nhiều lý do khách quan và chủ quan, nên công tác này chưa được quan 
tâm đúng mức; hoạt động của các tổ khối còn mang tính hình thức, hoạt động 
đối phó chứ chưa đi sâu khai thác nội lực của cá nhân, tập thể để đem lại hiệu 
quả cao cũng như nâng cao chất lượng giáo dục đại trà. Để hoạt động của tổ 
chuyên môn thực sự phát huy hết sức mạnh nội lực vốn có của mình để tạo ra 
những sản phẩm giáo dục nhiều về quy mô và tốt về chất lượng cho xã hội. Đó 
chính là lý do tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp chỉ đạo tốt hoạt động các tổ 
chuyên môn ở trường Tiểu học”. Hy vọng với đề tài này nhằm nâng cao năng 
lực hoạt động, tạo ra những giá trị mới hữu ích trong quá trình thực hiện nhiệm 
vụ giáo dục. Thực hiện đề tài này là góp phần thúc đẩy các hoạt động chuyên 
môn trong nhà trường tiểu học hoạt động tốt. Đề tài này nhằm rút ngắn khoảng 
cách giữa lãnh đạo với các đoàn thể, với giáo viên; tăng sự liên kết, mối quan hệ trường. Đổi mới công tác quản lý không phải là chỉ ở người đứng đầu cơ quan, 
mà sự đổi mới đó phải được mọi thành viên trong đơn vị thực hiện một cách tự 
giác trong mọi việc làm, mọi thời điểm. Đổi mới không phải đòi hỏi một cái gì 
đó lớn lao ghê gớm, mà đổi mới từ những những việc làm bình thường hàng ngày, 
hàng tuần, hàng tháng ở tất cả mọi người. Đổi mới công tác quản lý cũng có nghĩa 
là tất cả những người lãnh đạo trong đơn vị biết khai thác cái mới của mọi thành 
viên trong đơn vị, biết khích lệ mọi người tìm ra cái mới, vận dụng cái mới. Người 
lãnh đạo biết quản lý cái mới hay nói một cách khác là biết “quản lý sự đổi mới”. 
Có như vậy thì mới thực sự đổi mới và có hiệu quả. Điều lệ trường Tiểu học ban 
hành kèm theo Thông tư số 41/2010/TT- BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định Tổ chuyên môn là một bộ 
phận cấu thành bộ máy tổ chức quản lý của nhà trường. Tổ chuyên môn là tổ chức 
quản lý, thực hiện hoạt động dạy học trong nhà trường. Tổ chuyên môn được xem 
là một nút thông tin trong hệ thống thông tin trường học, đó là nơi tiếp nhận, xử 
lí đồng thời cũng là nơi truyền phát thông tin. Tổ chuyên môn có nhiệm vụ tổ 
chức các hoạt động để nắm vững và thực hiện chương trình giảng dạy, giúp giáo 
viên thực hiện hóa quá trình giáo dục đào tạo. Ngoài việc thực hiện các nhiệm vụ 
chuyên môn theo quy định, tổ chuyên môn còn là nơi tổ chức các hoạt động khác 
như sinh hoạt chuyên đề, sinh hoạt ngoại khóa, viết và phổ biến các tài liệu, sáng 
kiến kinh nghiệm có liên quan. Do đó, chất lượng hoạt động của Tổ chuyên môn 
có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giáo dục của toàn đơn vị. Sinh hoạt chuyên 
môn thực sự là một hoạt động nhằm bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực 
sư phạm cho người giáo viên nói chung và giáo viên cấp tiểu học nói riêng. Tổ 
trưởng tổ chuyên môn là người điều hành mọi hoạt động của tổ chuyên môn, 
trên cơ sở bố trí, phân công trách nhiệm của Hiệu trưởng. Người Tổ trưởng tổ 
chuyên môn phải là trung tâm đoàn kết; xây dựng kế hoạch dạy học và các hoạt 
động giáo dục năm, kỳ, tháng của tổ, giúp tổ viên xây dựng kế hoạch giảng dạy 
cá nhân; thường xuyên kiểm tra đôn đốc tổ viên thực hiện đúng kế hoạch đã đề 
ra; thảo luận và nhận định tình hình, bàn các biện pháp nâng cao chất lượng đại 
trà, chất lượng mũi nhọn tích cực tham gia các hoạt động sư phạm tập thể cũng 
như các nhiệm vụ của cá nhân nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Tổ chức 
tốt các buổi sinh hoạt chuyên đề để giáo viên trong tổ có điều kiện trao đổi về 
kinh nghiệm, về phương pháp dạy học, rèn luyện nghiệp vụ, cập nhật các thông 
tin mới có liên quan đến giáo dục. Tổ chức các buổi chuyên đề, hội giảng về nội 
dung chương trình, đề xuất và thử nghiệm các phương pháp dạy học mới, tổ chức 
cho các thành viên dự giờ lẫn nhau nhằm rút kinh nghiệm, bồi dưỡng nghiệp vụ, 
chuyên môn. 
 Năm học 2019 - 2020 là năm thứ 6 thực hiện Chương trình hành động số 
13-CTHĐ/TU; năm học thứ 5 thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần 
thứ XII và Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2015-2020, tiếp tục triển khai thực 
hiện Kế hoạch số 887/KH-UBND ngày 25/5/2017 của UBND thành phố về thực 
hiện Đề án Phát triển giáo dục - đào tạo thành phố Đông Hà giai đoạn 2017-2021, 3 4 163 85 161 98,8 148 4 40,8
 4 3 97 43 95 97,9 81 1 32,3
 5 5 163 76 159 97,5 120 4 32,6
 Cộng 21 742 356 731 98,5 626 10 35,3
 1.1.3 Các điều kiện thiết yếu về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học:
 - Trường tiểu học Nguyễn Tất Thành với tổng diện tích hơn 5341m 2 đóng 
trên địa bàn khu phố 5. Trường có kết cấu xây dựng gồm 1 dãy nhà 3 tầng, 3 dãy 
nhà 2 tầng, 1 dãy nhà cấp 4, trong đó có 21 phòng học, 1 phòng học tin học, 1 
phòng Tiếng Anh, 2 phòng thư viện - thiết bị và 2 phòng nghệ thuật; 1 phòng 
hội đồng; 1 phòng Đội, 1 phòng hiệu trưởng; 1 phòng phó hiệu trưởng và 1 
phòng y tế, 1 phòng kế toán – văn thư, 1 phòng truyền thống. Trường có 100% 
học sinh được học 2 buổi/ngày.
 - Phương tiện và thiết bị dạy học được trang bị đảm bảo đúng và tương đối 
đủ theo quy định danh mục thiết bị dạy học tối thiểu của Bộ GD&ĐT .
 - Nhà trường có 1 phòng máy : 22 máy phục vụ học sinh, 13 ti vi 55 inch, 
các phòng chức năng được trang bị 9 máy tính (6 máy bàn, 3 laptop) đều được 
nối mạng internet nhằm phục vụ công việc của trường, giáo viên tra cứu tài liệu, 
tìm hiểu thông tin và để phục vụ giảng dạy;1 máy phô tô; 1 bảng tương tác phục 
vụ cho việc dạy và học môn Tiếng Anh. (đến thời điểm tháng 3/2020 nhà trường 
đã mua thêm 5 ti vi và 1 máy in màu phục vụ cho công tác dạy và học.)
 - Phương tiện phục vụ môn Âm nhạc:1 đàn Organ. Phương tiện phục vụ 
môn tiếng Anh: 1 máy catset; bảng tương tác và bộ đồ dung dạy học.
 -Thư viện có đủ bản sách các loại, thiết bị dạy học được trang bị tương đối 
đầy đủ cơ số quy định, đảm bảo phục vụ việc dạy và học cho tất cả các bộ môn.
 1.2 . Thuận lợi và khó khăn:
 1.2.1 Thuận lợi:
 - Nhà trường đã làm tốt công tác PCGD trên địa bàn; huy động 100% trẻ 
trong độ tuổi đã đến trường. Học sinh đa số chăm ngoan, được cha mẹ quan tâm, 
chăm sóc. - Có sự giúp đỡ của đồng chí hiệu trưởng, các đồng chí là tổ trưởng tổ 
chuyên môn, giáo viên và sự năng động của bản thân, mạnh dạn áp dụng cái mới 
vào trong công tác quản lý. 
 - Một số giáo viên còn e ngại trong việc ứng dụng CNTT vào công tác quản lý 
và giảng dạy.
 Xuất phát từ thực trạng trên, sau khi nghiên cứu các cơ sở lí luận và thực tiễn 
về hoạt động của tổ chuyên môn ở trường tiểu học Nguyễn Tất Thành, tôi xin 
trình bày một vài kinh nghiệm nhỏ về chỉ đạo tốt hoạt động các tổ chuyên môn 
ở trường tiểu học mà trường chúng tôi đã vận dụng vào thực tế chỉ đạo ở đơn vị, 
bước đầu đã có tác dụng nhất định tới việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn 
diện trong nhà trường.
 2. Giải pháp thực hiện:
 2.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp 
 -Nhằm đem lại cách lãnh đạo, chỉ đạo các tổ khối trong nhà trường tiểu học 
đạt hiệu quả cao. 
 - Nhằm rút ngắn thời gian hội họp không cần thiết mà giải quyết công việc 
một cách hiệu quả. Thúc đẩy tinh thần làm việc của tập thể, tạo động lực cho các 
tổ chuyên môn thi đua, các cá nhân thi đua một cách lành mạnh, không gây áp 
lực cho giáo viên. 
 2.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp 
 Để có hiệu quả cao trong công quản lý giáo dục thì cần rất nhiều yếu tố liên quan, 
nhưng trong khuôn khổ của đề tài này tôi chỉ đưa ra một số yếu tố cơ bản mà tôi đã áp 
dụng. 
 2.2.1. Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá theo Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT
 Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT đã có nhiều đổi mới phù hợp với xu thế chung 
của nền giáo dục trên thế giới. Điều tất nhiên cái gì mới bao giờ cũng gặp những 
khó khăn trở ngại và chắc chắn sẽ có những phản biện tốt và những phản biện 
chưa tốt của xã hội. Song trong cái mới, cái khó khăn đó đã góp phần tạo cơ hội 
cho mọi người cùng tham gia giám sát, đánh giá học sinh để các em tự tin vươn 
lên trong học tập và các hoạt động giáo dục. Chính vì vậy làm sao công tác chỉ 
đạo thực hiện Thông tư đảm bảo nhận xét đánh giá học sinh chính xác, toàn diện 
mà không gây tổn thương học sinh. Mặt khác trình độ giáo viên không đồng đều. 
Mọi phương pháp dạy – học cũ của giáo viên đã trở thành kỹ xảo nay nói thay 
đổi thật là khó khăn. Trước đây giáo viên chỉ cần chấm điểm, ghi điểm là xong Thành lập một số tổ tư vấn chuyên sâu về từng lĩnh vực như: Tư vấn 
chuyên môn Tiếng Việt; tư vấn chuyên sâu môn Toán,Các tổ chuyên sâu có 
những lời góp ý về câu từ nhận xét kỹ hơn, chặt chẽ hơn, hay và phù hợp với 
từng mạch kiến thức cụ thể cho từng nhóm đối tượng học sinh. 
 2.2.2. Đổi mới công tác dự giờ, sinh hoạt tổ chuyên môn
 Song song với việc đổi mới nhận xét đánh giá học sinh theo Thông tư 
22/2016 thì đồng nghĩa với việc đổi mới phương pháp dạy- học để việc nhận xét 
đánh giá mới đồng bộ. Vì vậy giờ dạy trên lớp là yếu tố quan trọng cơ bản có 
tính quyết định kết quả đào tạo giáo dục của nhà trường. Đối với người dạy trên 
lớp hướng dẫn học sinh chiếm lĩnh kiến thức cơ bản, giáo dục đạo đức và hình 
thành nhân cách cho học sinh. Đồng thời thông qua giờ dạy trên lớp giáo viên 
thể hiện được toàn bộ kiến thức, kinh nghiệm, nghệ thuật,...đã tích lũy được và 
nâng cao tinh thần trách nhiệm đối với học sinh mà mình đang giảng dạy. Ngoài 
ra khi có người đến dự giờ sẽ giúp giáo viên chủ động, tích cực hơn trong bài 
giảng của mình như: chuẩn bị bài kỹ hơn, sẵn sàng trao đổi về bài dạy trước khi 
lên lớp, đây là một việc làm hết sức thiết thực và cần thiết đối với mỗi giáo viên 
đứng lớp hiện nay. Những lớp học có giáo viên đến dự giờ cũng sẽ sôi nổi, ý 
thức học tập của học sinh được nâng cao. Đây là điều kiện thuận lợi để giáo viên 
phát huy được sự sáng tạo trong quá trình giảng dạy. 
 Đối với giáo viên đi dự giờ là để tích lũy những kinh nghiệm cần thiết cho 
bản thân trong quá trình giảng dạy, thực hiện việc sàng lọc những yếu điểm để 
áp dụng trong quá trình giảng dạy của mình.
 Hoạt động thăm lớp, dự giờ được tổ chức thường xuyên

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chi_dao_tot_hoat_dong.docx