Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động trong lĩnh vực phát triển thể chất cho trẻ Mẫu giáo

doc 26 trang skquanly 24/04/2024 1190
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động trong lĩnh vực phát triển thể chất cho trẻ Mẫu giáo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động trong lĩnh vực phát triển thể chất cho trẻ Mẫu giáo

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động trong lĩnh vực phát triển thể chất cho trẻ Mẫu giáo
 1
 1. Phần mở đầu
 1.1. Lý do chọn đề tài, sáng kiến, giải pháp
 Trong chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phát triển thể chất là một 
trong những lĩnh vực giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ. Giáo dục phát triển vận 
động là một trong những nhiệm vụ của giáo dục phát triển thể chất nhằm góp phần 
phát triển toàn diện cho trẻ mầm non. Giáo dục phát triển vận động cho trẻ không 
chỉ đơn thuần dạy múa hay dạy vận động mà mục đích để phát triển các cơ, bắp, 
xương, khớp, sự khéo léo, dẻo dai...thông qua các động tác là cơ hội phát huy năng 
lực vận động tiềm ẩn của đứa trẻ. Trẻ được vận động một cách phù hợp sẽ tạo điều 
kiện thuận lợi cho sự phát triển của hệ thần kinh, giúp cho quá trình cảm giác, tri 
giác, trí nhớ, tư duy phát triển tốt. Đồng thời củng cố cho trẻ những kiến thức về sự 
vật hiện tượng xung quanh. Thông qua hoạt động phát triển vận động còn giúp trẻ 
phát triển tình cảm, xã hội, vì vận động sẽ giúp trẻ nâng cao nhận biết của bản 
thân, phẩm chất đạo đức như tinh thần tập thể, lòng mong muốn giúp đỡ lẫn nhau, 
tính thẳng thắn, tính trung thực, tính khiêm tốn, công bằng...
 Đối với trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo qua từng độ tuổi thì cơ thể trẻ lớn lên, khỏe 
mạnh hơn, hệ thần kinh trung ương phát triển, quá trình hưng phấn và ức chế cân 
bằng hơn, môi trường sống mở rộng hơn, có nhiều thử thách mới giúp trẻ phát triển 
tốt kĩ năng vận động. Trẻ có sự phát triển rõ rệt các vận động cơ bản như đi, chạy, 
nhảy và các vận động khác đòi hỏi sức mạnh, sức nhanh và sự khéo léo cũng được 
trẻ thực hiện khá tốt như Ném, bò. Song trong quá trình thực hiện các vận động thì 
việc thực hiện kĩ thuật các vận động trẻ vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn theo từng 
lứa tuổi.
 Vậy làm thế nào để giúp trẻ mẫu giáo vượt qua những khó khăn thử thách để 
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ? Muốn làm 
được điều đó đòi hỏi người giáo viên phải biết linh hoạt và sáng tạo trong việc lựa 
chọn nội dung, hệ thống các phương pháp, biện pháp, hình thức tổ chức phù hợp 
nhằm phát huy được tính tích cực tham gia của trẻ. Song trên thực tế việc tổ chức 
các hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ Mẫu giáo còn nhiều hạn chế 
như: Việc tổ chức các hoạt động vận động cho trẻ còn rập khuôn, máy móc chưa 
sáng tạo trong việc lựa chọn nội dung cũng như hình thức và phương pháp tổ chức 
hoạt động cho trẻ; chưa thực sự lấy trẻ làm trung tâm cho việc tổ chức hoạt động, 
trong tổ chức hoạt động giáo viên còn nói nhiều, chưa tạo mọi điều kiện để phát 
huy tính tích cực chủ động của trẻ; việc tích hợp lồng ghép giáo dục phát triển vận 
động vào các lĩnh vực khác chưa linh hoạt và sáng tạo; môi trường cho trẻ hoạt 
động chưa phong phú và hấp dẫn, đồ dùng đồ chơi phục vụ chuyên đề còn hạn chế 
về số lượng và chủng loại nên chưa kích thích trẻ tham gia hoạt động; chưa thực sự 
phát huy được sự tham gia của các bậc phụ huynh trong tổ chức các hoạt động thể 
thao cho trẻ....Từ những lý do trên nên dẫn đến chất lượng giáo dục phát triển vận 
động cho trẻ chưa cao.
 Là người cán bộ quản lý, bản thân tôi băn khoăn, trăn trở phải làm gì để phát 
huy tính chủ động sáng tạo của đội ngũ giáo viên, giúp giáo viên thực hiện tốt các 3
dựng mới khu “Vui chơi phát triển vận động” và đồ chơi phát triển vận động với 
hơn 800.000.000đ). 
 2.1.2. Khó khăn:
 - Một số giáo viên mới vào nghề, giáo viên lớn tuổi đứng lớp khả năng vận 
dụng sáng tạo trong cách dạy chưa cao.
 - Trẻ đa số là con nhà nông dân và phần lớn bố mẹ đi làm ăn xa, trẻ ở nhà 
với ông bà nên điều kiện chăm sóc cho trẻ còn hạn chế; một số phụ huynh chưa 
nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục phát triển vận động đối với sự 
phát triển toàn diện của trẻ.
 - Một số điều kiện phục vụ cho việc giáo dục phát triển vận động còn thiếu 
(01 điểm trường chưa có khu vui chơi phát triển vận động cho trẻ hoạt động); đồ 
chơi phát triển chưa phong phú về chủng loại và số lượng.
 2.1.3. Số liệu khảo sát thực tế:
 - Về đội ngũ viên khối mẫu giáo:
 + Số lượng: 25 đồng chí; Trong đó: Đại học: 25 đồng chí
 + Về kiến thức và kĩ năng: 
 Mức độ đạt được
 Không đạt 
 Nội dung đánh giá Tốt Khá Đạt yêu cầu
 yêu cầu
 SL % SL % SL % SL %
 Khả năng nắm được mục đích, 
 yêu cầu, phương pháp tổ chức 10 40 12 48 3 12 0 0
 hoạt động vận động.
 Có kĩ năng lập kế hoạch hoạt 
 10 40 12 48 3 12 0 0
 động.
 Có kĩ năng tổ chức các hoạt 
 động giáo dục phát triển vận 8 32 10 40 7 28 0 0
 động. 
 - Về trẻ:
 + Khảo sát tình hình sức khỏe của 300 trẻ mẫu giáo đầu năm
 Qua việc cân đo theo dõi sức khỏe của trẻ bằng biểu đồ phát triển cho thấy 
 số trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và suy dinh dưỡng thể thấp còi còn cao, 
 cụ thể như sau: 5
 Như chúng ta đã biết: Giáo viên mầm non là lực lượng nồng cốt có ảnh 
hưởng sâu sắc đến quá trình hình thành nhân cách của trẻ. Thực tế cho ta thấy, nếu 
đội ngũ giáo viên có chất lượng thể hiện ở mọi mặt thì ảnh hưởng tốt đến các cháu. 
Chính vì vậy người cán bộ quản lý nắm bắt được đặc điểm của đội ngũ giáo viên 
để từ đó có những biện pháp phù hợp hướng đội ngũ đi theo quỹ đạo chung, góp 
phần thúc đẩy nhà trường thực hiện mục tiêu, hoàn thành mục tiêu kế hoạch đào 
tạo. Giáo viên là đối tượng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giáo dục trẻ, là nhân tố 
quyết định đến chất lượng công tác giáo dục của các cháu. Vì vậy để nâng cao chất 
lượng tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ thì tôi thiết nghĩ 
cần phải có một đội ngũ giáo viên có năng lực, nắm chắc được những kiến thức và 
kĩ năng về tổ chức hoạt động giáo dục phát triển vận động. Song qua thực tế khảo 
sát, tôi thấy đội ngũ của đơn vị vẫn còn nhiều kiến thức và kĩ năng cần phải được 
bồi dưỡng và rèn luyện thêm. Để bản thân mình có được những kiến thức và kinh 
nghiệm trong chỉ đạo đội ngũ tổ chức tốt các hoạt động giáo dục phát triển vận 
động thì bản thân tôi luôn luôn tranh thủ mọi điều kiện để làm tốt công tác tự bồi 
dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân. Đồng thời với việc làm tốt công tác tự 
bồi dưỡng và tham gia tốt các lớp bồi dưỡng do Sở giáo dục, Phòng giáo dục 
huyện tổ chức, tôi phải xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kiến thức - kĩ năng cho đội 
ngũ một cách phù hợp, thường xuyên với nhiều biện pháp và hình thức khác nhau. 
 a. Bồi dưỡng lý thuyết.
 Trước khi vào năm học chúng tôi đã tổ chức cho giáo viên các lớp tham dự 
lớp học bồi dưỡng chuyên môn do trường tổ chức bằng hình thức tổ chức theo 
khối lớp, bồi dưỡng tập trung toàn trường với các nội dung sau:
 + Bồi dưỡng cho giáo viên về đặc điểm và khả năng phát triển vận động của 
trẻ mẫu giáo. Với nội dung này tôi tiến hành cho giáo viên tự nghiên cứu 9 tiết sau 
đó tổ chức bồi dưỡng tập trung 6 tiết bằng hình thức cho đại diện theo khối lên 
trình bày đặc điểm phát triển và khả năng vận động của từng độ tuổi. Qua đó giúp 
giáo viên nắm chắc và khắc sâu hơn về kiến thức.
 + Bồi dưỡng mục tiêu giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo theo 
chương trình giáo dục mầm non: Khỏe mạnh, cân nặng và chiều cao phát triển bình 
thường theo lứa tuổi; thực hiện được các vận động cơ bản một cách vững vàng, 
đúng tư thế; có khả năng phối hợp các giác quan và vận động, vận động nhịp 
nhàng, biết định hướng trong không gian; có kĩ năng trong một số hoạt động cần 
sự khéo léo của đôi tay.
 + Bồi dưỡng cho giáo viên biết về nội dung phát triển vận động bao gồm:
 Phát thiển các nhóm cơ và hô hấp: hô hấp, cơ tay, cơ lưng, cơ bụng
 Phát triển các vận động cơ bản (vận động thô) Đi, chạy, nhảy, ném, bật, leo 
trèo nhanh, chậm, thăng bằngTrẻ vận động các vận động theo nhạc, nhịp điệu và 
hiệu lệnh bằng lời, với các dụng cụ như vòng, bóng, gậy, dây nơ, quả bông 7
 “Ngày hội thể thao”: Chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong trường mầm 
non nói chung và trong lĩnh vực giáo dục vận động nói riêng. Tổ chức “Ngày hội 
thể dục, thể thao” nhằm rèn luyện cơ thể trẻ, khích lệ lòng yêu thích thể dục, thể 
thao, góp phần củng cố và hoàn thiện kĩ năng vận động ở trẻ. Nó xác định kết quả 
giáo dục của cô giáo và sự tập luyện của trẻ, tạo ra không khí thi đua, rèn luyện thể 
dục giữa các lớp trong một trường.
 Các hình thức trên đều góp phần rèn luyện và phát triển vận động cho trẻ. 
Trong đó trò chơi vận động là hình thức phát triển vận động có hiệu quả nhất vì 
Trò chơi vận động thu hút nhiều trẻ cùng tham gia và còn có tác dụng hoàn thiện 
kỹ năng vận động cho trẻ. Vì vậy giáo viên cần quan tâm đến trò chơi vận động 
một cách tối đa.
 Ví dụ: Để hoàn thiện vận động chạy cho trẻ, giáo viên có thể củng cố bằng 
trò chơi “Ô tô và chim sẻ”.
 Ngoài ra trò chơi vận động còn tạo điều kiện để trẻ rèn luyện các tố chất và 
phát triển thể lực. Ví dụ: trò chơi Mèo đuổi chuột; trò chơi đuổi bắt. Qua trò chơi 
trẻ được rèn luyện tính nhanh nhẹn, luồn khéo.
 + Bồi dưỡng cho giáo viên cách xây dựng kế hoạch theo chủ đề.
 + Bồi dưỡng cho giáo viên tạo góc vận động cho trẻ
 + Hướng dẫn tích hợp lồng ghép vào trong các hoạt động.
 + Cho giáo viên kiến tập các hoạt động tổ chức tốt.
 + Hàng tháng tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo khối để giáo viên trao đổi 
học tập lẫn nhau.
 + Kết hợp nhân viên y tế bồi dưỡng sơ cứu ban đầu khi gặp sự cố không an 
toàn cho trẻ.
 + Trong các buổi sinh hoạt chyên môn hàng tháng của từng khối và các buổi 
sinh hoạt chuyên môn chung của nhà trường tôi đã chỉ đạo từng tổ tiến hành cho 
giáo viên ôn lại phương pháp thực hiện hoạt động phát triển vận động, bằng cách 
giáo viên nói lại lần lượt các bước thực hiện hoạt động vận động, đồng thời tập nói 
cách hướng dẫn vận động đó (đặc biệt quan tâm đến những giáo viên mới vào 
nghề, giáo viên chuyên môn còn yếu).
 + Tạo mọi điều kiện thuận lợi để cho giáo viên tham gia tốt các lớp học nâng 
cao trình độ trên chuẩn và giáo viên được tham gia các buổi bồi dưỡng chuyên 
môn về chuyên đề do Sở GD, PGD và Cụm tổ chức.
 + Khích lệ động viên giáo viên tranh thủ mọi thời gian tự học và nghiên cứu 
các tài liệu về chuyên đề qua các kênh thông tin khác.
 b. Hướng dẫn và chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch. 
 Để giáo viên xây dụng kế hoạch giáo dục phát triển vận động phù hợp với 
từng lớp, đầu năm học tôi đã yêu cầu giáo viên các lớp khảo sát tình hình thực tế 9
để giải đáp, hoặc tổ chức tiết thao giảng để giáo viên dễ nhận thấy những điểm 
mạnh và những điểm còn hạn chế của đồng nghiệp từ đó rút kinh nghiệm cho bản 
thân. Với những câu hỏi nằm ngoài khả năng của Ban giám hiệu thì tôi sẽ xin ý 
kiến giải đáp của các đồng chí lãnh đạo phụ trách cấp học.
 c. Bồi dưỡng qua thực hành.
 Như ông cha ta đã nói “Học đi đôi với hành
 Lý thuyết phải gắn liền với thực tiễn”
 Để giúp giáo viên củng cố được những kiến thức về lý thuyết và rèn luyện kĩ 
năng tổ chức các hoạt động giáo dục, phát huy việc vận dụng phương pháp dạy học 
tích cực, lấy trẻ làm trung tâm, tôi tiến hành bồi dưỡng cho giáo viên bằng hình 
thức tổ chức thực hành như sau:
 - Song song với việc bồi dưỡng lý thuyết cho GV, để GV hiểu rõ về thực 
hành hoạt động vận động, tôi tổ chức xây dựng các tiết kiến tập với từng độ tuổi.
 Trong quá trình dự giờ giáo viên tôi đã chọn và bồi dưỡng thêm cho giáo 
viên những kĩ năng cơ bản, cách hướng dẫn theo khả năng của trẻ tại lớp đó để cho 
tất cả giáo viên trong trường đến dự. Qua các tiết thực hành giúp cho giáo viên dự 
khắc sâu hơn về phương pháp và hình thức tổ chức các hoạt động đã được bồi 
dưỡng bằng lý thuyết. Đồng thời giúp cho người dự học thêm được sự linh hoạt và 
sáng tạo trong thao tác sử dụng đồ dùng đồ chơi cũng như việc xử lý các tình 
huống sư phạm.
 - Bồi dưỡng thông qua dự giờ góp ý trực tiếp hằng ngày.
 - Bồi dưỡng thông qua các hội thi, hội thảo về chuyên đề.
 2.2.2. Biện pháp 2: Đầu tư tăng trưởng cơ sở vật chất, xây dựng tốt môi 
trường giáo dục phát triển vận động trong và ngoài lớp cho trẻ trong trường 
mầm non tạo sân chơi an toàn, thân thiện cho trẻ hoạt động tốt.
 Cơ sở vật chất là phương tiện, là cánh tay đắc lực giúp cho người giáo viên 
thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc - giáo dục trẻ. Đối với trẻ mầm non đồ dùng đồ 
chơi rất quan trọng, đặc biệt là đồ dùng cho trẻ vận động. Sự tích cực vận động của 
trẻ phụ thuộc vào chế độ vận động, kể cả vận động do giáo viên tổ chức và hoạt 
động tự vận động của trẻ. Chế độ vận động hợp lí, phù hợp với kinh nghiệm vận 
động, sở thích, mong muốn của trẻ và khả năng của cơ thể trẻ ở trường mầm non 
đảm bảo thỏa mãn nhu cầu sinh học của trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện. Do đó, 
giáo viên phải quan tâm đến việc tổ chức hoạt động phát triển vận động cho trẻ, sự 
đa dạng của các bài tập cũng như thực hiện các nhiệm vụ cơ bản và yêu cầu về nội 
dung của các hoạt động đó. Để làm được điều này, cần phải lựa chọn chính xác các 
thiết bị luyện tập bởi đây là một phần của môi trường đồ chơi, đồ vật, vận động 
trong các trường mầm non. Xây dựng môi trường giáo dục phát triển vận động cho 
trẻ mầm non gắn với việc lựa chọn trang thiết bị, đồ dùng, dụng cụ luyện tập. Các 
phương tiện luyện tập phải đảm bảo độ bền vững, an toàn cho trẻ; kích thước, 
trọng lượng phải phù hợp với độ tuổi và cơ thể trẻ. Lựa chọn các bài tập sao cho 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chi_dao_nham_nang_cao.doc