Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện “Năm trật tự và văn minh đô thị”
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện “Năm trật tự và văn minh đô thị”", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện “Năm trật tự và văn minh đô thị”
Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện năm trật tự văn minh đô thị. I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Bối cảnh của đề tài: Xây dựng, phát triển Thủ đô ngày càng văn minh, hiện đại là mục tiêu xuyên suốt của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hà Nội. Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Thành ủy, quản lý, điều hành của chính quyền, sự tham gia tích cực của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và các tầng lớp nhân dân Thủ đô; công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý đô thị, nhất là công tác đảm bảo trật tự và văn minh đô thị đã được quan tâm chỉ đạo, thực hiện đồng bộ, quyết liệt, một số lĩnh vực có chuyển biến rõ rệt. Nhìn tổng thể, bộ mặt đô thị Thủ đô ngày càng khang trang, hiện đại hơn; nếp sống văn minh đô thị được chú trọng bồi đắp; các giá trị văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp của Thăng Long - Hà Nội được bảo tồn, phát huy. Nhận thức, ý thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân về công tác đảm bảo trật tự và nếp sống văn minh đô thị có chuyển biến tốt hơn. Tuy nhiên, trước yêu cầu đô thị hóa ngày càng nhanh, Thủ đô đang trong quá trình xây dựng và phát triển, vì vậy công tác đảm bảo trật tự, văn minh đô thị vẫn còn không ít hạn chế, bất cập: Việc đảm bảo trật tự, nhất là trật tự xây dựng, an toàn giao thông, nếp sống văn minh đô thị chuyển biến chậm. Vệ sinh môi trường còn nhiều tồn tại, bức xúc. Tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường; quảng cáo, rao vặt không đúng quy định còn diễn ra ở nhiều nơi; vi phạm trật tự xây dựng còn nhiều, một số trường hợp nghiêm trọng. Ý thức chấp hành pháp luật về trật tự và môi trường đô thị của một bộ phận tổ chức và người dân chưa cao; văn hóa trong ứng xử và sinh hoạt nơi công cộng còn hạn chế; công tác quản lý nhà nước còn một số yếu kém. 2. Lí do chọn đề tài: Hà Nội là thủ đô của cả nước; là đầu não chính trị – hành chính Quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế. Xây dựng nếp sống văn minh đô thị, con người Hà Nội thanh lịch, văn minh là đòi hỏi cấp bách từ thực tế, để Thủ đô thêm sáng, xanh, sạch, đẹp không chỉ về diện mạo bên ngoài, mà cốt yếu là phải tạo ra sự chuyển biến thực chất trong ý thức, trách nhiệm của từng người dân Thủ đô. Trường mầm non mà tôi đang công tác đang đô thị hóa nhanh, ý thức của một bộ phận nhân dân trong việc thực hiện trật tự, văn minh đô thị còn hạn chế, do đó việc tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, trẻ em và phụ huynh về pháp luật, truyền thống đạo đức, truyền thống và văn hoá Người Hà Nội, kỹ năng giao tiếp, ứng xử, giáo dục trật tự an toàn giao thông càng có ý nghĩa quan trọng. Thực hiện Chỉ thị số 01/CT-UBND ngày 02/01/2014 của Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội về việc thực hiện “Năm trật tự và văn minh đô thị”; Kế hoạch số 222/KH – SGD&ĐT ngày 15/1/2016 của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố về tổ chức thực hiện “Năm trật tự và văn minh đô thị”; Kế hoạch số 267/KH - UBND của của UBND Quận Long Biên với mục đích hưởng ứng “ Năm trật tự và văn minh đô thị” gắn với công tác chăm sóc và giáo dục trẻ nhằm xây dựng các nhà trường và các cơ sở giáo dục có khung cảnh đẹp, đảm bảo sáng, xanh, sạch, đẹp, thông thoáng, an toàn tại các nhà trường, thân thiện với trẻ. Giúp cán 1/31 Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện năm trật tự văn minh đô thị. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 1. Cơ sở lí luận: - Các văn bản chỉ đạo: Với các nhiệm vụ trên, các văn bản ra đời nhằm triển khai việc thực hiện trật tự văn minh đô thi ở diện rộng, từ các cấp ủy đảng, chính quyền đến Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội. Từ thành phố đến nông thôn và các vùng sâu, vùng khó khăn như: Chỉ thị số 01/CT-UBND ngày 02/01/2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về “Năm trật tự và văn minh đô thị”; Kế hoạch số 222/KH-SGD&ĐT ngày 15/01/2016 về tổ chức thực hiện “Năm trật tự văn minh đô thị” năm 2016 ngành GD&ĐT; Kế hoạch số 3159/KH-SGD&ĐT ngày 22/8/2016 của sở GD&ĐT Hà Nội về công tác An toàn thực phẩm ngành Giáo dục và Đạo tạo Hà Nội năm học 2016 - 2017; Chương trình 03-CTr/QU của Quận uỷ Long Biên khóa III về “Tập trung đầu tư, hoàn thiện hệ thống hạ tầng đô thị tạo bước đột phá về cảnh quan, môi trường gắn với xây dựng nếp sống văn minh đô thị trong các tầng lớp nhân dân”; Thông báo số 215-TB/QU ngày 19 tháng 8 năm 2016 của Thường trực Quận ủy Long Biên về một số nhiệm vụ trọng tâm của Ngành Giáo dục và Đào tạo quận Long Biên năm học 2016-2017; Kế hoạch số 44/KH-UBND ngày 12/01/2016 của UBND quận Long Biên về công tác an toàn thực phẩm quận Long Biên năm 2016; Kế hoạch số 267/KH-UBND ngày 30 tháng 8 năm 2016 của UBND quận Long Biên về Thực hiện Trật tự văn minh đô thị, an toàn thực phẩm trong các trường học trên địa bàn quận Long Biên năm học 2016-2017 Kế hoạch số 02/KH-MN ngày 06 tháng 9 năm 2017 về thực hiện "Năm trật tự văn minh đô thị" - Mục tiêu của giáo dục trật tự và văn minh đô thị trong trường mầm non: + Nhằm xây dựng các nhà trường và các cơ sở giáo dục có khung cảnh đẹp, đảm bảo sáng, xanh, sạch, đẹp thông thoáng an toàn tại các nhà trường, thân thiện với học sinh. + Giúp cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh học sinh thấy rõ tầm quan trọng trong công tác giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống. Trong đó, chú trọng hiệu quả của công tác giáo dục pháp luật, truyền thống lịch sử, văn hóa, lòng tự hào dân tộc, đạo lý uống nước nhớ nguồn, sống trung thực, lành mạnh cho học sinh trong các nhà trường. + Nâng cao ý thức tự giác, thực hiện nếp sống văn minh thanh lịch, văn hóa học đường, nét đẹp văn hóa khi tham gia giao thông, góp phần giảm tai nạn thương tích và giữ gìn trật tự an toàn xã hội. + Duy trì thường xuyên các điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) tại trường; đảm bảo truy suất được nguồn gốc, tiến tới đánh giá mức độ ATTP của các loại thực phẩm được sử dụng tại trường (đặc biệt là rau, thịt); Nâng cao nhận thức, thực hành của CBGVNV về ATTP; góp phần bảo vệ và nâng cao sức khỏe, thể chất của học sinh. 3/31 Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện năm trật tự văn minh đô thị. viên biết thiết kế, xây dựng giáo án điện tử, kho học liệu điện tử theo các chủ đề của từng độ tuổi, để đưa vào phục vụ trong các hoạt động giảng dạy chương trình giáo dục mầm non mới. Đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, ham học hỏi, sáng tạo, linh hoạt trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ nên đã tạo được niềm tin yêu, quý trọng trong phụ huynh. 2.1. Thuận lợi: - Nhà trường đã được các cấp quan tâm xây dựng cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia, khung cảnh sư phạm luôn đảm bảo sạch sẽ, gọn gàng vì vậy tạo điều kiện thuận lợi trong việc CS-GD trẻ. - Nhà trường được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo; tham gia đầy đủ các buổi tập huấn, hội nghị về thực hiện "Năm trật tự văn minh đô thị" - Ban giám hiệu chủ động chỉ đạo và đề ra các biện pháp để thực hiện tốt Trật tự văn minh đô thị tại nhà trường. - CBGVNV luôn có tinh thần trách nhiệm cao, đoàn kết, yêu nghề mến trẻ, nghiêm túc và gương mẫu khi thực hiện "Năm trật tự văn minh đô thị tại nhà trường" - Phụ huynh học sinh luôn phối hợp chặt chẽ với nhà trường để cùng thực hiện tốt. - Trẻ mạnh dạn, tự tin thích tìm tòi khám phá, thích tham gia các hoạt động. - Công tác đảm bảo an ninh, an toàn trường học, phòng chống TNTT và giáo dục trật tự an toàn giao thông đã thực hiện tương đối tốt. Các năm học vừa qua, không có trường hợp học sinh nào bị tai nạn thương tích trong trường, nhà trường không xảy ra vụ việc nào liên quan đến ATTP. Nhà trường thực hiện tốt việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. 2.2 Khó khăn: - Phường đang đô thị hoá mạnh, nhiều công trình xây dựng đang mọc lên nên gây bụi nhiều, ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ và môi trường. - Tổng diện tích đất toàn trường là 3524m2 và bê tông hóa 99%, ban dự án xây dựng chỉ để lại 1 dải đất nhỏ chạy dài theo tường bao quanh, không có vườn, không có diện tích đất để trồng cây. - Đa số giáo viên thuộc thành phần gia đình là công nhân, trí thức nên kinh nghiệm trồng và chăm sóc rau, cây xanh còn gặp nhiều khó khăn. - Về cơ bản đã đảm bảo vệ sinh môi trường, tuy nhiên một số CBGVNV và phụ huynh còn thiếu ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh phòng nhóm sạch sẽ, ngăn nắp, để rác chưa đúng nơi quy định. - Đa số CBGVNV đã thực hiện tốt văn hóa giao tiếp ứng xử văn minh trong trường học tuy nhiên còn một số CBGVNV chưa có ý thức cao về tiết kiệm trong việc sử dụng điện, nước, văn phòng phẩm. - Theo khảo sát đầu năm thì 25 % học sinh còn chưa có ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh cá nhân, 22 % còn nói trống không, 28 % còn hạn chế trong việc nói lời đẹp. 18 % trẻ nhút nhát, chưa mạnh dạn, tự tin. 5/31 Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện năm trật tự văn minh đô thị. - Thực hiện công tác tự kiểm tra và được kiểm tra đánh giá thực hiện trật tự văn minh đô thị - Xây dựng trường học Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn thực phẩm năm học 2016-2017. Ảnh: Phát động thi đua, ký cam kết các hoạt động năm 2017 3.3. Biện pháp 3: Tăng cường nâng cao nhận thức của CBGVNV, phụ huynh và học sinh thông qua tuyên truyền: Tuyên truyền là một trong những bộ phận quan trọng của công tác thực hiện “ Năm trật tự văn minh đô thị”, nó có nhiệm vụ phổ biến, truyền bá các văn bản chỉ đạo, các nội dung thực hiện đến CBGVNV, học sinh, phụ huynh và cộng đồng. Tuyên truyền còn là sự cổ vũ, động viên, thúc đẩy quần chúng hăng hái tham gia . Công tác tuyên truyền tập trung vào các nội dung sau: 3.3.1 Nội dung tuyên truyền: - Tuyên truyền những quy định của nhà nước, thành phố, quận về quản lý trật tự xây dựng, trật tự an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, trật tự an toàn xã hội, nếp sống văn hóa, nét đẹp ứng xử của người Hà Nội, văn hóa công sở và nơi công cộng. - Tuyên truyền chương trình, mục tiêu nhằm giảm thiểu ùn tắc và đảm bảo an toàn giao thông. - Tuyên truyền về những gương tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến triển khai thực hiện tốt. Phê phán những tập thể, cá nhân vi phạm, làm chưa tốt. - Tuyên truyền về việc đảm bảo vệ sinh môi trường nơi công cộng và đặc biệt là trong nhà trường. - Tuyên truyền các biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn trường học, phòng chống tai nạn thương tích. - Tuyên truyền về việc đảm bảo an toàn thực phẩm. 7/31 Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện năm trật tự văn minh đô thị. Ảnh: Góc tuyên truyền của lớp và phòng y tế. - Nhà trường mời cộng tác viên tuyên truyền đến phụ huynh học sinh và cộng đồng về ATTP, phòng chống TNTT, PCCC..... Ảnh: Tổ chức tuyên truyền về PCCC Ảnh: Tuyên truyền về ATTP - phòng cho CBGVNV và phụ huynh. tránh TNTT cho CBGVNV và phụ huynh. 9/31 Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện năm trật tự văn minh đô thị. 3.4. Biện pháp 4: Thực hiện văn hóa giao tiếp ứng xử văn minh trong trường học: Con người sống trong các mối quan hệ xã hội đa dạng và phức tạp. Dù ở bất kỳ hoàn cảnh, tình huống nào thì một lời nói hay, một cử chỉ đẹp, một thái độ lễ phép, cách ứng xử thanh lịch cũng sẽ tạo được ấn tượng tốt và sự quý mến của mọi người. Văn hóa giao tiếp, ứng xử thể hiện sự hiểu biết, năng lực, nhân cách, bản chất của mỗi con người, giúp cho con người trưởng thành, năng động và dễ thích ứng trong mọi thời đại. Giao tiếp ứng xử thanh lịch, văn minh chứng tỏ trình độ, mức độ phát triển dân trí của mỗi địa phương và của cả quốc gia. Giao tiếp ứng xử thanh lịch, văn minh giúp cho xã hội trở nên tốt đẹp, ổn định, tiến bộ và phát triển phồn thịnh. Việc giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh thể hiện nét đẹp về cốt cách của con người, nó góp phần làm nên nét đẹp của người Hà Nội. Là người Hà Nội - công dân của Thủ đô càng cần gìn giữ nếp sống văn minh thanh lịch. Một số yêu cầu cơ bản khi giao tiếp, ứng xử ngoài xã hội: Trang phục lịch sự, phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp. Tác phong đĩnh đạc, nói năng rõ ràng, tế nhị, khiêm nhường. Thái độ nhẹ nhàng, lịch thiệp, ân cần, nhiệt tình trong giao tiếp. Xác định được ý nghĩa to lớn trong việc thực hiện ứng xử văn minh, tôi căn cứ vào các văn bản chỉ đạo của cấp trên, cùng CBGVNV nhà trường xây dựng quy tắc ứng xử và đưa vào thực hiện. Quy tắc ứng xử tập trung vào các nội dung: * Thời gian làm việc: - Chấp hành nghiêm quy định về thời gian làm việc của Nhà nước, của nhà trường. ( Căn cứ Quy chế thi đua quy định về thời gian làm việc năm học 2016-2017) - Sắp xếp, sử dụng thời gian làm việc khoa học và hiệu quả. * Trang phục, tác phong: - Trang phục công sở lịch sự, đầu tóc gọn gàng. Không mặc quần bò; áo, váy mỏng, cổ trễ; váy ngắn trên gối, . - Tư thế, cử chỉ nghiêm túc; thái độ niềm nở, khiêm tốn, lễ phép, tôn trọng người giao tiếp; sử dụng ngôn ngữ hòa nhã, không nói tục. Không tranh luận, cãi vã việc cá nhân tại nơi làm việc. - Đeo, cài thẻ tên, chức danh đúng quy định. - Không làm việc riêng, gây mất trật tự trong giờ làm việc. - Không hút thuốc tại cơ quan, phòng làm việc; không sử dụng đồ uống có cồn, nấu nướng trong giờ làm việc. - Không đeo tai nghe, bật nhạc, nghe nhạc, chơi điện tử, xem phim và các thiết bị giải trí cá nhân trong giờ làm việc. Không được truy cập Internet với mục đích cá nhân trong giờ làm việc. - Nơi làm việc ngăn nắp, gọn gàng; không trưng bày, lưu giữ, phát tán hình ảnh, nội dung văn hóa phẩm đồi trụy, tài liệu chống lại Đảng và Nhà nước. 11/31
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chi_dao_thuc_hien_nam.doc