Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện các phương pháp dạy học tích cực cho trẻ

doc 21 trang skquanly 22/02/2025 850
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện các phương pháp dạy học tích cực cho trẻ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện các phương pháp dạy học tích cực cho trẻ

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện các phương pháp dạy học tích cực cho trẻ
 Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện các phương pháp dạy học tích cực cho trẻ tại trường 
Mầm non Sao Mai.
 Phần thứ 1: Mở đầu
 I. Đặt vấn đề.
 Như chúng ta đã biết, song hành với sự phát triển của xã hội thì vấn đề đổi 
mới phương pháp dạy học là vấn đề được đề cập nhiều nhất trong những năm học 
gần đây. Dạy học phát huy tính tích cực lấy trẻ làm trung tâm đã là một trong các 
phương hướng cải cách, nhằm đào tạo những người giáo viên luôn sáng tạo, làm 
chủ đất nước. Có rất nhiều phương pháp dạy học, kỹ thuật dạy học hay, mới, sáng 
tạo được triển khai, tập huấn đến người dạy, yêu cầu một phương pháp dạy học 
hiệu quả được đặt ra với người giáo viên. Người dạy lúc này có nhiều cơ hội nhưng 
cũng gặp không ít khó khăn. Làm thế nào để có một cách dạy hay nhất, nhẹ nhàng 
nhất, hiệu quả nhất. Làm sao để phát huy tính tích cực học tập của trẻ đã được đặt 
ra trong tất cả các nhà trường. Từ đó, trong nhà trường xuất hiện ngày càng nhiều 
tiết dạy tốt của các giáo viên giỏi, theo hướng tổ chức cho trẻ hoạt động, tự lực 
chiếm lĩnh tri thức mới. Theo bản chất nhất định thì phương pháp dạy học tích cực 
luôn hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người 
học, tức là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là 
tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy, tuy nhiên để dạy học theo 
phương pháp tích cực thì giáo viên phải nỗ lực nhiều so với dạy theo phương pháp 
thụ động cũ kỹ.
 Ở các trường, việc đổi mới phương pháp dạy học tích cực được trang bị đến 
từng người dạy, tác động tích cực đến nhận thức và hoạt động dạy của từng giáo 
viên, đến hoạt động học của mỗi trẻ. Với quyết tâm đổi mới của mỗi giáo viên 
cùng với sự hỗ trợ tích cực của công nghệ thông tin, đã có rất nhiều phương pháp 
dạy học mới hay, sáng tạo mau chóng được phổ biến rộng rãi, được đông đảo giáo 
viên vận dụng trong dạy học. Thế nhưng, không phải tất cả giáo viên đều có thể 
cập nhật, học hỏi mau chóng và vận dụng có hiệu quả các phương pháp dạy học 
mới. Trong thực tế, việc vận dụng phương pháp dạy học và kỹ năng sư phạm của 
đội ngũ giáo viên dù đã có nhiều đổi mới so với những năm học trước song nhìn 
chung việc tổ chức dạy học vẫn còn nặng thói quen thuyết giảng, giáo viên vẫn còn 
làm việc nhiều, nói nhiều,... Đặc biệt, đa số giáo viên vẫn chưa quan tâm đúng mức 
đến đối tượng trẻ tại lớp mình dạy nên lựa chọn phương pháp, hình thức chưa phù 
hợp đối tượng trẻ, nghĩa là hình thức và phương pháp dạy học vẫn chưa phát huy 
được tính năng động, sáng tạo, chưa phát huy được tính tích cực chủ động của trẻ.
 Trong nhiều năm trực tiếp phụ trách chuyên môn, tôi cũng đã có nhiều lần 
thực hiện đề tài về phương pháp dạy học tích cực này “đề tài dạy học phát huy tính 
tích cực của trẻ và lấy trẻ làm trung tâm”. Đây là các vấn đề mà bản thân tôi rất 
tâm huyết, trăn trở. Nhưng, thực tế không phải tất cả giáo viên đều có thể nắm bắt 
và thực hiện được như mình mong muốn, vấn đề dạy học thế nào để hiệu quả nhất 
Tác giả: Đỗ Phương Chi Trường Mầm non Sao Mai
 1 Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện các phương pháp dạy học tích cực cho trẻ tại trường 
Mầm non Sao Mai.
 Phát huy tính thích cực, tự giác, sáng tạo của trẻ. Phát huy được tinh thần 
hợp tác, tương trợ và hỗ trợ lẫn nhau tạo cơ hội cho trẻ được hoạt động, được phát 
triển các kỹ năng vận dụng những hiểu biết của trẻ vào thực tiễn.
 *Nhiệm vụ để thực hiện tốt các mục tiêu là: 
 Nghiên cứu kỹ những văn bản quy định chương trình mầm non, xây dựng kế 
hoạch phù hợp dựa trên điều kiện thực tế tại trường.
 Tham mưu cấp trên và đưa ra những định hướng mang tính chiến lược nhằm 
thúc đẩy sự phát triển của nhà trường trong cả năm học.
 Động viên khuyến khích tất cả giáo viên tham gia một cách phấn khởi, tự do 
sáng tạo, nêu cao tinh thần đoàn kết, trách nhiệm với công việc.
 Kiểm tra, rà soát việc thực hiện các phương pháp dạy học tích cực hàng 
ngày của giáo viên, kiểm tra trên trẻ thông qua các chủ đề và kỹ năng sống của trẻ.
 Phần thứ hai: Giải quyết vấn đề
 I. Cơ sở lí luận:
 A.Kômenski đã viết “Giáo dục có mục đích đánh thức năng lực nhạy cảm, 
phán đoán đúng đắn, phát triển nhân cách...hãy tìm ra phương pháp cho giáo viên 
dạy ít hơn, học sinh hiểu nhiều hơn”. Gần đây nhất là năm học 2016 – 2017 Bộ 
GD&ĐT cũng đã triển khai “Dự án tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ 
Mầm non”, ở đây cán bộ quản lý và giáo viên được bồi dưỡng 10 nội dung kiến 
thức trực tuyến nói về phương pháp dạy học tích cực lấy trẻ làm trung tâm; các 
môdul 20, 21, 22, 23 trong công tác bồi dưỡng thường xuyên cũng đưa ra nội dung 
thực hiện phương pháp dạy học tích cực lấy trẻ làm trung tâm. Năm học 2018 - 
2019 là năm học tiếp tục thực hiện chương trình giáo dục mầm non sửa đổi. Điều 
đó cho thấy rằng các quan điểm, đường lối và chính sách của nhà nước và toàn xã 
hội đang đặc biệt quan tâm và chú trọng đến chất lượng giáo dục nhất là chất lượng 
mà trẻ có được khi ngồi trên ghế nhà trường. 
 Trong xã hội hiện đại, với sự bùng nổ thông tin, sự phát triển như vũ bão của 
khoa học, kĩ thuật, công nghệ, thời gian trên lớp học không đủ để trang bị cho 
người học mọi tri thức và không thể nhồi nhét vào đầu óc người học quá nhiều kiến 
thức. Vì vậy cần phải dạy phương pháp học ngay từ bậc mầm non và càng lên bậc 
học cao hơn thì càng phải được chú trọng.
 Thực tế cho chúng ta thấy rằng các phương pháp dạy học tích cực đã được 
dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính 
Tác giả: Đỗ Phương Chi Trường Mầm non Sao Mai
 3 Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện các phương pháp dạy học tích cực cho trẻ tại trường 
Mầm non Sao Mai.
 Phương pháp điều tra: Với phương pháp này đã giúp Tôi xác định được đối 
tượng và giới hạn phạm vi nghiên cứu, qua đó đánh giá được vấn đề bức thiết cần 
được ưu tiên trong nhà trường.
 Phương pháp trải nghiệm thực tế: giúp Tôi đưa ra những mục tiêu cần đạt 
khi thực hiện đề tài sát thực hơn, phù hợp với trình độ từng giáo viên cũng như khả 
năng của trẻ tại trường.
 Phương pháp thực hành: Là một trong những phương pháp quan trọng nhất 
khi thực hiện đề tài, nhờ có phương pháp này mà Tôi kiểm tra được mức độ cũng 
như năng lực của từng giáo viên cũng như khả năng của trẻ khi thực hiện các 
phương pháp dạy học tích cực.
 II. Thực trạng vấn đề nghiên cứu.
 Trường có diện tích 1.379m gồm 3 phân hiệu cách nhau từ 3 - 5km đóng tại 
xã Bình Hòa. Trải qua 31 năm hình thành và phát triển, cho đến nay trường có 6 
phòng học, hàng năm trường phải mượn xã 2 phòng để làm lớp học.
 Về học sinh: Độ tuổi học tại trường từ 3 -5 tuổi, 
 Trường có 8 lớp học: 1 lớp 3 tuổi; 2 lớp 4 tuổi; 5 lớp 5 tuổi (trong đó có 1 
lớp ghép 2 độ tuổi (4-5 tuổi)).
 Về CBGVNV:
 Trong đó
 Trên 
 Năm học Tổng số Giáo Nhân Chuẩn
 Quản lý chuẩn
 viên viên
 2016 - 2017 21 2 15 4 20 10
 2017 - 2018 20 1 15 4 19 13
 Bản chất việc học ở trẻ em là thông qua sự bắt chước, khám phá, trải 
nghiệm, thực hành để hiểu về những sự vật, hiện tượng diễn ra xung quanh trẻ, 
đồng thời trẻ học cách biểu đạt những hiểu biết đó thông qua sự chia sẻ, trao đổi 
với bạn bè. Vì vậy, vai trò của giáo viên là khai thác các tình huống cũng như các 
vật liệu khác nhau để khuyến khích trẻ chơi, khuyến khích trẻ hoạt động cùng 
nhau. Thực tế các phương pháp dạy học tích cực đã được tập huấn đến tất cả giáo 
viên. Hầu hết giáo viên đã và đang áp dụng trong dạy học. Việc dạy học phát huy 
tính tích cực của học sinh cũng đã được áp dụng từ nhiều năm nay. Từ khi có 
chương trình giáo dục mầm non mới cùng với việc tập huấn nội dung, phương 
pháp dạy học mới, toàn thể giáo viên trường mầm non Sao Mai đã có những kỹ 
Tác giả: Đỗ Phương Chi Trường Mầm non Sao Mai
 5 Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện các phương pháp dạy học tích cực cho trẻ tại trường 
Mầm non Sao Mai.
quả tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh còn thấp; . Việc ứng dụng các kỹ 
thuật thông tin dạy học chưa thực sự đúng lúc, đúng chỗ, nhiều khi còn rơi vào tình 
trạng lạm dụng gây hậu quả trái ngược; Việc sử dụng đồ dùng dạy học và tài liệu 
bổ trợ chưa thường xuyên, chưa hiệu quả. Các phương pháp dạy học tích cực phải 
được lựa chọn phù hợp nội dung, đối tượng học sinh và cơ sở vật chất phục vụ dạy 
học. nếu không biết lựa chọn, tích hợp nhuần nhuyễn các phương pháp thì việc dạy 
học sẽ không đạt kết quả như mong muốn.
 Giáo viên phải nắm bắt, làm chủ các kỹ thuật dạy học tích cực. Đây là kỹ 
năng sư phạm cần được bỗi dưỡng thường xuyên.
 III. Các biện pháp đã tiên hành để giải quyết vấn đề.
 Muốn có một tiết dạy tích cực, hiệu quả, thành công thì người giáo viên phải 
thiết kế và tổ chức dạy học tốt dựa trên đặc điểm, nhu cầu của trẻ. Vậy, để thiết kế 
được một hoạt động, người dạy phải hiểu biết nhiều vấn đề, phải lường trước được 
các tình huống sẽ xảy ra. Phải biết học sinh lớp mình đã có gì, cần cung cấp thêm 
nội dung nào và lựa chọn cách dạy học nào tốt nhất. Giáo viên có thể chỉ cung cấp 
lượng kiến thức cần thiết cho trẻ, yêu cầu trẻ diễn đạt theo sự sáng tạo của trẻ. Với 
cách mà giáo viên là trung gian tổ chức cho trẻ tự tìm hiểu vấn đề, các em sẽ học 
được nhiều điều, nhiều kỹ năng hơn nữa thì chúng ta không ai có thể phủ nhận. 
 Vậy vấn đề là làm sao để giáo viên có thói quen nghiên cứu, suy nghĩ, cân 
nhắc trước mỗi tiết dạy về việc sẽ lựa chọn phương pháp dạy học nào, cách thức tổ 
chức ra sao, trong quá trình tổ chức cần phải sử dụng những kỹ thuật gì và cần 
những phương tiện hỗ trợ nào cho mình. Đó là mục tiêu mà đề tài đem lại.
 Các giải pháp, biện pháp được nêu có quan hệ khăng khít không thể tách rời, 
không thể coi trọng hay xem nhẹ một giải pháp nào. Nếu đã chuyên đề, phổ biến 
và hướng dẫn trẻ thực hiện mà không có công tác kiểm tra, đánh giá, theo dõi để 
kịp thời điều chỉnh, giúp giáo viên ngày một trau dồi hơn các kỹ năng dạy học thì 
kết quả sẽ không cao. Việc thường xuyên theo dõi kiểm tra còn giúp mọi người kịp 
thời chấn chỉnh những sai sót, hạn chế và khuyến khích người dạy luôn sáng tạo 
trong dạy học.
 Biện pháp 1: Tích cực tổ chức nội dung các chuyên đề về các phương 
pháp dạy học tích cực.
 Hàng năm, Phòng GD&ĐT và nhà trường thường tổ chức các chuyên đề về 
các phương pháp dạy học mới, cách lựa chọn và sử dụng các phương pháp dạy học 
tích cực phù hợp cho các đối tượng, nội dung. Các phương pháp dạy học tích cực 
cũng được lồng ghép vào các tiết chuyên đề, hội giảng, thao giảng qua các chủ đề 
Tác giả: Đỗ Phương Chi Trường Mầm non Sao Mai
 7 Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện các phương pháp dạy học tích cực cho trẻ tại trường 
Mầm non Sao Mai.
 - Thể hiện việc lựa chọn nội dung trong từng hoạt động đảm bảo cho học 
sinh lĩnh hội được một số kiến thức cơ bản để tự mình khám phá kiến thức mới.
 - Thể hiện được các hoạt động dạy học để đáp ứng đúng nhu cầu học tập của 
cá nhân hay của nhóm (thể hiện trong các hoạt động như góc, trò chơi,).
 Về tiết dạy: Có thể hiện phương pháp, hình thức dạy học mới, đa dạng và 
phù hợp.
 Thứ nhất: Tạo môi trường học tập thân thiện.
 Đây là việc quan trọng nhất. Để tổ chức được một tiết dạy nhẹ nhàng, kích 
thích học sinh hứng thú thì môi trường học tập là môi trường để trẻ phát huy được 
tính chủ động, tích cực của mình. Học sinh tự tin trong giao tiếp mới bộc lộ hết 
những suy nghĩ, hiểu biết của mình với cô giáo, bạn bè.
 Tự tin trong giao tiếp giúp trẻ gắn kết hơn với bạn bè, thoải mái trong học 
tập. Thế nên, người giáo viên phải là người tạo được môi trường học tập thân thiện 
với trẻ. Giao tiếp thân thiện thể hiện trong các hoạt động sau:
 - Thân thiện trong hoạt động trò chuyện (ôn bài cũ):
 Trong hoạt động mở đầu hay còn gọi là dẫn dắt vào hoạt động, thay vì gọi 
tên từng trẻ lên để hỏi thì giáo viên nên tổ chức các hoạt động trò chơi, nêu câu hỏi 
khuyến khích trẻ trả lời, nhận xét nhẹ nhàng. Ví dụ thay vì nêu câu hỏi: Các con 
hãy kể tên những con vật sống trong rừng? Để kiểm tra kiến thức về động vật sống 
trong rừng cho trẻ 5-6 tuổi thì giáo viên có thể thay bằng cách sau: Cho trẻ nghe 
nhạc về con voi, hươu cao cổ, sau đó hỏi trẻ trong bài hát nhắc đến con vật nào, 
cho trẻ trả lời bằng cách giơ tay nhanh rồi hỏi trẻ con vật đó sống ở đâu,... Hoạt 
động bài cũ như thế không mất nhiều thời gian mà còn tạo được không khí sôi nổi 
thoải mái có tính ganh đua học tập cho mỗi học sinh.
 - Thân thiện trong hoạt động dạy bài mới:
 Xuyên suốt trong một tiết học, hoạt động giao tiếp giữa thầy và trò là hoạt 
động chủ đạo. Vì vậy, giáo viên phải là người chủ động tạo môi trường giao tiếp 
cởi mở, thân thiện. Như vậy học sinh mới mạnh dạn trình bày ý kiến cũng như nêu 
những điều mình chưa hiểu với cô giáo.
 Tính thân thiện trong hoạt động dạy thể hiện ở trong cách đặt câu hỏi, cách 
lắng nghe học sinh, cách nhận xét, một nụ cười, một ánh mắt, một cái gật đầu, một 
lời động viên khuyến khích của cô sẽ là động lực giúp các em manh dạn, tự tin, sẽ 
là hành trang cho các em trong suốt hành trình cuộc sống sau này.
Tác giả: Đỗ Phương Chi Trường Mầm non Sao Mai
 9

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chi_dao_thuc_hien_cac.doc