Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng công tác bán trú trong trường Tiểu học

doc 19 trang skquanly 22/07/2024 1460
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng công tác bán trú trong trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng công tác bán trú trong trường Tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng công tác bán trú trong trường Tiểu học
 MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
 CÔNG TÁC BÁN TRÚ TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC
 A. ĐẶT VẤN ĐỀ
 I. Lí do chọn đề tài 
 Trong đời sống xã hội, giáo dục là lĩnh vực có vai trò cực kỳ quan trọng 
đối với mọi quốc gia, dân tộc ở mọi thời đại. Trong xu thế phát triển tri thức 
ngày nay, giáo dục được xem là chính sách, biện pháp quan trọng hàng đầu để 
phát triển xã hội, đất nước ở nhiều quốc gia trên thế giới và đặc biệt là Việt 
Nam.
 Con người vừa là động lực, vừa là mục tiêu cho sự phát triển xã hội, đất 
nước. Mà muốn xã hội phát triển, phải chăm lo nhân tố con người về cả thể chất 
lẫn tinh thần, nhất là về học vấn, nhận thức, thế giới xung quanh để họ có thể 
góp phần xây dựng và cải tạo xã hội. Bác Hồ từng nói: “Một dân tộc dốt là một 
dân tộc yếu” bởi nếu ta không có tri thức, hiểu biết về xã hội, tự nhiên và chính 
bản thân, con người sẽ luôn phải lệ thuộc, bất lực trước những thế lực và sức 
mạnh cản trở sự phát triển của chính dân tộc, chính đất nước mình.
 Giáo dục còn góp phần nâng cao dân trí cho các quốc gia, các dân tộc. 
Ngày nay, giáo dục cũng góp phần tạo ra hệ thống giá trị xã hội mới. Trong nền 
kinh tế tri thức hiện nay, tri thức là sản phẩm của giáo dục, đồng thời cũng là tài 
sản quý giá nhất của con người và xã hội.
 Giáo dục và đào tạo cũng góp phần bảo vệ chế độ chính trị của mỗi quốc 
gia, mỗi dân tộc bởi giáo dục góp phần xây dựng những đội ngũ lao động có 
trình độ cao làm giàu của cải vật chất cho cộng đồng, cho xã hội đồng thời cũng 
có bản lĩnh chính trị vững vàng, đủ sức để có thể chống lại các cuộc “xâm lăng 
văn hóa” trong chính quá trình hội nhập quốc tế và toàn cầu.
 Tiểu học bậc là nền móng cho hệ thống giáo dục, đặt cơ sở ban đầu cho 
 sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh sau này. Đối với học sinh 
 tiểu học, hoạt động trong nhà trường là chủ đạo, nhà trường là nơi tổ chức các 
 hoạt động chuyên biệt, là nơi giáo dục trẻ theo mục tiêu giáo dục của bậc học. 
 Bởi vậy nhà trường là nơi diễn ra cuộc sống của trẻ là nơi trẻ bộc lộ khả năng, 
 năng lực, nhân cách một cách đầy đủ rõ ràng nhất.
 Hiện nay, công tác bán trú trường học đã và đang được xã hội quan tâm. 
 Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục, nhằm đáp 
 ứng nhu cầu của đông đảo phụ huynh học sinh, góp phần thực hiện tốt công 
 tác xã hội hóa giáo dục. Đặc biệt, góp phần to lớn trong việc nâng cao chất 
 lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Vì vậy việc quản lí bán trú cho học 
 sinh ăn ngủ trong nhà trường là một việc rất quan trọng. Bản thân là một cán 
 bộ quản lí trong nhà trường tôi luôn bám sát, chỉ đạo các hoạt động để đảm 
 bảo yêu cẩu, mục đích đã đề ra.
 1/19 - Tháng 4 năm 2023 hoàn thiện đề tài.
 V. Phương pháp nghiên cứu 
 - Nghiên cứu thực tế 
 - Nghiên cứu tài liệu, tìm hiểu trên các phương tiện thông tin đại chúng 
nói về công tác chăm sóc bán trú trong nhà trường Tiểu học.
 - Áp dụng một số phương pháp như :
 + Phương pháp điều tra - khảo sát.
 + Phương tổ chức chỉ đạo.
 + Phương pháp kiểm tra đánh giá.
 + Phương pháp khích lệ động viên kịp thời.
 + Phương pháp tổng kết – Kết luận.
 B. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI
 I. Cơ sở khoa học 
 1. Cơ sở lý luận 
 Việc lựa chọn các hình thức hoạt động của bếp ăn trong nhà trường cần 
phải được thực hiện dựa trên các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm được 
quy định tại Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ 
về sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư, kinh 
doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế; Thông tư liên tịch số 
13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 12/5/2016 giữa Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và 
Đào tạo quy định về công tác y tế trường học; Thông tư số 13/2020/TT-
BGDĐT ngày 26/5/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định tiêu 
chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học 
phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học và các văn bản hiện hành của 
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế về bảo đảm an toàn thực phẩm.
 - Vị trí nhà bếp khu chế biến suất ăn, nhà ăn, phải bảo đảm các điều kiện 
vệ sinh môi trường và phải cách biệt với nhà vệ sinh và các nguồn ô nhiễm 
khác.
 - Bếp ăn phải được thiết kế và tổ chức theo nguyên tắc một chiều: khu 
vực tập kết, bảo quản, xử lý thực phẩm tươi sống, nguyên liệu - khu vực chế 
biến - khu vực phân phối hoặc bán thức ăn đã chế biến. Bếp ăn phải được thiết 
kế, xây dựng bằng vật liệu không thấm nước, dễ lau chùi cọ rửa.
 - Phòng ăn, bàn ăn, bàn chế biến thực phẩm, kho chứa hoặc nơi bảo 
quản thực phẩm phải được giữ vệ sinh sạch sẽ,...
 3/19 Từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên, tôi nghĩ rằng để tổ chức tốt công tác 
bán trú, đảm bảo sức khoẻ cho học sinh phục vụ tốt việc học tập, đáp ứng 
được nguyện vọng của các bậc cha mẹ học sinh đòi hỏi phải có kế hoạch tổ 
chức các hoạt động bán trú phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường, chọn 
công ty cung cấp xuất ăn được chế trực tiếp tại nhà trường. Cơ sở vật chất 
được trang bị đầy đủ phục vụ bán trú, phân công công việc cụ thể cho những 
người tham gia công tác bán trú, có kế hoạch kiểm tra giám sát mọi hoạt động 
bán trú và đề ra nội quy, những quy định đối với người tham gia phục vụ bán 
trú. Thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình hoạt động bán trú để có biện 
pháp điều chỉnh, rút kinh nghiệm kịp thời. Đối với các bộ phận tham gia phục 
vụ công tác bán trú như: giám sát giao nhận lương thực thực phẩm, chế biến 
bữa ăn, tổ chức bữa ăn cho học sinh, trông nom việc ăn ngủ cho học sinh,... 
phải nhiệt tình, trách nhiệm trong công việc được giao, có sự phối hợp nhịp 
nhàng, đồng bộ giữa các bộ phận để hoàn thành tốt nhiệm vụ. 
 Chính vì thế, tôi đã suy nghĩ tìm tòi và tổ chức thực hiện nhiều biện 
pháp để tổ chức tốt công tác chăm sóc bán trú tại trường.
 II. Những thuận lợi - Khó khăn
 1. Thuận lợi 
 - Được sự quan tâm của chính quyền huyện, xã và các cơ quan ban ngành 
 - Có sự đồng thuận của toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường.
 - Được sự ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh.
 2. Khó khăn 
 - Là một trường thuộc khu vực miền núi, cơ sở vật chất nhiều hạn chế.
 - Đông số học sinh tham gia bán trú tại trường, cả khu trường chính và 
hai khu trường lẻ.
 - Học sinh tiểu học còn nhỏ tuổi nên việc chăm sóc ăn ngủ và quản lí rất 
vất vả.
 - Nguồn lương thực, thực phẩm khó xác định nguồn gốc.
 - Điều kiện kinh tế của toàn dân trong xã không đồng đều, còn khá nhiều 
gia đình không có điều kiện.
 III. Thực trạng trước khi thực hiện đề tài 
 5/19 ngày 4 lần mà địa bàn xã lại rộng. Không những thế còn ảnh hưởng rất lớn đến 
sức khỏe của học sinh vì trưa về không được ngủ trưa lại vội đến trường để 
học buổi chiều nên chất lượng học tập cũng không được nâng lên. 
 Từ đó, nhà trường đã đề đạt UBND huyện, PGD, UBND xã, Hội CMHS 
của trường về việc “Nhà nước và nhân dân cùng làm” tu sửa và mua sắm 
thêm các trang thiết bị như tủ nấu cơm, bếp ga công nghiệp, bàn liền để ăn ngủ 
tại lớp được, một hệ thống lọc nước sạch tinh khiết, lắp nguồn nước sạch,... 
Phụ huynh đã hiểu được và đều đồng thuận nhất trí. Nhờ có đầu tư của Đảng 
và nhà nước, sự vận động tốt phụ huynh nên cơ sở vật chất phục vụ công tác 
chăm sóc bán trú hiện nay của nhà trường đã ổn định và khai thác có hiệu quả. 
Chất lượng phục vụ học sinh bán trú ngày càng được nâng cao cho nên phụ 
huynh học sinh rất yên tâm để con em mình được ở bán trú tại trường. 
 1.2. Phân công nhiệm vụ phục vụ công tác chăm sóc học sinh bán trú.
 Ngay từ khi chuẩn bị bước vào năm học, tôi đã đề đạt với cô hiệu 
trưởng để việc thực hiện công tác bán trú có hiệu quả, tôi thiết nghĩ phải có kế 
hoạch phân công nhiệm vụ cụ thể thì mới đạt kết quả tốt được. Sau đó ban 
giám hiệu nhà trường đã họp bàn và phân công nhiệm vụ cụ thể như sau:
 - Ban lãnh đạo: 
 + Phân công một đồng chí trong ban giám hiệu phụ trách chính.
 + Nhà trường có 3 đồng chí trong ban giám hiệu chia đều ở 3 khu, 
phân công mỗi đồng chí trực bán trú ở mỗi khu theo lịch từng ngày cụ thể.
 + Theo dõi việc thực hiện nhiệm vụ của nhân viên, cấp dưỡng từ khâu 
tiếp nhận thực phẩm đến khâu sơ chế, chế biến thực phẩm; tổ chức bữa ăn cho 
HS,
 + Theo dõi việc thực hiện nhiệm vụ của CB - GV - NV phục vụ trực trưa.
 + Theo dõi việc thực hiện nề nếp ăn, nghỉ, ngủ từ 11giờ 30 đến 13giờ 
30 phút.
 + Giải quyết mọi việc xảy ra trong ngày trực. 
 + Tổng hợp, nhận xét cụ thể vào sổ kiểm tra giám sát công tác bán trú, 
đánh giá, rút kinh nghiệm kịp thời vào các giờ giao ban cuối tuần.
 7/19 6h30 – 6h45’ - Vệ sinh bếp, dụng cụ ăn uống của học sinh.
 - Tiếp nhận, kiểm tra số lượng, chất lượng thực 
 6h45’ – 7h30’ phẩm từ công ty, lấy số lượng xuất ăn từ thủ 
 quỹ nhà trường.
 7h30’ – 10h - Sơ chế thực phẩm sống, chế biến
 10h – 10h30’ - Chia cơm
 10h35’ - Đưa thức ăn đến lớp (theo lớp phân công)
 10h45 – 11h20 - Phục vụ học sinh ăn tại lớp 
 12h – 13h30 - Vệ sinh dụng cụ ăn uống của học sinh.
 13h30 – 14h - Làm vệ sinh bếp
 1.3. Xây dựng nội quy 
 Để việc quản lý công tác bán trú được tốt hơn, tôi thiết nghĩ cần phải có 
những quy định, những yêu cầu riêng đối với những người tham gia công tác 
này. Chính vì thế, tôi đã xây dựng nội quy bán trú như sau: 
 - Mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên phải chấp hành đúng nội quy, đúng 
nhiệm vụ được phân công và nghiêm túc thực hiện đối với công tác chăm sóc 
bán trú, cụ thể như sau:
 + Nhân viên cấp dưỡng mặc trang phục cấp dưỡng khi làm nhiêm vụ.
 + Khi có việc riêng phải có giấy xin phép, nhờ người trực thay. 
 + Cán bộ, giáo viên, nhân viên không gửi mua bất cứ thực phẩm gì từ 
các cô nhân viên cấp dưỡng hoặc các nhà cung cấp thực phẩm cho trường. 
 - Đối với nhân viên cấp dưỡng của công ty:
 + Thực hiện đúng theo phân công, có tinh thần trách nhiệm trong công 
việc, trung thực thẳng thắn giữ đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, thương yêu học 
sinh. 
 + Làm việc đúng giờ giấc qui định.
 + Giữ vệ sinh đầu tóc gọn gàng, móng tay cắt ngắn, không đeo nữ trang. 
Khi làm việc phải đeo khẩu trang, mặc trang phục, mang găng tay, mũ, ...
 9/19 của các cơ quan ban ngành chủ quản chứng nhận. Từ khi tổ chức cho học sinh 
ăn bán trú tại trường kể cả trước đây nhà trường tự nấu cho học sinh ăn cũng 
như bây giờ mua xuất ăn với công ty Tràng An nhà trường chưa để xảy ra một 
trường hợp nào bị ngộ độc thực phẩm.
 1.6. Nâng cao chất lượng bữa ăn cho học sinh.
 Đối với các nhà trường để làm tốt công tác dạy và học là một vấn đề rất 
vất vả và đòi hỏi tập thể cán bộ, giáo viên và nhân viên trong nhà trường phải 
có sự đoàn kết, nhất trí và tâm huyết với nghề thế mà còn tổ chức bán trú cho 
học sinh. Không những công việc phải vất vả hơn mà phải lo cho bữa ăn đảm 
bảo dinh dưỡng, giá cả phù hợp, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
 Nhà trường yêu cầu công ty cung cấp thực đơn theo mùa cụ thể cho học 
sinh hàng ngày. Nhà trường thường xuyên kiểm tra, đối chiếu thực đơn về số 
lượng, chất lượng. Tuyệt đối không để xry ra tình trạng bớt xén khẩu phần, 
hoặc không đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Cân đo khối 
lượng các loại thực phẩm, lương thực và kiểm tra độ tươi, mới của thực phẩm. 
Mỗi ngày đều được kiểm tra, giám sát sao cho học sinh ăn no và ngon miệng. 
Ngoài ra nhà trường đã thống nhất với ban đại diện cha mẹ học sinh bất kể 
ngày nào trong tuần có thể vào kiểm tra đột xuất bếp ăn bán trú mà không cần 
báo trước.
 Thức ăn phải được bảo quản nóng sốt đến giờ học sinh ăn; có lồng bàn 
che đậy. Phòng tránh tối đa việc ngộ độc thực phẩm do công tác chế biến hoặc 
do mất vệ sinh của nhà bếp gây nên. Đối với người phục vụ nhà bếp, phải 
thường xuyên khám sức khoẻ định kì (6 tháng/lần); nếu trường hợp người nào 
bị các loại bệnh truyền nhiễm, thì yêu cầu nghỉ để điều trị khỏi mới được tiếp 
tục phục vụ cho học sinh bán trú.
 1.7. Tăng cường công tác quản lí, chỉ đạo.
 Để làm tốt công tác bán trú, tôi xây dựng kế hoạch thực hiện công tác 
bán trú cả năm học, hằng tháng, hằng tuần, phân công nhiệm vụ cụ thể cho 
từng bộ phận. Cuối mỗi tuần, mỗi tháng đều họp đánh giá rút kinh nghiệm kịp 
thời trong quá trình tổ chức thực hiện. 
 Nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng đối với học sinh bán 
trú. Đảm bảo tốt việc ăn, ngủ, nghỉ cho học sinh. Tôi thiết nghĩ việc kiểm tra 
giám sát công tác bán trú rất cần thiết. Tôi thành lập tổ giám sát phân công 
nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên và thực hiện hằng ngày công việc kiểm 
 11/19

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chi_dao_nang_cao_chat.doc