Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo quản lí nhóm, lớp cho giáo viên mầm non
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo quản lí nhóm, lớp cho giáo viên mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo quản lí nhóm, lớp cho giáo viên mầm non
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO QUẢN LÍ NHÓM / LỚP CHO GIÁO VIÊN MẦM NON 2. Mục đích nghiên cứu: - Nâng cao trình độ quản lí và chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý và toàn thể đội ngũ giáo viên để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ mầm non. - Đề xuất một số biện pháp chỉ đạo quản lí nhóm/lớp cho giáo viên trường mầm non nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ tay nghề nói chung và công tác quản lí nhóm / lớp mầm non cho đội ngũ giáo viên ở trường mầm non Hùng Sơn 2 - Xã Hùng Sơn - Huyện Đại Từ - Tỉnh Thái Nguyên. 3. Khách thể và Đối tượng nghiên cứu 3.1 Khách thể nghiên cứu - 255 trẻ ( Nhà trẻ + Mầu giáo ) Trường Mn Hùng Sơn 2 - Đại Từ - Thái Nguyên. - 7 nhóm / lớp trong toàn trường ( 1 nhóm trẻ : 24- 36 tháng và 6 lớp mầu giáo) - 28 CBQL và giáo viên trong toàn trường 3.2 Đối tượng nghiên cứu - Một số biện pháp chỉ đạo công tác quản lý nhóm / lớp của giáo viên ở trường mầm non. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Nghiên cứu lý luận về công tác quản lí nhóm/ lớp cho giáo viên mầm non - Điều tra thực trạng công tác quản lí nhóm/ lớp ở trường mầm non Hùng Sơn 2 - xã Hùng Sơn - Huyện Đại Từ - Tỉnh Thái Nguyên, - Một số biện pháp chỉ đạo công tác quản lí nhóm/ lớp cho giáo viên mầm non trường mầm non Hùng Sơn 2 - Xã Hùng Sơn - Huyện Đại Từ - Tỉnh Thái Nguyên. 5. Phương pháp nghiên cứu: 5.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận : Đọc và sử dụng các tài liệu, sách báo, tạp chí giáo dục mầm non, mạng internet có liên quan đến đề tài. - Xây dựng và phát triển tập thể sư phạm : Đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực sư phạm , phẩm chất nghề nghiệp và đời sống vật chất tinh thần. - Xây dựng, sử dụng , bảo quản tốt cơ sở vật chất phục vụ cho yêu cầu chăm sóc và giáo dục trẻ. - Huy động các nguồn kinh phí có hiệu quả - Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục mầm non trên địa bàn - Cải tiến công tác quản lí nhằm nâng cao hiệu quả quản lí mọi hoạt động trong nhà trường Mục tiêu quản lí nhóm/lớp trường mầm non là những chỉ tiêu về mọi hoạt động của nhóm / lớp được dự kiến trong năm học. Đó cũng là những nhiệm vụ phải thực hiện , đồng thời là kết quả mong muốn đạt được khi kết thúc một năm học. Quá trình quản lí nhóm/ lớp mối giáo viên mầm non đều phải xác định và phấn đấu thực hiện những mục tiêu cơ bản sau đây : Bảo đảm chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ theo mục tiêu đào tạo. Xây dựng, sử dụng, bảo quản tốt cơ sở vật chất phục vụ cho yêu cầu chăm sóc và giáo dục trẻ. 1. Vai trò, nhiệm vụ của giáo viên mầm non trong quá trình quản lí nhóm/lớp ở trường mầm non Giáo viên là chủ thể thực tiếp của quá trình chăm sóc- giáo dục trẻ là lực lượng chủ yếu, là nhân vật trung tâm thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường. Vì thế giáo viên mầm non là nhân tố quyết định trực tiếp chất lượng giáo dục mầm non. . Đội ngũ giáo viên là người giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lí,, điều hành các hoạt động chăm sóc- giáo dục trẻ và trực tiếp thực hiện nhiệm vụ chăm sóc - giáo dục trẻ và xây dựng nhà trường và là người có vai trò quyết định đối với chất lượng giáo dục của nhà trường. vai trò quan trọng đó đòi hỏi đội ngũ giáo viên, cán bộ công nhân viên phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực sư phạm, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, ổn định đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo phục vụ các yêu cầu trước mắt và lâu dài của trường vì vậy giáo viên phải hết lòng yêu thương trẻ , đối sử công bằng với trẻ, làm việc nhiệt tình và có trách nhiệm cao, luôn có ý thức phấn đấu vươn lên về mọi mặt, đảm bảo chất lượng chưm sóc và giáo dục trẻ và có uy tín với phụ huynh với cộng đồng.Nhiệm vụ của trường mầm non đòi hỏi người giáo viên về trách nhiệm cá nhân rất cao trong tiến trình hoạt động hiện thông tin cần thiết : họ tên trẻ , ngày tháng năm sinh , ngày vào trường, họ tên bố mẹ, nghề nghiệp, cơ quan công tác, địa chỉ gia đình và đặc điểm riêng của trẻ. Hàng ngày giáo viên phải nắm vững số lượng trẻ có mặt và vắng mặt, ghi vào sổ theo dõi. Nắm được những biểu hiện bất thường sảy ra đối với từng trẻ để có biện pháp chăm sóc và giáo dục trẻ phìu hợp . Đối với trẻ bé cần phân công mỗi giáo viên phụ trách một số trẻ nhất định nhằm thuận lợi cho việc chăm sóc quianr lí. Trong mọi sinh hoạt của trẻ ở trường mầm non giáo viên luôn có mặt theo dõi đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ. Các nhu cầu của trẻ: Ăn, ngủ, nghỉ ngơi, vệ sinh , vui chơi, học tập.. .cần được thỏa mãn một cách hợp lí dưới vai trò tổ chức hưỡng dẫn của giáo viên. Khi trẻ đến tuổi chuyển nhóm, chuyển lớp , giáo viên phải thực hiện đúng quy quy định của trường và có bàn giao chu đáo giữa các giáo viên với nhau khi tiếp nhận trẻ. Đảm bảo chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ Thực hiện chế độ sinh hoạt : Chế độ sinh hoạt của trẻ là một quy trình khoa học nhằm phân phối thời gian và trình tự hoạt động trong ngày cũng như việc ăn, ngủ, nghỉ ngơi một cách hợp lí. Vì thế việc xây dựng và thực hiện chế độ sinh hoạt hàng ngày có ý nghĩa lớn về giáo dục toàn diện đối với trẻ. Giáo viên mầm non phải biết xây dựng chế độ sinh hoạt phù hợp đặc điểm phát triển tâm sinh lí của trẻ ở độ tuổi do mình phụ trách và có tính đến tình hình thực tế của trường . Để đảm bảo chất lượng cuộc sống của trẻ ở trường mầm non giáo viên phải thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt hàng ngày và thường xuyên phối hợp với gia đình cùng thực hiện Đảm bảo chất lượng thực hiện chương trình giáo dục Chương trình giáo dục mầm non do Bộ giáo dục đào tạo ban hành và được thực hiện thông nhất trong phạm vi cả nước. Chương trình được xây dựng trên cơ sở quán triệt đầy đủ những những nguyên tắc cơ bản về lí luận giáo dục mầm non nhằm thực hiện tối ưu mục tiêu giáo dục đối với từng độ tuổi và mục tiêu chung của giáo dục mầm non . Thực hiện nghiêm túc chương trình là một yếu tố bắt buộc đối với giáo viên mầm non và các nhà quản lí giáo dục mầm non .Để đảm bảo chất lượng thực hiện chương trình giáo dục trẻ giáo viên phải nghiêm túc quán triệt mục tiêu, nội dung phương pháp giáo dục và vận dụng một cách linh hoạt , sáng tạo vào quá trình tổ chức thực hiện chương trình nhằm giúp trẻ phát triển về thể chất, ngôn ngữ , nhận thức,thẩm mĩ , tình cảm và quan hệ xã hội . Đánh giá sự phát triển của trẻ - Kế toán hành chính: 01 Đ/c - Đảng viên: 11 Đ/c - Nữ : 28/27 đ/c = 94,7% - Trình độ đội ngũ: + Đại học mầm non: 12/28 Đ/c = 46% + Cao đẳng SPMN : 3/ 26 Đ/c = 11,5% + Đại học tin học : 01 /28 Đ/c= 3,8 % + Trung học sư phạm mầm non: 11/28 Đ/c = 42,3% ( Trong đó 6 Đ/c đang theo học đại học mầm non tại chức) + Trung cấp tài chính : 01/28 Đ/c = 3,8 % - Tổng số trẻ : 255 cháu được phân chia thành các nhóm lớp theo từng độ tuổi cụ thể như sau: + 1 nhóm trẻ 24- 36 tháng : 39 cháu + 2 lớp mẫu giáo bé ( 3-4 tuổi) : 66 cháu + 2 lớp mẫu giáo nhỡ ( 4 - 5 tuổi ) : 79 cháu + 2 lớp mẫu giáo lớn ( 5 - 6 tuổi ) : 71 cháu - Chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ : + Bé ngoan: 98 % + Bé sạch: 100 % + Bé chăm: 98 % + Bé giỏi chăm ngoan: 35 % + Trẻ suy dinh dưỡng và thấp còi : 4,57 % - Cơ sở vật chất nhà trường: Nhà trường được xây dựng kiên cố với 6 phòng học và 2 phòng chức năng, bếp một để cùng thống nhất nuôi dưỡng- chăm sóc và giáo dục trẻ theo khoa học. 4. Thực trạng công tác quản lí nhóm/lớp ở trường mầm non Hùng Sơn 2 - xã Hùng Sơn - huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên 4.1 Nhận thức của giáo viên về công tác quản lí nhóm / lớp ở trường mầm non Qua đàm thoại với giáo viên của trường về công tác quản lí nhóm / lớp tôi nhận thấy : Đa số giáo viên nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lí nhóm/ lớp ở trường mầm non nhưng chưa nắm vững các nội dung quản lí nhớm lớp cụ thể như sau Qua kết quả ở bảng trên một số giáo viên trong công tác quản lí nhóm lớp chỉ coi trọng việc dạy trẻ theo chương trình để đảm bảo chất lương hoặc là quản lí trẻ hàng ngày chưa biết kết hơp đồng bộ các nội dung quản lí nhóm /lớp ở trường mầm non để mang lại chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ cao nhất 4.2 Nhận thức của phụ huynh về việc phối hợp với nhà trương cùng thống nhất chăm sóc và giáo dục trẻ Nhận xét: Qua đàm thoại vơi phụ huynh tôi nhận thấy đa số phụ huynh đã quan tâm đến con đã phối hợp chặt chẽ với cô giáo chủ nhiệm cùng thống nhất các nội dung nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ như : Trao đổi với cô giáo hàng ngày về tình hình sức khỏe ,chế độ ăn, ngủ, các biểu hiện về bệnh tật cũng như diễn biến tâm lí để cô giáo năm được có biện pháp chăm sóc giáo dục phù hợp nhưng bên cạnh đó vẫn còn số ít Phụ huynh chưa thực sự là tấm gương cho trẻ noi theo, phụ huynh chưa phối hợp chặt chẽ với giáo viên, với nhà trường để cùng thống nhất nội dung chăm sóc sức khỏe cũng như dạy trẻ còn phó mặc hoàn toàn cho cô giáo hoặc muốn cô giáo dạy sớm, dạy trước chương trình quy định như dạy chữ, dạy số, ghép vần. Tóm lại: Thực trạng việc quản lí nhóm/ lớp ở trường mầm non Hùng Sơn 2 cơ bản giáo viên đã năm được nguyên tắc, nội dung nhưng quá trình thực hiện chưa linh hoạt chưa biết phối hợp đồng bộ các nội dung quản lí nhóm/ lớp để đạt hiệu quả cao nhất về chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ như : Lập kế hoạch giáo dục theo chủ đề trong năm học chưa linh hoạt theo điều kiện thực tế nhà trường, chưa có kĩ năng sử dụng dựa trên các nội dung quản lí nhóm lớp phân loại nhóm giáo viên yếu về nội dung nào thì bồi dưỡng nội dung đó : Cụ thể : nhóm yếu về quản lý trẻ hàng ngày, nhóm yếu về công tác đánh giá trẻ .. .và bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên thông qua: Dự giờ, thao giảng .Tổ chức tốt các hội thi , ngày hội , ngày lễ cho cô và trẻ như : hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp ,Hội khỏe măng non, hội thi bé khéo tay, khai giảng, trung thu .. . 1.4. Tăng cường công tác kiểm tra giám sát việc thực hiện công tác quản lí nhóm /lớp ở trường : ban giám hiệu kết hợp với tổ trưởng chuyên môn kiểm tra thường xuyên , định kỳ, đột xuất với các nội dung quản lý nhóm lớp . Nhận xét góp ý trực tiếp với giáo viên chủ nhiệm từng nội dung trong công tác quản lí nhóm lớp cùng với giáo viên tháo gỡ khó khăn trong qua trình thực hiện . Căn cứ và khả năng của giáo viên và đặc điểm riêng của từng lớp để chỉ đạo điể m từng lớp về các nội dung quản lý nhóm/ lớp Như: Lớp điểm về chất lượng chăm sóc- giáo dục trẻ , lớp điểm về xây dựng kế hoạch và đánh giá trẻ, lớp điểm về công tác phối hợp với cha mẹ trẻ từ đó cho giao viên học tập và làm theo. 1.5. Thực hiện tốt các phong trào thi đua, các cuộc vận động trong năm học như : Cuộc vận động “ Mỗi thầy giáo cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo” Cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực” .. .qua các phong trào này tạo sự thi đua giữa các cá nhân vơi nhau , giữa lớp này với lớp kia 1.6. Chỉ đạo thực hiện tốt công tác tuyên truyền kiến thức nuôi dạy con cho các bậc phụ huynh , giáo viên phối kết hợp chặt chẽ với phụ huynh để cùng nuôi dạy trẻ theo chương trình : chỉ đạo giáo viên sự phối hợp giáo dục được tiến hành thong qua các hình thưc sau đây : Trao đổi trực tiếp hàng ngày thong qua giờ đón và trả trẻ. Tổ chức họp định kỳ vơi gia đình. Tổ chức góc tuyên truyền cho cha mẹ trẻ tại các nhóm/ lớp. thong qua các đợt kiểm tra sức khỏe và các hội thi văn hóa, văn nghệ , tổ chức thăm hỏi gia đình trẻ. Mời gia đình thăm quan hoặc tham gia vào một số hoạt động của lớp của trường tùy theo điều kiện và khả năng của họ , thông qua ban phụ huynh ..Để tạo sự tin tưởng và thu hút sự tham gia của phụ huynh vào các hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ của lớp của trường giáo viên cần phải: lắng nghe ý kiến của cha mẹ trẻ , chủ động xây dựng mối quan hệ tốt với phụ huynh, sẵn sàng tư vấn và giúp đỡ các kiến thức chăm sóc và giáo dục trẻ khi gia đình có yêu cầu. Giáo viên cần thông tin đầy đủ cho cha mẹ về chương trình chăm sóc - giáo dục trẻ ở trường bằng nhiều hình thưc . liên lạc thường xuyên với gia đình để tìm hiểu sinh hoạt của trẻ ở gia đình ,
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chi_dao_quan_li_nhom.docx