Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện tốt vệ sinh môi trường trong trường mầm non
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện tốt vệ sinh môi trường trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện tốt vệ sinh môi trường trong trường mầm non
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ Kính gửi: - Phòng Giáo dục và Đào tạo Đại Lộc; - Hội đồng Sáng kiến cấp cơ sở. Tôi (chúng tôi) ghi tên dưới đây: TT Họ và Ngày tháng Nơi công tác Chức Trình Tỷ lệ (%) đóng góp tên năm sinh (hoặc nơi danh độ vào việc tạo ra sáng thường trú) chuyên kiến môn 1 Trà 20/10/1964 Trường Phó Đại học 100% Thị MN Đại hiệu Đồng Hòa trưởng Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến 1: “Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện tốt vệ sinh môi trường trong trường mầm non” 1. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trà Thị Đồng – Trường MN Đại Hòa 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Thực hiện tốt vệ sinh môi trường trong trường mầm non Đại Hòa. 3. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 25/ 9/2017 4. Mô tả bản chất của sáng kiến: Môi trường là không gian sống của con người, là lớp bảo vệ chắc chắn ngăn ngừa cho con người mọi sự đe dọa về bệnh tật, về chất lượng cuộc sống nếu như môi trường đó trong lành. Môi trường cũng chính là nơi chứa đựng các chất thải do con người tạo ra. Vì nó chính là nguồn gây nên bệnh tật, phá hoại cuộc sống hạnh phúc, phá hoại sự phát triển của xã hội nếu như môi trường đó bị ô nhiễm. Cho nên việc bảo vệ môi trường là nhằm vận dụng những kiến thức và kỹ năng giữ gìn bảo tồn sử dụng môi trường đảm bảo bền vững cho thế hệ tương lai sau sau này. Môi trường bao gồm yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người. Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người và sự phát triển kinh tế, văn hóa của đất nước của nhân loại. Với sự chỉ đạo của Bộ giáo dục, Vụ giáo dục mầm non về giáo dục bảo vệ môi trường cho giáo viên mầm non. Phòng Giáo dục Đại Lộc cũng đã chỉ đạo các cấp học nói chung, cấp học mầm non nói riêng tổ chức lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào các hoạt động giáo dục trẻ. Với tình hình thực tế của nhà trường và địa phương. Là cán bộ quản lý trong nhà trường tôi nhân thức sâu sắc và xác định rõ việc cần làm ngay. Đồng thời thực hiện hiệu quả cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” 1 Đội ngũ giáo viên có ý thức trong việc thực hiện vệ sinh môi trường trong và ngoài lớp học, giáo dục trẻ mọi lúc mọi nơi, hình thành cho trẻ thói quen giữ gìn vệ sinh môi trường lớp học. Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, nhà trường vẫn còn mắc phải một số nhược điểm mà cần phải vượt qua để thực hiện thành công sáng kiến này. *Nhược điểm: Tuy sân chơi của nhà trường đã được cải tạo và nâng cấp nhưng khuôn viên, địa bàn của trường vẫn còn thấp so với mặt bằng của đường, vì vậy hằng năm đến mùa mưa lũ sân trường vẫn còn đọng nước. Điểm trường Bộ Bắc phòng học tuy đã dược xây dựng khang trang nhưng sân chơi chưa được cải tạo. Đội ngũ giáo viên đa số là nữ và thời gian chăm sóc trẻ trong ngày chiếm thời gian nhiều, vì vậy công tác dành cho việc thực hiện lao động tạo cảnh quang sư phạm còn hạn chế. 4.2 Nêu nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm của giải pháp đã biết: Hiện nay vấn đề bảo vệ môi trường, vệ sinh môi trường là sự quan tâm lớn nhất của toàn xã hội. Để thực hiện công tác này trong trường mầm non mang lại hiệu quả cao đó chính là những người làm công tác giáo dục phải quan tâm. Sự thành công của công tác này không thể thiếu sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường, xã hội. Những năm trước đây tình hình môi trường thực tế ở xã Đại Hòa còn hạn chế trong đó trường mầm non Đại Hòa cũng là một trong những điểm trường bị ảnh hưởng vì đa số nhân dân sống nghề nông nên kinh tế còn khó khăn, còn một số phụ huynh nhận thức về bảo vệ môi trường còn hạn chế. Việc phát triển mạng lưới trường lớp không tập trung. Năm 2016- 2017 có tổng số lớp 10 lớp, 2 cụm lớp, hầu hết các điểm trường nằm xen kẻ với nhà dân, được sự quan tâm các cấp lãnh đạo đã xây mới lại một điểm trường cụm lớp Bộ Bắc tuy cơ sở vật chất bên trong đầy đủ nhưng đến nay cảnh quang môi trường sân chơi chưa được cải tạo. Với tình hình thực tế trên, tôi mong muốn làm sao nhà trường hoàn thiện về môi trường để đảm bảo môi trường “Xanh, sạch, đẹp, an toàn”. Tôi quyết định tìm ra một số biện pháp hiệu quả nhất để chỉ đạo thực hiện vệ sinh môi trường trong nhà trường ngày một tốt hơn: Xây dựng kế hoạch quy hoạch và đầu tư xây dựng môi trường. Bồi dưỡng nâng cao kiến thức, công tác chỉ đạo thực hiện tốt vệ sinh môi trường cho đội ngũ giáo viên, nhân viên trong nhà trường. Chỉ đạo thực hiện lồng ghép giáo dục vệ sinh môi trường vào các hoạt động. Tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo kiểm tra. Làm tốt công tác tuyên truyền trong nhà trường, các lực lượng xã hội 4.3.Nêu các điều kiện, phương tiện cần thiết để thực hiện và áp dụng giải pháp: Về điều kiện: Trường mầm non Đại Hòa tích cực tham mưu kinh phí với các 3 niên - Xây dựng góc chơi vườn Cụm lớp Hòa Tháng 01 hoa của bé Thạch BGH- GV- NV - Trang trí đồ dùng bên ngoài môi trường Xây dựng khu giáo dục thể Tất cả các cụm CB - GV- NV chất. lớp Tháng 02 Lao động tổng vệ sinh môi trường - Trồng hoa, cây xanh, cây Cụm lớp Bộ Bắc Phụ huynh + cảnh Giáo viên toàn Tháng 3 trường - Lao động trồng cây, hoa Cụm lớp Hòa PH- GV Tháng 4 - Tiếp tục tạo cảnh quang môi Thạch, Bộ Bắc trường PH- GV - Tổng kết, đánh giá, rút kinh Toàn trường - Ban giám Tháng 5 nghiệm hiệu, giáo viên, HCMHS Sau khi xây dựng kế hoạch, qua cuộc họp hội đồng tôi triển khai chỉ đạo cho giáo viên chủ nhiệm, đoàn thanh niên xây dựng kế hoạch làm tốt công tác phối hợp với phụ huynh, đoàn thể trong nhà trường trong việc xây dựng môi trường. Trong quá trình thực hiện biện pháp này, tôi nhận thấy việc xây dựng kế hoạch cụ thể sẽ đem lại hiệu quả cao. Đến nay môi trường các cụm lớp có nhiều màu sắc hơn, đảm bảo an toàn cho trẻ hoạt động, dần dần hoàn thiện theo mô hình chung của trường. Các sân chơi ở các cụm lớp được cải tạo một cách phù hợp. Từng điểm trường tạo được môi trường có vẻ đẹp riêng, đảm bảo môi trường xanh sạch đẹp và an toàn, là nơi giúp trẻ được khám phá, trãi nghiệm. (Phụ lục 1) Giải pháp 2: Bồi dưỡng nâng cao kiến thức, công tác chỉ đạo thực hiện tốt vệ sinh môi trường cho đội ngũ giáo viên, nhân viên trong nhà trường Nhằm để trang bị cho đội ngũ giáo viên, nhân viên nhận thức một cách đầy đủ kiến thức về công tác bảo vệ, vệ sinh môi trường trong trường mầm non. Ngay từ đầu năm, tôi lên kế hoạch bồi dưỡng để cho toàn hội đồng nắm bắt được một số vấn đề, nội dung trong việc bảo vệ môi trường theo yêu cầu đổi mới hiện nay. Và đây là nhiệm vụ quan trọng trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ trong trong trường. 5 tuyên truyền, pa nô, xây dựng vườn hoa của bé, thiên nhiên kỳ diệu, Vườn cổ tích trang trí các đồ chơi tự làm rất đẹp. Tiêu biểu các lớp lớn 3, Bộ Bắc, lớn 1, lớn 2. Giải pháp 3: Chỉ đạo thực hiện lồng ghép giáo dục vệ sinh môi trường vào các hoạt động Việc giáo dục bảo vệ, vệ sinh môi trường trong trường mầm non hầu như không được tổ chức dưới dạng các hoạt động riêng biệt mà chủ yếu tiến hành dưới hình thức lồng ghép tích hợp đan cài vào các hoạt động chăm sóc giáo dục. Để nâng cao chất lượng lồng ghép giáo dục môi trường tôi phối hợp với phó hiệu trưởng chuyên môn chỉ đạo lồng ghép vào trong các hoạt động đặc biệt hoạt động chung và hoạt động ngoài trời, hoạt động góc như: Lồng ghép vào hoạt động chơi Hoạt động chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non. Chính vì vậy hoạt động chơi có vai trò quan trọng mang tính tích hợp cao trong giáo dục trẻ nói chung cũng như giáo dục bảo vệ, vệ sinh môi trường cho trẻ nói riêng. Vì thế giáo viên xác định đây là nhiệm vụ quan trọng phải khắc phục mọi khó khăn chuẩn bị tốt đồ dùng, đồ chơi để tổ chức cho trẻ hoạt động hằng ngày ở các góc tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với đồ chơi. Ví dụ: Góc phân vai: Các cô chọn những đồ chơi tự làm có liên quan đến chủ đề gia đình như: “Bộ tách trà em yêu” từ những hộp thạch dừa, “Cái nồi tặng mẹ” từ chai nước rửa bát, hay là “Cái tủ quần áo của bé” từ hộp bánh, Thế là đã có đồ dùng để phục vụ cho góc phân vai như đã nêu ở trên. Vì vậy tôi có kế hoạch phối hợp với phó hiệu trưởng chuyên môn thực hiện việc chỉ đạo lồng ghép nội dung giáo dục vệ sinh môi trường vào quá trình tổ chức hoạt động góc ở các chủ đề như: Trường mầm non, Gia đình, Thế giới thực vật và đưa nội dung lồng ghép vệ sinh môi trường cụ thể trong các trò chơi để trẻ thực hiện, thông qua các góc chơi cô giáo dục trẻ biết sắp xếp gọn gàng bảo quản đồ dùng đồ chơi. Qua góc phân vai: “Bé tập làm nội trợ” trẻ thể hiện vai mẹ chế biến các món ăn sạch đảm bảo vệ sinh, thu gom đồ dùng, rác sau khi làm xong, dạy dỗ các con giữ gìn vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, cất xếp đồ dùng trong gia đình ngăn nắp và đúng vị trí theo yêu cầu, biết bỏ rác và chất thải trong gia đình đúng quy định, biết sử lý chất thải trong gia đình của mình phù hợp, thu gọn đồ dùng gọn gàng sau khi vv.. Thông qua góc sách: Trẻ được tìm hiểu các hiện tượng môi trường qua hình ảnh trong sách, tranh. Trẻ nhận biết hành tốt, hành vi xấu đối với môi trường, phân biệt môi trường sạch và môi trường bẩn. Góc nghệ thuật: Giáo viên tổ chức cho trẻ hoạt động các đề tài có nội dung lồng ghép vệ sinh môi trường như: vẽ bé với môi trường theo từng chủ điểm, xé dán các tranh từ nguyên vật liệu họa báo, giấy bìa lịch cũ, làm các đồ dùng đồ chơi, con vật từ các nguyên vật liệu bỏ: vỏ hộp, hộp sữa, bình chai nước rửa 7 Trên cơ sở đó hình thành cho trẻ tình yêu quê hương đất nước đồng thời tạo cho trẻ sự nhanh nhẹn và hứng thú với môi trường tự nhiên và tự tin, mạnh dạn trong cuộc sống. Tôi chỉ đạo giáo viên cho trẻ tham quan các địa danh, di tích lịch sử ở địa phương gần gủi đối với trẻ như: Sự tích cây da lý, đền tưởng niệm, khi tham quan giáo dục cho trẻ biết đó là di tích lịch sử ở địa phương. Thông qua các hoạt động lồng ghép giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh môi trường trong lành tại nơi tham quan như: không ngắt hoa, bẻ lá, xả rác bừa bãi, không vẽ bại làm bẩn môi trường, phải biết giữ gìn vệ sinh chung. Hoặc cho trẻ dạo chơi sân trường: quan sát khu thiên nhiên có vườn cổ tích có các con vật, có hồ nước, có cỏ xanh tươi giúp cho trẻ khám phá tìm hiểu về sự vật, thiên nhiên và cho trẻ có điều kiện thực hiện các thói quen hành vi biết bảo vệ và giữ vệ sinh môi trường như: quét rác, nhặt lá vàng rơi bỏ vào sọt rác, cách đặt vị trí sọt rác đúng nơi quy định, trong quá trình nhặt lá không làm ảnh hưởng đến cây xanh, chăm sóc cây, hoa trong sân trường v.v Bên cạnh đó thông qua các hoạt động dạo chơi đã nổi trội lên một vài trẻ có nhiều sáng tạo rất hiệu quả với việc tạo ra được các sản phẩm như trẻ ghép hình lá khô, làm nhiều đồ chơi từ những chiếc lá như: mũ, cá, bông hoa, con vật. Qua đó đã kích thích trẻ khám phá không nhàm chán trong thao tác vệ sinh môi trường. Lồng ghép vào các hoạt động ngày hội, ngày lễ Việc tổ chức hoạt động các ngày hội, ngày lễ cũng hình thành ở trẻ kỹ năng thái độ hành vi tích cực; qua đó trẻ biết một số phong tục tập quán đồng thời cũng có điều kiện giáo dục trẻ biết yêu quý bảo vệ môi trường. Nhiều hoạt động nhà trường không tổ chức được thay vào đó cho trẻ xem phim tư liệu về một số lễ hội ở địa phương như: Lễ hội đua thuyền Thông qua hoạt động này giáo dục cho trẻ hiểu biết thêm một số kiến thức về phong tục, bản sắc văn hóa của quê hương. Từ đầu năm đến nay đã triển khai cho các lớp tổ chức sinh hoạt Ngày hội bé đến trường, Vui hội trăng rằm, Ngày hội 8 tháng 3 vv... Thông qua ngày hội giáo dục yêu vẻ đẹp của thiên nhiên, trẻ biết giữ gìn vệ sinh nơi công cộng , biết bảo vệ môi trường, lớp sạch sẽ. Giải pháp 4: Tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo kiểm tra Đối với giáo viên, nhân viên Như chúng ta biết đội ngũ giáo viên là nhân tố đóng vai trò quyết định về chất lượng giáo dục, vì vậy nhà trường cần phải có những biện pháp tích cực, hỗ trợ giúp giáo viên không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trao dồi phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu giáo dục mầm non trong giai đoạn hiện nay. Để phát huy tốt vai trò của giáo viên phụ trách, tôi cũng đã tiến hành phối hợp chỉ đạo và thực hiện chỉ đạo công tác vệ sinh môi trường đối với giáo viên với một số nội dung cụ thể như sau: - Chỉ đạo xây dựng kế hoạch hằng tháng có lồng ghép nội dung thực hiện vệ sinh môi trường, thay đổi nội dung giáo dục phù hợp với tình hình thực tế của lớp. 9
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chi_dao_thuc_hien_tot.doc