Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trường mầm non Phúc Khánh-Yên Lập-Phú Thọ

docx 21 trang skquanly 16/04/2024 3190
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trường mầm non Phúc Khánh-Yên Lập-Phú Thọ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trường mầm non Phúc Khánh-Yên Lập-Phú Thọ

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trường mầm non Phúc Khánh-Yên Lập-Phú Thọ
 I. ĐẶT VẤN ĐỀ
 Bước vào thế kỷ 21, Việt Nam trên con đường phát triển hội nhập vào thế 
giới, cả nước đang tích cực phấn đấu cho tương lai tươi sáng và vững chắc. Do 
đó việc quan tâm và đầu tư cho giáo dục là quốc sách hàng đầu. Trong hệ thống 
giáo dục quốc dân, giao dục mầm non có vị trí quan trọng, là khâu đầu tiên đặt 
nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ, chuẩn bị tâm thế cho 
trẻ vào lớp 1.
Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong những động 
lực quan trọng thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong thời kỳ 
Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước hiện nay, thì việc đổi mới giáo dục, đổi 
mới nội dung chương trình giáo dục là tất yếu, nhân tố quyết định chất lượng 
chăm sóc giáo dục trẻ là chất lượng đội ngũ giáo viên.
 Mục tiêu của công tác bồi dưỡng là nhằm hoàn thiện quá trình đào tạo, khắc 
phục những thiếu sót lệch lạc trong công tác giảng dạy, về quan điểm, nội dung 
phương pháp giáo dục đồng thời theo kịp những yêu cầu của xã hội. Để phục vụ 
cho nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ đòi hỏi người giáo viên mầm non phải có 
phẩm chất đạo đức, trình độ, năng lực đề cao lương tâm và nhân cách nhà giáo, 
lòng nhân ái tận tuỵ thương yêu trẻ, thể hiện ở tinh thần tự học, tự bồi dưỡng cải 
tiến nội dung phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ, tham gia tích cực các hoạt động 
để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
 Bản thân mỗi người quản lý đều suy nghĩ: Làm thế nào để đơn vị mình trở 
thành một đơn vị tốt. Muốn thế trước hết phải có đội ngũgiáo viên mạnh. Thế kỷ 
21 là thế kỷ của trí tuệ, là thế kỷ của nền kinh tế trí thức, đất nước Việt Nam tiến 
tới năm 2020 với sự thay đổi của nền kinh tế, xã hội và công nghệ cùng với nó là 
hình ảnh người công dân Việt Nam mới với trình độ học vấn cao, năng động, sáng 
tạo, có khả năng xử lý thông tin cao, có khả năng tự lựa chọn và giải quyết các 
vấn đề đặt ra trong cuộc sống, thích ứng với sự tiến lên không ngừng của xã hội. 
Trong những năm gần đây, bậc học mầm non nói chung và trường mầm 
non Phúc Khánh nói riêng đã từng bước tiếp thu và thực hiện chương trình giáo 
dục mầm non mới. Nội dung chương trình được sắp xếp theo các chủ đề gần gũi, 
phù hợp với tâm sinh lý, sự phát triển toàn diện gây hứng thú cho trẻ. Đặc biệt 
chương trình mang tính mềm dẻo, linh hoạt thực sự phát huy tính chủ động sáng 
tạo của giáo viên trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch, khai thác tiềm năng 
thế mạnh của từng đơn vị về môi trường dạy, cơ sở vật chất. Lấy trẻ làm trung 
tâm, giáo viên xây dựng mục tiêu, nội dung, hoạt động của chủ đề phù hợp với 
nhu cầu, khả năng và hứng thú của trẻ. Trình độ: Đại học là 39 đồng chí.
 Cao đẳng là 3 đồng chí 
 Trung cấp là 4 đồng chí. 
 3 đồng chí giáo viên đang theo học lớp Đại học sư phạm Mầm non.
Tổng số lớp là 15 lớp với 421 học sinh.
Trong đó: 25 học sinh nhà trẻ với 1 nhóm trẻ
 396 học sinh mẫu giáo với 14 lớp. 
- Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, đồng thời là sự 
đồng thuận nhất trí của phụ huynh học sinh, cơ sở vật chất ngày càng được cải 
thiện. 100% trẻ trong nhà trường đều được ăn bán trú tại trường.
- Bên cạnh đó nhà trường còn gặp không ít những khó khăn như một số giáo viên 
là đội ngũ giáo viên trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm, còn hạn chế về tính sáng tạo, 
chưa phát huy được tính tích cực của trẻ, sử dụng đồ dùng trực quan còn lúng 
túng, sử lí các tình huống sư phạm chưa khéo léo linh hoạt, còn hạn chế trong 
việc trình bày hồ sơ sổ sách, việc sử dụng và ứng dụng công nghệ thông tin vào 
giảng dạy còn chưa nhanh nhẹn. Một số giáo viên còn thụ động, chưa có ý thức 
cao trong việc tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Một số đồng 
chí giáo viên còn chưa chủ động, sáng tạo trong công việc.
Cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn, bếp ăn và lớp học còn trật hẹp, học sinh 
đông nên việc tổ chức các hoạt động còn khó khăn. Một số giáo viên chưa 
thật sự nỗ lực cố gắng trong công việc, chưa đầu tư làm đồ dùng đồ chơi để 
phục vụ cho các hoạt động của trẻ. Chưa thực sự linh hoạt sáng tạo trong 
công tác soạn giảng. Vì vậy trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ có lúc còn 
hạn chế.
Kinh phí phân cấp hằng năm chủ yếu là chi cho con người và một số ít để chi cho 
hoạt động nên kinh phí xây dựng cơ bản để nâng cấp cơ sở vật chất cũng như việc 
mua sắm các loại, trang thiết bị nghe nhìn hiện đại phục vụ cho ứng dụng công 
nghệ thông tin trong trường lớp là một vấn đề nan giải.
 Phần 2. Các biện pháp giải quyết vấn đề. 
a) Tập trung đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học Việc tổ chức cho trẻ ăn bán trú tạo điều kiện cho phụ huynh gửi con, có thời gian 
lao động, góp phần tăng thu nhập kinh tế cho nhiều hộ gia đình, nhờ vậy việc đưa 
trẻ ở độ tuổi nhà trẻ ra lớp ngày một tăng lên.
Đây là dấu hiệu rất đáng mừng trong công tác huy động trẻ ra lớp, làm tiền đề 
cho những năm tiếp theo trong việc duy trì số lớp, số trẻ, đồng thời từng bước 
tăng tỷ lệ trẻ trong độ tuổi nhà trẻ đến trường.
c. Tiếp tục “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”
Trường mầm non Phúc Khánh đã xây dựng kế hoạch và triển khai nhiều nội dung 
cũng như hoạt động thiết thực nhằm thực hiện có hiệu quả chuyên đề, đến với hội 
thi “Xây dựng môi trường GD lấy trẻ làm trung tâm” chúng tôi khẳng định đó là 
một quan điểm tiến bộ về vị trí của trẻ em và vai trò của giáo viên, quan điểm này 
định hướng cho giáo viên mầm non trong việc xây dựng và tổ chức hoạt động GD 
cho trẻ có hiệu quả trong trường mầm non. 
Xuất phát từ nhu cầu hứng thú, thích khám phá của trẻ, sự ủng hộ nguyên vật liệu 
và những ngày công lao động của phụ huynh, sự sáng tạo của tập thể cán bộ giáo 
viên, nhân viên trong nhà trường. Nhà trường đã xây dựng môi trường trong và 
ngoài lớp học phong phú và đa dạng.
+ Môi trường ngoài lớp học:
Nhà trường đã quy hoạch và thiết kế phù hợp với không gian, diện tích của nhà 
trường như: Quét vôi ve lại toàn bộ các nhóm, lớp, sửa lại toàn bộ sân chơi cho 
bằng phẳng. Bố trí diện tích làm khu Bé vui chơi, khám phá, trải nghiệm, các khu 
trải nghiệm cho trẻ trong đó có: 
Mô hình giao thông: Trẻ được thực hành làm chú cảnh sát giao thông, trẻ được 
trải nghiệm các kỹ năng xã hội, biết được đèn đỏ thì dừng lại, đèn xanh thì được 
đi. Trẻ được làm quen với một số loại biển báo giao thông đường bộ.
Vườn cổ tích: Trẻ được chơi với các nhân vật cổ tích, nhằm tạo điểm nhấn về môi 
trường ngoài lớp học, tạo điều kiện cho trẻ được khám phá, trải nghiệm, tăng 
cường vận động ngoài trời, giúp trẻ gần gũi với thiên nhiên, với cuộc sống. Có 
thể nói “vườn cổ tích” là sân chơi bổ ích giúp trẻ biết thêm nhiều câu chuyện cổ 
tích “ngày xửa, ngày xưa” của Việt Nam và thế giới gắn với những nhân vật cổ 
tích huyền thoại. Trẻ được trải nghiệm tô, vẽ hình ảnh các nhân vật trong những 
câu truyện cổ tích mà trẻ thích.
Khu chơi thể thao (cột bóng rổ, thang leo, sân chơi bóng đá mini...) giúp trẻ phát 
triển thể chất, thể lực, nhanh nhẹn, khéo léo, chính xác.
Khu vực chơi với đồ chơi ngoài trời (cầu trượt, đu quay, con lật đật, con ngựa, 
bập bênh, cầu tre, ống chui, nhà bóng...) trẻ được chơi với các loại đồ chơi giúp 
trẻ nhanh nhẹn, khéo léo và phát triển thể chất cho trẻ. Môi trường trong lớp được giáo viên Sắp xếp không gian hợp lí:
+ Gần gũi, quen thuộc với cuộc sống thực hàng ngày của trẻ
+ Có sự phân chia giữa các góc rõ rệt, phù hợp
+ Thiết kế các góc chơi phù hợp diện tích lớp, phù hợp độ tuổi. Đảm bảo cho trẻ 
di chuyển dễ dàng giữa các góc mà không va chạm vào nhau hoặc vấp ngã hay 
va chạm vào đồ vật.
Trang trí: Hình ảnh rõ ràng, sinh động, mầu sắc hài hào, hợp lí, vừa tầm mắt của 
trẻ không quá cao. Tạo ra các góc mở có những sản phẩm của cô và trẻ và phụ 
huynh trưng bày. 
Các góc chơi: Trong lớp học các góc chơi của trẻ được chú trọng và đảm bảo đủ 
số lượng góc cho trẻ chơi. Góc chơi đối với Nhà trẻ chủ đạo là góc Phát triển 
ngôn ngữ, góc hoạt động với đồ vật. Góc chơi đối với mẫu giáo 3 tuổi góc chủ 
đạo là góc nghệ thuật, khối 4 tuổi, 5 tuổi góc chủ đạo là các góc sáng tạo của trẻ 
và góc nghệ thuật, thông qua các góc chơi để trẻ biết nâng niu yêu quý những sản 
phẩm do mình và cô giáo làm ra. Trẻ được trực tiếp làm các loại hình thù, tranh 
vẽ, các loại đồ chơi, phong phú, sáng tạo. 
Các góc chơi được bố trí hợp lí, đảm bảo có sự ken kẽ giữa các góc.
Giáo viên luôn sử dụng các góc chơi trong các thời điểm khác nhau một cách phù 
hợp. Cô cùng trẻ xây dựng nội quy các góc chơi để khi tham gia chơi trẻ cảm thấy 
thoải mái. 
 + Môi trường tổ chức hoạt động:
 Môi trường tổ chức hoạt động được thiết kế để trẻ tham gia các hoạt động 
một cách tích cực, chủ động, và càng độc lập hơn. Cô luôn phối hợp, đổi mới các 
pương pháp tổ chức hoạt động để trẻ cảm thấy hứng thú tham gia các hoạt động 
“Học bằng chơi, chơi bằng học”. Giáo viên luôn biết lựa chọn các hoạt động phù 
hợp với khả năng và lứa tuổi trẻ.
 Giáo viên luôn biết lựa chọn để làm phong phú các hoạt động học và oạt 
động chơi. Luôn tạo cơ hội cho trẻ hoạt động một cách tích cực, chủ động và sáng 
tạo Trẻ luôn được chủ động bày tỏ những ý kiến, ý tưởng của mình mà không 
gò bó khi tham gia các hoạt động. Lồng ghép, tích hợp các hoạt động giáo dục để 
trẻ không cảm thấy bị nhàm chán khi tham gia.
 Khi tổ chức các hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho trẻ giáo viên luôn tạo 
ra nhiều những tình huống thật để trẻ được nhập mình vào các vai diễn tạo cho 
trẻ cảm giác thoải mái và ghi nhớ khi tham gia.
 Tại các góc chơi cá nhân trẻ có nhiều cơ hội thực hành, học hỏi nhiều thứ, 
được thực hiện các hoạt động theo hứng thú của mình; giáo viên sử dụng các góc 
chơi để hỗ trợ cho kế hoạch dạy và học, giáo viên có thể hỗ trợ từng cá nhân và 
từng nhóm nhỏ trong khi trẻ học và chơi. giáo viên quan tâm về mức độ an toàn đối với trẻ, đồng thời đồ chơi còn phù hợp 
với từng lứa tuổi.
* Quán triệt trong đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường trong việc 
nêu cao tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao:
+ Việc xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động ở tất cả các điểm lớp:
Môi trường cho trẻ hoạt động tạo cơ hội cho trẻ tìm tòi, khám phá, phát hiện nhiều 
điều mới lạ, hấp dẫn trong cuộc sống, nhờ đó các kiến thức kỹ năng của trẻ được 
củng cố và bổ sung. Môi trường đa dạng phong phú sẽ gây hứng thú cho trẻ và 
bản thân giáo viên, góp phần hình thành mối quan hệ thân thiện, tự tin giữ cô và 
trẻ, giữa trẻ với trẻ.
Bước vào đầu năm học (ngay từ tháng 8 hằng năm) cùng với việc tựu trường, ổn 
định nề nếp dạy học, nhà trường tập trung phát động phong trào làm đồ dùng dạy 
học, sắp xếp làm vệ sinh lại đồ dùng đồ chơi trong lớp tại tất cả các điểm trường.
Việc sắp xếp các góc chơi, bàn ghế, các loại đồ dùng đồ chơi sao cho hợp lý là 
việc làm giáo viên cần được quan tâm lưu ý nhất. Ví dụ: Đồ dùng vệ sinh cá nhân 
của trẻ như bàn chải răng, khăn mặt, khăn lau tay phải để ở nơi mà thường ngày 
trẻ rửa mặt, đánh răng với độ cao ngang tầm với trẻ, các đồ chơi trưng bày trên 
giá cô phải để ngõ cho trẻ vào và dễ thấy, dễ lấy, dễ sắp xếp lại sau mỗi khi 
dùng
Việc xây dựng các góc phải phù hợp với mục tiêu và yêu cầu giáo dục theo từng 
chủ điểm, vị trí từng góc phải hợp lý thuận tiện cho trẻ hoạt động, góc yên tĩnh ở 
xa góc ồn, ví dụ: Góc xây dựng ở gần góc phân vai và phải ở xa góc sách, góc 
xây dựng thì tránh lối đi lại, góc thiên nhiên đặt ở ngoài hiên Có thể thay đổi 
vị trí hoặc sắp xếp lại một số góc sau mỗi chủ điểm để tạo cảm giác mới lạ kích 
thích sự hứng thú của trẻ. Việc đặt tên cho góc cần phải đơn giản, dễ hiểu phù 
hợp với nội dung từng chủ điểm đang thực hiện, ví dụ khi thực hiện chủ đề bản 
thân thì góc sách có thể đặt tên là "Thư viện của bé" nhưng ở chủ đề "Thực vật" 
góc sách có thể đổi tên là "Thư viện về các loài cây", đồ dùng đồ chơi trong từng 
góc được trưng bày sao cho trẻ dễ thấy, dễ lấy, dễ lựa chọn, những đồ chơi gồm 
nhiều bộ phận cần phải để theo bộ với nhau Đồ dùng trang trí các góc phải đẹp, 
hấp dẫn và được thay đổi theo nội dung của từng chủ đề, sử dụng các khoảng 
trống của mảng tường để trang trí, không trang trí làm che khuất cửa sổ, để cho 
ánh sáng tự nhiên chiếu vào, các mảng tường nhà trường thường quét vôi màu 
sáng tạo cảm giác ấm áp, dễ chịu Đặc biệt phát huy sự linh động sáng tạo của 
từng giáo viên trong công tác xây dựng môi trường lớp học nhằm đạt được hiệu 
quả tốt nhất.
+ Thực hiện chuyên môn:

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chi_dao_nang_cao_chat.docx