Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN Lời giới thiệu Như chúng ta đã biết mục tiêu của giáo dục mầm non là hình thành cho trẻ những yếu tố nhân cách đầu tiên của con nguời, phát triển toàn diện về các lĩnh vực: Thể chất, Nhận thức, Ngôn ngữ, Thẩm mỹ, Tình cảm kỹ năng xã hội, hình thành những yếu tố của nhân cách chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. Để đạt được mục tiêu phát triển toàn diện thì ta cần kết hợp hài hoà giữa chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục đó là điều tất yếu. Ngày nay cùng với với sự phát triển chung của xã hội, mỗi gia đình đều có số lượng con ít hơn, cuộc sống đầy đủ, sung túc hơn, trình độ dân trí cũng ngày được nâng cao. Chính vì vậy việc chăm sóc giáo dục trẻ cũng được gia đình nhà trường và xã hội đặc biệt quan tâm. Vậy quan tâm như thế nào là đúng mực để cơ thể trẻ được khoẻ mạnh, học tập tốt, cơ thể phát triển cân đối, hài hòa, việc trước tiên ta phải có một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học nhằm giúp trẻ ăn ngon miệng nhưng phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Chăm sóc nuôi dưỡng và bảo vệ sức khỏe cho trẻ trong trường mầm non là việc hết sức quan trọng mà toàn Đảng, toàn dân cần phải quan tâm đến. Riêng đối với bậc học mầm non việc chăm sóc nuôi dưỡng và bảo vệ sức khỏe của trẻ được đặt lên hàng đầu, vì mục tiêu giáo dục mầm non là hình thành nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa giúp cho trẻ khỏe mạnh hồn nhiên vui tươi phát triển cơ thể cân đối hài hòa. Nếu chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ không tốt sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, tỷ lệ suy dinh dưỡng cao ảnh hưởng đến trí tuệ của trẻ. Do đó việc nuôi dưỡng và giáo dục dinh dưỡng và phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ là hết sức cần thiết, chính vì vậy việc chăm sóc nuôi dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ là vô cùng quan trọng. Việc tổ chức cho trẻ ăn ở các lớp như thế nào để nâng cao được chất lượng bữa ăn của trẻ là vấn đề mà Ban giám hiệu nhà trường cần phải bàn. Thực hiện nhiệm vụ trọng tâm trong năm học 2018- 2019 của nhà trường là nâng cao chất lượng nuôi dưỡng trẻ và giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng cho trẻ trong trường mầm non, và năm học này tôi đảm nhận trực tiếp chỉ đạo công tác bán trú của nhà trường. Vậy tôi phải làm thế nào để nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng cho trẻ trong nhà trường? Đó là vấn đề tôi luôn băn khoăn, trăn trở và tôi đã tìm tòi, nghiên cứu các biện pháp để làm sao nâng cao được chất lượng bữa ăn cho trẻ và giảm được tỷ lệ suy dinh dưỡng. Vì vậy tôi chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng cho trẻ trong trường mầm non” nhằm giúp thực hiện ngày càng tốt hơn trong công tác tổ chức bán trú của nhà sức khỏe của mỗi người, trẻ em cần dinh dưỡng để phát triển thể lực, trí tuệ, người lớn cần dinh dưỡng để duy trì và phát huy sự sống để làm việc, cống hiến cho xã hội. Nếu trẻ không được nuôi dưỡng tốt sẽ chậm lớn, còi cọc, chậm phát triển về mọi mặt. Ngược lại, nếu trẻ được tốt sẽ mau lớn, khỏe mạnh phát triển tốt về mọi mặt xứng đáng là chủ nhân tương lại của đất nước. Trẻ em - những tâm hồn ngây thơ trong trắng, dù ở hoàn cảnh nào trẻ em vẫn phải được chăm sóc một cách đầy đủ nhất về mặt sức khỏe cũng như tâm hồn. Để có được một tâm lý vui vẻ, hồn nhiên trong một thân thể khỏe mạnh thì việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ là nhiệm vụ quan trọng nhất và đó cũng là nhiệm vụ trọng tâm đối với bậc học mầm non nói riêng và tất cả xã hội nói chung. Nhờ sự phát triển của dinh dưỡng học mà người ta đã biết trong thức ăn có chứa tất cả các thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể đó là: Chất đạm, chất béo, chất sơ, vitamin và muối khoáng nếu dư thừa hoặc thiếu hụt các chất dinh dưỡng này trong cơ thể thì sẽ gây ra nhiều bệnh tật hoặc có thể dẫn tới tử vong nhất là đối với trẻ nhỏ. Tốc độ phát triển thể lực, trí tuệ và tình cảm cùng các mối quan hệ xã hội rất nhanh, nhanh đến mức mà người ta cho rằng sự thành công của chúng ta quyết định sự thành đạt của đứa trẻ trong tương lai. Nhờ áp dụng dinh dưỡng vào cuộc sống sức khỏe mà khoa học đã khám phá ra tầm quan trọng của dinh dưỡng trong đời sống sức khỏe con người. Do đó mà chế độ dinh dưỡng không hợp lý sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ, việc đảm bảo chế độ ăn hàng ngày cho trẻ được an toàn, vệ sinh, dinh dưỡng hợp lý cân đối các chất là rất quan trọng và cần thiết trong các bữa ăn của trẻ. Với nền kinh tế ngày càng phát triển như hiện nay, nhiều bậc phụ huynh quan tâm đến con một cách cầu kì, máy móc làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Vì cơ thể trẻ lứa trẻ tuổi này chỉ hấp thu một lượng thức ăn vừa đủ với trẻ, nếu ăn quá nhiều sẽ dẫn đến rối loạn tiêu hóa và một số bệnh không lường trước được. Vì vậy, tôi luôn trăn trở và băn khoăn, làm thế nào để có được những biện pháp để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng trẻ trong trường để các bé luôn được khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần giúp trẻ luôn luôn vui tươi khi đến trường mầm non. Để chế biến được những món ăn phong phú, thơm ngon, hấp dẫn, đạt tiêu chuẩn về vệ sinh dinh dưỡng cho trẻ đòi hỏi cô nuôi phải luôn tìm tòi, học hỏi, khám phá ra những món ăn ngon, mới lạ, hấp dẫn và phù hợp với trẻ để chế biến cho trẻ ăn tại trường. Phải tuyên truyền và phối kết hợp chặt chẽ với các bậc phụ huynh về công tác chăm sóc, giáo dục và nuôi dưỡng trẻ. Việc duy trì công tác bán trú và nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ nhằm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng cho trẻ mầm non là việc làm cần thường xuyên và liên tục đã chải qua nhiều năm, nhiều người thực hiện. Thế nhưng ở mỗi địa phương, mỗi trường thì việc nâng cao chất lượng bữa ăn và phòng chống suy dinh dưỡng cho b) Khó khăn: Trường mới được sát nhập từ trường mầm non Đồng Tĩnh và mầm non Hoa Sen nên có 2 khu riêng biệt với số lượng trẻ khá đông, địa hình dân cư rộng nên việc điều hành của Ban giám hiệu gặp nhiều khó khăn đặc biệt là trong công tác tổ chức bán trú Phần lớn các cháu được gửi đến trường là con em dân lao động, buôn bán nhỏ có mức thu nhập thấp, không ổn định, không có kiến thức khoa học trong việc nuôi con, không có thời gian nhiều quan tâm chăm sóc tốt cho trẻ, nhiều trẻ thể lực chưa đạt yêu cầu so với độ tuổi, vệ sinh cá nhân chưa thật sự gọn gàng, sạch sẽ. Giá cả thực phẩm luôn biến động cũng ảnh hưởng đến việc xây dựng thực đơn của nhà trường. Qua khảo sát lần đầu kết quả như sau: Bảng 1: Kết quả cân đo tháng 9/2018 như sau: *Cân nặng Thừa cân Bình thường Suy DD vừa SDD nặng Nhà trẻ 0 67/70= 95,7% 3/70= 4,3% 0 Mẫu giáo 8/697= 1,1% 640/697=91,9% 48/697 = 6,9% 1/697=0,1 Toàn trường 8/767=1% 707/767= 92,2% 51/767 = 6,7% 1/697=0,1 *Chiều cao Cao hơn Bình thường Thấp còi độ 1 TC độ 2 Nhà trẻ 0 60/70 = 90% 7/70= 10% 0 Mẫu giáo 0 648/697=93 % 49/697 = 7% 0 Toàn trường 0 711/767= 92,7% 56/767= 7,3% 0 Nhận xét: Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng còn cao Có 1 số trẻ thừa cân Bảng 2: Một số trang thiết bị, đồ dùng bán trú Trường đã đạt trường chuẩn quốc gia năm 2006 và được công nhận lại vào tháng 12 năm 2018. Nhà trường luôn duy trì và giữ vững danh hiệu lao động tiên tiến và tiên tiến xuất sắc. Năm học 2018-2019 trường có 16 nhóm lớp. Toàn trường có 2 khu với số trẻ là 454 cháu, trẻ ăn bán trú 100%. Ban giám hiệu có 3 đồng chí trong đó đồng chí Phó hiệu trưởng Nguyễn Thị Thu Hường phụ trách về công tác Bán trú a) Thuận lợi: Được sự chỉ đạo sâu sát của Phòng Giáo Dục và Đào Tạo Tam Dương, cũng như sự quan tâm của các cấp, các ngành lãnh đạo của địa phương và sự ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh đối với việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ. Nhà trường có đội ngũ cán bộ, giáo viên năng động, nhiệt tình, tâm huyết, yêu nghề mến trẻ, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc được phân công. Đội ngũ cô nuôi trẻ khỏe, có kinh nghiệm lâu năm trong nghề. Ban giám hiệu luôn hỗ trợ, giúp đỡ nhau trọng mọi công việc, nhất là công tác chăm sóc nuôi dưỡng và bảo vệ sức khỏe cho trẻ luôn được nhà trường đặt lên hàng đầu. Ban giám hiệu luôn đề ra những biệp pháp cụ thể sáng tao, xây dựng thực đơn phù hợp theo tuần, tháng, theo mùa nhằm nâng cao chất lượng bữa ăncho trẻ. Cơ sở vật chất khu bếp ăn khang trang , sạch sẽ, có đủ đồ dùng, dụng cụ phục vụ bếp ăn, có tủ lưu mẫu thức ăn. b) Khó khăn: Trường có 2 khu với số lượng trẻ khá đông, hàng ngày nhà bếp phải chở cơm từ khu trung tâm đến cho khu lẻ. Việc điều hành của Ban giám hiệu đặc biệt là trong công tác tổ chức bán trú cũng gặp khó khăn. Giá cả thực phẩm thị trường luôn biến động cũng ảnh hưởng đến việc xây dựng thực đơn. Qua khảo sát lần đầu kết quả như sau: Bảng 1: Kết quả cân đo tháng 9/2018 như sau: Số trang thiết bị đồ dùng so với số lượng nhóm lớp, học sinh còn thiếu cần được trang bị thêm Tường nhà bếp đã cũ, bong tróc sơn cần được ốp lát bằng gạch men để đảm bảo sạch sẽ. * Thực trạng trường mầm non Đại Đình II- Tam Đảo- Vĩnh Phúc Trường Mầm non Đại Đình II là một trường miền núi thuộc huyện Tam Đảo. Là một trong những ngôi trường vượt khó đi lên và có nhiều chuyển biến trong những năm vừa qua về chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ. Trường đã đạt trường chuẩn quốc gia năm 2013 và được công nhận lại vào năm 2018. Nhà trường luôn nỗ lực phấn đấu đạt danh hiệu lao động tiên tiến và tiên tiến xuất sắc. Năm học 2018-2019 trường có 14 nhóm lớp với số trẻ là 399 cháu, trẻ ăn bán trú 100%. Ban giám hiệu có 3 đồng chí trong đó đồng chí Phó hiệu trưởng Trần Thị Hằng phụ trách về công tác Bán trú a) Thuận lợi: Trường luôn được sự quan tâmchỉ đạo sâu sát của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tam Đảo, cũng như sự quan tâm của các cấp, các ngành lãnh đạo của địa phương và sự ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh đối với việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ. Nhà trường có đội ngũ cán bộ, giáo viên năng động, nhiệt tình, tâm huyết, yêu nghề mến trẻ, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc được phân công. Đội ngũ cô nuôi nhiệt tình, trẻ khỏe, yêu nghề. Ban giám hiệu luôn đoàn kết, hỗ trợ, giúp đỡ nhau trọng mọi công việc, nhất là công tác chăm sóc nuôi dưỡng và bảo vệ sức khỏe cho trẻ được nhà trường đặt lên hàng đầu. Ban giám hiệu luôn đề ra những biệp pháp cụ thể sáng tao, xây dựng thực đơn phù hợp theo tuần, tháng, theo mùa nhằm nâng cao chất lượng bữa ăncho trẻ. Cơ sở vật chất khu bếp ăn khang trang , sạch sẽ, có đủ đồ dùng, dụng cụ phục vụ bếp ăn, có tủ lưu mẫu thức ăn. 11 8 3 Rổ 12 7 4 Xô 25 8 5 Chậu 10 4 6 Xoong đựng canh 7 Xoong đựng cơm 9 5 8 Muôi cơm, canh 19 9 55 15 9 Chăn 62 8 10 Đệm 11 Gối đầu 312 287 12 Tủ đựng bát 0 1 Nhận xét: Số trang thiết bị đồ dùng so với số lượng nhóm lớp, học sinh còn thiếu. Trang thiết bị nhà bếp còn thiếu, chưa có tủ đựng bát. Từ thực tế trên, tôi nhận thấy vấn đề dinh dưỡng và sức khỏe trẻ em là vấn đề đang được toàn xã hội quan tâm, và trước đây chúng ta chưa quan tâm thì ngay từ bây giờ hãy bắt đầu việc quan tâm tới trẻ. Chúng ta đều thấy rõ tầm quan trọng trong việc ăn uống hàng ngày của trẻ, đó là nhu cầu thiết yếu không thể thiếu được trong đời sống hàng ngày của con người và ăn uống là yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển, hoạt động và học tập của trẻ. Vậy cần phải ăn uống như thế nào để đảm bảo dinh dưỡng cân đối hài hòa giữa chất và lượng. Giúp trẻ phát triển toàn diện, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em. Ngoài việc ăn uống đủ chất, đủ lượng cần phải chú ý đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Bởi việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm nhất trong các trường mầm non. Vì trẻ còn nhỏ cơ thể trẻ còn non yếu nếu để xảy ra ngộ độc thực phẩm không những ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến tinh thần và trí tuệ sau này của trẻ. Vì vậy mà việc thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm phải luôn được quan tâm chú trọng trong các trường mầm non. Để có bữa ăn ngon đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng một cách an toàn, hợp lý không phải là đơn giản, nhất là bữa ăn cho các cháu trong trường mầm non. Xuất phát từ nhận thức trên, bản thân tôi là một người quản lý, phụ trách việc tổ chức công tác bán trú của nhà trường tôi hiểu rõ về việc chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ nhất là cho trẻ trong độ tuổi mầm non là rất quan trọng.
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chi_dao_nang_cao_chat.docx