Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng môn làm quen chữ cái cho trẻ 5-6 tuổi tại trường Mầm non Hoa Phượng
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng môn làm quen chữ cái cho trẻ 5-6 tuổi tại trường Mầm non Hoa Phượng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng môn làm quen chữ cái cho trẻ 5-6 tuổi tại trường Mầm non Hoa Phượng
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔN LÀM QUEN CHỮ CÁI CHO TRẺ 5- 6 TUỔI TẠI TRƯỜNG MẦM NON HOA PHƯỢNG I. PHẦN MỞ ĐẦU: 1. Lý do chọn đề tài: Hiện nay giáo dục mầm non đang được toàn xã hội quan tâm, có thể nói giáo dục mầm non là cấp học tiền đề trong sự nghiệp phát triển giáo dục của đất nước, bởi giáo dục mầm non đóng vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân ở nước ta, tạo tiền đề cho sự hình thành và phát triển nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa. Nâng cao chất lượng giáo dục theo nguyên tắc cơ bản là trẻ được học trong một môi trường học tập thân thiện, phương pháp giảng dạy tích cực, gần gũi gữa cô với trẻ; trẻ với trẻ. Sự phát triển cân đối, hài hòa giữa thế chất và tinh thần. Trong các hoạt động giáo dục trẻ giáo viên phải thường xuyên được tổ chức một cách linh hoạt và sáng tạo đặc biệt là môn làm quen chữ cái rất quan trọng và thiết thực với trẻ mầm non. Làm quen chữ cái giúp trẻ 5- 6 tuổi phát triển các thao tác trí nhớ, tư duy, phân tích, tổng hợp...làm quen chữ cái góp phần hình thành và phát triển nhân cách của trẻ, giúp trẻ mở rộng sự hiểu biết về thế giới xung quanh, làm cho ngôn ngữ của trẻ ngày càng phát triển mở rộng nhằm giúp trẻ có khả năng diễn đạt rõ ràng mạch lạc, chuẩn bị hành trang cho trẻ vào trường Tiểu học; Trên thực tế phương pháp giảng dạy của một bộ phận giáo viên còn cứng nhắc, rập khuôn, máy móc, chưa linh hoạt, sáng tạo trong việc tổ chức cho trẻ hoạt động, để giúp giáo viên linh hoạt, chủ động đổi mới phương pháp dạy học, nhằm nâng cao chất lượng môn làm quen chữ cái. Từ những suy nghĩ trên tôi quyết định chọn đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng môn làm quen chữ cái cho trẻ 5-6 tuổi tại trường Mầm non Hoa Phượng” nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy cho đội ngũ giáo viên trong nhà trường. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài: + Phương pháp nghiên cứu lý luận + Phương pháp trải nghiệm thực tiễn. + Phương pháp thống kê toán học. II. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận: Như chúng ta đã biết, Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu được Đảng, nhà nước và toàn dân coi trọng. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Giáo dục Mầm non là ngành học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân chiếm vị trí quan trọng. Để đáp ứng với thời kỳ đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo thì trong đó giáo dục mầm non đóng vai trò quyết định trong việc giáo dục hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ. Việc cho trẻ làm quen với 29 chữ cái còn mang tính học vẹt, chưa đáp ứng với yêu cầu đổi mới của giáo dục mầm non trong tổ chức các hoạt động cho trẻ làm quen với việc đọc và việc viết nhằm chuẩn bị cho trẻ vào học lớp một vững vàng, để hỗ trợ cho các môn học khác. Làm quen chữ cái theo quan điểm tích hợp trong đổi mới phương pháp giáo dục mầm non phải được tiến hành một cách tự nhiên, bắt đầu từ những hoạt động gần gũi và có ý nghĩa đối với trẻ. Để dạy trẻ làm quen với chữ viết, cần có sự thay đổi cách tổ chức các hoạt động trong môi trường chữ viết và ngôn ngữ nói một cách phong phú. Đó là nền tảng để trẻ hiểu về thế giới chữ cái, chữ viết và tiếp nhận nhiều tri thức mới. Trẻ em 5-6 tuổi là lứa tuổi tiền học đường để vào lớp một. Các cháu cần được giáo dục phát triển toàn diện về các mặt: Đức, trí, thể, mỹ, lao động và rèn luyện năng lực tiếp thu của các kiến thức, kỹ năng để tạo cho trẻ tâm lý sẵn sàng lên lớp một; 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu: Trường Mầm non Hoa Phượng đóng trên địa bàn thị trấn, điều kiện cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn đạt chuẩn trở lên, NỘI DUNG Số Kết quả trẻ Đạt Tỉ Chưa Tỉ lệ% lệ% đạt - Phát âm rõ chữ cái 32 17 52% 15 47% - Nhận biết đúng mặt chữ cái 32 16 50% 16 50% - Trẻ biết cách ngồi, cách cầm bút 32 19 59% 13 41% - Trẻ tô viết trùng khít lên chấm mờ, 32 10 31% 22 69% hoàn thành vở tập tô - Trẻ hứng thú tham gia hoạt động làm 32 18 56% 14 44% quen chữ viết. - Trẻ nhận biết được các chữ (in hoa, in 32 13 41% 19 59% thường, viết hoa, viết thường) - Nguyên nhân + Trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi chưa thật sự đầy đủ, chưa hấp dẫn trẻ. + Một số giáo viên còn lúng túng trong việc thực hiện thông tư 28/ 2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chưa mạnh dạn đổi mới phương pháp giảng dạy , chưa linh hoạt, trong việc áp dụng phương pháp mở tạo cơ hội cho trẻ được tham gia hoạt động. + Đa số trẻ là con em dân tộc thiếu số khá năng nhận biết của cháu còn hạn chế, một số cháu chưa thật sự mạnh dạn, chú ý trong giờ học... + Một số phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến chất lượng học tập của con em mình. - Tổ chức các hoạt động trải nghiệm hàng ngày cho trẻ làm quen với việc đọc tô, đọc câu thơ, câu chuyện, tập tô tên các đồ vật, tên câu chuyện, câu thơ - Tổ chức môi trường chữ viết phong phú giúp trẻ dần dần nhận thức về chữ viết, về sự liên quan giữa những gì được tô và những chữ gì trẻ đọc được, luôn thay đổi nội dung hình thức cho trẻ xem và đọc cho trẻ nghe các loại sách khác nhau như các bài thơ câu chuyện viết chữ và chèn các hình ảnh Ví dụ: Chuẩn bị cho tiết dạy làm quen chữ cái “g y” chủ điểm (Phương tiện và luật lệ giao thông) giáo viên vẽ tranh về phương tiện giao thông ( Xe ô tô, tàu hóa, máy bay...) sau đó yêu cầu học sinh; một nhóm tô màu tranh, một nhóm cắt ra từng loại phương tiện hoặc một nhóm dán tranh và trang trí các góc cùng với cô...tạo cho trẻ sự háo hức chờ đợi mong muốn được khám phá; Hoặc chuẩn bị cho tiết học ngày mai làm quen chữ cái e,ê thì ngày hôm trước cô cùng làm đồ dùng, hoặc những chiếc lá, bông hoa có các chữ cái e ê..để ngày mai dạy môn là quen chữ cái cô sử dụng sản phẩm mà cô cùng trẻ làm hôm trước sẽ tạo được sự chú ý và tham gia hoạt động tích cực của trẻ. Tóm lại tạo môi trường xung quanh trẻ phải thường thay đổi để phù hợp với chủ điểm, tạo sự kế thừa liên tục và luôn mới lạ được trang trí vừa tầm nhìn với trẻ sẽ phát huy hết khả năng hoạt động của trẻ vào giờ học. * Biện pháp 2: Hướng dẫn giáo viên tổ chức tiết dạy môn làm quen chữ cái Để tổ chức thành công tiết dạy làm quen chữ cái đạt hiệu quá cao và thu hút được sự tập trung chú ý của trẻ một cách sinh động, giáo viên cần lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, phù hợp với khá năng nhận thức của trẻ trong lớp nhẹ nhàng, sinh động. Các phương pháp, hình thức đó gắn liền với nhau một cách chặt chẽ. Mỗi phương pháp, hình thức đều có ưu thế và hạn chế nhất định. Để làm được điều này phải nghiên cứu kỹ thông tư 28/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về nội dung sửa đổi, bố sung và đổi mới hình thức tổ chức, giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. - Tạo môi trường cho trẻ được trải nghiệm - Phát huy tính tích cực của trẻ. “học mà chơi- chơi mà học”. Vì trẻ mầm non khả năng chú ý chưa hoàn thiện nên trẻ không thể tập trung vào một việc ( một vấn đề) được lâu mà cần phải có sự thay đổi linh hoạt để tránh sự nhàm chán. Do đó trong một giờ học giáo viên nên thay đổi các hình thức tổ chức và vận dụng tích hợp nhịp nhàng các môn học khác để tăng sự mới lạ và thu hút sự tập trung chú ý của trẻ. * Tích hợp môn văn học: Văn học là một phương tiện tác động mạnh mẽ đối với việc giáo dục trí tuệ, đạo đức, thẩm mĩ cho trẻ và điều quan trọng là nó có ảnh hưởng to lớn tới sự phát phát triển tình cảm xã hội, thẩm mỹ của trẻ và làm phong phú lời nói của trẻ. Giáo viên là người đem văn học đến cho trẻ như một tác phẩm nghệ thuật, mở ra ý nghĩa của nó, truyền cho trẻ những thái độ, cảm xúc tích cực. Khi tích hợp một câu chuyện hay một bài thơ có các nhân vật, sự vật, con vật có tên gọi trong đó có chứa chữ cái mà cô chuẩn bị cho trẻ làm quen. Ví dụ: tiết học làm quen chữ cái V, R thì vào giờ học giáo viên kể cho trẻ nghe một đoạn trong câu chuyện “Sự tích Hồ Gươm” đến đoạn rùa vàng nhô lên mặt nước... cho trẻ xem tranh “Rùa vàng” cho trẻ lên rút chữ cái đã học. Hôm nay cô sẽ dạy các con cữ cái V , R. Ví du: Câu đố chữ â Chữ gì một nét còng tròn Bên phải nét thẳng trên đầu có ô Thơ ca hò vè dễ nhớ, dễ đọc rất gây sự hứng thú cho trẻ như bài “Rềnh rềnh ràng ràng” “vè con cua” hay một số bài thơ khác. * Tích hợp môn âm nhạc: Âm nhạc là một môn nghệ thuật có tính chất vui nhộn mang đến cho con người nhiều cảm xúc, vì vậy giáo viên nên kết hợp âm nhạc vào trong các môn học để tạo sự hứng thú cho trẻ vì khi nghe tiết tấu âm nhạc nổi lên tất cả các trẻ đều chú ý và thế hiện sự cảm nhận qua cử chỉ, điệu bộ như: lắc lư người, nhịp chân, vỗ tay... Do đó trong môn làm quen chữ cái nên chọn những bài hát phù hợp với loại tiết và phù hợp từng chủ điểm tạo sự tập trung chú ý cho trẻ: nhất định. Hai đội thi đua nhau đội nào gắn được nhiều quả và đúng chữ cái cô yêu cầu là thắng cuộc... * Biện pháp 4: Hướng dẫn giáo viên phát triển ngôn ngữ cho trẻ, thông qua việc cho trẻ làm quen chữ cái. Trong Modul MN 3 có viết :“Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất ở trường mầm non. Hoạt động này không những nhằm giúp trẻ hình thành và phát triển các năng lực ngôn ngữ như nghe, nói, đọc, viết mà còn giúp trẻ phát triển tư duy, tình cảm. Đó là chiếc cầu nối giúp trẻ bước vào thế giới lung linh, huyền ảo, rực rỡ màu sắc của xã hội loài người. Mục đích cho trẻ làm quen chữ cái không chỉ là giúp trẻ nhận biết được mặt chữ để phát âm chính xác khi nói mà còn tạo cho trẻ hứng thú khi học tiếng mẹ đẻ, làm tiền đề cho trẻ thích ứng với việc tập đọc, tập viết ở lớp 1 phổ thông. Giáo viên cho trẻ làm quen chữ cái, vốn từ của trẻ được nâng cao, bởi vì khi làm quen với chữ, trẻ không chỉ làm quen với các chữ ở dạng tồn tại tự nhiên của chữ viết, mà các chữ đó được gắn vào các từ, thông qua các đối tượng cụ thể, các từ đó có các âm đầu là các chữ cái đã học, nhằm rèn luyện cách phát âm cho trẻ. Qua việc làm quen với chữ viết còn giúp cho trẻ hiểu được mối quan hệ giữa ngôn ngữ nói với ngôn ngữ viết, trẻ hiểu thế nào là “đọc” và “viết” sau này. Việc tìm kiếm các chữ cái khác nhau ở các vị trí khác nhau của từ, giúp trẻ phát triển óc quan sát, ghi nhớ, chú ý có chủ định. Cho trẻ làm quen với chữ còn góp phần kích thích, phát triển tư duy, thể hiện ở chỗ trẻ đã xác định được tính chất đặc điểm của chữ đó bằng cách tìm kiếm các từ, tiếng thông qua các đồ vật. Trẻ tìm đúng các âm theo các chữ cái mà trẻ đã nhận ra. Như vậy trẻ nhận ra chữ cái đó thông qua biện pháp phát âm chứ không phải thông qua các mặt chữ. Trong khi cho trẻ làm quen với chữ cái, giáo viên cần giúp trẻ một số kỹ năng cầm bút, cầm sách, mở từng trang sách, tư thế ngồi của trẻ. Việc cho trẻ làm quen chữ cái không chỉ thông qua các tiết học mà còn thông qua các hoạt động (Tiêu chảy, tay chân miệng, thủy đậu...) Như vậy, các bậc cha mẹ sẻ tin tưởng, yên tâm vào giáo viên vào môi trường giáo dục khi gửi con. Đặc biệt làm thay đổi suy nghĩ của của các bậc phụ huynh. Từ đó phụ huynh quan tâm hơn đến việc học tập của con em mình, tạo điều kiện để động viên trẻ đến lớp đầy đủ, đảm bảo việc huy động trẻ ra lớp và làm tốt công tác phổ cập Mầm non 5 tuổi. c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp. Mỗi giải pháp, biện pháp đều có tác dụng riêng nhưng đều có tác dụng hỗ trợ cho nhau và có mối quan hệ giữa các biện pháp và giải pháp là cùng chung một nhiệm vụ cung cấp các kiến thức, giúp trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động một cách tích cực sáng tạo, linh hoạt, trải nghiệm trong học tập. Đặc biệt ngôn ngữ của trẻ trở nên mạch lạc, rõ rang, chính xác hơn trong học tập, vui chơi. Để thực hiện thành công một tiết dạy, giáo viên cần vận dụng linh hoạt các giải pháp, biện pháp một cách hài hòa, phù hợp với mục tiêu bài dạy, điều kiện, trình độ nhận biết của học sinh để đạt được kết quả cao nhất của bài học mà giáo viên cần cung cấp cho trẻ. d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu : Sau thời gian áp dụng đề tài nghiên cứu thực tế tại đơn vị tôi nhận thấy: * Đối với trẻ: Mạnh dạn tự tin, năng động, sáng tạo trong các hoạt động, trẻ thích học môn chữ cái hơn trước. - Trẻ nhận biết và phát âm đúng 29 chữ cái: - Biết được cấu tạo của các chữ cái - Trẻ cầm mở vở, để vở đúng cách, ngồi tô đúng tư thế: - Trẻ cách cầm bút và tô viết đúng chữ cái: - Trẻ hứng thú tích cực tham gia hoạt động làm quen chữ cái * Đối với giáo viên: Tự tin và có nhiều sáng tạo hơn khi dạy trẻ, mạnh dạn vận dụng những cái mới lạ, kết hợp đan xen các hình thức làm nổi bật phương
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chi_dao_nang_cao_chat.doc