Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm ở Trường MN số 1 thị trấn Than Uyên
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm ở Trường MN số 1 thị trấn Than Uyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm ở Trường MN số 1 thị trấn Than Uyên
PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Thực phẩm vô cùng cần thiết và quan trọng đối với con người. Sử dụng thực phẩm không đảm bảo vệ sinh rất dễ xảy ra ngộ độc thực phẩm. Vì vậy vệ sinh dinh dưỡng và an toàn thực phẩm giữ một vị trí rất quan trọng đối với sức khoẻ con người, góp phần nâng cao sức lao động phòng chống bệnh tật đem lại hạnh phúc cho mọi người, mỗi gia đình và cộng động xã hội. Chất lượng dinh dưỡng vệ sinh an toàn thực phẩm liên quan đến cả quá trình từ khâu sản xuất đến khâu tiêu dùng nên công tác này đòi hỏi tính liên ngành cao và là nhiệm vụ của toàn dân. Thực hiện nhiệm vụ của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngành học mầm non đã đưa nội dung giáo dục dinh dưỡng sức khỏe vào chương trình chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non. Việc đưa các nội dung giáo dục dinh dưỡng sức khỏe vào giảng dạy cho trẻ là một việc rất cần thiết, như vậy sẽ tạo ra sự liên thông về giáo dục dinh dưỡng liên tục từ tuổi mầm non dến tuổi học đường. Mặt khác ở lứa tuổi mầm non trẻ rất dễ nhạy cảm và mau chóng tiếp thu những điều được dạy bảo. Tiến hành giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non góp phần quan trọng trong chiến lược con người, tạo ra một lớp người mới có sự hiểu biết đầy đủ về vấn đề dinh dưỡng, sức khỏe, biết lựa chọn một cách thông minh và tự giác các cách ăn uống để đảm bảo cho sức khỏe của mình. Công tác này cũng cần được triển khai rộng tới các bậc phụ huynh và các ban ngành có liên quan; tuyên truyền cho họ các nội dung về giáo dục dinh dưỡng sức khỏe. Qua đó họ sẽ tự nguyện phối kết hợp cùng nhà trường trong việc chăm sóc và nuôi dạy trẻ. Các cơ sở giáo dục mầm non là nơi tập trung đông trẻ, bản thân trẻ còn yếu ớt sức đề kháng chưa cao, chưa chủ động ý thức được đầy đủ về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm, đề phòng ngộ độc thực phẩm là một vấn đề có ý nghĩa thực tế và vô cùng quan trọng trong trường mầm non. 1 Chỉ ra thực trạng về công tác giáo dục dinh dưỡng vệ sinh an toàn thực phẩm ở trường mầm non số 1 Thị trấn Than Uyên. Đề xuất một số kinh nghiệm để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục vệ sinh dinh dưỡng an toàn thực phẩm ở trường mầm non số 1 Thị trấn Than Uyên. IV. ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: Bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong các cơ sở giáo dục, không để xảy ra ngộ độc thực phẩm và các bệnh lây truyền qua thực phẩm. Bảo vệ và nâng cao sức khỏe thông qua việc “Giáo dục dinh dưỡng vệ sinh an toàn thực phẩm” cho học sinh tại trường mầm non. Nhằm tìm ra giải pháp tốt nhất để làm tốt công tác giáo dục vệ sinh dinh dưỡng an toàn thực phẩm. Hạn chế tuyệt đối tình trạng ngộ độc thực phẩm trong trường mầm non. Nâng cao nhận thức về giáo dục dinh dưỡng an toàn thực phẩm trong cộng đồng. Quản lý chỉ đạo việc hợp đồng mua thực phẩm, cơ sở cung cấp thực phẩm đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm một cách thường xuyên được đảm bảo ký kết có tính pháp lý trước pháp luật của nhà cung cấp thực phẩm. Cách chế biến thực phẩm an toàn và việc nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ ở trường Mầm non. 3 việc chăm sóc nuôi dưỡng không chu đáo sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển thể chất của trẻ. Trường mầm non số 1 thị trấn Than Uyên từ nhiều năm nay đã tổ chức thực hiện công tác nấu ăn bán trú cho học sinh tại nhà trường, để đảm bảo vệ sinh dinh dưỡng vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà trường, trong nhiều năm nhà trường đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm khắc phục tình trang suy dinh dưỡng cho trẻ. Để cho trẻ có một cơ thể khoẻ mạnh và phát triển toàn diện tôi tập trung nghiên cứu tìm tòi nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng dinh dưỡng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ, nhằm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng và tình trạng ngộ độc thức ăn trong nhà trường, tăng cường vệ sinh dinh dưỡng giúp trẻ phát triển toàn diện cả về trí lực và thể lực. Năm học 2011- 2012 với tình hình thực tiễn của nhà trường, kết hợp với nghiên cứu đặc điểm của địa phương về kinh tế, tình hình dân trí, tập quán, công tác giáo dục dinh dưỡng vệ sinh an toàn thực phẩm của trường mầm non số 1 trong những năm qua. Mục tiêu chủ yếu của nhà trường là nâng cao chất lượng chăm sóc vệ sinh dinh dưỡng an toàn thực phẩm. Kết hợp nuôi con khỏe, dạy con ngoan, nuôi con theo khoa học nhằm tạo điều kiện cho trẻ phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ. II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ: 1. Quy mô trường lớp Toàn trường có 11 lớp/300 học sinh Trong đó: Nhà trẻ: 3 nhóm/74 trẻ; Mẫu giáo: 8 lớp/226 trẻ. 2. Cơ sở trang thiết bị Toàn trường có 11 phòng học trong đó có 6 phòng học kiên cố, 3 phòng bán kiên cố, 2 phòng mượn của phòng chức năng khác. Có 5 công trình vệ sinh đảm bảo tiêu chuẩn. Có bếp ăn 1 chiều đảm bảo đúng tiêu chuẩn, có đủ đồ dùng trang thiết bị phục vụ cho việc nấu ăn, chế biến thực phẩm cho trẻ. 3. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên: Tổng số: 34 đ/c (Ban giám hiệu: 03, giáo viên: 21, nhân viên: 10) Tổng số học sinh được tổ chức nấu ăn bán trú tại trường là 11 lớp/ 300 5 phải đủ về số lượng, đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, giá cả hợp lý theo thị trường địa phương. Thực hiện nghiêm chỉnh các văn bản quy phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm, các công văn hướng dẫn nhiệm vụ của Phòng Giáo dục và Đào tạo và của ngành học Mầm non về các hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ Đưa nội dung vệ sinh dinh dưỡng và an toàn thực phẩm vào chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non, tăng cường giám sát công tác vệ sinh nói chung và vệ sinh an toàn thực phẩm nói riêng. Chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất đồ dùng, thiết bị cho việc tổ chức nuôi dưỡng và chăm sóc giáo dục trẻ Về chất lượng giáo dục: Chỉ đạo các lớp thực hiện đúng quy chế nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ. Thực hiện tốt các chuyên đề, đổi mới phương pháp giảng dạy tích hợp nội dung giáo dục dinh dưỡng vệ sinh an toàn thực phẩm vào các giờ học, các hoạt động khác trong ngày. Làm tốt công tác tuyên truyền tới các bậc phụ huynh về công tác thực hiện chuyên đề. Thực hiện tốt các biện pháp phòng nhiễm bẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh nơi chế biến. Nhà bếp luôn luôn sạch sẽ, không để bụi bẩn, có đủ dụng cụ cho nhà bếp chế biến và đồ dùng ăn uống cho trẻ. Ngoài ra trong nhà bếp có bảng tuyên truyền 10 nguyên tắc vàng về vệ sinh an toàn thực phẩm cho mọi người thực hiện. Phân công cụ thể ở các khâu: Chế biến theo thực đơn, theo số lượng trẻ đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng và hợp vệ sinh. Đối với nhân viên nấu ăn phải kiểm tra sức khỏe 2lần/năm (vào đầu năm học mới và sau 6 tháng làm việc tiếp theo). Trong quá trình chế biến thức ăn cho trẻ đầu tóc, quần áo phải gọn gàng, móng tay luôn cắt ngắn và sạch sẽ, tuyệt đối không được bốc thức ăn khi chia cho trẻ. Hàng ngày trước khi bếp hoạt động, nhà trường có kế hoạch phân công cụ thể nhân viên nuôi dưỡng thay phiên nhau làm thông thoáng phòng cho khí lưu thông, kiểm tra hệ thống điện, nước, chất đốt trước khi hoạt động. 7 Mặt khác tuyên truyền qua tranh dinh dưỡng và an toàn thực phẩm của các cơ quan chức năng cung cấp. Bên cạnh đó chỉ đạo giáo viên tích hợp nội dung giáo dục dinh dưỡng vào chương trình giảng dạy theo các chủ đề. Ví dụ 1: Tích hợp nội dung giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe vào chủ đề trường mầm non. Ở chủ đề này chỉ đạo giáo viên lồng ghép tích hợp những nội dung sau: - Làm quen với các món ăn tại trường, tập ăn hết suất, rèn luyện hành vi văn minh trong ăn uống: Biết mời cô và các bạn trước khi ăn; ngồi ăn ngay ngắn, không co chân lên ghế; cầm thìa bằng tay phải tự xúc ăn gọn gàng, tránh đổ vãi, ăn từ tốn, nhai kỹ, không nói chuyện và đùa nghịch trong khi ăn. - Tập tự phục vụ trong sinh hoạt hàng ngày tại trường: Tự cất, dọn đồ dùng ăn uống sau khi ăn, lấy gối lên giường đi ngủ. - Tập luyện thói quen tốt về vệ sinh cá nhân, đi vệ sinh đúng nơi qui định. Giữ gìn vệ sinh môi trường như không khạc nhổ nơi công cộng, vứt rác đúng nơi qui định Ví dụ 2: Khi tổ chức hoạt động góc qua trò chơi “Cửa hàng rau quả” khi mua hàng các cháu phải biết chọn thực phẩm tươi ngon, thực phẩm không bị rập nát. Còn qua trò chơi “Nấu ăn” các cháu biết rửa tay và vệ sinh đồ dùng, rửa sạch thực phẩm trước khi chế biến, phải biết ăn chín uống sôi. Với trò chơi học tập: “Xếp nhanh theo nhóm” thì cần phải chuẩn bị những lô tô về các loại thực phẩm (đủ 4 nhóm dinh dưỡng) và trò chơi“Thi xem ai nhanh” yêu cầu trẻ lấy đúng và xếp nhanh phân loại nhóm dinh dưỡng theo yêu cầu của cô giáo. Qua các trò chơi giúp trẻ nhận biết và nhớ lâu các nhóm thực phẩm trẻ biết nhóm nào lên ăn nhiều và nhóm nào ăn hạn chế. Tổ chức bồi dưỡng kiến thức, cập nhập thông tin về vệ sinh dinh dưỡng an toàn thực phẩm thường xuyên cho đội ngũ cấp dưỡng, giáo viên mầm non. Đặc biệt là tập luyện bồi dưỡng và chỉ đạo thực hiện tốt các công tác nâng cao chất lượng giáo dục và vệ sinh dinh dưỡng, vệ sinh nhóm lớp, cá 9 Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện các quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non. 4. Xây dựng thực đơn dinh dưỡng cho trẻ phù hợp với thực tế nhà trường và địa phương Chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ là một công trình lớn lao đòi hỏi các cô giáo, cô nuôi phải có thời gian, vốn hiểu biết về dinh dưỡng và tâm sinh lý trẻ. Để trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất và trí tuệ thì cần phải có những bữa ăn ngon miệng đầy đủ dinh dưỡng. Một bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng phải đủ 3 nguyên tắc sau: * Nguyên tắc 1: Thức ăn phải có đủ 4 nhóm chất: Bột đường, chất đạm, chất béo, chất xơ. Chất bột đường có trong thức ăn chế biến từ gạo như: Bột, cháo, cơm, mỳ.... chất này cung cấp năng lượng cho trẻ và giúp chuyển hoá chất trong cơ thể. Chất đạm có trong thịt, cá, tôm, cua các loại đậu ... giúp xây dựng cơ bắp, tạo kháng thể. Chất béo có trong mỡ, dầu, bơ ... dự trữ, cung cấp cho bé năng lượng và các vitamin. Chất xơ có trong các loại rau củ, trái cây, giúp cơ thể bé chuyển hoá chất và tăng cường chất đề kháng cung cấp vitamin, khoáng chất. * Nguyên tắc 2: Nước nhu cầu nước của trẻ chiếm từ 10 – 15% trọng lượng cơ thể. Một trẻ em nặng 10kg thì trung bình cần 1-1,5lít nước/1 ngày. Mùa nóng trẻ cần lượng nước nhiều hơn mùa lạnh. Nếu cha mẹ cho trẻ ăn thức ăn quá đặm hoặc không cho trẻ uống đủ nước thì sự tiêu hoá và hấp thụ của trẻ sẽ kém. Nguyễn tắc 3: Thực phẩm an toàn Đây là một vấn đề đặc biệt quan trọng trong quá trình lựa chọn và chế biến thức ăn cho trẻ. Thịt, cá, rau, trái cây phải tươi sống đảm bảo không có thuốc sâu hay hoá chất, các thực phẩm đã chế biến sẵn nên lựa chọn những thương hiệu có uy tín về chất lượng và an toàn thực phẩm, thức ăn đã nấu chín 11 - Thịt lợn rim - Thịt gà rim - Trứng rán - Thịt gà rim - Thịt bò rim - Cháo thịt - Cháo gà - Cháo trứng - Cháo gà - Cháo thập - Canh rau -Canh củ quả - Canh rau - Canh quả - cẩm - Bánh mỳ + - Phở gà - Chè thập cháo gà - Canh rau – sữa(MG) (MG) cẩm +bánh mỳ - Phở gà (MG) cháo (MG) Xôi ruốc( CHIỀU ( bữa phụ) vừng) + quả (MG) BẢNG THỰC ĐƠN DINH DƯỠNG MÙA HÈ Thời Thứ hai Thứ ba Thứ tư Thứ năm Thứ sáu gian - Cá rim - Thịt gà rim - Thịt bò rim - Thịt gà rim - Thị lợn rim - Cháo thập - Cháo gà - Cháo thịt bò - Cháo gà - Cháo thịt cẩm - Canh rau - Canh rau - Canh củ quả - canh rau - Canh củ quả SÁNG (Bữa chính ) - Trứng rán - Thịt gà rim - Thịt lợn rim - Thịt gà rim - Trứng rán - Cháo trứng - Cháo gà - Cháo thập - Cháo gà - Cháo thập - Canh đậu - Canh rau cập - Canh củ cẩm - Chè thập - Phở gà - Canh quả - Phở gà (MG) - Canh rau cẩm + quả (MG) - Bánh mỳ + - Sữa đậu (MG) sữa (MG) nành + bánh CHIỀU ( bữa phụ) mỳ (MG) Ngoài việc cân đối khẩu phần ăn cho trẻ tôi còn lập kế hoạch tuyên truyền hàng tháng và cả năm học về các vấn đề liên quan đến dinh dưỡng, vệ sinh phòng bệnh vì thực phẩm vô cùng cần thiết đối với trẻ mầm non, nếu sử dụng thực phẩm không tốt, không đảm bảo vệ sinh rất dễ xảy ra ngộ độc. Tuyên truyền tới toàn thể các nhóm lớp, kết hợp với hội cha mẹ học sinh cho trẻ chơi “Bé tập làm nội trợ”, hoặc thông qua các trò chơi để làm cho bé 13
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chi_dao_nang_cao_chat.doc