Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục trẻ ở trường mầm non
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục trẻ ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục trẻ ở trường mầm non
§Ò tµi: Mét sè biÖn ph¸p chØ ®¹o n©ng cao chÊt lîng gi¸o dôc trÎ ë trêng MÇm non A. PHẦN MỞ ĐẦU Thế kỷ 21 là thế kỷ của trí tuệ, thế kỷ của nền kinh tế trí thức. Đất nước Việt Nam tiến tới năm 2020 với sự thay đổi của nền kinh tế, xã hội và công nghệ cùng với nó là hình ảnh của người công dân Việt Nam mới; với trình độ học vấn cao, năng động, sáng tạo, có khả năng xử lý thông TIN cao, khả năng tự lựa chọn và giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống, thích ứng với sự biến đổi không ngừng của xã hội. Chính vì vậy Đảng, nhà nước ta rất quan tâm và đầu tư giáo dục, với quan điểm “ Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển. Giáo dục Mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục, trường đảm nhận nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ, là cơ sở nền tảng cho quá trình học tập, phát triển tư duy, hình thành cơ sở ban đầu nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa và chuẩn bị tiền đề cần thiết cho trẻ vào trường tiểu học. Thấy rõ tầm quan trọng của bậc học mầm non, những năm gần đây Bộ giáo dục và đào tạo luôn chú trọng việc nâng cao chất lượng giáo dục và coi chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu đối với bậc học mầm non. Thực hiện chủ trương đổi mới phương pháp dạy học, chương trình giáo dục mầm non mới, để nâng cao chất lượng giáo dục của huyện Lệ Thủy nói chung và trường mầm non Phong Thủy nói riêng, bản thân tôi luôn băn khoăn, trăn trở làm sao để chất lượng giáo dục ngày càng phát triển một cách bền vững, đảm bảo thực chất với trường mầm non nông thôn đạt chuẩn quốc gia. Vì vậy, tôi lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục trẻ ở trường mầm non.” B. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở khoa học: Chất lượng là thước đo hiệu quả của bất kỳ một ngành nào, kể cả giáo dục. Khi đề cập đến một vấn đề của giáo dục chúng ta luôn nói đến chất lượng giáo và giáo dục toàn diện. Chất lượng là thước đo hiệu quả hoạt động của người dạy và người học. Chất lượng giáo dục trẻ ở trường mầm non là khả năng tiếp thu kiến thức, kỹ năng trong các hoạt động giáo dục thuộc các lĩnh vực môn học trong chương trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục ban hành. Đánh giá đúng chất lượng giáo dục trẻ là cơ sở để cán bộ quản lí các cấp giáo dục có định hướng, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên trong việc thực hiện chương trình giáo dục đổi mới nội dung giáo dục cho trẻ phù hợp với tình hình thực tế và khả năng phát triển nhận thức của trẻ. Đánh giá chất lượng giáo dục là cơ sở quan trọng để đánh giá khả năng từ việc tiếp thu lĩnh hội kiến thức, kỹ năng đến vận dụng kiến thức, kỹ năng trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, hình thành cho trẻ kỹ năng sống, phát huy tính độc lập, sáng tạo hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Bác Hồ đã dạy “ Làm mẫu giáo là thay mẹ dạy trẻ”. Muốn làm được như thế thì phải yêu trẻ. Dạy trẻ như trồng cây Ngêi thùc hiÖn: Tr¬ng ThÞ Quyªn Trêng mÇm non Phong Thñy 1 §Ò tµi: Mét sè biÖn ph¸p chØ ®¹o n©ng cao chÊt lîng gi¸o dôc trÎ ë trêng MÇm non môn, làm thay, vẽ thay, viết thay cho trẻ. Đánh giá, thẩm định chất lượng, sự phát triển của trẻ, của nhà trường thực chất. *Thực trạng tình hình. Thực hiện kế hoạch năm học 2010-2011 trường mầm non Phong Thủy có 11 nhóm lớp, trong đó có 8 lớp mẫu giáo và 3 nhóm trẻ tổng số 350 cháu đều được thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới. Để giữ vững trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 1 và tập thể lao động xuất sắc thì nhà trường cần phải có nhiều biện pháp tích cực để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ nói chung, chất lượng giáo dục nói riêng, song việc nâng cao chất lượng giáo dục trẻ có những thuận lợi và khó khăn: + Thuận lợi: Trường mầm non Phong Thủy có bề dày thành tích được kế thừa của những năm học trước, có phong trào thi đua dạy tốt, học tốt, kỷ cương nền nếp tốt, chấp hành tốt chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, kỷ luật lao động, thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của các cấp quản lý giáo dục. Cơ sở vật chất trang thiết bị, đồ dùng dạy học có sự tăng trưởng phù hợp, đáp ứng khá đồng bộ với yêu cầu thực hiện giáo dục mầm non giai đoạn hiện nay. Đội ngũ giáo viên trẻ, khỏe, nhiệt tình, tận tụy, yêu thương các cháu. Tích cực tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực sư phạm, tỷ lệ cán bộ giáo viên đạt chuẩn 100%, trên chuẩn 65,4%. Đây là yếu tố cơ bản quyết định nâng cao chất lượng giáo dục trẻ. Phong trào xã hội hóa giáo dục tiếp tục phát triển mạnh mẽ khơi dậy truyền thống hiếu học của nhân dân xã nhà. Hoạt động của hội phụ huynh ngày càng đi vào chiều sâu, tích cực tham gia giám sát các hoạt động của nhà trường, hưởng ứng các phong trào thi đua của các cấp giáo dục. Đây là yếu tố thuận lợi cho nhà trường trong việc thực hiện thành công nhiệm vụ năm học và nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. Tình hình kinh tế-văn hóa-xã hội của địa phương ngày càng phát triển giúp cho các cháu gần gũi dễ dàng tiếp thu tinh hoa văn hóa của địa phương, tạo môi trường giáo dục thân thiện. +Khó khăn: Tuy cơ sở vật chất đã được trang bị cải thiện, song trường có 3 điểm trường, đóng bên bờ sông Kiến Giang vào mùa lũ lụt thường bị ngập sâu, đồ dùng thiệt hại nhiều, một số phòng học bị xuống cấp, không đáp ứng yêu cầu của trường chuẩn Quốc gia. Trường có đội ngủ đạt chuẩn 100%, trên chuẩn khá cao 65,4%, nhưng đào tạo chủ yếu là “ tại chức, từ xa” nên năng lực có phần hạn chế; tính linh hoạt, sáng tạo, kỷ năng sư phạm. Năng lực giáo viên không đồng đều bởi có giáo viên mới tuyển, trong 2 năm lại đây có 3 giáo viên năng lực sư phạm xếp loại tốt đạt giáo viên giỏi cấp tỉnh chuyển công tác, giáo viên theo học đại học đông (8 đ/c), có giáo viên nghĩ sinh. Bản thân mới tiếp nhận quản lý nhà trường năm thứ 3, việc tìm hiểu nắm bắt để chỉ đạo thực các hoạt động của nhà trường gặp không ít khó khăn. Đa số bố mẹ trẻ đều làm nghề nông nên ít có điều kiện để chăm sóc con Ngêi thùc hiÖn: Tr¬ng ThÞ Quyªn Trêng mÇm non Phong Thñy 3 §Ò tµi: Mét sè biÖn ph¸p chØ ®¹o n©ng cao chÊt lîng gi¸o dôc trÎ ë trêng MÇm non Như vậy bồi dưỡng về nhận thức và chuyên môn cho đội ngũ là một việc làm cần thiết giúp giáo viên có nhận thức đúng đắn, trang bị cho giáo viên những kiến thức, kỹ năng để chủ động tự tin khi tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. 3.2. Bồi dưỡng giáo viên xác định kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục. Việc xác định kiến thức, kỹ năng trong chương trình giáo dục trẻ là nhiệm vụ rất quan trọng đối với giáo viên mầm non. Giáo viên xác định đầy đủ và chính xác kiến thức, kỹ năng của bài học thì truyền thụ cho trẻ đầy đủ và chính xác, có hệ thống.; ngược lại nếu xác định không đầy đủ, chính xác thì làm kìm hãm sự phát triễn nhận thức của trẻ. Ở các tài liệu gợi ý hướng dẫn thực hiện chương trình của Bộ Giáo dục mục tiêu yêu cầu kiến thức, kỹ năng trong mỗi chủ đề chưa thật đầy đủ. Vì vậy khi thực hiện chủ đề, chủ điểm giáo viên cần phải bám sát nội dung chương trình để xác định cho đầy đủ, chính xác mục tiêu, yêu cầu kiến thức kỹ năng trong mỗi hoạt động. Để giúp cho giáo viên xác định kiến thức, kỹ năng trong từng chủ đề, và trong từng bài dạy cho đầy đủ, chính xác thì ngay từ đầu năm học tôi tiến hành kiểm tra hồ sơ, giáo án của giáo viên, nhất là tập trung kiểm tra việc xác định kiến thức, kỹ năng của chủ đề và kết quả mong đợi của trẻ, giúp giáo viên phân biệt được kiến thức, kỹ năng giáo dục. Tiến hành phân loại giáo viên để biết khả năng xác định kiến thức, kỹ năng để có kế hoạch bồi dưỡng , cho xác định theo tổ, khối sau đó kiểm tra lại để xem mức độ đạt được của bản thân để có sự điều chỉnh, bổ sung cho thật đầy đủ và chính xác. Chỉ đạo cho giáo viên trong nhóm lớp đầu tư thời gian tập trung trí tuệ để xác định kiến thức, kỹ năng cần hình thành để đạt được kết quả mong đợi. Cho giáo viên học tập giáo án có chất lượng của chị em đồng nghiệp, qua kiểm tra để chỉ ra những hạn chế thiếu sót cho giáo viên, sưa chữa bổ sung kịp thời. 3.3 Đầu tư CSVC và trang thiết bị đồ dùng đồ chơi phục vụ dạy học. Đội ngũ giáo viên là trung tâm, là chủ thể của quá trình thực hiện mục tiêu chăm sóc giáo dục đào tạo thế hệ trẻ, còn CSVC trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ dạy học là phương tiện trực quan để chuyển tải kiến thức tư duy cho trẻ. Cho nên muốn nâng cao chất lượng giáo dục trẻ thì phải đầu tư CSVC và trang thiết bị đồ dùng đồ chơi để đáp ứng được quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ. Để làm tốt công tacsxaay dựng CSVC cung cấp thiết bị đồ dùng đồ chơi ở trường mầm non đạt chuẩn quy định, tôi tham khảo qua trung tâm thiết bị, chỉ đạo tổ chức hành chính, giáo viên chủ nhiệm kiểm kê lại trang thiết bị của lớp, trường, trên cơ sở đó tôi xây dựng kế hoạch trình lên UBND xã trước khi duyệt kế hoạch phát triển năm học để mua sắm kịp thời bổ sung cho năm học mới. Năm học 2010- 2011, nhờ làm tốt công tác tham mưu xây dựng CSVC với lãnh đạo địa phương, các cơ quan, doanh nghiệp nên nhà trường đã có một số đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị dạy học dồi dào đó là 90 bộ bàn ghế, 35 cái giá góc hoạt động, 07 máy vi tính, 01 bộ nghe nhìn, 20 cái nệm, 1 máy xay thịt, sách tài liệu chuyên môn, chương trình giáo dục mầm non mới đủ cho 08 lớp Mẫu giáo và Ngêi thùc hiÖn: Tr¬ng ThÞ Quyªn Trêng mÇm non Phong Thñy 5 §Ò tµi: Mét sè biÖn ph¸p chØ ®¹o n©ng cao chÊt lîng gi¸o dôc trÎ ë trêng MÇm non Từ đó có biện pháp chỉ đạo cụ thể giúp cho giáo viên ôn luyện kiến thức, kỹ năng, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giúp cho trẻ có chất lượng giáo dục tốt. Trong quá trình giáo dục trẻ thì việc đánh giá trẻ cần thực hiện thường xuyên có hệ thống của giáo viên. Khi đánh giá kết quả phải đánh giá đúng thực chất, khách quan, công bằng, tôn trọng sản phẩm của trẻ. Nếu đánh giá trẻ đúng thực chất tạo cho trẻ hiểu đúng về mình, nếu đánh giá quá cao thì trẻ thỏa mãn, tự kiêu, nếu đánh giá thấp thì gây cho trẻ thiếu tự tin vào bản thân, như vậy sẽ ảnh hưởng không tốt đến chất lượng giáo dục trẻ. Muốn đánh giá thực chất kết quả của trẻ thì giáo viên phải thực hiện tốt phương pháp dạy học tích cực, biết tạo mọi cơ hội để ôn luyện kiến thức cho trẻ. Để có cơ sở đánh giá đúng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thì việc quan sát và ghi chép chi tiết đầy đủ sự phát triển của trẻ trên các lĩnh vực phát triển ở sổ theo dõi trẻ, để thấy những tiến bộ, những hạn chế của từng trẻ, từ đó để đưa ra những phương pháp biện pháp giáo dục thích hợp, để đạt được kết quả mong đợi của trẻ. Vì vậy tôi yêu cầu giáo viên phải cập nhật đầy đủ, kịp thời những thay đổi đặc biệt của trẻ trong quá trình tham gia các hoạt động, qua các lần đánh giá, khảo sát, kiểm định chất lượng, từ đó giáo viên đưa ra biện pháp bồi dưỡng rèn luyện trẻ trong các thời điểm thích hợp. Nếu thực hiện nghiêm túc việc theo dõi đánh giá trẻ thì chất lượng giáo dục trẻ sẽ thực chất, tránh được tình trạng “ học sinh ngồi nhầm lớp” 3. 5. Tổ chức thực hiện có hiệu quả các hội thi: Hội thi là đỉnh cao của phong trào thi đua dạy tốt học tốt, nhiệm vụ của người cán bộ quản lý trong trường mầm non là quản lý, chỉ đạo thực hiện tốt các hoạt động của nhà trường, đặc biệt chú trọng xây dựng kế hoạch tổ chức các hội thi và chỉ đạo thực hiện các hội thi có hiệu quả, nhằm khêu gợi tính sáng tạo lòng say mê nghề nghiệp trong đội ngũ giáo viên, phát huy tinh thần tự học, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực sư phạm cho bản thân. Việc xây dựng kế hoạch và chỉ đạo tổ chức tốt hội thi cần có khoa học có sự đầu tư thích đáng và được sự tham gia bàn bạc, thảo luận đồng tình nhất trí cao của toàn thể đội ngủ giáo viên, phải làm cho cán bộ giáo viên thấy được tham gia hội thi là nhu cầu, động lực, là yếu tố cần thiết, trau dồi năng lực sư phạm cho bản thân. Để tổ chức hội thi có kết quả cao thì cần xây dựng kế hoạch tổ chức hội thi; kế hoạch là toàn bộ các hoạt động được sắp xếp thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định. Xác định mục đích yêu cầu của hội thi, đối tượng tham gia. Chuẩn bị tốt các điều kiện phục vụ cho hội thi như chuẩn bị biểu điểm chấm thi, chuẩn bị kinh phí tổ chức hội thi, thời gian tổ chức, thành lập BGK hội thi, tổ chức chấm thi...Quy trình hội thi được chuẩn bị chu đáo kỷ lưỡng có sự phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức đoàn thể trong nhà trường và hội phụ huynh để kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện có chất lượng, đẩy mạnh phong trào thi đua trong nhà trường và đặc biệt là sự hưởng ứng của các bậc phụ huynh và các cháu hồ hởi phấn đấu khi tham gia hội thi đạt kết quả cao ở cấp trường, cũng như cấp Huyện, nhằm góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tích cực ở trẻ. Trong năm qua chúng tôi đã tổ chức được các hội thi có kết quả gây ấn tượng trong phụ huynh và địa phương, như hội thi văn nghệ chào mừng ngày nhà Ngêi thùc hiÖn: Tr¬ng ThÞ Quyªn Trêng mÇm non Phong Thñy 7
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chi_dao_nang_cao_chat.doc