Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động Làm quen văn học

doc 23 trang skquanly 10/04/2025 270
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động Làm quen văn học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động Làm quen văn học

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động Làm quen văn học
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÁT TRIỂN 
 NGÔN NGỮ CHO TRẺ 5-6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG
 LÀM QUEN VĂN HỌC
 I.Phần mở đầu
 I.1.Lý do chọn đề tài
 Ngôn ngữ vừa là phương tiện vừa là điều kiện để con người hoạt động và 
giao lưu. Trong học tập, ngôn ngữ vừa là công cụ để tư duy, lĩnh hội kiến thức, 
vừa nói lên khả năng trí tuệ của con người. Ngôn ngữ được hình thành và phát 
triển tâm lý, nhân cách cá nhân.
 Ngôn ngữ nói, giao tiếp và đọc, viết có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối 
với sự phát triển nhân cách của trẻ Mầm non nói riêng, của con người và xã hội 
nói chung.
 Lứa tuổi Mầm non là thời kỳ phát cảm ngôn ngữ. Đây là giai đoạn có 
nhiều điều kiện thuận lợi nhất cho sự lĩnh hội ngôn ngữ nói và các kỷ năng đọc 
viết ban đầu của trẻ. Ở giai đoạn này trẻ đạt được những thành tích vĩ đại mà ở 
các giai đoạn sau không thể có được, trẻ học nghĩa và cấu trúc của từ, cách sử 
dụng từ ngữ để chuyển tải suy nghĩ và cảm xúc của bản thân, hiểu mục đích và 
cách thức con người sử dụng chữ viết.
 Cùng với quá trình lĩnh hội ngôn ngữ, trẻ lĩnh hội và phát triển các năng 
lực tư duy như xây dựng và biểu đạt ý tưởng, chia sẻ thông tin và tiếp nhận, đáp 
lại ý tưởng, thông tin với người khác. Ngôn ngữ giúp trẻ bày tỏ ý kiến, đặt câu 
hỏi, phân loại và phát triển cách tư duy và tạo nên cầu nối giữa quá khứ, hiện tại 
và tương lai. Vygotsky đã nhấn mạnh rằng ngôn ngữ nói rất quan trọng trong 
việc giải quyết nhiệm vụ khó, tạo mối quan hệ xã hội và kiểm soát hành vi của 
những trẻ khác cũng như hành vi của bản thân. 
 Phát triển ngôn ngữ và giao tiếp có ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực phát 
triển khác của trẻ. Ngôn ngữ là công cụ của tư duy vì thế ngôn ngữ có ý nghĩa 
 1 Với đề tài này nhằm bồi dưỡng cung cấp thêm cho giáo viên một số kiến 
thức, kỷ năng để tổ chức hoạt động Làm quen Văn học nhằm phát triển ngôn 
ngữ cho trẻ có hiệu quả hơn. Kiến thức cung cấp cho trẻ phải có trình tự, hợp lý 
và thống nhất, đồng thời phải chính xác, thiết thực và mang tính ứng dụng cao. 
Việc hình thành và rèn luyện cho giáo viên kĩ năng tổ chức, tiến hành một số 
hình thức cho trẻ 5 – 6 tuổi trẻ làm quen Văn học ở trường mầm non là rất cần 
thiết, giúp giáo viên phải tự giác học hỏi trong thực tiễn, sáng tạo và biết tự rút 
kinh nghiệm. Muốn cho trẻ phát triển ngôn ngữ tốt, nhất là trẻ 5-6 tuổi, ngôn 
ngữ của trẻ được phát triển diễn đạt mạch lạc thông qua hoạt động làm quen Văn 
học thì người giáo viên phải biết truyền cảm xúc của mình cho trẻ, phải dạy trẻ 
bằng chính thái độ và hành vi ứng xử của mình đối với những tác phẩm văn học.
 Thông qua hoạt động Làm quen Văn học để phát triển toàn diện cho trẻ 
nhất là lĩnh vực phát triển ngôn ngữ. Việc tổ chức cho trẻ làm quen Văn học là 
giáo viên phải biết đưa ra các biện pháp hữu ích. Biết dạy trẻ cảm nhận nhịp 
điệu, âm điệu của bài thơ, ca dao, đồng dao, dạy trẻ biết kể lại chuyện một cách 
diễn cảm, trẻ biết nói lên những cái hay, cái đẹp về nội dung của tác phẩm, giúp 
trẻ ghi nhớ bài thơ, câu chuyện và đọc, kể lại một cách diễn cảm. Từ đó, trẻ phát 
triển ngôn ngữ giao tiếp một cách biểu cảm và mạch lạc.
 I.3. Đối tượng nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là giáo viên và học sinh trường mầm 
non Krông Ana. Là những kiến thức kỹ năng, biện pháp của giáo viên khi tổ 
chức cho trẻ Làm quen với văn học.
 I.4.Phạm vi nghiên cứu
 Phạm vi nghiên cứu của đề tài là đội ngũ giáo viên và học sinh (5 – 6 tuổi) 
Trường Mầm non Krông Ana. 
 I.5. Phương pháp nghiên cứu
 Khi thực hiện đề tài này đã sử dụng:
 + Phương pháp điều tra
 3 nhiều giáo viên trẻ, linh hoạt, sáng tạo, có khả năng truyền thụ kiến thức cho trẻ 
một cách hiệu quả.
 Bên cạnh đó vẫn còn một số giáo viên (nhất là giáo viên lớn tuổi, giáo 
viên mới ra trường). Khi tiếp cận với chương trình giáo dục mầm non (mới), 
việc tổ chức hướng dẫn cho trẻ hoạt động còn cứng nhắc, rập khuôn, máy móc 
(nhất là lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động Làm 
quen văn học) giáo viên chưa có kỹ năng, thủ thuật, đọc thơ, kể chuyện chưa 
diễn cảm, chưa truyền được cảm xúc cho trẻ, chưa gây được hứng thú cho trẻ 
khi hoạt động.
 b.Thành công và hạn chế
 Khi vận dụng đề tài này, giáo viên sẽ có những kiến thức cơ bản, những 
biện pháp, những kỹ năng, thủ thuật đọc thơ, kể chuyện diễn cảm, để truyền thụ 
kiến thức, đưa đến cho trẻ những cảm xúc, những hình tượng tuyệt diệu của 
ngôn ngữ văn học một cách có hệ thống. Từ đó hướng chú ý của trẻ vào nội 
dung và các phương tiện biểu cảm của tác phẩm. Trẻ biết đọc diễn cảm ( ngữ 
điệu phù hợp , ngắt nghỉ đúng) 
 Trẻ biết tự kể lại chuyện, biết sử dụng trong lời nói của mình bằng các từ 
mà trẻ đã lĩnh hội được. Điều này chứng tỏ đã chuẩn bị cho sự phát triển ngôn 
ngữ nghệ thuật của trẻ. Tuy nhiên với những nội dung của đề tài này, nếu giáo 
viên không chịu khó suy nghĩ, rèn luyện kỹ năng để vận dụng vào thực tế thì 
nhiều hoạt động cho trẻ Làm quen văn học để phát triển ngữ cho trẻ không đạt 
được hiệu quả cao.
 c. Mặt mạnh, mặt yếu
 Với nội dung của đề tài này giáo viên đã biết vận dụng trong quá trình 
hướng dẫn trẻ hoạt động.
 Tổ chức cho trẻ 5 – 6 tuổi làm quen Văn học với nhiều hình thức khác 
nhau như hình thức trong tiết học, hay hoạt động ngoài trời, đi dạo, đi tham quan 
đều vận dụng các biện pháp đưa ra để dạy trẻ, nhằm giúp trẻ hoạt động tích 
 5 phát âm rõ ràng, sử dụng các phương tiện biểu cảm ngữ điệu ( tốc độ, nhịp điệu, 
ngừng nghỉ, điều chỉnh độ nhanh chậm, cường độ giọng). Làm cho việc tiếp thu 
kiến thức của trẻ trở nên dễ dàng và sự ghi nhớ giàu cảm xúc để phát triển ngôn 
ngữ của trẻ trở nên bền vững và chính xác hơn.
 b. Nội dung và cách thức thực hiện các giải pháp, biện pháp
 Biện pháp thứ nhất: Hướng dẫn giáo viên dạy trẻ phát triển ngôn ngữ lời 
nói mạch lạc, thông qua dạy trẻ cảm nhận nhịp điệu, âm điệu, các hình thức 
nghệ thuật của bài thơ, ca dao, đồng dao, câu chuyện, cách đánh giá nhân vật 
trong thơ, chuyện.
 Cho trẻ tiếp cận với các bài thơ, ca dao, đồng dao, câu chuyện là một 
trong những phương tiện có hiệu quả mạnh mẽ đối với việc giáo dục trí tuệ, đạo 
đức thẩm mỹ cho trẻ, và điều rất quan trọng là nó có ảnh hưởng lớn tới sự phát 
triển và làm phong phú lời nói của trẻ.
 Cô giáo cần đem đến cho trẻ tác phẩm văn học như một tác phẩm nghệ 
thuật, mở ra ý nghĩa của nó, truyền cho trẻ thái độ xúc cảm đối với các nhân vật 
của tác phẩm, có nghĩa là truyền đạt bằng ngữ điệu thái độ của mình đối với các 
nhân vật. Để làm được điều đó, trước khi cho trẻ làm quen với tác phẩm, hiểu và 
rung động với nó, giáo viên cần phải biết phân tích nội dung và nghệ thuật của 
tác phẩm. Và giáo viên phải nắm được kỷ thuật đọc và kể, phát âm rõ ràng, sử 
dụng các phương tiện biểu cảm ngữ điệu (tốc độ, nhịp điệu, ngừng nghỉ, điều 
chỉnh độ nhanh chậm, cường độ giọng) Trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi có khả năng 
suy nghĩ sâu hơn về nội dung các tác phẩm văn học và hiểu một số đặc trưng của 
hình thức thể hiện nội dung, có nghĩa là trẻ có thể phân biệt được các loại thể 
văn học và đặc trưng của từng loại. Trẻ dễ dàng phân biệt văn xuôi với thơ, chỉ 
ra rằng thơ có sự nhịp nhàng, có thể phân biệt dựa vào tính nhịp điệu và cấu tạo 
vần, sự ngân vang của các câu thơ. Vì vậy, giáo viên cần phải hướng sự chú ý 
của trẻ vào các đặc trưng thể loại, khi đó trẻ sẽ nhận thức sâu sắc hơn những giá 
trị của các tác phẩm văn học, và sẽ hứng thú tham gia vào đàm thoại, đọc, kể, 
đóng kịch. 
 7 Trong khi cho trẻ làm quen với thể loại của truyện, cần phân tích tác 
phẩm mở ra ý nghĩa xã hội của hiện tượng được miêu tả, mối quan hệ qua lại 
giữa các nhân vật, hướng chú ý của trẻ vào các từ ngữ để nêu được tính cách của 
từng nhân vật. những câu hỏi nêu ra sau khi kể chuyện phải làm sáng tỏ cả nội 
dung, cả kĩ năng đánh giá hành động, hành vi của các nhân vật.
 Ví dụ: Sau khi kể truyện “Hai anh em” cô có thể hỏi: “Người anh là người 
như thế nào? Người em có chăm chỉ như vậy không? Ai đã cứu người em khỏi 
chết đói? Người anh chăm chỉ như thế nào? Vì sao cháu biết người em lười 
viếng
 Và cần đặc biệt chú ý những câu hỏi về các phương tiện biểu cảm trong 
các bài thơ về thiên nhiên.
 Ví dụ: Sau khi đọc xong bài thơ Gà nở của Phạm Hổ, cần đặt cho trẻ các 
câu hỏi: Nhà thơ đã nói gà mẹ thế nào? (buộc trẻ lại phải nhớ lại các từ: Gà mẹ 
xơ xác, đôi mắt có quầng nhưng mẹ càng kiêu hãnh vì có đàn con): Gà con 
thế nào? Như hòn tơ nhỏ; líu xíu chạy sau, chạy như lăn tròn Sau khi đọc bài 
thơ: Trăng ơi từ đâu đến, có thể hỏi: Trần Đăng Khoa đã ví trăng như thế nào? 
Trăng hồng như quả chín, trăng tròn như mắt cá, trăng bay như quả bóng Trả 
lời được các câu hỏi này tức là chú ý, cảm nhận của trẻ đã tập trung vào những 
giá trị nghệ thuật của các bài thơ.
 Mặt khác cần đặc biệt chú ý cho trẻ tri giác tác phẩm trong sự thống nhất 
của nội dung và hình thức khi đọc thơ và dạy trẻ đọc thơ thuộc lòng.
 Tất cả các bài thơ phải được cô học thuộc lòng chứ không phải cầm sách 
đọc, chỉ khi đó cô mới chủ động thể hiện diễn cảm ngữ điệu, nhịp điệu, mức độ. 
Không nên yêu cầu trẻ ghi nhớ ngày lập tức vì điều này làm cho trẻ xao lãng chú 
ý vào nhạc tính của bài thơ. Hãy để cho các cháu trước hết cảm nhận vẻ đẹp, sự 
du dương của bài thơ, nhận thức sâu hơn nội dung của nó. Sau khi đọc cần trao 
đổi để làm rõ trẻ có hiểu hay không.
 Chẳng hạn, sau khi đọc bài thơ Làm anh của Phan Thị Thanh Nhàn, cô có 
thể nêu câu hỏi: Bài thơ nói về cái gì ( làm anh phải như thế nào); Thế làm anh 
 9 Cô tâm tình cùng trẻ về nội dung câu chuyện. Cô cần nêu lên những tình 
tiết liên quan đến nội dung chính có trong câu chuyện, giúp trẻ hiểu và tri giác 
tổng thể toàn bộ nội dung câu chuyện được dễ dàng.
 Cô và trẻ đàm thoại dựa vào tri giác tác phẩm; dùng câu hỏi không cần để 
làm rõ và chính xác hóa biểu tượng của trẻ, mà có thể cho xem tranh minh họa 
nhằm kích thích trạng thái xúc cảm của trẻ
 Đàm thoại theo nội dung và hình thức của tác phẩm vừa kể, câu hỏi của 
cô phải được cân nhắc, lựa chọn cẩn thận. Ngoài những câu hỏi tiêu biểu về sự 
hiểu biết của trẻ và những gì ở trong câu chuyện, cái gì là mới đối với trẻ, những 
nét đặc tính căn bản của nhân vật chính mà trẻ yêu thích là gì, còn cần có những 
câu hỏi phát hiện hình thức nghệ thuật của tác phẩm. Đó là những câu hỏi làm rõ 
tác giả đã miêu tả các hiện tượng như thế nào, đã so sánh nó với cái gì, những 
từ, câu nào trẻ thích và nhớ, những gì khác lạ đối với trẻ. Cuộc trao đổi như vậy 
cũng cố tri giác toàn vẹn về tác phẩm văn học trong sự thống nhất của nội dung 
và hình thức. Phần này không cần kéo dài quá, chỉ nên cho trẻ đàm thoại 5-6 câu 
hỏi.
 Phần trẻ kể lại chuyện: Cần nhớ rằng phần quan trọng của tiết học chính 
là việc trẻ kể tự kể lại chuyện. Để gây hứng thú cho trẻ, giáo viên cần có nhiều 
hình cho trẻ kể lại chuyện. ( trẻ kể chuyện diễn cảm, kể chuyện theo tranh, tập 
đóng kịch...) Trẻ được học kể chuyện, xây dựng các câu đúng ngữ pháp, truyền 
đạt lại một cách chặt chẽ và tuần tự nội dung, sử dụng từ, cách thể hiện của tác 
giả cũng như lời của chính mình để truyền đạt lại nội dung câu chuyện. Điều rất 
quan trọng là làm sao cho khi trẻ kể chuyện lời nói hình ảnh nghệ thuật của 
nhân vật trong chuyện thành lời của riêng trẻ.( trẻ kể diễn cảm biết kết hợp cử 
chỉ điệu bộ). Nếu câu chuyện không dài, trẻ có thể kể lại một cách đầy đủ. Câu 
chuyện dài hơn cần chia thành các phần và cho trẻ kể theo các phần đó (cô nêu 
nhận xét trước lôgic các phần đó). Cần nêu ra những câu hỏi dự định trước cho 
các cháu gặp khó khăn khi kể lại. Chỉ dùng câu hỏi để gởi ý, nhắc nhở, ( chú ý 
không có quá nhiều câu hỏi). Câu hỏi phải cụ thể, không làm cho trẻ lãng quên 
 11

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chi_dao_nang_cao_chat.doc