Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động thư viện đạt hiệu quả

doc 22 trang skquanly 18/04/2025 70
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động thư viện đạt hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động thư viện đạt hiệu quả

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động thư viện đạt hiệu quả
 MỤC LỤC
 Mục Nội dung Trang
I Phần mở đầu 2
I.1 Lý do chọn đề tài 2
I.2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 3
I.3 Đối tượng nghiên cứu 3
I.4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 3
I.5 Phương pháp nghiên cứu 3
II Phần nội dung 3
II.1 Cơ sở lý luận 3
II.2 Thực trạng 5
II.3 Giải pháp, biện pháp 8
II.4 Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học 19
III Phần kết luận và kiến nghị 19
III.1 Kết luận 19
III.2 Kiến nghị 20
 Tài liệu tham khảo 22
 ---------------------------------------------------------------------------------------------------- 1
 Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động thư viện đạt hiệu quả
 Nguyễn Thị Thu - Tiểu học Krông Ana thư viện nhằm giúp hoạt động thư viện của nhà trường đạt chất lượng và hiệu quả cao, 
đồng thời qua đó để trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp và nâng cao nghiệp vụ 
công tác của bản thân.
 I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
 - Nghiên cứu đề tài để nhận thức được vị trí, tầm quan trọng của thư viện 
trường học, đề cao vai trò trách nhiệm của Tổ nghiệp vụ.
 - Tìm ra một số biện pháp định hướng cho việc tổ chức các hoạt động thư viện 
đạt hiệu quả, đáp ứng nhu cầu dạy và học. Tổ nghiệp vụ, đặc biệt là cán bộ phụ trách 
công tác thư viện biết chủ động, sáng tạo xây dựng và thực hiện kế hoạch nhằm góp 
phần nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục trong nhà trường.
 I.3. Đối tượng nghiên cứu
 Công tác chỉ đạo tổ chức hoạt động thư viện 
 I.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
 Thư viện trường tiểu học Krông Ana các năm học 2012-2013, 2013-2014, 
2014-2015.
 I.5. Phương pháp nghiên cứu
 - Phương pháp điều tra, 
 - Phương pháp quan sát,
 - Phương pháp trải nghiệm thực tế,
 - Phương pháp nghiên cứu tài liệu,
 II. Phần nội dung
 II.1. Cơ sở lí luận
 Quy chế về tổ chức và hoạt động thư viện trường phổ thông của Bộ Giáo dục 
và Đào tạo đã nêu rõ: “Thư viện trường phổ thông là một bộ phận cơ sở vật chất 
trọng yếu, là trung tâm sinh hoạt văn hoá và khoa học của nhà trường. Nó góp phần 
nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về khoa học, 
xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, tạo cơ sở từng bước thay đổi 
phương pháp dạy học, đồng thời thư viện tham gia tích cực vào việc bồi dưỡng tư 
tưởng chính trị và xây dựng nếp sống văn hoá mới cho các thành viên của nhà 
trường”. 
 Như vậy, thư viện trở thành một bộ phận không thể thiếu trong các nhà trường. 
Việc tổ chức và đẩy mạnh các hoạt động của nó là một việc làm cần thiết. Bởi như đã 
nói trên, thư viện không những là một bộ phận cơ sở vật chất trọng yếu mà còn là nơi 
cung cấp thông tin qua số lượng và chất lượng các loại sách báo, nó là người bạn gần 
gũi nhất, cần thiết nhất của thầy và trò. Sách báo không ngừng nâng cao năng lực 
 ---------------------------------------------------------------------------------------------------- 3
 Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động thư viện đạt hiệu quả
 Nguyễn Thị Thu - Tiểu học Krông Ana động thư viện đã trở thành việc làm thường xuyên và hết sức cần thiết đối với hoạt 
động giáo dục của nhà trường.
 II.2. Thực trạng
 a. Thuận lợi, khó khăn
 - Thuận lợi: Lãnh đạo nhà trường quan tâm đầu tư hoạt động thư viện, phối hợp 
chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường, huy động các nguồn lực 
tham gia vào việc xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục đặc biệt là cơ sở vật 
chất phục vụ các hoạt động thư viện, đáp ứng tốt hơn yêu cầu nâng cao chất lượng 
giáo dục ở nhà trường, phù hợp với nhu cầu học tập của xã hội.
 Nhà trường có thư viện và phòng đọc. Thư viện có đầy đủ bàn ghế, tủ sách và 
được đầu tư bổ sung nhiều loại sách, báo (sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham 
khảo bao gồm sách pháp luật, các tài liệu giáo dục môi trường, giáo dục biển đảo, giáo 
dục kĩ năng sống, giáo dục an toàn giao thông; báo giáo dục thời đại, báo nhân dân, 
các loại báo thiếu nhi...), phục vụ công tác giảng dạy và học tập của giáo viên và học 
sinh.
 Đội ngũ cán bộ viên chức với 47 đồng chí, nhìn chung có trình độ chuyên môn 
vững vàng, có tinh thần trách nhiệm cao, gương mẫu trong mọi lĩnh vực, có lối sống 
lành mạnh, có lập trường tư tưởng vững vàng, trách nhiệm trong công tác. 02 nhân 
viên làm công tác thư viện, thiết bị, năng động sáng tạo trong công tác. 
 Học sinh có ý thức học tập, ham thích đọc sách, chấp hành mọi nội quy thư 
viện đề ra.
 Tổ nghiệp vụ thư viện thường xuyên kiểm tra giám sát và định hướng các hoạt 
động thư viện phù hợp.
 - Khó khăn: Tuy đã cố gắng đầu tư song cơ sở vật chất của thư viện chưa thật 
sự đầy đủ như: chưa có máy tính kết nối internet phục vụ bạn đọc, kho sách còn dùng 
chung với phòng đọc, một số tủ đựng sách đã xuống cấp, phòng thư viện và thiết bị 
dùng chung nên việc sắp xếp bố trí chưa thật sự ngăn nắp và tiện lợi. Số lượng và tỷ lệ 
sách báo chưa cân đối, kinh phí đầu tư cho thư viện còn hạn hẹp.
 Nội dung tổ chức các hoạt động chưa phong phú, hình thức còn đơn điệu, chủ 
yếu tập trung vào việc đầu năm cho mượn sách, cuối năm thu về, vào sổ sách, làm báo 
cáo...
 b. Thành công, hạn chế
 - Thành công: Đa số cán bộ viên chức hiểu được vai trò và tầm quan trọng của 
thư viện trong nhà trường nên đã có trách nhiệm tuyên truyền vận động học sinh tham 
gia vào các hoạt động thư viện một cách tích cực.
 Tổ nghiệp vụ thư viện kịp thời cụ thể hoá kế hoạch của nhà trường, chủ động 
phân công cán bộ thư viện xây dựng kế hoạch hoạt động và tổ chức thực hiện có hiệu 
quả.
 Hình thành được mô hình “Thư viện xanh”, thành lập “Tủ sách dùng chung” 
quyên góp từ những quyển sách cũ của học sinh và giáo viên nên thu hút số lượng bạn 
đọc đến với thư viện ngày càng nhiều.
 ---------------------------------------------------------------------------------------------------- 5
 Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động thư viện đạt hiệu quả
 Nguyễn Thị Thu - Tiểu học Krông Ana viện còn phải kiêm thêm một số công việc của nhà trường nên đôi lúc chưa chú ý đầu 
tư nội dung tổ chức các hoạt động thư viện. 
 e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng.
 Một trong những nguyên nhân ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng hoạt động 
thư viện đó là: Trường đóng trên địa bàn thị trấn Buôn Trấp - trung tâm chính trị, kinh 
tế và văn hóa của huyện. Học sinh trong trường số nhiều là con em cán bộ công chức. 
Đa số các em chăm ngoan, ý thức học tập nghiêm túc, số lượng học sinh khá, giỏi 
tương đối đông nên các em ý thức được tầm quan trọng của việc đọc sách nói riêng và 
tham gia các hoạt động thư viện nói chung. Cha mẹ học sinh quan tâm, thường xuyên 
phối kết hợp với thầy giáo, cô giáo chăm lo cho việc giáo dục, bồi dưỡng vì sự tiến bộ 
của học sinh; đầu tư đầy đủ các loại sách phù hợp với việc bồi dưỡng nâng cao kiến 
thức môn học và các hoạt động giáo dục khác.
 Công tác xã hội hóa giáo dục trong trường đã được chú trọng, huy động được 
nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, tạo được sự đồng thuận cao đối với sự nghiệp giáo 
dục của nhà trường. 
 Tổ trưởng tổ nghiệp vụ (Phó Hiệu trưởng) chịu trách nhiệm chỉ đạo hoạt động 
thư viện, vì vậy đã chỉ đạo xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện đồng bộ, xuyên 
suốt cả năm học. Phát huy được các điều kiện thuận lợi của trường, tích cực tham mưu 
đầu tư cơ sở vật chất, thời gian, nhân lực, tài lực,... phục vụ cho thư viện. Thường 
xuyên tổ chức kiểm tra, hội ý, đánh giá rút kinh nghiệm trong quá trình chỉ đạo thực 
hiện. 
 Tuy vậy, cũng như một số trường tiểu học khác trong huyện, mặc dù đã được 
đầu tư nhiều về cơ sở vật chất, tài chính, trang thiết bị nhưng hoạt động thư viện tại 
trường Tiểu học Krông Ana vẫn còn một số bất cập nêu trên mà nguyên nhân chủ yếu 
là do điều kiện về cơ sở vật chất để phục vụ hoạt động của công tác thư viện mới chỉ 
đáp ứng được các yêu cầu tối thiểu của một trường chuẩn; chưa có phòng máy vi tính 
riêng phục vụ công tác tự học tập, nghiên cứu của học sinh và giáo viên; phòng đọc và 
kho sách dùng chung; một số đồ dùng trong thư viện đã xuống cấp, còn thiếu một số 
loại sách tham khảo giành cho giáo viên, sách chưa đủ đáp ứng nhu cầu mượn của học 
sinh; cách tổ chức một số hoạt động chưa thực sự phù hợp; việc tuyên truyền vận 
động độc giả đến với thư viện chưa hấp dẫn, chưa lôi cuốn, chưa thực hiện triệt để các 
nội quy quy chế của thư viện, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác của cán 
bộ thư viện còn hạn chế. Mặt khác do trường dạy học 2 buổi/ngày, công việc của giáo 
viên ở trường lớp còn quá tải nên thời gian để đến thư viện tìm hiểu, nghiên cứu còn 
ít; học sinh phải dành thời gian cho việc học tập trên lớp quá nhiều, hơn nữa nhiều em 
còn ham mê các trò chơi khác hơn việc đọc sách nên chưa thật sự quan tâm đến việc 
 ---------------------------------------------------------------------------------------------------- 7
 Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động thư viện đạt hiệu quả
 Nguyễn Thị Thu - Tiểu học Krông Ana Hằng năm cứ vào đầu năm học cán bộ thư viện phân loại sách, lập kế hoạch 
cho giáo viên mượn sách theo đúng nhu cầu. Đối với học sinh, đa số các em được gia 
đình mua sắm đầy đủ các loại sách vở nên ít khi có học sinh đến thư viện để mượn 
sách. Tuy nhiên, nhà trường vẫn có kế hoạch cho mượn sách đối với những học sinh 
có hoàn cảnh khó khăn, học sinh có nhu cầu mượn các loại sách tham khảo hoặc các 
tài liệu học tập liên quan. Để làm được việc này, Tổ nghiệp vụ thông báo đến tất cả 
giáo viên chủ nhiệm, cho học sinh đăng kí mượn và cam kết giữ gìn bảo quản sách 
cẩn thận. Cuối mỗi học kì, cán bộ thư viện làm thủ tục thu sách từ giáo viên và học 
sinh.
 Đối với học sinh thuộc con gia đình chính sách hoặc đồng bào dân tộc, thư viện 
làm hồ sơ cấp phát sách miễn phí theo quy định Nghị định 74 của Chính phủ.
 Phòng đọc mở cửa thường xuyên vào các ngày trong tuần. Cán bộ thư viện lên 
kế hoạch từng tuần, lên lịch đọc sách cụ thể cho các lớp để giữ cho thư viện được yên 
lặng, tránh tình trạng quá tải học sinh vào các giờ ra chơi. 
 Để tăng thêm vốn tài liệu của bạn đọc, thư viện nhà trường phát động phong 
trào quyên góp sách, báo, tạp chí đưa về “tủ sách dùng chung” của thư viện. Hoạt 
động này tạo được sự hứng thú cho giáo viên và học sinh tham gia, thúc đẩy phong 
trào đọc sách báo của nhà trường ngày một phát triển. 
 - Tổ chức tuyên truyền giới thiệu sách:
 Tuyên truyền, giới thiệu sách là hoạt động nghiệp vụ quan trọng trong các thư 
viện trường học. Hoạt động này nhằm lôi cuốn bạn đọc đến thư viện một cách nhanh 
chóng và hữu hiệu nhất. 
 Để việc tuyên truyền, giới thiệu sách đạt hiệu quả đòi hỏi người cán bộ thư viện 
phải biết kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa nghiệp vụ thư viện, kĩ năng sư phạm, khả 
năng viết, khả năng tổ chức và trình bày. Mục đích tuyên truyền, giới thiệu sách báo 
trong thư viện nhà trường nhằm khai thác hiệu quả vốn tài liệu thư viện phục vụ nhu 
cầu giảng dạy, học tập của giáo viên và học sinh; giúp thầy và trò nắm được nội dung 
cuốn sách, báo để có nhu cầu sử dụng, phục vụ việc dạy và học đạt hiệu quả cao nhất. 
 Có nhiều cách để giới thiệu sách đến với bạn đọc. Đối với giáo viên có thể giới 
thiệu trong các buổi họp hội đồng, sinh hoạt chuyên môn; giới thiệu trên bảng thông 
báo của thư viện, phòng giáo viên...Với học sinh giới thiệu sách trên bảng thông báo 
của thư viện, giới thiệu với giáo viên chủ nhiệm, giới thiệu trong các buổi chào cờ, 
sinh hoạt tập thể toàn trường... 
 Một hình thức giới thiệu sách mà tổ nghiệp vụ hướng dẫn cán bộ thư viện 
thường làm và đạt hiệu quả cao, thu hút được sự chú ý của nhiều bạn đọc góp phần 
thu hút sự ham thích tham gia các hoạt động thư viện đó là thực hiện hoạt động giới 
thiệu thông qua buổi sinh hoạt chủ điểm, qua tiết chào cờ đầu tuần.
 ---------------------------------------------------------------------------------------------------- 9
 Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động thư viện đạt hiệu quả
 Nguyễn Thị Thu - Tiểu học Krông Ana

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chi_dao_hoat_dong_thu.doc