Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao kĩ năng dự giờ, đánh giá sau tiết dạy cho giáo viên trường Tiểu học thị trấn

docx 14 trang skquanly 24/07/2024 830
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao kĩ năng dự giờ, đánh giá sau tiết dạy cho giáo viên trường Tiểu học thị trấn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao kĩ năng dự giờ, đánh giá sau tiết dạy cho giáo viên trường Tiểu học thị trấn

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao kĩ năng dự giờ, đánh giá sau tiết dạy cho giáo viên trường Tiểu học thị trấn
 PHẦN MỞ ĐẦU
 I. LÍ DO CHỌN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 Chất lượng giáo viên của một nhà trường được phản ánh bởi chất lượng học 
sinh của trường đó. Để có một đội ngũ giáo viên với năng lực sư phạm tốt, giảng dạy 
mang lại kết quả cao thì nhà trường cần đặc biệt quan tâm tới việc bồi dưỡng năng lực 
chuyên môn cho giáo viên trong nhà trường, có rất nhiều cách làm để giúp giáo viên 
nâng cao năng lực chuyên môn và hiệu quả giảng dạy một trong những cách làm đó là 
nâng cao kĩ năng dự giờ, đánh giá sau tiết dạy của giáo viên với đồng nghiệp.
 Dự giờ là một hoạt động chuyên môn quan trọng đối với giáo viên. Qua việc 
dự giờ giúp giáo viên nâng cao tay nghề, vững vàng trong nghiệp vụ công tác, giao 
lưu học hỏi chuyên môn lẫn nhau góp phần quan trọng trong việc phát triển chuyên 
môn, là một yêu cầu trong việc đổi mới dạy học hiện nay.
 Hoạt động đánh giá tiết dạy cũng được coi là một bước quan trong trong quá 
trình dự giờ, nếu đánh giá đúng về tiết dạy, đánh giá đầy đủ các nội dung trong tiết 
dạy sẽ giúp giáo viên nhận thấy các ưu điểm và các hạn chế của mình trong quá trình 
giảng dạy, giúp giáo viên có những biện pháp khắc phục hạn chế, yếu kém và phát huy 
ưu điểm của bản thân nhằm nâng cao kĩ năng chuyên môn, nghề nghiệp , nâng cao 
năng lực sư phạm của giáo viên, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục của nhà 
trường.
 Tuy nhiên hoạt động dự giờ và đánh giá tiết dạy của giáo viên tiểu học trong 
huyện nói chung và của giáo viên trường tiểu học Thị Trấn nói riêng chưa thực sự đạt 
được những hiệu quả như mong muốn vì giáo viên chưa có những kĩ năng trong việc 
dự giờ và đánh giá như: Giáo viên chưa chủ động xây dựng kế hoạch dự giờ để bồi 
dưỡng chuyên môn, giáo viên chưa biết cách ghi chép tiến trình tiết dự, chưa có khả 
năng phân tích, đánh giá các tình huống sư phạm trong tiết dạy, chưa đánh giá đầy đủ 
các khía cạnh của tiết dạy, việc tư vấn và đánh giá sau tiết dạy không hiệu quả, nhận 
xét tiết dạy lan man không đúng trọng tâm, người dạy khó nhận thấy những ưu, khuyết 
điểm của tiết dạy để có điều chỉnh, giáo viên ngại nhận xét đánh giá sau tiết dạy vì sợ 
động chạm, sợ mất lòng, cả nể, cho qua... việc dự giờ trong hoạt động chuyên môn 
không có hiệu quả chỉ mang tính hình thức. Phần lớn việc dự giờ chỉ do cán bộ quản 
lí, tổ khối trưởng thực hiện, việc đánh giáo sau tiết dạy rất ít có ý kiến tham gia của 
giáo viên chỉ tập trung vào các giáo viên là các tổ khối trưởng. Giáo viên hầu như chỉ 
mới tham gia dự giờ trong các hoạt động mang tính chất thao giảng chào mừng các 
ngày lễ lớn trong năm và có ý kiến đánh giá chung chung, đồng tình, chưa thực sự 
quan sát kĩ các thao tác của người dạy.
 Là một cán bộ quản lý được giao nhiệm vụ chỉ đạo các hoạt động chuyên môn 
trong nhà trường, với mong muốn tìm ra các biện pháp để giúp giáo viên nâng cao 
được các kĩ năng trong khi dự giờ và đánh giá sau tiết dạy. Góp phần thiết thực trong 
việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, nâng cao chất lượng giảng dạy của nhà PHẦN NỘI DUNG
 I.CƠ SỞ LÝ LUẬN
 * Kiểm tra: Là việc xem xét thực tế nhằm thu thập thông tin để đối chiếu giữa mục tiêu đề 
ra và thực tế thực hiện nhằm tạo ra sự điều chỉnh trong quá trình thực hiện.
 * Đánh giá: Là đưa ra nhận định tổng hợp về các thông tin thu thập được trong việc kiểm 
tra để so sánh đối chiếu với mục tiêu đề ra và có những hành động hiệu quả.
 * Đánh giá giờ dạy trên lớp của giáo viên: Là quá trình theo dõi, tổng hợp các thông tin 
về các mặt: Kiến thức, kĩ năng sư phạm... của giáo viên trong giờ dạy để dối chiếu với các quy 
định của chuẩn và đua ra những điểm cần tư vấn cho giáo viên, sử dụng kết quả đánh giá vào việc 
phân loại giáo viên của nhà trường.
 Kiểm tra chuyên môn của giáo viên là một hoạt động của nhà trường nhằm kiểm tra việc 
thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, đánh giá kết quả giảng dạy, công tác chủ nhiệm của giáo viên và 
đề ra các biện pháp để điều chỉnh quá trình chỉ đạo, quản lý các hoạt động giáo dục của nhà trường 
như: Việc soạn bài của giáo viên: Có đúng, đủ, theo phân phối chương trình, có chắt lọc, giảm tải, 
tích hợp các nội dung theo yêu cầu. Đánh giá việc chuẩn bị đồ dùng, phương tiên dạy học: Hiệu 
quả, chưa hiệu quả, tận dụng những đò dùng sẵn có tại địa phương của giáo viên. Việc dự giờ giữ 
vai trò quan trọng trọng hoạt động kiểm tra chuyên môn của nhà trường. Mỗi giáo viên được quy 
định dự giờ và đánh giá đồng nghiệp tối thiểu 2 tiết/ tháng. Tổ trưởng, tổ phó phải đảm bảo kiểm 
tra 100% số giáo viên trong tổ khối phụ trách( theo quy chế chuyên môn của ngành)
 Một giáo viên có những kĩ năng tốt trong việc dự giờ sẽ giúp cho giáo viên đó có thể đánh 
giá được năng lực chuyên môn của từng đồng nghiệp trong nhà trường; Đưa ra được nhận định 
của bản thân nhằm đánh giá chuyên môn nghiệp vụ của đồng nghiệp; Tham mưu cho ban giám 
hiệu sắp xếp, bố trí công việc của đồng nghiệp phù hợp với năng lực để sử dụng tối đa nguồn nhân 
lực của nhà trường. Một giáo viên có kĩ năng dự giờ tốt sẽ học hỏi được những kinh ngiệm hay 
trong chuyên môn, nâng cao nghiệp vụ sư phạm
 Khi có kĩ năng năng dự giờ tốt giáo viên có thể xem xét thực tế việc dạy học của đồng 
nghiệp nhằm thu thập thông tin để đối chiếu giữa mục tiêu đề ra và thực tế thực hiện. Đưa ra nhận 
định tổng hợp về các thông tin thu thập được trong việc kiểm tra để so sánh đối chiếu với mục tiêu 
đề ra và có những cải tiến hiệu quả nhằm tạo ra sự điều chỉnh trong khi thực hiện nhiệm vụ chuyên 
môn.
 Sau dự giờ thì đánh giá tiết dạy cũng là một hoạt động rất quan trọng giáo viên cần phải 
có kĩ năng theo dõi, tổng hợp các thông tin về các mặt: Kiến thức, kĩ năng sư phạm... của giáo 
viên trong giờ dạy để dối chiếu với các quy định của chuẩn và đưa ra những điểm cần tư vấn cho 
giáo viên, sử dụng kết quả đánh giá vào việc phân loại giáo viên của nhà trường. Đánh giá việc 
giảng bài trên lớp của giáo viên: Ưu điểm, hạn chế, trao đổi những kinh nghiệm hay, tháo gỡ khó 
khăn để giáo viên phát huy hết năng lực chuyên môn...giúp đồng nghiệp ngày càng hoàn thiện 
năng lực chuyên môn, nâng hiệu quả giảng dạy một cách tốt nhất và bản thân cũng được học tập 
những kinh nghiệm quý báu của đồng nghiệp trong trường, nâng cao năng lực chuyên môn của tiết dạy hay và tiết dạy tốt đã được chia sẻ trong các buổi dự giờ, việc dự giờ đã trở thành nề nếp 
sinh hoạt chuyên môn của tất cả các giáo viên trong nhà trường.
 Tuy nhiên một số giáo viên chưa nhận thức được vai trò quan trọng của hoạt động dự giờ, 
đánh giá sau tiết dạy, chưa thấy được tác dụng to lớn của hoạt động này trong việc nâng cao chất 
lượng giảng dạy của bản thân và học hỏi những kinh nghiệm hay từ đồng nghiệp để giúp hoàn 
thiện năng lực chuyên môn của bản thân mình. Việc xây dựng kế hoạch dự giờ của tổ khối và của 
giáo viên chưa thực sự thường xuyên, còn làm hình thức, chưa thấy được tác dụng to lớn của việc 
dự giờ đối với nâng cao chất lượng dạy học và nâng cao năng lực sư phạm của bản thân. Việc chỉ 
đạo giám sát của ban giám hiệu chưa thường xuyên, chưa xác định rõ mục đích của việc dự giờ 
trong từng tháng, từng thời điểm.
 Kĩ năng dự giờ của giáo viên còn hạn chế như: Khi đi dự giờ giáo viên chưa biết xác định 
mục đích việc dự giờ, các bước, các nguyên tắc trong dự giờ. Phản ứng ngay với các tình huống 
trong tiết dạy. Chưa có khả năng ghi chép các nội dung trong tiết dạy một cách tổng hợp và khái 
quát, còn lan man, dài dòng, không trọng tâm, dẫn đến sau tiết dạy không có được những đánh giá 
xác đáng cho giờ dạy của đồng nghiệp.
 Kĩ năng đánh giá sau tiết dạy cũng bộc lộ những hạn chế như: Đánh giá không đảm bảo 
các nội dung cơ bản, cần thiết trong năng lực sư phạm của giáo viên, chỉ có những ý kiến đánh giá 
cho những chi tiết nhỏ nhặt, khả năng khái quát, phân tích các nội dung của tiết dạy còn nhiều hạn 
chế. Sau tiết dự giờ giáo viên còn ngại góp ý, ngại đưa ra các ý kiến trong giờ dạy của đồng 
nghiệp,ngại động chạm tới đồng nghiệp né tránh hoặc rút kinh nghiệm qua loa, đại khái cho xong. 
Khi đánh giá không mang tính chất cùng nhau học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm; Hỗ trợ chia sẻ về 
phương pháp, hình thức, tinh thần, vật chất, kiến thức.
 Các kĩ năng về dự giờ và đánh giá sau tiết dạy của giáo viên chưa thực sự bền vững, giáo 
viên chưa chia sẻ, học tập được nhiều kinh nghiệm của đồng nghiệp, chất lượng chuyên môn giáo 
viên và chất lượng học sinh chưa bền vững trong các kỳ học đặc biệt là chất lượng học sinh giỏi, 
năm học 20112012 nhà trường có 6 học sinh đạt giải toán cấp huyện, giải 3 toàn đoàn cấp huyện, 
chất lượng học sinh giỏi chưa xứng với vị thế của nhà trường so với các trường trong toàn huyện, 
đây là vấn đề khiến cho bản thân tôi thật sự trăn trở và mong muốn tìm các giải pháp góp phần 
nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên và chất lượng học sinh giỏi các cấp của nhà trường.
 Kết quả điều tra trước khi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm
 Kĩ năng dự giờ Kĩ năng đánh giá
 Tổng số 
 Thời gian
 giáo viên Trung Trung 
 Tốt Chưa tốt Tốt Chưa tốt
 bình bình
 Tháng
 33 12 11 10 9 14 10
 9/2012
 Từ bảng điều tra cho thấy số giáo viên có kĩ năng dự giờ đánh giá sau tiết dạy của dung, dạng bài dự giờ, xác định kiến thức chính, trọng tâm và các kiến thức liên quan, nội dung 
mở rộng của bài dạy, các nội dung có thể tích hợp vào bài dạy, các hướng tích hợp hướng, các 
kiểu tích hợp. Khi dự giờ cần có thái độ tích cực, không phản ứng ngay với các tình hướng xử lý 
mà mình chưa đồng tình. Ghi chép cụ thể tiến trình tiết dạy, các mặt trong tiết dạy như: Kiến thức, 
kĩ năng sư phạm, thái độ sư phạm, hiệu quả tiết dạy, vận dụng các phương pháp, hình thức lên 
lớp,..
 3. Nâng cao kĩ năng đánh giá sau tiết dạy cho giáo viên
 3.1. Nội dung đánh giá tiết dạy trên các lĩnh vực sau
 Đánh giá dựa trên 4 lĩnh vực ủa Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học với các tiêu chí cụ 
thể như sau:
 Kiến thức: Dạy đủ, đúng kiến thức, kĩ năng cơ bản của bài. giảng dạy chính xác, có hệ 
thống, không thiếu xót. cách xử lý các tình huống xảy ra trong tiết học. Trong quá trình giảng dạy 
giáo viên đảm bảo nội dung giáo dục toàn diện( Thái độ, tình cảm, thẩm mĩ..) lồng ghép, gắn với 
nội dung môn học, liên hệ giáo dục cho học sinh các phẩm chất, đức tính cần thiết, phù hợp với 
bài học. Giáo viên tích hợp các vấn đề xung quanh học sinh vào bài học một cách cụ thể, rõ ràng 
dễ hiểu và mang lại tác dụng tốt với học sinh. Giáo viên có các biện pháp tác động tới tất cả các 
em học sinh trong lớp để các em bộc lọ hết năng lực của bản thân, thâm gia tích cực vào bài dạy.
 Kĩ năng sư phạm: Dạy đúng đặc trưng loại bài, bộ môn, các hoạt động tổ chức mang lại 
hiệu quả cao, vận dụng hình thức và phương pháp phù hợp với đối tượng học sinh phát huy tính 
tích cực, năng động, sáng tạo của học sinh. Khi đánh giá, kiểm tra kết quả học tập của học sinh 
phải đảm bảo theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn học. xử lý các tình uống sư phạm mang tính giáo 
duc cao, sử dụng các đồ dùng dạy học và thiết bị dạy học vào bài có hiệu quả cao. Tận dụng được 
các đồ dùng sẵn có, dễ làm, dễ kiếm tại địa phương. Chữ viết trên bảng rõ ràng mạch lạ, giọng nói 
phù hợp với các hoạt động trong bài dạy. Giáo viên phân bố thời gian tiết học đảm bảo theo tiến 
trình giờ học. Tiết dạy đạt được mục tiêu bài học, phù hợp với thực tế của lớp.
 Thái độ sư phạm: Giáo viên khích lệ, động viên học sinh kịp thời trong tiết học. Kịp thời 
giúp đỡ những học sinh gặp khó khăn trong học tập, tác phong có đảm bảo tính mô phạm. Trong 
giờ học học sinh được tông trọng đối xử công bằng như nhau.
 Hiệu quả tiết dạy: Trong giờ học học sinh chủ động, tích cực tiếp thu bài. Vận dụng được 
kiến thức vào bài kiểm tra vận dụng sau tiết học đảm bảo. Vận dụng thành thục kiến thức bài học.
 3.2 Trình tự đánh giá sau tiết dạy
 Người dạy nêu quan điểm và tự nhận xét về tiết dạy của bản thân. Người dự nêu ưu điểm 
của tiết dạy, hạn chế của tiết dạy, đề xuất các biện pháp cải tiến hạn chế, xin phản hồi của người 
dạy.
 Đánh giá tiết dạy theo các mức độ đạt được của quy định trong Chuẩn nghề nghiệp giáo 
viên tiểu học. Khi đánh giá cần đặt mình vào vị trí của người nghe, cảm nhận. Góp ý một cách 
bình đẳng, cầu thị, coi trọng việc học hỏi giữa 2 bên chứ không coi mình là người giỏi hơn. Đưa 
ra những vấn đề cần điều chỉnh cho người dạy.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chi_dao_nham_nang_cao.docx