Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với văn học ở Trường Mầm non số 1 thị trấn Than Uyên

doc 17 trang skquanly 16/04/2024 1970
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với văn học ở Trường Mầm non số 1 thị trấn Than Uyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với văn học ở Trường Mầm non số 1 thị trấn Than Uyên

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với văn học ở Trường Mầm non số 1 thị trấn Than Uyên
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN THAN UYÊN
 TRƯỜNG MẦM NON SỐ 1 THỊ TRẤN THAN UYÊN
 TỔ CHUYÊN MÔN MẪU GIÁO 
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 Đề tài:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO NÂNG CAO CHẤT 
 LƯỢNG CHO TRẺ LÀM QUEN VĂN HỌC Ở
 TRƯỜNG MẦM NON SỐ 1 THỊ TRẤN THAN UYÊN
 Họ và tên: Nguyễn Thị Viên
 Chức vụ: Phó hiệu trưởng
 Năm thực hiện: 2012
 Than Uyên, ngày 10 tháng 3 năm 2012
 - 0 - Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9 năm 2011 đến tháng 3 năm 2012.
II. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 1. Phạm vi.
 Giáo viên và học sinh trường mầm non số 1 thị trấn Than Uyên.
 2. Đối tượng.
 Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với văn 
học ở trường mầm non số 1 Thị trấn Than Uyên. 
 III. Mục đích nghiên cứu.
 Xuất phát từ thực tế việc dạy trẻ làm quen với tác phẩm văn học trong 
trường Mầm non. Tôi đã nghiên cứu tìm ra một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất 
lượng cho trẻ làm quen với văn học ở trường Mầm non số 1 thị trấn Than Uyên 
nhằm nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học ở trường Mầm 
non số 1 nói riêng và các trường Mầm non trong toàn huyện nói chung.
IV. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu.
 Bằng những kinh nghiệm thực tế vận dụng nội dung, phương pháp, hình 
thức tổ chức của giáo viên vào lớp học nhằm nâng cao chất lượng cho trẻ làm 
quen với văn học, đặc biệt trong lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho trẻ Mầm non 
hiện nay. Giúp giáo viên có những biện pháp cụ thể trong việc tổ chức hoạt động 
cho trẻ làm quen với văn học. Giáo viên linh hoạt, sáng tạo sẽ phát huy tính tích 
cực, chủ động của trẻ. Giáo viên tổ chức các hoạt động vừa sức tiếp thu của trẻ. 
Trẻ được tiếp thu hướng tích cực, học đi đôi với hành, chú ý đến sự phát triển cá 
nhân, giáo dục gắn liền với thực tế cuộc sống... nhằm nâng cao chất lượng giáo 
dục toàn diện nhân cách cho trẻ trong trường Mầm non.
 - 2 - Năm học 2011- 2012 trường có 11 nhóm lớp/ 300 trẻ. Trong đó nhà trẻ có 
3 lớp/74. Mẫu giáo 8 lớp/226 trẻ. Tổng số cán bộ giáo viên nhân viên 34 đồng 
chí (ban giám hiệu: 03; giáo viên đứng lớp: 21; nhân viên: 10). Nhà trường có 
cơ sở vật chất tương đối khang trang. Có đội ngũ giáo viên trẻ khoẻ nhiệt tình, 
có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn. 
Tài liệu hướng dẫn đảm bảo, theo chương trình Giáo dục Mầm non. Giáo viên 
được học tập bồi dưỡng thường xuyên về các chuyên đề cho trẻ làm quen với 
chuyên đề văn học và các chuyên đề khác.
 2. Thực trạng về chất lượng giáo dục cho trẻ làm quen với văn học của 
các nhóm lớp tại trường mầm non số 1 thị trấn Than Uyên:
 Xuất phát từ thực trạng việc dạy trẻ làm quen tác phẩm văn học của giáo viên 
trong trường mầm non, tìm hiểu cảm thụ văn học của trẻ mầm non trong nhà 
trường qua kết quả khảo sát đầu năm học. Chất lượng giáo dục văn học được 
chia theo độ tuổi thể hiện qua số liệu khảo sát đầu năm như sau:
 Tổng số Giỏi Khá Trung bình Yếu
 Giáo viên 21 5 7 8 1
 Học sinh 300 60 95 93 50
 - 100% giáo viên đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn đa số giáo viên có tâm 
huyết với nghề, có phẩm chất đạo đức tốt.
 - Một số giáo viên trẻ mới ra trường kinh nghiệm giảng dạy còn thiếu, 
việc cập nhật với công nghệ thông tin còn hạn chế.
 - Đa số giáo viên nắm vững nội dung, phương pháp và chương trình dạy 
song việc vận dụng các phương pháp, thủ pháp vào trong các tiết học để tiết học 
đạt hiệu quả còn chưa cao, nhiều giáo viên đã chú ý làm thế nào để nâng cao 
chất lượng của giờ học nhưng do một số yếu tố chủ quan và khách quan nên kết 
quả dạy trên tiết học còn ở nhiều mức độ khác nhau, có cô giáo có khả năng về 
về vẽ tranh nhưng khả năng ngôn ngữ và năng khiếu sư phạm lại hạn chế. Có cô 
biết làm đẹp các con giống, con rối, cây hoa nhưng lại không biết trình bày đưa 
 - 4 - Trẻ Mầm non rất hiếu động, tò mò ham học hỏi, tìm hiểu thế giới xung 
quanh. Trẻ thực sự học trong khi chơi để lĩnh hội các khái niệm ban đầu hoặc 
các tri thức khoa học, vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ, trẻ được học mà 
chơi, được chơi mà học. Tuy nhiên để trẻ lĩnh hội tốt được bài thông qua hoạt 
động này thì đều cần có sự dẫn dắt, hướng dẫn của cô giáo, giáo viên cần quan 
tâm đến việc lựa chọn nội dung sao cho kiến thức trẻ được tiếp cận tích hợp 
trong các nội dung chơi nhưng không làm cho trò chơi trở nên khô khan, gò bó 
đối với trẻ. Vận dụng đặc điểm này vào quá trình dạy trẻ làm quen với văn học 
rất có hiệu quả. Cô giáo tái hiện lại tác phẩm văn học bằng cảm nhận của mình, 
đọc kể diễn cảm tác phẩm. Qua tác phẩm văn học trẻ có thể học, có thể chơi 
thông qua các trò chơi đóng kịch, tập làm sách truyện, tập kể chuyện theo nhóm, 
tập kể chuyện theo tranh. Như vậy học thông qua vui chơi không chỉ là phương 
tiện hình thành và phát triển những năng lực trí tuệ, ngôn ngữ, tình cảm và xúc 
cảm thẩm mỹ cho trẻ.
 Thông qua các trò chơi trẻ làm quen với ngôn ngữ giao tiếp, ngôn ngữ nói 
qua các trò chơi trẻ sử dụng ngôn ngữ để kể lại những việc, những sự kiện diễn 
ra xung quanh trẻ, cô giáo giúp trẻ nhớ lại tình tiết câu chuyện thông qua hệ 
thống câu hỏi gợi mở của cô giáo từ đó giúp trẻ phát triển tốt về ngôn ngữ.
 Ví dụ: Thông qua câu truyện kể của cô giáo như truyện “Ba cô gái” qua 
hệ thống câu hỏi: Truyện kể về ai? Hình ảnh “Cả ba cô gái đều lớn nhanh như 
thổi” có ý nghĩa gì? Vì sao con biết?
 2. Xây dựng kế hoạch, lựa chọn hình thức tổ chức hoạt động cho trẻ làm 
quen với văn học trong nhà trường một cách có hiệu quả.
 Dựa vào thực tế của nhà trường, từng nhóm lớp, chỉ đạo giáo viên tự xây 
dựng kế hoạch giảng dạy của lớp mình sao cho sát với thực tế, phù hợp với nhận 
thức của từng độ tuổi.
 Trong quá trình tổ chức tiết học giáo viên cần nghiên cứu tạo điều kiện 
cho trẻ nhận thức qua các câu chuyện, bài thơ gần gũi, lựa chọn tác phẩm cho trẻ 
làm quen phải đáp ứng được các yêu cầu chuyện kể có tính giáo dục hay không? 
Có phù hợp với độ tuổi không?
 - 6 - dung các câu chuyện bài thơ hay hấp dẫn gần gũi đưa vào các tiết dạy, hướng 
dẫn trẻ đọc đúng, không đọc ngọng, đọc diễn cảm, thể hiện rõ ngữ điệu, âm điệu 
của tác phẩm. Hoạt động này giúp cho trẻ phát triển khả năng ghi nhớ có chủ 
đích làm tăng thêm khả năng cảm thụ hiểu biết của trẻ về văn học. Dạy trẻ thuộc 
thơ và đọc diễn cảm hai yêu cầu này phải được tiến hành song song.
 Qua đọc diễn cảm được nội dung câu chuyện bắt buộc giáo viên phải 
thuộc truyện, thơ. Từ việc thuộc tác phẩm cô giáo mới thể hiện giọng đọc, giọng 
kể lưu loát, luyến láy khi đến những đoạn đối thoại của các nhân vật, cô giáo 
phải biết sử dụng thủ thuật kể chuyện cho trẻ nghe, sử dụng đúng giọng điệu cơ 
bản, ngữ điệu ngắt giọng, nhịp điệu, cường độ âm thanh ngôn ngữ để giúp trẻ 
cảm nhận được tính cách, hành động, tâm trạng của các nhân vật trong truyện, từ 
đó biết bộc lộ thái độ, tình cảm của mình trước các nhân vật trong câu chuyện.
 Ngoài ra biện pháp cho trẻ kể chuyện sáng tạo cũng đem lại hiệu quả rất 
thiết thực, đây là hoạt động kể chuyện mà nội dung do trẻ tự nghĩ ra theo chủ đề 
hoặc dựa vào sự gợi ý của bức tranh. 
 3.2. Sử dụng phương tiện trực quan:
 Hình tượng trực quan rất quan trọng với trẻ. đối với trẻ lời nói cụ thể và 
có hình ảnh trực quan minh họa của giáo viên giúp trẻ cảm nhận được tác phẩm 
văn học một cách dễ hiểu nhất.
 Việc tổ chức cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học trong trường mầm 
non một phương tiện không thể thiếu để hỗ trợ cho việc thành công của tiết dạy 
chính là đồ dùng trực quan minh họa chính vì thế tôi đã đưa ra một số biện pháp sau:
 Tổ chức cho giáo viên hội thảo trao đổi kinh nghiệm việc sử dụng đồ 
dùng trực quan sao cho hiệu quả.
 Lựa chọn phương tiện trực quan sao cho phù hợp có tác dụng giáo dục 
thẩm mỹ, phương pháp này phù hợp với đặc điểm nhận thức của trẻ Mầm non, 
Ngôn ngữ hình thể của cô giáo là phương tiện trực quan sinh động nhất. Ngôn 
ngữ nói, đọc diễn cảm rõ ràng mạch lạc, tình cảm hòa quyện giữa âm thanh, 
nghĩa từ, giữa giọng điệu và cử chỉ điệu bộ sẽ làm sống dậy hình ảnh đẹp trong 
mắt trẻ. Ngoài ngôn ngữ hình thể thì rối, tranh cũng là biện pháp trực quan sinh 
động giúp trẻ hứng thú và tạo kết quả tốt trong giờ học.
 - 8 - Biện pháp tuyên truyền trao đổi với phụ huynh: Qua biện pháp này giúp 
trẻ hiểu được những bài thơ, câu chuyện cô cần cung cấp cho trẻ trong một chủ 
đề nào đó một cách dễ dàng hơn.
 Trong nhiều năm qua hội phụ huynh là một tổ chức quần chúng được các 
bậc phụ huynh học sinh bình chọn để đại diện cho tất cả phụ huynh có con đang 
theo học ở trường có tiếng nói chung, những yêu cầu chung đối với nhà trường 
và cùng thực hiện chung kế hoạch nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ.
 Ngay từ đầu năm học nhà trường họp phụ huynh toàn trường, bầu ra ban 
đại diện cha mẹ trẻ cho năm học mới, để nhằm hỗ trợ cho nhà trường cùng thống 
nhất kế hoạch công tác, trong các buổi họp thường kỳ, đột xuất, thống nhất thực 
hiện về các khoản thu chi, hỗ trợ kinh phí mua sắm xây dựng, khen thưởng học 
sinh, kinh phí tổ chức các hội thi cho trẻ, cho cô, qua đó thúc đẩy phong trào thi 
đua của cô và trò trong nhà trường nhằm nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen 
văn học trong nhà trường.
 Ngoài ra nhà trường chỉ đạo các nhóm lớp phối kết hợp chặt chẽ với các 
bậc phụ huynh tuyên truyền trao đổi thường xuyên qua mỗi chủ đề học, qua việc 
trao đổi nhằm giúp phụ huynh biết được chủ đề tới con em mình học bài thơ câu 
chuyện gì để cha mẹ trẻ về nhà rèn thêm kiến thức cho trẻ, tạo điều kiện cho các 
cô giáo khi dạy trẻ làm quen với văn học tại nhóm lớp, từ đó chất lượng cho trẻ 
làm quen với văn học tại nhà trường được nâng lên.
 Chỉ đạo các nhóm lớp thực hiện tốt nhiệm vụ phối hợp với gia đình trẻ. 
Muốn tạo sự tin tưởng và thu hút sự tham gia của phụ huynh vào hoạt động 
chăm sóc giáo dục trẻ của lớp và của nhà trường giáo viên cần thực hiện tốt các 
yêu cầu sau:
 Lắng nghe ý kiến của cha mẹ trẻ, chủ động xây dựng mối quan hệ tốt với 
phụ huynh, sẵn sàng tư vấn và giúp đỡ kiến thức khi gia đình có yêu cầu, thông 
tin đầy đủ cho cha mẹ trẻ về chương trình chăm sóc - giáo dục trẻ ở trường bằng 
nhiều hình thức khác nhau như họp phụ huynh, bảng thông báo, góc trao đổi với 
phụ huynh, giới thiệu những hoạt động trong ngày ở trường của giáo viên và của trẻ.
 - 10 - Không chỉ kết hợp với chính quyền địa phương, các nhà hảo tâm, các 
doanh nghiệp đóng trên địa bàn, nhà trường còn kết hợp với cơ quan thông tin 
văn hóa, đài truyền thanh truyền hình của địa phương tuyên truyền về công tác 
chăm sóc nuôi dưỡng, các hội thi, thu hình cô và cháu để tuyên truyền như hội 
thi “Bé kể truyện hay, bé đọc thơ diễn cảm”, qua cuộc thi đài tryền thanh truyền 
hình đưa tin kết quả các cuộc thi, các hoạt động của trường, nhờ có sự kết hợp 
tốt với đài mọi hoạt động của nhà trường được phổ biến rộng rãi đến gia đình, 
xã hội cùng các cơ quan ban ngành, từ đó việc vận động hỗ trợ nhà trường được 
dễ dàng hơn.
 6. Biện pháp chỉ đạo tự học tự bồi dưỡng nâng cao chuyên môn cho đội 
ngũ giáo viên nhằm góp phần nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với văn học.
 Biện pháp tự học tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ qua việc tự học tự 
bồi dưỡng, giáo viên học hỏi được nhiều điều từ các đơn vị bạn. Từ đó đúc rút ra 
được những kinh nghiệm để áp dụng thực hiện có hiệu quả tại đơn vị mình.
 Để thực hiện tốt công tác chỉ đạo việc nâng cao chất lượng cho trẻ làm 
quen với văn học trong nhà trường. 
 Tổ chức cho giáo viên tham gia các chuyên đề lớn do Sở Giáo dục và Đào 
tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức.
 Triển khai chuyên đề lớn trong nhà trường, sau đó chỉ đạo các lớp điểm 
dạy mẫu để rút ra kinh nghiệm nhân diện rộng.
 Có kế hoạch bồi dưỡng giáo viên có chuyên môn trung bình bằng cách tạo 
điều kiện cho đi dự các lớp điểm.
 Tổ chức cho giáo viên dự giờ chéo và nhận xét góp ý để rút kinh nghiệm lẫn nhau.
 Tổ chức thi chọn giáo viên dạy giỏi cấp tổ, cấp trường. cấp huyện, thi giáo 
viên dạy giỏi chuyên đề, qua đó nhằm cho giáo viên có điều kiện cọ sát và nâng 
cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
 Tạo điều kiện cho tất cả giáo viên tham dự các lớp học nâng chuẩn, bồi 
dưỡng thường xuyên để nâng cao trình độ chuyên môn.
 Tạo điều kiện cho giáo viên tham khảo tài liệu sách báo nói về chuyên đề 
học để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
 - 12 -

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chi_dao_nang_cao_chat.doc