Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng trong quản lí nhóm, lớp cho giáo viên mầm non
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng trong quản lí nhóm, lớp cho giáo viên mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng trong quản lí nhóm, lớp cho giáo viên mầm non
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu Giáo dục mầm non là bậc học khó nhất về mặt khoa học giáo dục trong tất cả các bậc học. Đây là bậc học mà độ tuổi của các cháu còn nhỏ, nhân cách, tâm hồn, thể chất của các cháu đang hình thành và phát triển. Người giáo viên mầm non là nhân tố quyết định đến chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Để làm tốt trọng trách này người giáo viên mầm non trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa không chỉ cần có sự hiểu biết đầy đủ về đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, nắm vững mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục trẻ ở từng độ tuổi, mà còn phải có kiến thức về quản lý nhóm, lớp. Quản lí nhóm, lớp là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của giáo viên đến trẻ nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục đối với trẻ, thực chất của công tác quản lí nhóm, lớp của giáo viên mầm non là quản lí quá trình chăm sóc - giáo dục trẻ đảm bảo cho quá trình đó vận hành thuận lợi và có hiệu quả. Mỗi nhóm, lớp trong trường mầm non được coi như một tế bào của cơ thể nhà trường. Chất lượng giáo dục của từng nhóm lớp góp phần tạo nên chất lượng giáo dục chung cho nhà trường. Giáo viên mầm non vừa là chủ thể trực tiếp của quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ vừa là chủ thể quản lí nhóm, lớp. Nâng cao chất lượng hiệu quả quản lí nhóm lớp là điều kiện quan trọng để đảm bảo chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ cũng như chất lượng quản lí trường mầm non. Vì thế phát huy đúng đắn vai trò trách nhiệm của người giáo viên trong quá trình thực hiện chức năng quản lí toàn diện nhóm, lớp là vấn đề quan trọng đối với cán bộ quản lí trường mầm non. Chính vì những lý do trên tôi chọn đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng trong quản lí nhóm, lớp cho giáo viên mầm non”. 2. Tên sáng kiến Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng trong quản lí nhóm, lớp cho giáo viên mầm non. 3. Tác giả sáng kiến - Họ và tên: Nguyễn Thị Minh Thu - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường mầm non Hoàng Đan - Tam Dương - Vĩnh Phúc. - Số điện thoại: 0979128081 + Huy động các nguồn kinh phí có hiệu quả + Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục mầm non trên địa bàn Cải tiến công tác quản lí nhằm nâng cao hiệu quả quản lí mọi hoạt động trong nhà trường. Mục tiêu quản lí nhóm, lớp trường mầm non là những chỉ tiêu về mọi hoạt động của nhóm, lớp được dự kiến trong năm học. Đó cũng là những nhiệm vụ phải thực hiện, đồng thời là kết quả mong muốn đạt được khi kết thúc một năm học. Bảo đảm chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ theo mục tiêu đào tạo. Xây dựng, sử dụng, bảo quản tốt cơ sở vật chất phục vụ cho yêu cầu chăm sóc và giáo dục trẻ. b. Vai trò, nhiệm vụ của giáo viên mầm non trong quá trình quản lí nhóm, lớp ở trường mầm non Giáo viên là chủ thể trực tiếp của quá trình chăm sóc- giáo dục trẻ là lực lượng chủ yếu, là nhân vật trung tâm thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường. Vì thế giáo viên mầm non là nhân tố quyết định trực tiếp chất lượng giáo dục mầm non. Đội ngũ giáo viên là người giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lí, điều hành các hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ và trực tiếp thực hiện nhiệm vụ chăm sóc - giáo dục trẻ, xây dựng nhà trường và là người có vai trò quyết định đối với chất lượng giáo dục của nhà trường. Vai trò quan trọng đó đòi hỏi đội ngũ giáo viên, cán bộ công nhân viên phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực sư phạm, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, ổn định đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo phục vụ các yêu cầu trước mắt và lâu dài của trường vì vậy giáo viên phải hết lòng yêu thương trẻ, đối xử công bằng với trẻ, làm việc nhiệt tình và có trách nhiệm cao, luôn có ý thức phấn đấu vươn lên về mọi mặt, đảm bảo chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ và có uy tín với phụ huynh với cộng đồng. Nhiệm vụ của trường mầm non đòi hỏi người giáo viên về trách nhiệm cá nhân rất cao trong tiến trình hoạt động hiện hành các hoạt động của nhà trường. sản phẩm lao động của người giáo viên có ảnh hưởng đến xã hội, kinh tế, chính trị, văn hóa. Đặc trưng công việc quản lí trường mầm non đòi hỏi các nhà quản lí không chỉ là người có học vấn, có kinh nghiệm, có phẩm chất đạo đức tốt mà còn phải tìm ra những đặc điểm của trẻ để có phương pháp tác động phù hợp để thức đẩy sự phát triển của trẻ. Những nét đặc trưng đó về nghề nghiệp của người giáo viên mầm non phải được thể hiện trong nhân cách của người quản lí. Để quản lí lớp học có hiệu quả, giáo viên mầm non cần nắm vững được đặc điểm tâm lí trẻ; xây dựng kế hoạch nhóm lớp; quản lí trẻ hàng ngày, đảm bảo chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ; đánh giá sự phát triển của trẻ; quản lí cơ sở vật chất của nhóm lớp; xây dựng mối quan hệ phối hợp giữa giáo viên với cha mẹ trẻ. Thực hiện chương trình giáo dục mầm non do Bộ giáo dục đào tạo ban hành và được thực hiện thống nhất trong phạm vi cả nước. Chương trình được xây dựng trên cơ sở quán triệt đầy đủ những những nguyên tắc cơ bản về lí luận giáo dục mầm non nhằm thực hiện tối ưu mục tiêu giáo dục đối với từng độ tuổi và mục tiêu chung của giáo dục mầm non. Thực hiện nghiêm túc chương trình là một yếu tố bắt buộc đối với giáo viên mầm non và các nhà quản lí giáo dục mầm non. Để đảm bảo chất lượng thực hiện chương trình giáo dục trẻ giáo viên phải nghiêm túc quán triệt mục tiêu, nội dung phương pháp giáo dục và vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo vào quá trình tổ chức thực hiện chương trình nhằm giúp trẻ phát triển về thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, thẩm mĩ, tình cảm và quan hệ xã hội. Đánh giá sự phát triển của trẻ là đánh giá quá trình hình thành những nhận định phán đoán về kết quả của quá trình giáo dục, phân tích thông tin thu được, đối chiếu với mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra nhằm cải thiện thực trạng và điều chỉnh, nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục trẻ. Giáo viên cần thực hiên nghiêm túc việc đánh giá trẻ nhằm điều chỉnh kế hoạch giáo dục và phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục cho phù hợp. Đánh giá là quá trình hình thành những nhận định phán đoán và kết quả của quá trình giáo dục. Phân tích những thông tin thu được, đối chiếu với mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra, nhằm cải thiện thực trạng và điều chỉnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục trẻ. Giáo viên cần thực hiện nghiêm túc việc đánh giá trẻ, nhằm điều chỉnh kế hoạch giáo dục và phương pháp tổ chức các hoạt động cho phù hợp. Quản lí cơ sở vật chất của nhóm lớp: Cơ sở vật chất của nhóm lớp là tài sản của nhà trường được giao trách nhiệm cho giáo viên trực tiếp quản lí. Quản lí cơ sở vật chất là nâng cao hiệu quả sử dụng và tăng cường điều kiện thiết yếu để nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ. Xây dựng mối quan hệ phối hợp giữa giáo viên với cha mẹ trẻ xây dựng mối quan hệ tốt trong sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình là một nhiệm vụ quan trọng của trường mầm non. giáo viên là người đại diện nhà trường có trách nhiệm trực tiếp thực hiện nhiệm vụ này nhằm tạo ra môi trường giáo dục thuận lợi cho sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Đồng thời giúp nhà trường phát huy được thế manh của gia đình trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ em, tạo nên sự thống nhất giáo dục trẻ giưa hai lực lượng giáo dục. Để làm được chức năng tuyên truyền cho các bậc cha mẹ các cô giáo cần nắm vững mục đích của việc tuyên truyển là giúp cho các bậc cha mẹ hiểu về trẻ, về công tác giáo dục mầm non, biết vận dụng những hiểu biết của mình vào việc nuôi dưỡng, dạy dỗ con em mình. 7.1.2. Thực trạng công tác quản lí nhóm, lớp của giáo viên ở trường mầm non Hoàng Đan - Huyện Tam Dương - Tỉnh Vĩnh Phúc Tổng diện tích đất toàn trường 9.249,3m2 (bình quân 19,9m2/trẻ). - Các công trình của nhà trường được xây dựng kiên cố và bán kiên cố; có đủ hệ thống các phòng học, phòng chức năng theo quy định. - Khuôn viên có tường bao ngăn cách với bên ngoài, có cây xanh tạo bóng mát, có khu vườn cổ tíchvà được bố trí hợp lý. - Nhà trường có nguồn nước sạch đảm bảo vệ sinh đủ cho trẻ và cô sử dụng trong sinh hoạt và ăn uống; hệ thống thoát nước sạch sẽ, hợp vệ sinh. Trong các lớp học có tương đối đầy đủ đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị tối thiểu phục vụ cho công tác nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ. * Thuận lợi - Trường mầm non Hoàng Đan được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp uỷ Đảng chính quyền địa phương, phòng giáo dục và đào tạo Tam Dương và sự phối hợp chặt chẽ của phụ huynh học sinh. - 100% trẻ trong nhà trường được học theo đúng độ tuổi quy định - 100% cán bộ giáo viên, nhân viên có trình độ trên chuẩn. Giáo viên nhiệt tình, yêu nghề, yêu trẻ có ý thức tự học, tự rèn luyện nâng cao trình độ về mọi mặt. - Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và thể thấp còi dưới 4%. - Là trường đạt chuẩn Quốc gia nên cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ tương đối đầy đủ. * Khó khăn - Chưa đủ phòng học, hiện nay có 7 nhóm, lớp phải học nhờ phòng ăn và phòng chức năng. - Đồ dùng,đồ chơi trang thiết bị cho các nhóm lớp chưa đủ theo thông tư của Bộ GD&ĐT quy định, các trang thiết bị dạy học hiện đại còn quá ít. - Thiếu nhiều giáo viên theo quy định (thiếu 18 giáo viên) cho nên gặp rất nhiều khó khăn trong công tác quản lí nhóm, lớp. - Vẫn còn một số phụ huynh chưa phối hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm các nhóm lớp để cùng thống nhất nuôi dưỡng-chăm sóc và giáo dục trẻ theo khoa học. b. Thực trạng công tác quản lí nhóm, lớp ở trường mầm non Hoàng Đan. PTTC-KNXH (PTTC PTTC PTNT PTNN PTTM KNXH&TM Tổng STT (NT)) số trẻ Chưa Chưa Chưa Chưa Chưa Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt đạt đạt đạt đạt đạt NT 32 19 11 18 12 21 9 20 10 0 0 % 100 59.4 40.6 56.3 43.8 65.6 34.4 62.5 37.5 0.0 0.0 MG 432 369 59 360 68 370 58 371 57 358 70 % 100 85.4 14.6 83.3 16.7 85.6 14.4 85.9 14.1 82.9 17.1 Tổng toàn trường 464 388 70 378 80 391 67 391 67 358 70 % 100 83.6 16.4 81.5 18.5 84.3 15.7 84.3 15.7 77.2 15.9 Qua khảo sát đầu năm tôi nhận thấy: Đa số giáo viên chưa nhận thức tốt về tầm quan trọng của công tác quản lí nhóm, lớp ở trường mầm non có ảnh hưởng đến chất lượng nuôi dưỡng chăm sóc và giáo dục trẻ nên chưa biết phối hợp đồng bộ các nội dung quản lí nhóm, lớp để đạt hiệu quả cao. Vì vậy, một số giáo viên lập kế hoạch giáo dục theo chủ đề trong năm học chưa phù hợp điều kiện thực tế nhà trường, chưa có kinh nghiệm trong công tác quản lý cơ sở vật chất và tổ chức các hoạt động giáo dục, kinh nghiệm trong việc đánh giá trẻ còn hạn chế. Nên chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ đạt hiệu quả chưa cao. 7.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến 7.2.1. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch, chỉ đạo giáo viên thực hiện nghiêm túc chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ do Bộ GD&ĐT ban hành Ngay từ đầu năm học, căn cứ kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của Phòng GD&ĐT Tam Dương cũng như kế hoạch của nhà trường; căn cứ vào tình hình khảo sát thực tế về cơ sở vật chất, đội ngũtôi xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình giáo dục, phân chia thời gian thực hiện cho các chủ đề trong năm học một cách phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường. Kế hoạch được cụ thể hoá yêu cầu về mục đích, nội dung các chủ đề trong năm học. Căn cứ vào nội dung kế hoạch các tổ chuyên môn, các nhóm lớp xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp với lớp mình, kế hoạch chỉ được thực hiện khi có sự phê duyệt của nhà trường. Cuối mỗi chủ đề giáo viên đánh giá những nội dung làm
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chi_dao_nang_cao_chat.docx