Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo nhằm tăng kỹ năng ứng dụng công nghệ
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo nhằm tăng kỹ năng ứng dụng công nghệ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo nhằm tăng kỹ năng ứng dụng công nghệ
UBND QUẶN THANH XUÂN TRƯỜNG MẦM NON THANH XUÂN TRUNG THANH XUÂN TRUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SÔ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO NHẰM TĂNG KỸ NĂNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC CHO GIÁO VIÊN Lĩnh vực: Quản lý Cấp học: Mầm non Tên tác giả: Hà Ngọc Liên Đơn vị công tác: Trường MN Thanh Xuân Trung E] NĂM HỌC: 2019 - 2020 Chức vụ: Phó hiệu trưởng nhiệm vụ giáo dục: có kỹ năng trình bày, chỉnh sửa văn bản theo qui chuẩn, có kỹ năng truy cập và xử lý dữ liệu trên Internet để tìm kiếm thông tin. Giúp giáo viên có kiến thức cơ bản về sử dụng một số ứng dụng trong việc thiết kế bài giảng E-learning, sử dụng các phần mềm dạy học trên internet. III. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 1. Đối tượng nghiên cứu: Là cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong nhà trường. Nghiên cứu hệ thống Email điện tử, Website của Phòng, Sở, Bộ GD&ĐT. Mạng internet, các phần mềm ứng dụng trong thiết kế bài giảng E-learning. 2. Phương pháp nghiên cứu: - Đề tài sử dụng các biện pháp sau + Phương pháp nghiên cứu lý luận. + Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: nhóm phương pháp quan sát, sử dụng phiếu hỏi, thống kê số liệu. IV. PHẠM VI - KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU. Thời gian nghiên cứu bắt đầu từ năm học 2018 - 2019 và áp dụng bắt đầu từ năm học 2019 - 2020 triển khai đến toàn thể đội ngũ giáo viên trường mầm non Thanh Xuân Trung. V. ĐIỀU TRA - KHẢO SÁT THỰC TRẠNG. Kết quả khảo sát đầu năm học 2018 - 2019: KẾT QUẢ Trong đó tỉ lệ (%) Tổn g STT NỘI DUNG số Đạt yêu Chưa đạt GV cầu yêu cầu Giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin trong 1 35 12(34%) dạy học 23 (66%) Giáo viên biết sử dụng thành thạo chương trình 2 35 21(60%) 14(40%) Microsoft Office Word Giáo viên biết sử dụng thành thạo chương trình 15 3 35 Microsoft Office Power point 20 (70%) (30%) Giáo viên biết sử dụng các phần mềm hỗ trợ: 4 31 4 Flash, Adobe Presenter,Violet, Photoshop, 35 (11.4%) (89.6%) Converter .... Giáo viên có kỹ năng tìm kiếm, tải dữ liệu trên 15 20 5 35 mạng internet và xử lý các lỗi sau khi tải. (42.8%) (57.2%) Giáo viên biết đăng tin bài lên cổng thông tin, 6 35 7 (20%) website của trường 28 (80%) Dựa vào kết quả trên, là cán bộ quản lý của trường, tôi nhận thấy công tác bồi dưỡng kỹ năng công nghệ thông và đặc biệt là chỉ đạo giáo viên ứng dụng công nghệ thông, thiết kế bài giảng trong dạy học truyền thống và dạy học qua mạng không mang tính hệ thống. Kỹ năng truy cập internet, tìm kiếm, download dữ liệu và xử lý dữ liệu sau khi tải về còn nhiều hạn chế. Nhiều giáo viên chưa có kỹ năng sử dụng các phần mềm thông dụng trong thiết kế bài giảng E-learning như: Adobe Presenter, iSpring, MS Producer, Lecture Marker, Lesson Editor/ Violet Để giúp giáo viên có được kỹ năng sử dụng máy tính tốt, kỹ năng truy cập và khai thác dữ liệu trên internet hiệu quả, biết sử dụng các phần mềm hỗ trợ soạn giảng thông thường, có kỹ năng thiết kế bài giảng giúp giáo viên chủ động hơn trong kế hoạch soạn giảng của mình tôi đã nghiên cứu và đưa vào áp dụng một số biện pháp nhằm tăng kỹ năng sử dụng và ứng dụng công nghệ thông tin cho giáo viên trong soạn bài, thiết kế bài giảng E-learning trong dạy học. II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ 1. Thuận lợi: Nhà trường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, hệ thống máy tính, mạng internet giúp cho giáo viên có thể tiếp cận nhanh với công nghệ thông tin từ đó ứng dụng vào quá trình giảng dạy. Giúp tiết kiệm được thời gian cho giáo viên và chi phí cho trường trong công tác soạn giảng hàng ngày. Ban giám hiệu luôn sát sao chỉ đạo giáo viên về chuyên môn, thường xuyên dự giờ thăm lớp để nâng cao chất lượng giảng dạy. Tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp học ngoại khóa nâng cao kỹ năng sử dụng, ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng các chương trình, phần mềm tin học: Power Point, Bộ Office, Adobe Presenter, iSpring, MS Producer, Lecture Marker, Lesson Editor/ Violet, Photoshop, Converter, Kidsmats... Đội ngũ giáo viên trẻ nhiệt tình, có trình độ chuyên môn tốt, ham học hỏi, ý thức kỷ luật cao. 2. Khó khăn: Tuy máy tính là công cụ hiện đại nhưng đôi lúc nó có thể gây ra một số tình huống bất lợi cho tiến trình bài giảng như là mất điện, máy bị treo, bị virus...và mỗi khi có sự cố như vậy người giáo viên khó có thể hoàn toàn chủ động điều khiển tiến trình bài giảng theo như ý muốn làm cho giáo viên lúng túng trong quá trình sử dụng. Đa số các chương trình phần mềm ứng dụng được viết bằng tiếng Anh. Tuy các nội dung tiếng Việt đang phát triển với tốc độ rất nhanh nhưng nguồn thông tin lớn nhất và phong phú nhất trên Internet là bằng tiếng Anh. Điều này đã gây trở ngại không nhỏ tới giáo viên. Kiến thức về lĩnh vực tin học của nhiều giáo viên còn hạn chế, nhiều cô giáo mới chỉ biết sử dụng word để soạn thảo văn bản nhưng không có kiến thức căn bản, Một số biện pháp chỉ đạo nhằm tăng kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học cho giáo viên giáo viên có kỹ năng sử dụng và biết ứng dụng công nghệ thông tin thuần thục trong việc soạn bài và thiết kế bài giảng điện tử, bài giảng E-learning: 1. Biện pháp 1: Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ thông tin Từng bước hiện đại hóa cơ sở vật chất. Tăng số lượng và chất lượng máy tính, thiết bị. Xây dựng phòng tin học với số lượng 13 máy vi tính, 03 máy chiếu đa năng, các dụng cụ nghe nhìn, thiết bị thông minh khác như: máy ảnh, loa, tivi đều kết nối internet, Bluetooth. Đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất thiết bị và hệ thống công nghệ thông tin. Trang bị các đĩa CD, USB để lưu các dữ liệu. Xây dựng, tuyển chọn, mua công cụ tạo và quản lý bài giảng điện tử, các phần mềm ứng dụng trong giảng dạy, phần mềm quản lý trường học. Đầu tư các phần mềm diệt vi rút . Bảo trì, sửa chữa, nâng cấp thiết bị phần cứng và phần mềm ứng dụng. Xây dựng hệ thống mạng internet do nhà trường hợp đồng lắp đặt (Mạng Lan), thiết lập 02 máy chủ kết nối 16 máy tính trong toàn trường. Thiết lập 01 cổng thông tin điện tử, trang web riêng của trường, bố trí WiLess (Kết nối mạng không dây) đặt tại phòng Hiệu trưởng nhà trường, ở bất kỳ vị trí nào trong khu vực nhà trường cán bộ, giáo viên, nhân viên cũng có thể truy cập Internet miễn phí. Tại lớp học khi thực hiện các tiết dạy có hỗ trợ công nghệ thông tin giáo viên có thể liên kết đến các trang Website để phục vụ tốt cho bài giảng. Để có nguồn kinh phí mua sắm Ban giám hiệu nhà trường đã làm tốt công tác tham mưu với lãnh đạo, vận động sự ủng hộ của các cấp các ngành, các đoàn thể, đặc biệt là các đơn vị kinh tế. Tuyên truyền vận động sự đóng góp của cha mẹ trẻ. Khuyến khích cán bộ giáo viên mua máy vi tính, kết nối Internet. Kết quả đến tháng 2/2020 toàn trường có 13/13 (100%) các lớp có máy tính kết nối Internet. 35/49 giáo viên có máy tính phục vụ công tác dạy học ứng dụng công nghệ thông tin. 2. Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường 2.1. Mục tiêu chung: Đẩy mạnh công nghệ thông tin trong công tác dạy học đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục đào tạo. Trong 3 năm, công nghệ thông tin của nhà trường phải được phát triển cả về số lượng và chất lượng, phát triển mạnh các ứng dụng nhằm đưa công nghệ thông tin thực sự là công cụ chủ yếu tiết kiệm được thời gian cho giáo Xác định đội ngũ giáo viên là yếu tố hàng đầu quyết định sự thành công trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong công tác giảng dạy. Do đó, nhà trường đặc biệt quan tâm đến việc bồi dưỡng nâng cao trình độ Tin học, đặc biệt là các kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên. Để hiểu rõ trình độ và kỹ năng Tin học của đội ngũ, ngoài việc tìm hiểu hồ sơ giáo viên, nhà trường đã tổ chức khảo sát thực tế. Kết quả cho thấy 80% giáo viên có chứng chỉ Tin học từ A trở lên song kỹ năng sử dụng máy tính của một số giáo viên còn hạn chế, đa số giáo viên đã biết soạn bài giảng điện tử nhưng kĩ năng sử dụng các phần mềm hỗ trợ còn rất khiêm tốn, đặc biệt còn bỡ ngỡ, lúng túng trong việc thiết kế bài giảng E-Learning. Xuất phát từ thực tế đó, ban giám hiệu nhà trường đã tiến hành bồi dưỡng đội ngũ giáo viên bằng các hình thức và giải pháp cụ thể: 2.4.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên. Đẩy mạnh tuyên truyền cho giáo viên thấy rõ hiệu quả và yêu cầu mang tính tất yếu của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp giảng dạy thông qua việc triển khai các văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và dạy học; thông qua các buổi sinh hoạt tổ khối chuyên môn, hội thảo chuyên đề; thông qua dự giờ thăm lớp và qua việc triển khai các cuộc thi ứng dụng công nghệ thông tin do ngành tổ chức. Phát động sâu rộng phong trào và đề ra yêu cầu cụ thể về số tiết ứng dụng công nghệ thông tin đối với mỗi giáo viên để chính họ thấy được hiệu quả và sự cần thiết của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và giảng dạy, đặc biệt là đối với đổi mới phương pháp dạy học. Định hướng cho giáo viên luôn có ý thức tự học, tự nghiên cứu, sưu tầm tài liệu hướng dẫn ứng dụng công nghệ thông tin một cách hiệu quả, bộ phận chuyên môn của nhà trường nghiên cứu chọn lọc định hướng xây dựng kho dữ liệu điện tử nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong việc học tập và ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học một cách hiệu quả nhất. 2.4.2. Bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin cho đội ngũ cán bộ giáo viên. Cử cán bộ, giáo viên tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, bồi dưỡng về ứng dụng công nghệ thông tin do ngành tổ chức. Tổ chức các lớp bồi dưỡng kỹ năng sử dụng máy tính và các phần mềm dạy học với thành phần hướng dẫn là những giáo viên có kỹ năng tốt về Tin học của đơn vị, chương trình được thục hiện theo hình thức trao đổi giúp đỡ lẫn nhau, tập trung chủ yếu vào những kỹ năng mà giáo viên cần sử dụng trong quá trình soạn giảng và thiết kế bài giảng hàng ngày như: cách khai thác thông tin dữ Một số biện pháp chỉ đạo nhằm tăng kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học cho giáo viên liệu qua internet; các bước soạn khảo trên websile của Bộ, Sở và các trường bạn, ... Đẩy mạnh việc khai thác tài nguyên trên mạng Internet phục vụ công tác quản lý và giảng dạy của cán bộ giáo viên thông qua bồi dưỡng, tập huấn, cung cấp địa chỉ hoặc mở liên kết với trang web của các trường. Xây dựng và triển khai kế hoạch tham gia cuộc thi “Thiết kế bài giảng e- Learning” do Bộ và Sở giáo dục tổ chức. Để việc tham gia có chất lượng, Ban giám hiệu các nhà trường lên kế hoạch cụ thể từ khâu chọn cử giáo viên, tổ chức tập huấn, trao đổi kinh nghiệm, động viên tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị cho giáo viên dự thi. 2.6. Phong trào thi đua: Thi sử dụng các phần mềm đã học, ứng dụng, khai thác các phần mềm hỗ trợ để đổi mới phương pháp dạy trẻ thông qua các hội thi: giáo viên giỏi cấp trường, cấp quận, thi chuyên đề. Thi trình bày (PowerPoint). Thiết kế bài giảng điện tử E-learning dự thi cấp quận, thành phố và cấp quốc gia. Ngày hội công nghệ thông tin, thi thiết kế bài giảng có hiệu quả, hấp dẫn, ngắn gọn dễ hiểu có nhiều tương tác của học sinh và phụ huynh học sinh. Trao đổi chia sẻ các địa chỉ mạng có các thông tin hỗ trợ cho các hoạt động quản lí, chăm sóc và giáo dục trẻ. Sáng kiến kinh nghiệm của các cán bộ, giáo viên, nhân viên qua quá trình ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động của nhà trường. Đưa chỉ tiêu 100% các lớp soạn bài trên máy tính. 80% cán bộ, giáo viên, nhân viên có kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin. Duy trì 50% hoạt động giáo dục ứng dụng công nghệ thông tin đạt hiệu quả 3. Biện pháp 3: Hướng dẫn một số kỹ năng sử dụng các phần mềm hỗ trợ trong soạn giảng và thiết kế bài giảng E-learning. Một giáo án tích hợp công nghệ thông tin (sử dụng máy chiếu, các chương trình hỗ trợ như phần mềm power point, flash, ...). có thể cho trẻ có cái nhìn trực quan, sinh động hơn về bài học. Ví dụ : Trẻ có thể xem hình vẽ, đoạn phim mô tả hiện tượng, hay có thể xem các website nói về chủ đề đang học...(Điều này một giáo án thông thường không thể có được) Tuy nhiên, soạn một giáo án điện tử cũng đòi hỏi những quy tắc nhất định nhằm tạo nên hiệu quả khi soạn giáo án điện tử. Nên thận trọng trong việc sử dụng các kỹ xảo, hiệu ứng. Vì nếu dùng không hợp lý sẽ gây phản tác dụng. Nên dùng kỹ xảo, hiệu ứng vừa phải, phù hợp, làm nổi bật nội dung cần chuyển tải. Nếu dùng nhiều hiệu ứng, kỹ xảo không cần thiết sẽ gây mất tập trung, trẻ sẽ không quan tâm tới nội dung mà cô cần chuyển tải. Các phông nền cũng nên chọn đơn giản, phù hợp
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chi_dao_nham_tang_ky.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo nhằm tăng kỹ năng ứng dụng công nghệ.pdf