Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống ở trường Tiểu học Dray Sap

doc 23 trang skquanly 25/03/2025 211
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống ở trường Tiểu học Dray Sap", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống ở trường Tiểu học Dray Sap

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống ở trường Tiểu học Dray Sap
 Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống 
 ở trường Tiểu học Dray Sáp
 I. Phần mở đầu
 1. Lý do chọn đề tài 
 “Có tài mà không có đức là người vô dụng còn có đức mà không có tài thì 
làm việc gì cũng khó”, đó là câu mà sinh thời Bác Hồ đã dạy, câu nói đó vẫn còn 
nguyên giá trị. Nói đến đức người ta có thể dễ dàng hiểu đó là những kỹ năng sống 
sao cho có ích cho gia đình và xã hội.
 Kỹ năng sống là những trải nghiệm có hiệu quả nhất, giúp giải quyết hoặc 
đáp ứng các nhu cầu cụ thể trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của con người, 
giúp con người thay đổi nhận thức, thái độ và giá trị trong những hành động theo 
hướng tích cực và mang tính chất xây dựng, giúp con người tiếp cận với môi 
trường xung quanh, hòa nhập cũng như khẳng định mình. 
 Giáo dục Kĩ năng sống càng trở nên cấp thiết đối với thế hệ trẻ, bởi vì: lứa 
tuổi học sinh đang hình thành những giá trị nhân cách, những ước mơ, ham hiểu 
biết, thích tìm tòi, khám phá song còn thiếu hiểu biết sâu sắc, dễ bị lôi kéo, kích 
động Đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cơ chế thị trường hiện nay, 
thế hệ trẻ thường xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tích cực và tiêu 
cực luôn đặt vào hoàn cảnh phải lựa chọn những giá trị, phải đương đầu với khó 
khăn, thách thức, áp lực tiêu cực. 
 Ở trường Tiểu học, việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là vô cùng cần 
thiết. Việc hình thành các kỹ năng cơ bản trong học tập và sinh hoạt là yếu tố quyết 
định đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách sau này của các em. Việc 
trang bị đầy đủ kỹ năng sống sẽ giúp cho học sinh sớm có ý thức làm chủ bản thân, 
sống tích cực và hướng đến những điều lành mạnh cho chính mình cũng như xã 
hội. Hơn nữa các em chính là những chủ nhân, là người sẽ quyết định sự phát triển 
của đất nước trong tương lai. 
 Trong nhiều năm qua, các trường tiểu học huyện Krông Ana nói chung và 
trường TH Dray Sáp nói riêng đã chú trọng công tác giáo dục kỹ năng sống cho 
học sinh. Ngoài việc giảng dạy kiến thức, lãnh đạo nhà trường đã chỉ đạo sát sao 
việc giáo dục kỹ năng sống cho các em thông qua các môn học, bài học và hoạt 
động ngoài giờ lên lớp. Bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định, kỹ năng 
sống của học sinh đã có sự tiến bộ. Song là trường nằm trên địa bàn khó khăn, có 
thể nói khó khăn nhất nhì huyện nhà, có phân hiệu buôn Kuôp cách UBND xã 
Dray Sáp gần 10 cây số và cách trung tâm huyện gần 40 cây số. Học sinh nhà 
trường đa số là đồng bào dân tộc thiếu số nên kỹ nằng sống của các em còn rất 
nhiều hạn chế so với học sinh các trường thuận lợi. Các em còn rụt rè, e ngại, sống 
khép mình, thiếu tự tin, thiếu chia sẻ và hợp tác; khả năng ứng xử với những người 
khác, với xã hội và khả năng ứng phó trước các tình huống của cuộc sống còn hạn 
chế; vv...
 Vậy phải làm thế nào để giúp học sinh có được kỹ năng sống tốt góp phần 
Người thực hiện: Thái Thị Mai – Trường TH Dray Sáp Trang 1 Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống 
 ở trường Tiểu học Dray Sáp
 Nghiên cứu trong khuôn khổ một số biện pháp chỉ đạo giáo viên dạy học kỹ 
năng sống vào các môn học, bài học và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm 
nâng cao kỹ năng sống cho học sinh, đặc biệt là học sinh ở phân hiệu buôn Kuôp. 
 4. Giới hạn của đề tài
 - Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống.
 - Giáo viên, học sinh trường Tiểu học Dray Sáp - xã Dray Sáp - huyện 
Krông Ana - tỉnh Đắk Lắk.
 - Thời gian nghiên cứu: Năm học 2015 - 2016. 
 5. Phương pháp nghiên cứu
 - Phương pháp nghiên cứu lý luận, thực tiễn.
 - Phương pháp điều tra; thống kê; phân tích, so sánh, tổng hợp.
 - Phương pháp thực hành. 
 - Phương pháp xử lý tình huống; kỹ năng ra quyết định.
 - Phương pháp kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm.
 II. Phần nội dung 
 1. Cơ sở lý luận 
 Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng nguồn nhân 
lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đáp ứng yêu cầu 
hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học, giáo dục phổ thông đã và 
đang được đổi mới mạnh mẽ theo bốn trụ cột của giáo dục thế kỉ XXI, mà thực 
chất là cách tiếp cận kĩ năng sống, đó là: Học để biết, Học để làm, Học để tự khẳng 
định mình và Học để cùng chung sống. Cùng với các biện pháp để nâng cao chất 
lượng giáo dục toàn diện cho học sinh trong nhà trường, giáo dục kỹ năng sống 
cho học sinh là yêu cầu vô cùng quan trọng, một nội dung không thể tách rời của 
quá trình giáo dục. 
 Mục tiêu giáo dục là nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu 
cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các 
kỹ năng cơ bản, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN. Yêu 
cầu về nội dung giáo dục tiểu học phải đảm bảo cho học sinh có hiểu biết đơn giản, 
cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người; có kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, 
viết và tính toán; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban 
đầu về nghệ thuật. Đặc biệt rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh được xác định là 
một trong những nội dung cơ bản của Phong trào thi đua “Xây dựng trường học 
thân thiện, học sinh tích cực”. 
 Quyết định số 2994/QĐ-BGD và ĐT ngày 20 tháng 7 năm 2010 của Bộ 
Giáo dục và Đào tạo triển khai giáo dục kỹ năng sống trong một số môn học và 
Người thực hiện: Thái Thị Mai – Trường TH Dray Sáp Trang 3 Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống 
 ở trường Tiểu học Dray Sáp
hoạch từ nhà trường đến chuyên môn, tổ khối và giáo viên đều được thể hiện đầy 
đủ. Cán bộ quản lý và giáo viên cũng đã không ngừng đổi mới công tác quản lý chỉ 
đạo và phương pháp dạy học để từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện 
cho học sinh. Chính vì vậy mà chất lượng giáo dục đã có nhiều tiến bộ, hiệu quả 
các phong trào, hội thi đã có nhiều khởi sắc, kỹ năng sống của học sinh đã có sự 
tiến bộ. Một số em đã có được hành vi, thói quen, kĩ năng tốt. Có em đã mạnh dạn 
tự tin khi tham gia thảo luận nhóm, tự tin bày tỏ ý kiến của mình trước tập thể, tự 
giác, tự tin tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp, có em nói năng lưu loát,...một 
số em đọc diễn cảm tốt, biết tự bảo vệ bản thân mình, biết nói lời xin lỗi, cảm ơn, 
biết phòng tránh các tai nạn học đường,vv. Một số giáo viên đã có sự thay đổi về 
nhận thức, đã chú trọng và khéo léo trong việc lồng ghép, tích hợp giáo dục kỹ 
năng sống cho học sinh. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì việc giáo 
dục kỹ năng sống cho học sinh ở trường tiểu học Dray Sáp, đặc biệt là ở phân hiệu 
buôn Kuôp vẫn còn những khó khăn, hạn chế. 
 Nhận thức của đội ngũ giáo viên chưa đầy đủ mặc dù tỷ lệ đạt trên chuẩn 
trên 75% nên chưa hiểu hết ý nghĩa, vai trò và tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ 
năng sống cho học sinh; kỹ năng sống và xử lý tình huống chưa nhạy bén; một số 
giáo viên đã lớn tuổi nên việc đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm khuyến khích 
sự chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên, rèn luyện khả năng 
tự học của học sinh còn gặp nhiều hạn chế. 
 Lực học các em học sinh đồng bào dân tộc thiếu số còn nhiều hạn chế; thời 
gian dạy một tiết rất ngắn nên việc tích hợp cũng chỉ trong một thời gian hạn hẹp, 
vì vậy, giáo viên còn lúng túng trong việc tích hợp, lồng ghép.
 Đa số học sinh đồng bào dân tộc thiếu số (ở phân hiệu buôn Kuôp) vẫn quen 
với lối học thụ động. Học sinh của nhà trường gần như 100% xuất thân từ nông 
thôn nên khả năng thích ứng với xã hội hiện đại còn yếu, các hiểu biết về kĩ năng 
sống gần như là chưa có. Các em còn thiếu mạnh dạn, tự tin, rụt rè, e ngại.
 Nhiều cha mẹ học sinh không quan tâm đến con cái, khoán trắng cho nhà 
trường, còn bắt các em ở nhà lên nương làm rẫy. Còn có cha mẹ học sinh nói năng 
chưa chuẩn mực; về nhà lại giao tiếp với con em hoàn toàn bằng tiếng mẹ đẻ.
 Phân hiệu buôn Kuôp gần như 100% học sinh là người Mnông, Gia Rai và 
một số em là người Êđê cùng chung sống và sinh hoạt. Các bậc cha mẹ và con em 
họ thường ít khi ra giao lưu bên ngoài, việc giao tiếp hàng ngày gần như đều sử 
dụng bằng tiếng mẹ đẻ nên ảnh hưởng rất lớn đến kỹ năng sống của các em.
 Trình độ nhận thức và khả năng tiếp thu bài của học sinh còn chậm; các em 
thiếu tự tin, còn rụt rè, e ngại trong giao tiếp và ngại tham gia các hoạt động tập 
thể.
 Các hoạt động NGLL chưa thực sự hấp dẫn và lôi cuốn để thu hút các em 
vào các hoạt động.
Người thực hiện: Thái Thị Mai – Trường TH Dray Sáp Trang 5 Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống 
 ở trường Tiểu học Dray Sáp
buôn làng, đồng bào nơi đây chủ yếu là người Gia Rai, M’nông và một ít Êđê. 
Trình độ dân trí còn thấp, điều kiện dân sinh còn nhiều khó khăn, họ chỉ biết lên 
nương làm rẫy mà chưa hiểu rõ kỹ năng sống là gì và cũng chưa biết được tầm 
quan trọng và ý nghĩa của việc giáo dục kỹ năng sống cho con em nên đã thiếu sự 
quan tâm, còn khoán trắng cho nhà trường.
 - Cơ sở vật chất chưa đáp ứng, nhà trường chưa có sân chơi, bãi tập thật 
đúng nghĩa; chưa có bể bơi,...
 - Chịu sự tác động nhiều chiều của các nguồn thông tin khác nhau từ xã hội 
khiến cho giới trẻ, đặc biệt là học sinh đang đứng trước nhiều thách thức khi hòa 
nhập xã hội. Các kỹ năng sống đã bị xem nhẹ trong một thời gian dài.
 3. Nội dung và hình thức của giải pháp
 a. Mục tiêu của giải pháp 
 - Xác định rõ thực trạng hoạt động dạy học nội dung giáo dục kỹ năng sống; 
phân tích kết quả nghiên cứu thực trạng đầu năm (tháng 9/2015) nhằm tìm hiểu 
nguyên nhân làm cơ sở cần thiết để thực hiện đề tài đem lại hiệu quả bằng cách 
khảo nghiệm, xác định kết quả đạt được vào cuối năm học (tháng 5/2016). 
 - Đưa ra các giải pháp chỉ đạo dạy học phù hợp giúp đội ngũ giáo viên nâng 
cao nhận thức, hiểu rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống 
cho học sinh, từ đó vận dụng vào việc lồng ghép, tích hợp kỹ năng sống vào các 
môn học, bài học và hoạt động ngoài giờ lên lớp đạt hiệu quả.
 - Trang bị cho HS những kiến thức, giá trị, thái độ và kĩ năng sống phù hợp. 
Trên cơ sở đó hình thành cho HS những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; 
loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống và 
hoạt động hàng ngày, đồng thời thời giúp học sinh tực hiện tốt quyền, bổn phận 
của mình và phát triển hài hòa về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức. 
 - Góp phần thực hiện hiệu quả phong trào thi đua "Xây dựng trường học 
thân thiện, học sinh tích cực" và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học 
sinh trong nhà trường.
 b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
 * Nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên.
 Việc nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên là vô cùng quan trọng, giúp 
giáo viên có nhận thức đầy đủ, đúng đắn và hiểu rõ vai trò trách nhiệm của mình 
mà không ngừng nỗ lực, phấn đấu, vươn lên và chắc chắn giáo viên sẽ hiểu được 
ngoài việc dạy kiến thức cho học sinh thì cần phải đặc biệt chú trọng đến giáo dục 
kỹ năng sống cho các em, từ đó vận dụng vào việc lồng ghép, tích hợp giáo dục kỹ 
năng sống cho học sinh đạt hiệu quả. Chính vì vậy, lãnh đạo nhà trường cần phải 
không ngừng nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên thông qua các buổi sinh 
Người thực hiện: Thái Thị Mai – Trường TH Dray Sáp Trang 7 Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống 
 ở trường Tiểu học Dray Sáp
năm học, lãnh đạo nhà trường chỉ đạo Tổng phụ trách đội xây dựng kế hoạch giáo 
dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động tập thể gắn với các chủ 
điểm, chủ đề hàng tháng như ngày 20/11; 8/3; 26/3; 19/5; 1/6; thông qua tiết chào 
cờ đầu tuần, các hội thi, giao lưu, trò chơi dân gian, bảo vệ môi trường, chăm sóc 
cây xanh..vv. Kế hoạch xây dựng phải cụ thể phù hợp từng chủ đề, chủ điểm với 
nội dung phong phú, đa dạng về hình thức. Trong các cuộc họp hội đồng sư phạm 
hàng tháng, kế hoạch này được thông qua để các bộ phận có liên quan phối hợp 
cùng thực hiện. Cũng chính từ những hoạt động này đã mở ra nhiều sân chơi với 
các hoạt động ngoại khóa đa dạng, hấp dẫn luôn thu hút được học sinh tham gia, từ 
đó hình thành nên các kỹ năng sống tốt cho các em.
 Ví dụ 1:
 - Giáo dục học sinh thông qua chủ điểm " Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11”.
 Ngoài việc giúp học sinh hiểu rõ ý nghĩa của ngày 20/11 thì nhà trường còn 
tổ chức cho học sinh các lớp biểu diễn văn nghệ. Buổi văn nghệ diễn ra hết sức sôi 
nổi và đầy màu sắc. Các tiết mục văn nghệ của các lớp, nhất là các tiết mục múa, 
được các em chăm chút rất cẩn thận từ động tác đến trang phục đặc biệt là một số 
tiết mục hát múa dân ca nên luôn được những tràng pháo tay tán thưởng từ các em 
học sinh, các thầy cô giáo và đặc biệt là các bậc cha mẹ học sinh đến để xem các 
em biểu diễn.\
Người thực hiện: Thái Thị Mai – Trường TH Dray Sáp Trang 9

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chi_dao_nham_nang_cao.doc