Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong trường mầm non

docx 24 trang skquanly 23/04/2025 590
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong trường mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong trường mầm non
 BÁO CÁO KẾT QUẢ 
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
 1. Lời giới thiệu
Như chúng ta đã biết Giáo dục mầm non thực hiện việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ 
từ 3 đến 72 tháng tuổi. Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển toàn 
diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ thẩm mỹ hình thành nhân cách đầu tiên của con 
người mới xã hội chủ nghĩa. Với mục tiêu đó ngành giáo dục đặc biệt quan tâm 
đầu tư cho bậc học mầm non, phấn đấu không ngừng nâng cao chất lượng chăm 
sóc, giáo dục trẻ để phù hợp theo sự phát triển của nền kinh tế xã hội. Để thực 
hiện mục tiêu trên đòi hỏi phải có sự đầu tư về chiến lược con người. Con người phải 
có trình độ năng lực, phẩm chất đạo đức, chính trị, đặc biệt là sức khỏe đây là yếu tố 
quyết định sự thành công của xã hội. 
Để công tác chăm sóc sức khoẻ được thực hiện tốt thì chế độ dinh dưỡng hợp lý là 
vô cùng quan trọng. Chế độ ăn đủ về số lượng và cân đối về chất lượng các chất 
dinh dưỡng. Đủ về số lượng theo nhu cầu dinh dưỡng của từng độ tuổi, theo giới 
tính. Cân đối về chất lượng là cân đối giữa các chất dinh dưỡng protein, lipit, gluxit, 
vitamin, chất khoáng giữa thức ăn nguồn gốc động vật và thực vật. Để đảm bảo 
tính cân đối này trong thực tế cần ăn hỗn hợp nhiều loại thực phẩm và thường 
xuyên thay đổi các món ăn, ngoài ra cũng cần chú trọng công tác vệ sinh cá nhân 
của trẻ. 
Ăn uống là cơ sở của sức khỏe, ăn uống theo đúng nhu cầu dinh dưỡng thì thể 
lực, trí lực phát triển tốt, trẻ khỏe mạnh, thông minh tham gia chơi đùa cùng bạn 
bè và học tập tốt. Vì thế việc chăm sóc nuôi dưỡng để trẻ phát triển và lớn lên 
trong một môi trường giáo dục tốt thì nhiệm vụ của mỗi chúng ta phải chăm sóc 
nuôi dưỡng trẻ ngay từ khi còn nhỏ. Việc chăm sóc nuôi dưỡng không chu đáo sẽ 
ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển thể chất của trẻ sau này.
Thực hiện Quyết định số 3072/QĐ-UBND ngày 28/8/2018 của UBND huyện 
Tam Dương về việc sáp nhập trường mầm non Hoa Sen và trường mầm non Đồng 
Tĩnh thành trường mầm non Đồng Tĩnh. Nhà trường gồm 2 khu có tổng diện tích 
17.900m2 với 777 học sinh. Khu trung tâm của trường được đặt tại khu 9 – Phần 
Thạch, khu lẻ đặt tại khu 4 Đồng Tĩnh. Đối tượng trẻ là con em nông thôn từ khu 
1 đến khu 14 của xã Đồng Tĩnh, 100% học sinh ăn bán trú tại trường, để đảm 
bảo về sức khoẻ cũng như vệ sinh dinh dưỡng vệ sinh an toàn thực phẩm trong 
nhà trường, trong năm qua nhà trường đã đưa ra nhiều biện pháp nâng cao chất 
lượng bữa ăn nhằm khắc phục tình trang suy dinh dưỡng béo phì cho trẻ. Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của mỗi con người, 
một chế độ dinh dưỡng tốt, phù hợp sẽ tạo nên một sức khoẻ tốt cho trẻ sau này. 
Chính vì vậy người ta thường chia các chất dinh dưỡng thành 2 nhóm: Các chất 
đa lượng và vi lượng.
a) Các chất đa lượng: Thường các chất có trên 1g trong chế độ ăn hàng ngày và 
thường cung cấp năng lượng bao gồm protein, lipid, các glucid, phần lớn các chất 
xơ và rượu. Ở trẻ em, sự rối loạn về phát triển thể chất và trí tuệ là biểu hiện 
thường gặp của thiếu năng lượng. Khi thừa năng lượng, khả năng thích ứng của 
cơ thể rất nhỏ nên năng lượng dự trữ của cơ thể dưới dạng tổ chức mỡ tăng lên 
rất nhanh đưa đến tình trạng thừa cân - béo phì. 
- Protein (Chất đạm). 
Ngoài chức năng cung cấp năng lượng, chất protein cũng đóng vai trò cốt yếu 
trong cơ thể, giữ vị trí tối cần thiết, và nó được xem là chất cơ bản của sự sống. 
Protein là thành phần quan trọng của mọi tế bào. Thiếu protein trẻ không thể lớn 
lên và khỏe mạnh được. 
Nguồn cung cấp Protein từ các thức ăn động vật (thịt, cá, trứng, cua...) và thức ăn 
thực vật ( gạo, đậu, mỡ, ngô, khoai...) đều có protein. 
- Lipid (Chất béo) 
 Lipit là một chất dinh dưỡng cung cấp năng lượng rất cao. 1g lipid khi chuyển 
hoá cho 9,3 kcal năng lượng, trong khi đó 1g protein hoặc 1g glucid chỉ cung cấp 
4,1kcal. Trong khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ nếu tỉ lệ lipid (tùy theo lứa tuổi) 
cung cấp khoảng 20- 30% năng lượng thì là hợp lý và cân đối. 
Nguồn cung cấp lipid Lipid được cung cấp từ thức ăn nguồn gốc động vật và thức 
ăn nguồn gốc thực vật. Một số thức ăn thực vật khác cũng chứa một hàm lượng 
chất béo nhất định (vừng, lạc, cùi dừa, đậu tương...). Các loại dầu thực vật có 
chứa nhiều axít béo không no. 
- Glucid (Chất bột đường) 
Có thể nói glucid là chất cung cấp năng lượng chủ yếu cho bữa ăn của trẻ. Ở trẻ, 
nhu cầu chất glucid tương đối cao. Nếu tính trong ba chất sinh nhiệt (đạm, béo, 
bột đường ) thì trong khẩu phần hàng ngày của trẻ tỉ lệ các chất glucid, chiếm 
khoảng 50-70%. Cơ thể nếu thiếu chất glucid dễ sinh chứng hạ đường huyết và 
ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa hấp thu các chất dinh dưỡng khác, vì thế trẻ gầy 
yếu, mệt mỏi, chậm lớn. công của chúng ta quyết định sự thành đạt của đứa trẻ trong tương lai. Nhờ áp 
dụng dinh dưỡng vào cuộc sống sức khoẻ mà khoa học đã khám phá ra tầm quan 
trọng của dinh dưỡng trong đời sống sức khoẻ con người. Do đó mà chế độ dinh 
dưỡng không hợp lý sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và sự phát triển toàn 
diện của trẻ, việc đảm bảo chế độ ăn hàng ngày cho trẻ được an toàn, vệ sinh, 
dinh dưỡng hợp lý cân đối các chất là rất quan trọng và cần thiết trong các bữa ăn 
của trẻ. Để chế biến được những món ăn phong phú, thơm ngon, hấp dẫn, đạt 
tiêu chuẩn về vệ sinh dinh dưỡng cho trẻ đòi hỏi cô nuôi phải luôn luôn tìm tòi, 
học hỏi, khám phá ra những món ăn ngon mới lạ, hấp dẫn để chế biến cho trẻ ăn 
tại trường. Phải tuyên truyền và phối kết hợp chặt chẽ với các bậc phụ huynh về 
công tác chăm sóc, giáo dục và nuôi dưỡng trẻ.
7.2. Thực trạng việc nâng cao chất lượng bữa ăn trong trường Mầm non 
Đồng Tĩnh – huyện Tam Dương – Tỉnh Vĩnh Phúc
7.2.1. Đặc điểm tình hình nhà trường
Thực hiện quyết định số 3072/QĐ-UBND ngày 28/8/2018 của UBND huyện Tam 
Dương về việc sáp nhập trường MN Đồng Tĩnh và trường MN Hoa Sen. 
Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của UBND huyện, phòng GD&ĐT Tam Dương, 
được sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng uỷ, UBND, HĐND xã Đồng Tĩnh, sau khi sáp 
nhập trường đã kiện toàn lại cơ cấu lãnh đạo trong nhà trường. Đến nay trường đã 
đi vào ổn định và có nhiều tiến bộ, cơ sở vật chất của nhà trường đều đã đựơc xây 
dựng kiên cố hóa, đủ các phòng học và phòng chức năng, đồ dùng, đồ chơi phục vụ 
công tác bán trú được trang bị tương đối đầy đủ. Có thể nói đó là sự quan tâm rất 
lớn của các cấp lãnh đạo đối với trường. Đội ngũ CBGV trẻ, nhiệt tình công tác 
chăm sóc giáo dục trẻ cũng như trú trọng thay đổi thực đơn, cân đối dưỡng chất 
phù hợp với trẻ. 
* Thuận lợi 
 Nhà trường có 2 khu mới được xây dựng khang trang, sạch sẽ. Năm 2018 
trường được công nhận trường chuẩn Quốc gia mức độ 2. Năm học 2018- 2019, 
trường có 28 phòng học với 767 học sinh. 100% trẻ đều ăn bán trú và học 2 
buổi/ngày.
Cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, 2 khu bếp sạch sẽ, có tương đối đầy đủ đồ dùng, 
dụng cụ phục vụ cho bếp ăn một chiều, có tủ lưu mẫu thức ăn ...
 Đội ngũ giáo viên tương đối ổn định về số lượng và cơ cấu, có trình độ đạt 
chuẩn 100% (trong đó trên chuẩn đạt 91%). Toàn trường có 44 CB - GV- NV, 
26 đảng viên, 3 CBQL, 38 giáo viên giảng dạy, có 05 giáo viên hợp đồng ngắn 
 * Biểu 2: Đối với giáo viên
 Biết tầm quan trọng của 
 Có kiến thức về các Biết tổ chức tốt các 
 việc nâng cao chất lượng 
 Tổng chất dinh dưỡng hoạt động ăn cho trẻ
 số GV bữa ăn cho trẻ
 T K TB T K TB T K TB
 38 15 10 13 15 13 10 15 10 13
 Nhìn vào Biểu 1, 2 ta thấy cơ sở vật chất còn thiếu nhiều so với số trẻ ăn 
 bán trú tại trường, nhận thức của giáo viên chưa đồng đều, chưa hiểu được tầm 
 quan trọng của các chất dinh dưỡng đối với cơ thể.
 Căn cứ vào thực tế bữa ăn của trẻ với mức đóng góp của phụ huynh là 11.000đ/ 
 trẻ/ ngày. Trẻ ăn tại trường: Mẫu giáo ngày 1 bữa chính, 1 bữa phụ. Nhà trẻ ngày 
 2 bữa chính, 1 bữa phụ theo thực đơn như :
 Biểu 3: Bảng thực đơn đầu năm
 Thứ Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6
 Cơm tẻ Cơm tẻ Cơm tẻ Cơm tẻ Cơm tẻ
 Thịt lợn sốt Cá sốt cà Thịt gà rim Thịt bò xào Thịt kho 
 Bữa chính cà chua. chua. mắm. củ quả trứng cút.
 trưa
 Canh rau cải Canh đậu cà Canh bí đỏ Canh rau Canh củ quả 
 chua. hầm xương. ngót hầm xương
 Quà chiều Mỳ thịt Bánh dầy Sữa nuti Sữa chua Chuối tiêu
 MG
 Quà chiều Sữa nuti Sữa đặc Sữa nuti Sữa chua Chuối tiêu
 NT
 Bữa chính Mỳ thịt nạc Cháo thịt nạc Bún thịt nạc Cháo thịt nạc Mỳ thịt nạc
 chiều NT
 Biểu 4: Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và thể thấp còi đầu năm
 Tỷ lệ
 Đầu năm
 %
Số trẻ cân nặng bình thường cân nặng 705/767 91,9
Số trẻ suy dinh dưỡng vừa 54 7,04
Số trẻ suy dinh dưỡng nặng 8 1,06 của huyện gửi bài tuyên truyền để phát trên hệ thống đài truyền thanh của huyện. 
Từ đó phụ huynh đã nắm được một số kiến thức và kinh nghiệm nuôi dưỡng trẻ, 
như: Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ theo độ tuổi; cách cho trẻ ăn bổ sung; phương 
pháp chăm sóc trẻ bị bệnh; cách giữ gìn môi trường sạch sẽ, thoáng mát.; các điều 
kiện chăm sóc trẻ ở trường, ở nhà
Thường xuyên chỉ đạo các nhóm, lớp trang trí thực hiện tuyên truyền ngay trong 
lớp học, trong trường bằng các hình thức phù hợp như tranh, ảnh, Pano, áp phích, 
bảng tin...vv để phụ huynh nắm được tầm quan trọng của các chất dinh dưỡng đối 
với cơ thể con người đặc biệt đối với trẻ nhỏ để từ đó huy động được sự đồng 
thuận và tham gia ủng hộ nhiệt tình về mọi mặt của các ban ngành và các bậc phụ 
huynh.
 Một số hình ảnh tuyên truyền về dinh dưỡng của nhà trường
Qua các hình ảnh tuyên truyền, qua các buổi họp phụ huynh học sinh nhà trường 
vận động phụ huynh tăng mức ăn của trẻ tại trường từ 11.000đ/trẻ/ngày tăng lên 
12.000đ/trẻ/ngày để đảm bảo chất dinh dưỡng góp phần giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng 
và tạo điều kiện cho các bậc phụ huynh yên tâm công tác.
7.2.2. Biện pháp thứ hai: Bồi dưỡng nâng cao trình độ về dinh dưỡng, cách 
chế biến, cân đối khẩu phần ăn cho đội ngũ giáo viên và giáo viên dinh dưỡng 
trong nhà trường
Bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho giáo viên trên lớp và giáo viên dinh dưỡng về 
chuyên môn nghiệp vụ mầm non, riêng giáo viên dinh dưỡng phải có kỹ năng chế 
biến các món ăn cho trẻ mầm non đảm bảo ngon mắt, ngon mũi, ngon miệng và 
thực hiện nghiêm túc thực đơn đã đề ra. Đảm bảo cho trẻ thường xuyên được thay 
đổi món ăn giúp trẻ ăn ngon miệng, ăn hết xuất. + Cân đối về Lipit: Đối với trẻ em, tỷ lệ Lipit động vật và thực vật là 50/50% 
mỗi loại .
 + Cân đối về gluxit: Gluxit là thành phần cung cấp năng lượng chủ yếu 
nhất trong khẩu phần vì Gluxit có giá thành rẻ nhất đồng thời lại có số lượng 
nhiều nhất. Trong các loại Gluxit còn chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất do 
đó cần cho trẻ ăn đủ và thường xuyên các loại ngũ cốc và rau quả .
+ Cân đối về vitamin:
Vitamin tham gia nhiều chức phận chuyển hoá trao đổi chất quan trọng của cơ 
thể vì vậy phải cung cấp đủ các vitamin. Nếu trong khẩu phần thiếu vitamin sẽ 
làm rối loạn quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng cũng như trao đổi chất của cơ 
thể dẫn tới một số bệnh lý .
 Trong khẩu phần cần nhiều tinh bột thì nhu cầu về vitamin nhóm B cũng cần 
nhiều hơn. Nếu thiếu B1 sẽ ảnh hưởng tới hấp thu và trao đổi Gluxit .
+ Cân đối về chất khoáng: Các chất khoáng giữ vai trò cân bằng để duy trì tính 
ổn định trong đó các chất khoáng trong khẩu phần cần được chú ý, tỷ lệ Ca/P 
trong khẩu phần hợp lý là 1,2/1 và có đủ vitamin D sẽ có lợi ích cho hấp thu Ca,P 
và tạo xương. Nhà trường sử dụng phần mềm tính khẩu phần ăn cân đối cho trẻ 
phối hợp nhiều loại thực phẩm với nhau và đảm bảo đủ lượng theo lứa tuổi.
 Hình ảnh giao diện phần mềm tính ăn Nutrikids

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chi_dao_nang_cao_chat.docx