Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện các phương pháp dạy học tích cực cho trẻ tại trường Mầm non Sao Mai

doc 21 trang skquanly 16/03/2025 580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện các phương pháp dạy học tích cực cho trẻ tại trường Mầm non Sao Mai", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện các phương pháp dạy học tích cực cho trẻ tại trường Mầm non Sao Mai

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện các phương pháp dạy học tích cực cho trẻ tại trường Mầm non Sao Mai
 Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện các phương pháp dạy học tích cực cho trẻ tại trường 
Mầm non Sao Mai.
 I. PHẦN MỞ ĐẦU.
 1. Lý do chọn đề tài.
 Như chúng ta đã biết, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Nghề dạy học 
là nghề sáng tạo bậc nhất vì nó sáng tạo ra những con người sáng tạo”. Chính vì 
vậy, xã hội ngày một phát triển thì sự nghiệp giáo dục cũng phải chuyển mình đáp 
ứng nhu cầu cần thiết của xã hội.
 Song hành với sự phát triển của xã hội thì vấn đề đổi mới phương pháp dạy 
học là vấn đề được đề cập nhiều nhất trong những năm học gần đây. Dạy học phát 
huy tính tích cực lấy trẻ làm trung tâm đã là một trong các phương hướng cải cách, 
nhằm đào tạo những người giáo viên luôn sáng tạo, làm chủ đất nước. Có rất nhiều 
phương pháp dạy học, kỹ thuật dạy học hay, mới, sáng tạo được triển khai, tập 
huấn đến người dạy, yêu cầu một phương pháp dạy học hiệu quả được đặt ra với 
người giáo viên. Người dạy lúc này có nhiều cơ hội nhưng cũng gặp không ít khó 
khăn. Làm thế nào để có một cách dạy hay nhất, nhẹ nhàng nhất, hiệu quả nhất. 
Làm sao để phát huy tính tích cực học tập của trẻ đã được đặt ra trong tất cả các 
nhà trường. Từ đó, trong nhà trường xuất hiện ngày càng nhiều tiết dạy tốt của các 
giáo viên giỏi, theo hướng tổ chức cho trẻ hoạt động, tự lực chiếm lĩnh tri thức 
mới. Theo bản chất nhất định thì phương pháp dạy học tích cực luôn hướng tới 
việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, tức là tập 
trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập trung vào 
phát huy tính tích cực của người dạy, tuy nhiên để dạy học theo phương pháp tích 
cực thì giáo viên phải nỗ lực nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động cũ kỹ.
 Ở các trường, việc đổi mới phương pháp dạy học tích cực được trang bị đến 
từng người dạy, tác động tích cực đến nhận thức và hoạt động dạy của từng giáo 
viên, đến hoạt động học của mỗi trẻ. Với quyết tâm đổi mới của mỗi giáo viên 
cùng với sự hỗ trợ tích cực của công nghệ thông tin, đã có rất nhiều phương pháp 
dạy học mới hay, sáng tạo mau chóng được phổ biến rộng rãi, được đông đảo giáo 
viên vận dụng trong dạy học. Thế nhưng, không phải tất cả giáo viên đều có thể 
cập nhật, học hỏi mau chóng và vận dụng có hiệu quả các phương pháp dạy học 
mới. Trong thực tế, việc vận dụng phương pháp dạy học và kỹ năng sư phạm của 
đội ngũ giáo viên dù đã có nhiều đổi mới so với những năm học trước song nhìn 
chung việc tổ chức dạy học vẫn còn nặng thói quen thuyết giảng, giáo viên vẫn còn 
làm việc nhiều, nói nhiều,... Đặc biệt, đa số giáo viên vẫn chưa quan tâm đúng mức 
đến đối tượng trẻ tại lớp mình dạy nên lựa chọn phương pháp, hình thức chưa phù 
hợp đối tượng trẻ, nghĩa là hình thức và phương pháp dạy học vẫn chưa phát huy 
được tính năng động, sáng tạo, chưa phát huy được tính tích cực chủ động của trẻ.
 Trong nhiều năm trực tiếp phụ trách chuyên môn, tôi cũng đã có nhiều lần 
thực hiện đề tài về phương pháp dạy học tích cực này “đề tài dạy học phát huy tính 
Tác giả: Đỗ Phương Chi Trường Mầm non Sao Mai
 1 Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện các phương pháp dạy học tích cực cho trẻ tại trường 
Mầm non Sao Mai.
 Kiểm tra, rà soát việc thực hiện các phương pháp dạy học tích cực hàng 
ngày của giáo viên, kiểm tra trên trẻ thông qua các chủ đề và kỹ năng sống của trẻ.
 3. Đối tượng nghiên cứu.
 Đề tài xác định đối tượng nghiên cứu là: Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện 
các phương pháp dạy học tích cực cho trẻ tại trường mầm non Sao Mai.
 4. Giới hạn nghiên cứu.
 Do đặc thù bản thân đang phụ trách quản lý chuyên môn nên đã xác định 
giới hạn phạm vi nghiên cứu sau:
 - Giáo viên trường Mầm non Sao Mai; 
 - Học sinh trường Mầm non Sao Mai; 
 - Nghiên cứu từ năm học 2014 - 2015 đến năm học 2015 - 2016.
 5. Phương pháp nghiên cứu.
 Khi nghiên cứu đề tài Tôi đã lựa chọn một số phương pháp làm phương tiện 
nhằm giải quyết các vấn đề và mục tiêu đề ra đó là:
 a) Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
 Phương pháp phân tích - tổng hợp tài liệu;
 Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập.
 Nhóm phương pháp này giúp Tôi có kiến thức sâu rộng và linh hoạt hơn khi 
trình bày quan điểm lý luận và đây cũng là những cơ sở khoa học đầy uy tín để Tôi 
đưa vào đề tài.
 b) Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
 Phương pháp điều tra: Với phương pháp này đã giúp Tôi xác định được đối 
tượng và giới hạn phạm vi nghiên cứu, qua đó đánh giá được vấn đề bức thiết cần 
được ưu tiên trong nhà trường.
 Phương pháp trải nghiệm thực tế: giúp Tôi đưa ra những mục tiêu cần đạt 
khi thực hiện đề tài sát thực hơn, phù hợp với trình độ từng giáo viên cũng như khả 
năng của trẻ tại trường.
 Phương pháp thực hành: Là một trong những phương pháp quan trọng nhất 
khi thực hiện đề tài, nhờ có phương pháp này mà Tôi kiểm tra được mức độ cũng 
như năng lực của từng giáo viên cũng như khả năng của trẻ khi thực hiện các 
phương pháp dạy học tích cực.
Tác giả: Đỗ Phương Chi Trường Mầm non Sao Mai
 3 Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện các phương pháp dạy học tích cực cho trẻ tại trường 
Mầm non Sao Mai.
sở trên một lần nữa khẳng định xu hướng giáo dục phát huy tích tích cực của người 
học bằng các phương pháp dạy học tích cực và nội dung dạy học phong phú. 
 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu.
 Trường có diện tích 1.379m gồm 3 phân hiệu cách nhau từ 3 - 5km đóng tại 
xã Bình Hòa. Trải qua 29 năm hình thành và phát triển, cho đến nay trường có 6 
phòng học, hàng năm trường phải mượn xã 2 phòng để làm lớp học.
 Về học sinh: Độ tuổi học tại trường từ 3 -5 tuổi, 
 Trường có 8 lớp học: 1 lớp 3 tuổi; 2 lớp 4 tuổi; 5 lớp 5 tuổi (trong đó có 1 
lớp ghép 2 độ tuổi (4-5 tuổi)).
 Về CBGVNV:
 2013 - 2014 2015 - 2016
 Tổng số Trong đó Trên Trên 
 Chuẩn chuẩn Chuẩn chuẩn
 Quản lý Giáo viên Nhân viên
 23 2 16 5 21 13 21 17
 Thực tế các phương pháp dạy học tích cực đã được tập huấn đến tất cả giáo 
viên. Hầu hết giáo viên đã và đang áp dụng trong dạy học. Việc dạy học phát huy 
tính tích cực của học sinh cũng đã được áp dụng từ nhiều năm nay. Từ khi có 
chương trình giáo dục mầm non mới cùng với việc tập huấn nội dung, phương 
pháp dạy học mới, toàn thể giáo viên trường mầm non Sao Mai đã có những kỹ 
năng cơ bản về việc tổ chức các hoạt động dạy học như thế nào để phát huy được 
tính tích cực của trẻ. Phương pháp dạy học tích cực đã và đang được giáo viên 
hưởng ứng và áp dụng thường xuyên trong dạy học. Coi đây là chìa khóa thành 
công trong mỗi tiết dạy của mình. Các phương pháp dạy học tích cực phù hợp với 
xu thế tự nhiên. Hiệu quả mang lại nhìn thấy được. Với những giáo viên áp dụng 
thành thạo, thường xuyên, giáo viên sẽ cảm thấy nhẹ nhàng, hứng thú hơn. Học 
sinh tích cực, chủ động hơn và chất lượng dạy học cao hơn.
 Đánh giá chất lượng giảng dạy đầu năm:
 Số giáo viên thực hiện tốt
 Các nội dung khảo sát đầu năm Năm học Năm học 
 2014-2015 2015-2016
 1. Tạo môi trường học tập thân thiện 5 8
Tác giả: Đỗ Phương Chi Trường Mầm non Sao Mai
 5 Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện các phương pháp dạy học tích cực cho trẻ tại trường 
Mầm non Sao Mai.
 Muốn có một tiết dạy tích cực, hiệu quả, thành công thì người giáo viên phải 
thiết kế và tổ chức dạy học tốt dựa trên đặc điểm, nhu cầu của trẻ. Vậy, để thiết kế 
được một hoạt động, người dạy phải hiểu biết nhiều vấn đề, phải lường trước được 
các tình huống sẽ xảy ra. Phải biết học sinh lớp mình đã có gì, cần cung cấp thêm 
nội dung nào và lựa chọn cách dạy học nào tốt nhất. Giáo viên có thể chỉ cung cấp 
lượng kiến thức cần thiết cho trẻ, yêu cầu trẻ diễn đạt theo sự sáng tạo của trẻ. Với 
cách mà giáo viên là trung gian tổ chức cho trẻ tự tìm hiểu vấn đề, các em sẽ học 
được nhiều điều, nhiều kỹ năng hơn nữa thì chúng ta không ai có thể phủ nhận. 
 Vậy vấn đề là làm sao để giáo viên có thói quen nghiên cứu, suy nghĩ, cân 
nhắc trước mỗi tiết dạy về việc sẽ lựa chọn phương pháp dạy học nào, cách thức tổ 
chức ra sao, trong quá trình tổ chức cần phải sử dụng những kỹ thuật gì và cần 
những phương tiện hỗ trợ nào cho mình. Đó là mục tiêu mà đề tài đem lại.
 b. Nội dung và cách thức thực hiện của giải pháp.
 Biện pháp 1: Tích cực tổ chức nội dung các chuyên đề về các phương 
pháp dạy học tích cực.
 Hàng năm, Phòng GD&ĐT và nhà trường thường tổ chức các chuyên đề về 
các phương pháp dạy học mới, cách lựa chọn và sử dụng các phương pháp dạy học 
tích cực phù hợp cho các đối tượng, nội dung. Các phương pháp dạy học tích cực 
cũng được lồng ghép vào các tiết chuyên đề, hội giảng, thao giảng qua các chủ đề 
của cụm chuyên môn để mổ xẻ, thảo luận.Việc tổ chức chuyên đề được thực hiện 
nghiêm túc, bài bản. 
 Đầu năm học, Tôi tham mưu với Hiệu trưởng tổ chức các đợt chuyên đề 
nhằm chỉ đạo thực hiện các phương pháp dạy học theo chương trình mới, lòng 
ghép giáo dục trong các chủ đề. Sau khi duyệt nội dung chuyên đề của giáo viên. 
Tôi đã định hướng và hướng dẫn báo cáo viên tổ chức chuyên đề ví dụ chuyên đề 
dạy học Phát huy tính tích cực của trẻ, lấy trẻ làm trung tâm; lòng ghép giáo dục 
bảo vệ môi trường, biển đảo,. Hoạt động chuyên đề ngoài mục đích thống nhất 
các nội dung chuyên môn còn rèn cho giáo viên kỹ năng giao tiếp, kỹ năng dạy học 
phát huy tính tích cực của người học.
 Không chỉ chuyên đề lý thuyết, tôi còn phân công giáo viên thể hiện nội 
dung dạy học phát huy tính tích cực của học sinh bằng một số tiết dạy cụ thể. Qua 
các tiết dạy của những giáo viên tiêu biểu, các đồng chí giáo viên khác cũng học 
hỏi được nhiều. Tuy vấn đề này không phải là vấn đề mới mẻ nhưng qua chuyên 
đề, giáo viên cũng được nhắc nhở, được hâm nóng lại các nội dung quan trọng, 
được quán triệt các yêu cầu về dạy học tích cực. Điều này ngay từ đầu năm đã thúc 
đẩy, nhắc nhở và thực hành lại các kỹ năng dạy học mà mọi người cần thực hiện. 
Vấn đề này hầu như thực hiện hằng năm, năm học này, tôi chỉ đạo tổ chức nhiều 
chuyên đề thực hành dạy học. Tiết thực hành được góp ý, phân tích đánh giá những 
Tác giả: Đỗ Phương Chi Trường Mầm non Sao Mai
 7 Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện các phương pháp dạy học tích cực cho trẻ tại trường 
Mầm non Sao Mai.
 Tự tin trong giao tiếp giúp trẻ gắn kết hơn với bạn bè, thoải mái trong học 
tập. Thế nên, người giáo viên phải là người tạo được môi trường học tập thân thiện 
với trẻ. Giao tiếp thân thiện thể hiện trong các hoạt động sau:
 - Thân thiện trong hoạt động trò chuyện (ôn bài cũ):
Trong hoạt động mở đầu hay còn gọi là dẫn dắt vào hạo động, thay vì gọi tên từng 
trẻ lên để hỏi thì giáo viên nên tổ chức các hoạt động trò chơi, nêu câu hỏi khuyến 
khích trẻ trả lời, nhận xét nhẹ nhàng. Ví dụ thay vì nêu câu hỏi: Các con hãy kể tên 
những con vật sống trong rừng? Để kiểm tra kiến thức về động vật sống trong rừng 
cho trẻ 5-6 tuổi thì giáo viên có thể thay bằng cách sau: Cho trẻ nghe nhạc về con 
voi, hươu cao cổ, sau đó hỏi trẻ trong bài hát nhắc đến con vật nào, cho trẻ trả 
lời bằng cách giơ tay nhanh rồi hỏi trẻ con vật đó sống ở đâu,... Hoạt động bài cũ 
như thế không mất nhiều thời gian mà còn tạo được không khí sôi nổi thoải mái có 
tính ganh đua học tập cho mỗi học sinh.
 - Thân thiện trong hoạt động dạy bài mới:
Tác giả: Đỗ Phương Chi Trường Mầm non Sao Mai
 9

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chi_dao_thuc_hien_cac.doc