Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tại trường mầm non
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tại trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tại trường mầm non
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG MẦM NON PHÚC LỢI -------------------------------------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG TRẺ TẠI TRƯỜNG MẦM NON ” Lĩnh vực/môn: Quản lý Tác giả: Nguyễn Thị Thu Thủy Chức vụ: Phó Hiệu Trưởng NĂM HỌC 2022 – 2023 1 A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã dạy: “Khoẻ mạnh thì mới có đủ sức để tham gia một cách dẻo dai, bền bỉ những công việc “ích nước lợi dân”. Với góc độ các nhà khoa học thì việc phát triển tư duy của con người cũng bắt đầu trên nền tảng sức khỏe của bản thân. Cơ thể phát triển khoẻ mạnh thì đồng thời trí não sẽ phát triển, tư duy mới có điều kiện vận động. Muốn có một cơ thể khỏe mạnh cần ăn uống hợp lý và được chăm sóc sức khỏe đầy đủ. Ở trẻ em tuổi cơ thể đang phát triển mạnh nhu cầu dinh dưỡng rất lớn, nếu thiếu ăn trẻ em sẽ là đối tượng đầu tiên chịu hậu quả về các bệnh về dinh dưỡng trẻ em được nuôi dưỡng tốt sẽ có một sức khoẻ tốt và đó là tiền đề cho sự phát triển của trẻ sau này. Chế độ dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển toàn diện cả về thể chất và trí tuệ đối với trẻ ở độ tuổi mầm non, bởi vì đây là giai đoạn tăng trưởng thể chất rất mạnh mẽ, đặc biệt não bộ, hệ thần kinh của trẻ phát triển vượt trội, nó quyết định quan trọng trong toàn bộ sự phát triển chung của con người. Chính vì vậy, công tác tổ chức thực hiện hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non đã được xác định là nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Vì vậy cùng với cả hệ thống giáo dục nước nhà, Phòng giáo dục đào tạo quận Long Biên luôn quan tâm sát sao chỉ đạo cấp học mầm non trong Quận thực hiện tốt những mục tiêu, khẳng định nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của trường mầm non là chăm sóc nuôi dạy trẻ khoẻ mạnh, giảm đến mức tối đa số trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi. Là trường mầm non với đặc thù số người đến tạm trú rất lớn, phụ huynh trong địa bàn xã sống chủ yếu bằng nghề nông nên thu nhập của các gia đình thấp. Sự nhận thức của phụ huynh lại không đồng đều như con thích ăn gì thì chiều theo ý thích hay cho con dậy muộn và ăn thật nhiều vào buổi sáng hoặc cho vào ba lô rất nhiều đồ ăn như bánh kẹo, sữa lúc nào cháu đói thì nhờ các cô cho ăn thêmVì vậy trẻ đến giờ ăn trẻ thường bỏ ăn hoặc ăn rất ít. Với những khó khăn như vậy, là người cán bộ quản lí trường mầm non tôi thấy rằng mình cần phải làm gì và làm như thế nào để nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ để phụ huynh ngày một tin tưởng khi gửi con vào trường mầm non? Năm học 2022 – 2023 này, tôi tiếp tục được phân công là Hiệu Phó phụ trách chăm sóc nuôi dưỡng, tôi thấy rằng nhiệm vụ chăm sóc nuôi dưỡng trẻ vô cùng quan trọng nhưng cũng hết sức khó khăn . Tôi đã chỉ đạo công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ và đã thu được một số kết quả ban đầu đáng khích lệ . Tôi xin mạnh dạn đưa ra chia sẻ cùng các chị em đồng nghiệp một số kinh nghiệm nhỏ của mình qua đề tài sáng kiến “Một số biện pháp 3 - Ban giám hiệu đoàn kết, tâm huyết yêu nghề, thống nhất thực hiện nhiệm vụ cấp trên giao cho. - Ban giám hiệu luôn quan tâm tạo điều kiện cho giáo viên, nhân viên tham gia đầy đủ các buổi tập huấn, kiến tập do Phòng Giáo dục tổ chức, đồng thời chỉ đạo sát sao việc xây dựng kiến tập các chuyên đề chăm sóc nuôi dưỡng tại trường đầy đủ. - 100% nhân viên tổ nuôi có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn, có lòng yêu nghề, mến trẻ với tinh thần trách nhiệm cao trong công việc được giao. - Đội ngũ giáo viên và nhân viên luôn có sự phối kết hợp trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. - 100% đồ dùng phục vụ công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ đều sử dụng đồ bằng inox được sắp xếp theo nguyên tắc bếp một chiều. Bếp ăn được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. - 100% số trẻ ăn bán trú tại trường. - Phụ huynh quan tâm, ủng hộ nhiệt tình đến các hoạt động của nhà trường. Bên cạnh những thuận lợi sẵn có, tôi đã vấp phải một số khó khăn nhất định. 2.2/ Khó khăn: - Đội ngũ giáo viên, nhân viên hầu hết trong độ tuổi sinh đẻ nên ảnh hưởng rất lớn đến công việc cũng như dây chuyền chăm sóc trẻ. - Một số phụ huynh còn nuông chiều con, chưa có nhận thức đúng đắn về việc chăm sóc trẻ, họ cho rằng: chưa cần đưa con vào nề nếp sinh hoạt, thường chiều theo ý thích của con như dậy muộn, “thích ăn gì mua nấy” miễn sao ăn được nhiều. - Giáo viên và 1 số phụ huynh chưa có sự phối hợp nhịp nhàng để dạy trẻ có thói quen trong ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. - Xã hội liên tục xảy ra các loại dịch bệnh cả mùa hè và mùa đông như các bệnh cúm gia cầm, lợn tai xanhnên ảnh hưởng rất lớn đến giá cả các loại thực phẩm cũng như chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. 2.3/ Khảo sát thực trạng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ đầu năm học 2022 – 2023. - Để thực hiện tốt công tác quản lí, chỉ đạo mảng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trường mình, ngay từ đầu năm học tôi đã nắm bắt tình hình thực tế số lượng trẻ trên các nhóm lớp để khảo sát theo dõi. - Dưới đây là một số kết quả khảo sát, theo dõi đầu năm cụ thể như sau: Bảng 1: THEO DÕI CÂN NẶNG, CHIỀU CAO TRẺ THÁNG 09/2022 Nội dung Mẫu giáo Nhà trẻ Tổng số Cân nặng Chiều cao Cân nặng Chiều cao 5 Tổ chức kiến tập cho toàn trường các nhóm lớp đạt kết quả cao nhất sau mỗi đợt thi quy chế chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Trên cơ sở đó, Ban giám hiệu triển khai toàn trường quy trình tổ chức 1 ngày theo đúng quy chế chuyên môn, từ đó có cơ sở để theo dõi, kiểm tra và có biện pháp chỉ đạo kịp thời tốt hơn. 3.2/ Phân công dây chuyền chế biến hợp lí Số nhân viên nuôi hiện có của trường là 08 đồng chí trên số trẻ là 473 trẻ. Số cô/ trẻ tương đối đầy đủ theo quy định để đảm bảo tốt số lượng cũng như chất lượng công việc nuôi dưỡng của tổ nuôi, ngay từ đầu năm học tôi họp nhân viên trong tổ đưa cho mỗi nhân viên trong tổ 1 phiếu cá nhân tự viết đánh giá nhận xét bản thân mình, những mặt mạnh, mặt yếu trong chuyên môn nuôi dưỡng, trên cơ sở đó cùng đồng chí tổ trưởng phân công đúng người, đúng việc đảm bảo dây chuyền chế biến bếp. Và quan trọng hơn tất cả các nhân viên trong tổ đều nắm được công việc của từng người trong dây chuyền. Bằng việc phân công dây truyền phù hợp, các đồng chí nhân viên thêm đoàn kết, hiểu nhau hơn và thực hiện công việc không bị chồng chéo lẫn nhau, đảm bảo hiệu quả chất lượng công việc. 3.3/ Đảm bảo chất lượng bữa ăn cho trẻ với mức ăn là 16.000đ/ ngày. Phúc Lợi“ đặc thù” bởi sản phẩm sản xuất nông nghiệp hầu như không có, đời sống kinh tế của các bậc phu huynh không đồng đều vẫn còn nhiều hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn bởi hầu hết các bậc phụ huynh sống chủ yếu bằng nghề làm nông và tự do, mức thu nhập không ổn định do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế. Vì vậy để đảm bảo chất lượng bữa ăn cho trẻ phù hợp với điều kiện kinh tế địa phương năm học này nhà trường thu mức tiền ăn là 28.000đ/ngày. Trong điều kiện khó khăn đó để duy trì đảm bảo khẩu phần ăn của trẻ trong ngày tôi kết hợp cùng kế toán, tổ trưởng tổ nuôi xây dựng thực đơn phù hợp với điều kiện của địa phương vừa đảm bảo chất lượng bữa ăn và khẩu phần ăn của trẻ. + Nhà trẻ: 600 đến 620 Kcalo + Mẫu giáo: 650 đến 720 kcalo + Bữa chính chiếm 70% kcalo Mẫu giáo + Bữa phụ chiếm 30% kcalo. + Với nhà trẻ tỉ lệ kcalo giữa 2 bữa chính và bữa phụ là 50 – 50. Tỉ lệ dinh dưỡng duy trì ở mức: P: 14 – 16% ; L: 24 – 26 % ; G: 60 – 62 %. Chỉ đạo đồng chí kế toán bước đầu tính thêm tỉ lệ Ca, B1 vào trong thực đơn của trẻ đảm bảo nhu cầu theo quy định trẻ từng lứa tuổi. Thực đơn trong tuần luôn đảm bảo không trùng lặp các nhóm thực phẩm. Ví dụ thứ 2 ăn cá, thứ 3 ăn thịt lợn, thứ 4 ăn thịt gà, thứ 5 ăn trứng, thứ 6 ăn tôm, thứ 7 ăn thịt bò, các món ăn luôn được thay đổi cách chế biến đảm bảo cho trẻ luôn mới lạ, hấp dẫn trẻ khi ăn. 7 Không chỉ có thực phẩm đảm bảo mà người chế biến thực phẩm cũng quan trọng không kém. Ngay từ đầu năm học 100% giáo viên, nhân viên trong trường được khám sức khỏe định kỳ, kết quả không có giáo viên, nhân viên mắc các bệnh truyền nhiễm. Đây là điều vô cùng quan trọng để đảm bảo chất lượng VSATTP trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Chỉ đạo nhân viên nghiêm túc thực hiện 10 nguyên tắc vàng khi chế biến thức ăn cho người làm bếp. 3.5/ Chỉ đạo nhân viên nâng cao chất lượng kỹ thuật chế biến món ăn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Cùng là một món ăn nếu người đầu biết cải tiến kỹ thuật chế biến món ăn thì hiệu quả trên trẻ sẽ thấy khác biệt. Thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn của tổ, tôi thường xuyên đưa nội dung cải tiến kỹ thuật cách chế biến món ăn hàng ngày cho trẻ để làm sao trẻ ăn thấy mới lạ, ngon miệng hấp dẫn trẻ ăn hết xuất. Không chỉ vậy vào những dịp lễ như ngày 08/03, ngày 20/11, tôi cùng các đồng chí trong ban giám hiệu tổ chức thi chế biến các món ăn cho trẻ trên định lượng thực phẩm dành cho 10 trẻ. Sau khi chấm lựa chọn những món ăn ngon, phù hợp với trẻ tôi chỉ đạo nhân viên kế toán đưa thực đơn mới vào thử nghiệm trên thực tế trẻ. Nếu trẻ ăn ngon miệng, hết xuất, thích ăn thì sẽ đưa vào áp dụng. 3.6 / Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe trên các nhóm lớp qua các hoạt động hàng ngày. Tôi nhận thấy công tác tuyên truyền trong trường mầm non đóng vai trò hết sức quan trọng. Và làm thế nào để đông đảo phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của công việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ở trong trường mầm non là hết sức cần thiết? Ngay từ đầu năm học, ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo các nhóm lớp trang trí góc tuyên truyền với phụ huynh học sinh lớp mình bằng những bài viết, tờ rơi truyên truyền, tranh, ảnh minh họa những kiến thức cơ bản về chăm sóc, nuôi dạy trẻ như giúp trẻ dậy sớm đi học đúng giờ, cách phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em Đồng thời chỉ đạo giáo viên các nhóm lớp lồng tích hợp nội dung giáo dục dinh dưỡng vào trong các hoạt động hàng ngày một cách nhẹ nhàng, linh hoạt giúp trẻ có một số kiến thức, hiểu biết ban đầu về các chất dinh dưỡng hay thế nào là ăn uống đủ chất, sinh hoạt điều độ để có một cơ thể phát triển cân đối, khỏe mạnh. Chỉ đạo giáo viên thực hiện thường xuyên, hàng ngày việc thực hiện giáo dục trẻ các nề nếp thói quen vệ sinh cá nhân như rửa tay, lau mặt, lau miệng, cách chăm sóc bản thân trẻ tùy theo từng độ tuổi. Ví dụ với các cháu lứa tuổi nhà trẻ : dạy trẻ biết xếp hàng lần lượt để cô giáo rửa tay, lau mặt, hay biết tự cất xếp giầy, dép đúng nơi quy định khi đến lớp, dạy trẻ trước khi ăn phải mời Hay với trẻ lớp mẫu giáo bé biết tự xúc cơm ăn, biết xin cơm khi ăn hết bát 1, khi ăn biết nhặt cơm rơi, vãi để vào khay đĩa 9 - Kiểm tra quy trình chế biến thức ăn - Kiểm tra việc thực hiện sổ sách hàng ngày - Góp ý về cách khắc phục tồn tại, đề ra những giải pháp để giải quyết những khó khăn nảy sinh trong quá trình làm việc. Ví dụ: Để kiểm tra định lượng thức ăn, tôi thường xuyên trực tiếp xuống bếp cùng nhân viên tính định thải bỏ trên từng loại thực phẩm trước khi sơ chế, sau khi sơ chế, sau khi nấu thành phẩm, sau đó đối chiếu với bảng tính định lượng thực phẩm từ sống sang chín cho 1 trẻ để có định lượng tương đối chuẩn về định lượng thức ăn lúc sống và lúc chín để khi kiểm tra phát hiện ra những chênh lệch trong định lượng , khẩu phần ăn . -Tính định lượng từ sống sang chin, định lượng một cháu từ sống sang chin được bao nhiêu, dựa trên cơ sở mức tiền ăn và mua TP áp dụng và các món ăn trong thực đơn. Khi đã có bảng định lượng của một cháu cố định khi nấu thực tế ra không thấy hao hụt quá mức cho phép Do có quá trình kiểm tra thường xuyên, liên tục nên việc thực hiện quy chế chuyên môn chăm sóc nuôi dưỡng trẻ được thực hiện một cách thường xuyên hàng ngày. Giáo viên, nhân viên trong trường đều có ý thức, trách nhiệm cao với công việc, do vậy chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ngày càng tốt hơn. 3.8/ Phối kết hợp chặt chẽ với phụ huynh và trạm y tế xã Để công tác này đạt được hiệu quả một cách cao nhất và giúp cho phụ huynh nắm được con em mình đến trường được ăn gì, học gì để từ đó cùng phối hợp với giáo viên trên các nhóm lớp cùng chăm sóc, nuôi dạy trẻ . Qua bảng tuyên truyền của bảng tin nhà trường tuyên truyền đến các bậc phụ huynh về những văn bản chỉ đạo, những chính sách, chế độ liên quan đến công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ như điều lệ trường mầm non, các quy định chung của nhà trường Tuyên truyền các phong trào thi đua, các cuộc vận động, các hội thi, phong trào do ngành, nhà trường phát động. Qua đó, phổ biến các kiến thức nuôi con khoa học như đặc điểm phát triển sinh lí trẻ, chế dộ dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm, các dịch bệnh xảy ra theo mùa, tuyên truyền phụ huynh về thực đơn theo mùa, theo tuần của trẻ cùng bảng công khai tài chính hàng ngày để phụ huynh nắm được con mình được ăn món gì, giá cả thực phẩm ra sao, liệu có đảm bảo chất lượng không?từ đó phụ huynh yên tâm khi gửi con vào lớp. Chỉ đạo nhân viên y tế thường xuyên thay đổi nội dung các bài tuyên truyền về cách phòng tránh một số bệnh thường gặp khi thời tiết thay đổi, cách xử trí tình huống để phụ huynh khi đưa, đón con có thể đọc. Trong một năm, phối hợp trạm y tế xã, tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho các cháu vào tháng 10 và tháng 3 , để theo dõi, nắm bắt được tình trạng sức khỏe của trẻ. Từ đó có các biện pháp phối kết hợp với phụ huynh cùng chăm sóc trẻ. 11
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chi_dao_nham_nang_cao.doc