Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo lập kế hoạch thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới cho trẻ mẫu giáo
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo lập kế hoạch thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới cho trẻ mẫu giáo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo lập kế hoạch thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới cho trẻ mẫu giáo
§Ò tµi: Mét sè biÖn ph¸p chØ ®¹o lËp kÕ ho¹ch thùc hiÖn ch¬ng tr×nh gi¸o dôc mÇm non míi cho trÎ mÉu gi¸o PHẦN MỞ ĐẦU Giáo dục - đào tạo là một bộ phận hết sức quan trọng trong sự nghiệp cách mạng văn hóa dân tộc. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quôc lần thứ X khẳng định “ Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu”. Giáo dục là một trong những nhân tố quyết định sự nghiệp trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Muốn tiến hành tốt thì phải đầu tư phát triển giáo dục - đào tạo. Phát huy mọi nguồn lực con người là yếu tố cơ bản của việc phát triển nhanh và bền vững. Trách nhiệm này đầu tiên đặt lên vai của ngành giáo dục, đòi hỏi cần có sự nghiên cứu tìm tòi, thiết kế nội dung chương trình, đặc biệt là đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học một cách tích cực. Giáo dục không chỉ hoàn thành việc đào tạo những con người thích ứng với xã hội mà còn đào tạo ra những con người có đủ phẩm chất và trí tuệ để đón đầu sự phát triển của xã hội. Cùng với xu thế phát triển chung của xã hội, nhu cầu và phát triển của trẻ em trong những năm gần đây có những thay đổi đòi hỏi cần có chương trình giáo dục phù hợp. Đổi mới chương trình giáo dục trẻ là việc cần làm thường xuyên để đáp ứng với nhu cầu và sự phát triển chung của xã hội. Đổi mới đồng bộ các thành tố của chương trình ( mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức, các điều kiện thực hiện, đánh giá ). Xây dựng chương trình giáo dục mầm non theo hướng tiếp cận phát triển và tiếp cận tích hợp, giáo dục hướng vào trẻ, lấy trẻ làm trung tâm. Nhân dân ta vốn có truyền thống: “Tôn sư trọng đạo” luôn đề cao nghề dạy học. Vì thế là một người cán bộ quản lý đứng trước một ngành học tôi nhận thức được trách nhiệm của chính bản thân mình. Phải suy nghỉ đầu tư vào chỉ đạo thực hiện chương trình mới hiện hành cho giáo viên, tạo mọi điều kiện để từng giáo viên phấn đấu học tập rèn luyện trở thành người chiến sỹ cách mạng trên mặt trận tư tưởng văn hóa, cách mạng của giai cấp công nhân, tinh hoa văn hóa của dân tộc, bồi dưỡng cho trẻ những phẩm chất cao quý và những năng lực NguyÔn ThÞ Thu Nga1 Trêng MÇm Non Liªn Thñy §Ò tµi: Mét sè biÖn ph¸p chØ ®¹o lËp kÕ ho¹ch thùc hiÖn ch¬ng tr×nh gi¸o dôc mÇm non míi cho trÎ mÉu gi¸o PHẦN NỘI DUNG 1. CƠ SỠ KHOA HỌC Trẻ em như búp trên cành Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan. ( Trích thơ Bác Hồ) Bác Hồ của chúng ta có một mong muốn là tất cả trẻ em Việt Nam phải được quan tâm chăm sóc, nuôi dưỡng từ lứa tuổi nhà trẻ - mẫu giáo. Người đã chăm lo đến từng bữa ăn giấc ngủ cho các cháu. Hiểu được lời nói của Bác bản thân là người cán bộ quản lý, chỉ đạo đứng trước một bậc học tôi hiểu rỏ trách nhiệm của mình cần phải làm gì ? để góp phần vào mục tiêu giáo dục mầm non. Nhằm chăm sóc nuôi dưỡng trẻ từ 5 - 6 tuổi đạt chất lượng tốt và việc chỉ đạo thực hiện chương trình giáo dục mầm non cho đội ngũ giáo viên đạt hiệu quả. Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, tình cảm, thẫm mĩ của trẻ em Việt Nam. Phát triển giáo dục mầm non là trách nhiệm chung của các cấp, các ngành và toàn xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của nhà nước. Nhà nước có trách nhiệm quản lý, tăng cường đầu tư cho giáo dục mầm non, hổ trợ cơ sỡ vật chất, đào tạo đội ngũ nhà giáo, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa, tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách để mọi tổ chức, cá nhân và toàn xã hội tham gia phát triển giáo dục mầm non. Xây dựng sự gắn kết chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Mỡ rộng và nâng cao công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức chăm sóc giáo dục trẻ cho các bậc phụ huynh, cha mẹ của trẻ, nhằm phối hợp đa dạng hóa nhiều phương thức chăm sóc giáo dục trẻ em. Chương trình được xây dựng là chương trình khung, bao gồm những nội dung cơ bản cốt lõi và có tính linh hoạt, mềm dẻo làm cơ sỡ cho việc lựa chọn NguyÔn ThÞ Thu Nga3 Trêng MÇm Non Liªn Thñy §Ò tµi: Mét sè biÖn ph¸p chØ ®¹o lËp kÕ ho¹ch thùc hiÖn ch¬ng tr×nh gi¸o dôc mÇm non míi cho trÎ mÉu gi¸o + Mục tiêu được xây dựng cho trẻ cuối độ tuổi nhà trẻ và mẫu giáo theo các lĩnh vực phát triển của trẻ, nhằm hướng đến phát triển trẻ toàn diện về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm - xã hội, thẫm mĩ. + Chú trọng hình thành ở trẻ những chức năng tâm lý, năng lực chung của con người. Phát triển tối đa tiềm năng vốn có, hình thành những kĩ năng sống cần thiết cho trẻ và phù hợp với yêu cầu của gia đình, cộng đồng, xã hội. + Chuẩn bị tốt cho trẻ vào học giai đoạn sau. Nội dung giáo dục mẫu giáo: Được xây dựng theo các lĩnh vực phát triển của trẻ: 4 lĩnh vực ( phát triển thể chất, phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, phát triển tình cảm - xã hội và thẫm mĩ ) - Phương pháp giáo dục: + Tổ chức cho trẻ tham gia vào các hoạt động với các hình thức đa dạng phong phú, đáp ứng các nhu cầu hứng thú và hoạt động tích cực của trẻ. + Tạo cơ hội cho trẻ hoạt động, trải nghiệm khám phá, bằng vận động thân thể và các giác quan dưới nhiều hình thức + Chú trọng tổ chức hoạt động chủ đạo của từng độ tuổi + Chú trọng đến việc trẻ học: “ Như thế nào” hơn là “ học cái gì”, coi trọng quá trình hơn là kết quả hoạt động; học một cách tích cực qua tìm hiểu, trải nghiệm; học thông qua sự hợp tác giữa trẻ với người lớn và giữa trẻ với trẻ. + Coi trọng môi trường tổ chức cho trẻ hoạt động Tạo môi trường kích thích trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo và phát triển phù hợp với từng cá nhân trẻ. Xây dựng các khu vực hoạt động, tận dụng các điều kiện, hoàn cảnh sẵn có của địa phương, sữ dụng các nguyên vật liệu sẵn có (nguyên vật liệu thiên nhiên và nguyên vật liệu tái sử dụng) + Chú trọng việc giao tiếp, gắn bó giữa người lớn với trẻ và trẻ với trẻ, phối hợp các phương pháp hợp lý nhằm tăng cường ở trẻ tính chủ động, tích cực NguyÔn ThÞ Thu Nga5 Trêng MÇm Non Liªn Thñy §Ò tµi: Mét sè biÖn ph¸p chØ ®¹o lËp kÕ ho¹ch thùc hiÖn ch¬ng tr×nh gi¸o dôc mÇm non míi cho trÎ mÉu gi¸o Lệ Thuỷ, chính quyền địa phương. Cơ sỡ vất chất khá đồng bộ, đáp ứng được yêu cầu về đổi mới, lãnh đạo nhà trường năng động, nhiệt tình, sáng tạo. Đội ngũ cán bộ giáo viên đa số trẻ, khỏe, nhiệt tình có trách nhiệm cao, được đào tạo bằng nhiều hình thức, nhạy bén linh hoạt tiếp cận cái mới, cập nhật những kiến thức khoa học một cách nhanh chóng. Ban đại diện cha mẹ trẻ nhiệt tình, tích cực hổ trợ về vật chất và tinh thần, cùng với nhà trường làm tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Nhiều năm liền trường đều đạt danh hiệu trường tiên tiến xuất sắc cấp tỉnh, đạt danh hiệu đơn vị văn hóa và trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2002-2005. Năm học 2009-2010 nhà trường thực hiện chương trình đổi mới hình thức tổ chức giáo dục trẻ từ nhà trẻ đến mẫu giáo, bắt đầu từ tháng 11 năm 2009 phòng giáo dục yêu cầu nhà trường thực hiện thí điểm chương trình giáo dục mầm non mới từ nhóm trẻ 24-36 tháng và 5 lớp mẫu giáo 3 -5 tuổi. Bên cạnh những thuận lợi trường vẫn gặp không ít những khó khăn nhất định. Cơ sỡ vật chất nhà trường ngày càng xuống cấp, những trang thiết bị bên trong, bên ngoài chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra ở trường trọng điểm ảnh hưởng không nhỏ đến việc chỉ đạo thực hiện chương trình này. - Do ảnh hưởng của chương trình đổi mới hình thức, nên một số giáo viên còn lúng túng, thiếu tự tin. - Các cháu chịu ảnh hưởng của chương trình củ nên trẻ còn thụ động. - Tâm lý của một số giáo viên thiếu mạnh dạn, tự tin trong việc thực hiện chương trình, chưa mạnh dạn làm, làm sợ sai, xây dựng kế hoạch còn hình thức, lẫn lộn giữa mục tiêu và nội dung, xây dựng nội dung và các lĩnh vực chưa khoa học, chưa cân đối. NguyÔn ThÞ Thu Nga7 Trêng MÇm Non Liªn Thñy §Ò tµi: Mét sè biÖn ph¸p chØ ®¹o lËp kÕ ho¹ch thùc hiÖn ch¬ng tr×nh gi¸o dôc mÇm non míi cho trÎ mÉu gi¸o Trước hết chúng tôi phát tài liệu cho toàn đội ngũ giáo viên, tự đọc, tự nghiên cứu giáo viên phải hiểu nắm vững mục tiêu, nội dung của chương trình phù hợp với từng độ tuổi. Sau khi hiểu cho giáo viên chỉ ra điểm mới của chương trình giáo dục mầm non. Ví dụ: Nhận biết các ngày trong tuần, sử dụng các lá cây, hoa, đồ hộp nhựa bỏ đi để chắp ghép thành các con côn trùng ngộ nghĩnh như thật ( con bướm, con sâu, con chuồn chuồn...) Lĩnh vực: phát triển thẫm mĩ về âm nhạc như; sáng tác lời mới, nghe nhạc không lời, nhạc cổ điễn. Sau khi tổ chức học lý thuyết, giáo viên đã nắm vững nội dung, mục tiêu, phương pháp tiến hành tổ chức dạy thực hành. Những giáo viên được dự các lớp tập huấn, do sở, phòng giáo dục tổ chức là những giáo viên mà nhà trường tin tưởng và có triển vọng về kinh nghiệm, sáng tạo mỗi giáo viên được phân công dạy một lớp từ bé, nhỡ, lớn tuỳ theo năng lực, những giáo viên đó còn có năng khiếu riêng cho từng lĩnh vực cụ thể. Giáo viên được học tập bằng lý thuyết, được dự giờ thực hành mẫu của giáo viên trường Hoa Hồng, Đồng Mỹ, được xâm nhập vào bài dạy theo chương trình mới, cùng với ban giám hiệu nhất là bản thân chỉ đạo mãng chuyên môn này, tiếp tục trở lại trường tiến hành bồi dưỡng bằng lý thuyết và thực hành cho toàn đội ngũ kể cả những giáo viên năm nay chưa thực hiện nhưng đã tiếp cận dần với chương trình mới. Ngoài những giờ dạy mẫu, chúng tôi còn chỉ đạo giáo viên có năng lực dạy thực hành để cho những giáo viên chưa được học hỏi nhiều tiếp tục dự giờ, thực tế mà nói lúc đầu nhiều giáo viên mặc dầu đã học bằng lý thuyết nhưng chưa hiểu sâu sắc về chương trình mới, nên rất khó trong việc tổ chức hoạt động học cho trẻ. Ban giám hiệu thường xuyên kiểm tra dự giờ: Đối với những giáo viên năng lực còn hạn chế, tôi tranh thủ thời gian để góp ý, trực tiếp các hoạt động của giáo viên, nhằm giúp giáo viên đúc rút kinh nghiệm tại chổ, để giúp giáo NguyÔn ThÞ Thu Nga9 Trêng MÇm Non Liªn Thñy §Ò tµi: Mét sè biÖn ph¸p chØ ®¹o lËp kÕ ho¹ch thùc hiÖn ch¬ng tr×nh gi¸o dôc mÇm non míi cho trÎ mÉu gi¸o Trước hết ban giám hiệu nhà trường xây dựng kế hoạch chung, kế hoạch dài hạn, kế hoạch cho năm học ( dự kiến các chủ đề, phân phối quỹ thời gian cho từng chủ đề cho từng khối lớp ) và phổ biến hướng dẫn tổ chức thực hiện cho giáo viên trong toàn trường. Xây dựng kế hoạch phải tùy theo tình hình thực tế để xây dựng. Khi lập kế hoạch giáo viên cần căn cứ vào những điểm sau đây: - Nội dung chương trình theo độ tuổi trong chương trình giáo dục mầm non - Điều kiện, tình hình thực tế của nhà trường, của địa phương, của lớp mình và khả năng phát triển của trẻ, đồ dùng đồ chơi và thiết bị, nhu cầu và sự tham gia của cha mẹ vào chăm sóc giáo dục trẻ. Dựa vào những căn cứ trên, giáo viên đưa ra các nội dung giáo dục dự kiến thực hiện trong năm học ( đây là những kết quả mong đợi trẻ có thể biết được và có thể làm được ở từng lĩnh vực ) giáo viên có thể lược bớt những nội dung không gần gũi với trẻ trong lớp, cao hơn hoặc thấp hơn so với khả năng của trẻ, hoặc có thể đưa thêm nội dung giáo dục cho phù hợp với khả năng của trẻ và điều kiện ở lớp mình phụ trách. Nội dung giáo dục trẻ theo các lĩnh vực sẽ là cơ sở để giáo viên lập kế hoạch thực hiện chương trình theo tháng/chủ đề. Trước hết phải xác định được những căn cứ để xây dựng kế hoạch giáo dục: - Mục tiêu và nội dung chương trình giáo dục mẫu giáo đã quy định trong chương trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành. - Thời gian quy định trong năm học - Điều kiện cơ sở vật chất và các nguồn lực khác của địa phương, trường, lớp mầm non. - Nhu cầu và trình độ phát triển của trẻ trong lớp mẫu giáo. Dựa vào kế hoạch chung của nhà trường, giáo viên xây dựng kế hoạch cụ thể hàng tháng và hàng tuần cho lớp mình: Giáo viên thực hiện các bước chủ đề NguyÔn ThÞ Thu Nga11 Trêng MÇm Non Liªn Thñy
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chi_dao_lap_ke_hoach.doc