Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ Mầm non

doc 15 trang skquanly 16/04/2024 2110
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ Mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ Mầm non
 “Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng chăm sóc – nuôi dưỡng trẻ Mầm 
 non”.
 I. PHẦN MỞ ĐẦU
 1. Lý do chọn đề tài, sáng kiến, giải pháp.
 “Trẻ em như búp trên cành
 Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan”
 Đây là hai câu thơ chứa chan tình yêu thương trẻ em của Bác Hồ. Đó đồng thời 
cũng là trách nhiệm mà Bác giao cho hậu thế về việc phải thường xuyên quan tâm, 
chăm lo đến thế hệ măng non của đất nước.
 Như chúng ta đã biết giáo dục mầm non là quốc sách hàng đầu. Mục tiêu 
GDMN là hình thành cho trẻ những yếu tố nhân cách đầu tiên của con người, con 
người phát triển toàn diện về 5 mặt: Nhận thức, thể chất, ngôn ngữ, tình cảm-xã hội, 
thẩm mỹ. Để đạt được mục tiêu giúp trẻ phát triển toàn diện thì ta cần phải kết hợp 
hài hoà giữa nuôi dưỡng chăm sóc sức khoẻ và giáo dục đó là điều tất yếu. Riêng đối 
với bậc học mầm non việc chăm sóc nuôi dưỡng và bảo vệ sức khỏe của trẻ được đặt 
lên hàng đầu, vì mục tiêu giáo dục mầm non là hình thành nhân cách con người mới 
xã hội chủ nghĩa giúp cho trẻ khỏe mạnh hồn nhiên vui tươi phát triển cơ thể cân đối 
hài hòa. Nếu chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ không tốt sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. 
Do đó việc nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ là hết sức cần thiết.
 Ngày nay, dưới sự lãnh đạo và chỉ đạo của Đảng, Nhà nước cùng với sự phát 
triển chung của xã hội, mỗi gia đình đều có cuộc sống đầy đủ, sung túc hơn, trình độ 
dân trí cũng ngày đựơc nâng cao lên rõ rệt. Chính vì vậy mà việc chăm sóc giáo dục 
trẻ cũng được gia đình và xã hội đặc biệt quan tâm hơn. Vậy quan tâm như thế nào là 
đúng mực, đúng cách để cơ thể trẻ ngày càng được khoẻ mạnh hơn, trẻ học tập tốt 
hơn, phát triển cân đối thì trước tiên chúng ta phải có một chế độ ăn uống cho trẻ một 
cách hợp lý, khoa học nhằm giúp trẻ ăn uống ngon miệng ăn hết suất nhưng luôn đảm 
bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với trẻ đó mới chính là vấn đề hết sức quan trọng 
ở trong trường Mầm non.
 Như chúng ta đã biết, dinh dưỡng cho trẻ trong những năm đầu đời là tiền đề, 
là điều kiện cần và đủ cho sự phát triển về mọi mặt sau này của đứa trẻ một cách 
toàn diện. Trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo còn quá nhỏ nên gần như hoàn toàn trẻ 
phải dựa vào sự giúp đỡ, phục vụ của các cô giáo trong việc chơi, học, ăn, ngủ,... của 
trẻ. Bên cạnh vai trò đặc biệt quan trọng của người giáo viên trực tiếp dạy dỗ trẻ thì 
việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ một cách an toàn và phát triển khỏe mạnh trong nhà 
trường là điều hết sức quan trọng.
 Ở lứa tuổi mầm non trẻ rất dễ bị tổn thương bởi các yếu tố có hại của ngoại cảnh 
ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ, nếu chúng ta không chăm sóc, nuôi dưỡng cho trẻ một 
cách cẩn thận thì trẻ dễ bị các yếu tố ngoại cảnh đó làm ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ. 
Mặt khác, ở trường mầm non là nơi tập trung đông trẻ, vì vậy, đòi hỏi những người 
chăm sóc nuôi dưỡng trẻ cần nắm được một số kiến thức quan trọng trong việc lựa 
chọn các loại thực phẩm tươi ngon, chế biến thực phẩm đến sử dụng và bảo quản 
thực phẩm cũng như công tác vệ sinh tại trường, lớp mầm non. phát triển một cách toàn diện từ đó giúp trẻ học và chơi đạt kết quả tốt hơn. Phân tích 
thực trạng một số biện pháp Giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm ở 
đơn vị. Rút ra các bài học về Giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm 
trong nhà trường. Vì thế, đề tài này được áp dụng tại trường mầm non tôi đang công 
tác với số lượng 8 nhóm lớp/173 trẻ có hiệu quả và đề tài có thể áp dụng cho các 
trường mầm non khác trong địa bàn huyện. 
 II. phÇn néi dung
 1. Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu 
 *Quy mô trường lớp
 Toàn trường có 8 lớp/173 trẻ 
 Trong đó: Nhà trẻ: 02 nhóm/30 trẻ; Mẫu giáo: 06 lớp/143 trẻ.
 *Cơ sở trang thiết bị 
 Toàn trường có 08 phòng học đảm bảo kiên cố, có phòng chức năng khác. Có 
100% công trình vệ sinh đảm bảo tiêu chuẩn. Có 3 điểm trường với 3 bếp ăn 1 chiều 
đảm bảo đúng tiêu chuẩn, có đủ đồ dùng trang thiết bị phục vụ cho việc nấu ăn, chế 
biến thực phẩm cho trẻ.
 *Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên: 
 Tổng số: 24 đ/c (Ban giám hiệu: 03, giáo viên: 17, nhân viên: 04). 100% cán 
bộ giáo viên, nhân viên đạt chuẩn trở lên, trên chuẩn 21/24 đ/c; tỷ lệ 87,5%
 Tổng số học sinh được tổ chức nấu ăn bán trú tại trường là 08 lớp/173 trẻ, với 
mức ăn là 12.000đ/ ngày/ trẻ.
 *Chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ:
 Qua theo dõi cân đo lên biểu đồ tăng trưởng đầu năm học kết quả cho thấy như 
sau
 Cân nặng Chiều cao
 Suy Suy 
 Cân nặng Thấp 
 Tổng dinh dinh Cao bình Thấp còi 
 bình còi
 Độ tuổi số dưỡng dưỡng thường độ 1
 thường độ 2
 trẻ độ 1 độ 2
 Sl Tỷ Sl Tỷ Sl Tỷ Sl Tỷ Sl Tỷ Sl Tỷ 
 lệ % lệ lệ lệ lệ lệ
 % % % % %
 Nhà trẻ 30 26 86,7 4 13,3 26 86,7 4 13,3
 Mẫu giáo 143 128 89,5 15 10,5 130 91 13 9
 Cộng: 173 154 89 19 11 156 90,2 17 9,8
 Bước đầu thực hiện đề tài bản thân gặp phải một số thuận lợi và khó khăn sau:
 a.Thuận lợi: 
 Trong những năm gần đây trường đã có những chuyển biến tích cực và đạt được 
những thành tích đáng phấn khởi, có phong trào thi đua dạy tốt, học tốt, kỷ cương nề 
nếp tốt, chấp hành tốt chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà 
nước, kỷ luật lao động, thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của các cấp quản lý 
giáo dục. Trường tuy ở vùng đặc biệt khó khăn nhưng được sự quan tâm của các cấp 
Lãnh đạo nên cơ sở vật chất trang thiết bị, đồ dùng dạy học có sự tăng trưởng phù cần phải nhận thức rõ mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng cũng như lợi ích thiết thực 
của việc tổ chức cho trẻ ăn bán trú tại trường. 
 *Đối với nhân viên: 
 + Bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng về nuôi dưỡng cho 100% nhân viên dinh 
dưỡng của bếp ăn qua các lớp tập huấn do phòng Giáo dục tổ chức.
 + Tổ chức bồi dưỡng về kiến thức và kỹ năng cho cô cấp dưỡng ngay từ đầu 
năm học.
 + Tổ chức bồi dưỡng chuyên đề như: chuyên đề về dinh dưỡng, chuyên đề vệ 
sinh an toàn thực phẩm, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho trẻ trong trường mầm 
nonTrang trí, sắp xếp đồ dùng theo quy trình bếp ăn một chiều sao cho hợp lý, đảm 
bảo vệ sinh, gọn gàng ngăn nắp thuận tiện cho việc chế biến thực phẩm. 
 + Đồng thời vào các chiều thứ sáu hàng tuần nhà trường tổ chức sinh hoạt 
chuyên môn rút kinh nghiệm công tác nuôi dưỡng chăm sóc sức khỏe của trẻ bao 
gồm phó hiệu trưởng phụ trách công tác bán trú, nhân viên dinh dưỡng, nhân viên y 
tế, tổ trưởng các khối lớp để rút kinh nghiệm về những việc đã làm được và những 
tồn tại cần phải khắc phục, sửa chữa ngay và xây dựng thực đơn cho tuần mới.
 *Đối với các cô giáo:
 Nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng chăm sóc trẻ ở trong nhà trường.
 - Tổ chức cho giáo viên học các nội quy, quy chế, các thao tác cấp cứu, biết 
cách sử lý và phòng tránh một số tai nạn gây thương tích ở trẻ như: trẻ bị sặc, hóc 
xương, ngậm thức ăn và các loại hạt hoặc các đồ vật nhỏ
 - Tổ chức học các lớp chuyên đề như: chuyên đề về dinh dưỡng, chuyên đề vệ 
sinh an toàn thực phẩm, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho trẻ trong trường mầm non 
Trang trí lớp có góc tuyên truyền dinh dưỡng tới phụ huynh, sắp xếp đồ dùng sao cho 
hợp lý, đảm bảo vệ sinh, gọn gàng ngăn nắp thuận tiện cho việc dạy, chăm sóc trẻ. 
 - Tạo điều kiện cho giáo viên tham gia học tập các lớp trên chuẩn các lớp tập 
huấn bồidưỡng chuyên môn hè, các lớp bồi dưỡng chuyên đề, tham gia học bồi 
dưỡng thường xuyên chu kỳ cho giáo viên mầm non
 - Tăng cường cơ sở vật chất, các điều kiện trang thiết bị, đồ dùng phục vụ cho 
việc đảm bảo vệ sinh dinh dưỡng và an toàn thực phẩm ở nhà trường.
 - Nhà trường xây dựng kế hoạch hoạt động nhiệm vụ năm học, triển khai chỉ 
đạo cán bộ giáo viên nhân viên thực hiện. 
 - Chỉ đạo các tổ chuyên môn cải tiến hình thức, nội dung sinh hoạt chuyên môn 
như: tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi, thi làm đồ dùng đồ chơi
 - Bên cạnh đó phân công giáo viên có tay nghề vững kèm giúp đỡ giáo viên còn 
hạn chế về chuyên môn, những cô nuôi giỏi kèm những cô nuôi còn chưa có kinh nghiệm 
để thực hiện tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
 Việc nâng cao chất lượng dinh dưỡng chăm sóc trẻ ăn các cô giáo chuẩn bị giờ 
ăn cho trẻ phải đảm bảo yều cầu sau:
 - Chuẩn bị bàn ăn phải sạch sẽ, gọn gàng, đủ cho trẻ ngồi, trên bàn phải có dĩa 
đựng cơm và thức ăn rơi, khăn ẩm để lau tay.
 - Bát, thìa phải đủ số lượng với trẻ. tuần, theo mùa, phù hợp điều kiện thực tế của vùng, cân đối dinh dưỡng và triển khai 
tới các bộ phận đoàn thể của nhà trường và triển khai sâu rộng trong toàn thể cha mẹ 
học sinh như: thông qua cuộc họp cha mẹ học sinh, tranh ảnh, động viên phụ huynh 
cùng tham gia.
 Việc xây dựng thực đơn cho trẻ thay đổi theo từng ngày, tuần, tháng và từng 
mùa khác nhau nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, cân đối về lượng và chất cho trẻ theo 
từng độ tuổi khác nhau. 
 Để trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất và trí tuệ thì cần phải có những bữa ăn 
ngon miệng đầy đủ dinh dưỡng. 
 Một bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng phải đủ 3 nguyên tắc sau: 
 * Nguyên tắc 1: Thức ăn phải có đủ 4 nhóm chất: Bột đường, chất đạm, chất 
béo, chất xơ.
 Chất bột đường có trong thức ăn chế biến từ gạo như: Bột, cháo, cơm, mỳ.... 
chất này cung cấp năng lượng cho trẻ và giúp chuyển hoá chất trong cơ thể.
 Chất đạm có trong thịt, cá, tôm, cua các loại đậu ... giúp xây dựng cơ bắp, tạo 
kháng thể.
 Chất béo có trong mỡ, dầu, bơ ... dự trữ, cung cấp cho bé năng lượng và các 
vitamin.
 Chất xơ có trong các loại rau củ, trái cây, giúp cơ thể bé chuyển hoá chất và 
tăng cường chất đề kháng cung cấp vitamin, khoáng chất.
 * Nguyên tắc 2: Nước nhu cầu nước của trẻ chiếm từ 10 – 15% trọng lượng cơ 
thể. Một trẻ em nặng 10kg thì trung bình cần 1-1,5lít nước/1 ngày. Mùa nóng trẻ cần 
lượng nước nhiều hơn mùa lạnh. Nếu cha mẹ cho trẻ ăn thức ăn quá mặn hoặc không 
cho trẻ uống đủ nước thì sự tiêu hoá và hấp thụ của trẻ sẽ kém. 
 Nguyễn tắc 3: Thực phẩm an toàn 
 Đây là một vấn đề đặc biệt quan trọng trong quá trình lựa chọn và chế biến thức 
ăn cho trẻ. Thịt, cá, rau, trái cây phải tươi sống đảm bảo không có thuốc sâu hay hoá 
chất, các thực phẩm đã chế biến sẵn nên lựa chọn những thương hiệu có uy tín về 
chất lượng và an toàn thực phẩm, thức ăn đã nấu chín nếu chưa dùng phải đậy kín.
 Đối với thực phẩm thịt, cá, rau, trái cây không nên cắt nhỏ ngâm trong nước vì 
sẽ làm mất đi một số vitamin, đối với các loại củ nên rửa nhẹ nhàng sau khi đã gọt 
sạch vỏ để giảm thiểu việc mất vitamin do các vitamin làm ngay dưới lớp vỏ.
 Để có một khẩu phần ăn cân đối cho trẻ, tôi đã phối hợp nhiều loại thực phẩm 
với nhau trong ngày ở tỷ lệ thích hợp và đảm bảo đủ năng lượng theo lứa tuổi. Nhằm 
đảm bảo đầy đủ nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng. Nhóm lương thực, 
nhóm giàu chất đạm, nhóm thức ăn giàu chất béo, nhóm thức ăn giàu vitamin và 
khoáng chất, do đó hàng ngày tôi chọn cho trẻ ăn những món ăn đa dạng và thay đổi 
từng ngày, từng bữa để hấp dẫn trẻ. 
 Ngoài việc cân đối khẩu phần ăn cho trẻ tôi còn lập kế hoạch tuyên truyền hàng 
tháng và cả năm học về các vấn đề liên quan đến dinh dưỡng, vệ sinh phòng bệnh vì 
thực phẩm vô cùng cần thiết đối với trẻ mầm non, nếu sử dụng thực phẩm không tốt, 
không đảm bảo vệ sinh rất dễ xảy ra ngộ độc.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chi_dao_nang_cao_chat.doc