Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường Tiểu học
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường Tiểu học
MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG Mơ ĐAU 1. Lý do chọn đê tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 2 3. Khách thế và đối tượng nghiên cứu 2 4. Giả thuyết khoa học 2 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 2 6. Phạm vi nghiên c ứu 3 7. Phương pháp nghiên cứu 3 NỘI DUNG Chương 1: Cơ sở lí luận vê việc chỉ đạo hoạt động giáo dục đạo 4 đức cho học sinh 1.1. Căn cứ khoa học của đề tài 4 1.2.Khái quát về lý luận quản lý và quản lý giáo dục 6 1.3.Giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học 7 1.4. Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường tiểu học 9 1.5.Tầm quan trọng của việc chỉ đạo hoạt động giáo dục đạo 9 đức cho học sinh tiểu học Chương 2: Thực trạng chỉ đạo hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường tiểu học 2.1. Đặc điểm của nhà trường 11 2.2. Thực trạng đạo đức của học sinh trong nhà trường 11 2.3. Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức ở nhà trường 12 2.4. Nguyên nhân của những hạn chế 13 Chương 3. Đê xuât và thực nghiệm một số biện pháp chỉ đạo hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường tiểu học 3.1. Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động giáo dục đạo đức cho 14 học sinh trong nhà trường 3.2. Thực nghiệm khoa học và kết quả 24 KÊT LUẬN VÀ KHUYÊN NGHỊ 1. Kết luận 27 2. Khuyến nghị 27 TÀI LIỆU THAM KHAO cha mẹ: 20% - 50% - 64%. Tỉ lệ không chấp hành luật giao thông: 4% - 35 % - 75%. Càng lên các bậc học trên, tỉ lệ vi phạm đạo đức càng tăng. Từ đó có thể thấy rằng vấn đề đạo đức của học sinh nước ta hiện nay đang ở tình trạng báo động. Chính vì vậy, trong giai đoạn hiện nay, vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh trở nên cấp bách và cần thiết. Ngay từ lứa tuổ i học sinh T iểu học, giáo dục đạo đức cho học sinh lại càng phải quan tâm và đặc biệt coi trọng, bởi vì đây là bậc học đầu tiên, là “ nền móng” cho cả quá trình giáo dục sau này. Xuất phát từ những lí do nêu trên, qua b ốn năm giữ cương vị Phó hiệu trưởng và phụ trách mảng giáo dục đạo đức cho học sinh, tôi đã tích lũy và đúc rút được kinh nghiệm: “Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường tiểu học”. Xin trân trọng trao đổi cùng các bạn đồng nghiệp. 2. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu thực trạng và đề xuất một số biện pháp chỉ đạo hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở trường tiểu học. 3. Khách thể và đối tượng nghiên c ứu - Khách thể nghiên cứu: Công tác quản lí hoạt động giáo dục đạo đức ở trường tiểu học. - Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp chỉ đạo hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường tiểu học. 4. Giả thuyết khoa học Nếu đưa ra được các biện pháp chỉ đạo hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh đúng đắn và phù hợp thì hiệu quả và chất lượng của hoạt động giáo dục đạo đức ở nhà trường sẽ được nâng cao. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lí luận về việc chỉ đạo hoạt động giáo dục đạo đức học sinh tiểu học. - Khảo sát, đánh giá thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh trong t rường tiểu học. - Đề xuất biện pháp chỉ đạo giáo dục đạo đức và thực nghiệm các biện pháp vào thực tế trường tiểu học. NỘI DUNG Chương 1 CƠ SƠ LÍ LUẬN VỀ VIỆC CHỈ ĐẠO HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH 1.1. Căn cứ khoa học của đề tài 1.1.1. Căn cứ vào nhiệm vụ năm học 2017 - 2018 Năm học 2017- 2018 là năm học tiếp tục thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XV, Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện Thanh Trì lần thứ XXIII vớ i những nhiệm vụ trọng tâm, đó là: - Tiếp tục thực hiện tốt cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, lồng ghép với cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. Đặc biệt coi trọng việc giáo dục phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp, nhân cách nhà giáo; tạo cơ hội, động viên, khuyến khích giáo viên, cán b ộ quản lí giáo dục học tập và sáng tạo. - Tiếp tục đẩy mạnh triển khai các cuộc vận động của ngành giáo d ục Hà Nội; xây dựng phong trào thi đua “Xây dựng trườ ng học thân thiện, học sinh tích cực”. + Tăng cường giáo dục đạo đức và kỹ năng sống cho học sinh thông qua các môn học và các hoạt động giáo dục, đồng thời chủ động phối hợp với gia đình và cộng đồng trong việc giáo dục đạo đức và kĩ năng sống cho học sinh, xây dựng quy tắc ứng xử văn hóa trong và ngoài nhà trường. + Đẩy mạnh việc xây dựng trường học xanh, sạch, đẹp. Đưa các nội dung giáo dục văn hóa truyền thống, tuyên truyền giáo dục về lịch sử địa phương, đặc biệt truyền thống của Thủ đô ngàn năm văn hiến; tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, tổ chức các trò chơi dân gian, hoạt động tập thể phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương. 1.1.2. Căn cứ vào các kết quả nghiên cứu về giáo dục đạo đức Từ xưa đến nay, trong mọi thời đại, đạo đức có vai trò quan trọng trong xã hội vớ i những chuẩn mực giá trị đúng đắn, đạo đức là một bộ phận trong nền tảng trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra”. Quản lí là một hoạt động có chủ đích, có định hướng được tiến hành bởi một chủ thể quản lí nhằm tác động lên khách thể quản lí để thực hiện các mục tiêu của công tác quản lí. * Chức năng quản lí Quản lí gồm có 4 chức năng cơ bản là: dự báo và lập kế hoạch; tổ chức thực hiện kế hoạch; lãnh đạo (chỉ đạo) thực hiện kế hoạch; kiểm tra, đánh giá. - Chức năng lập kế hoạch: Là chức năng cơ bản trong quản lí. Lập kế hoạch là việc lựa chọn một trong những phương án hành động trong tương lai cho toàn bộ và cho từng bộ phận của mỗi hệ thống quản lí, nó bao gồm sự lựa chọn mục tiêu, xác định phương thức để đạt được các mục tiêu. - Chức năng tổ chức: Có tính quyết định, vì nếu không tổ chức được sẽ không quản lí được. Tổ chức là quá trình s ắp xếp, xếp đặt một cách khoa học những yếu tố, những con ngườ i, những dạng hoạt động thành một hệ toàn vẹn nhằm đảm bảo cho chúng tương tác với nhau một cách tối ưu. - Chức năng lãnh đạo, chỉ đạo: Là huy động lực lượng để thực hiện kế hoạch, là biến những mục tiêu trong d ự kiến thành kết quả thực hiện. Phải giám sát các hoạt động, các trạng thái vận hành của hệ đúng tiến trình, đúng kế hoạch. Khi cần thiết phải điều chỉnh, nhưng không làm thay đổi mục tiêu, hướng vận hành của hệ nhằm giữ vững mục tiêu chiến lược đề ra. - Chức năng kiểm tra, đánh giá: Trong công tác quản lí không thể thiếu hoạt động kiểm tra đánh giá. Nhiệm vụ của kiểm tra là nhằm đánh giá thực trạng của hệ, xem mục tiêu dự kiến ban đầu của toàn bộ kế hoạch đã đạt được ở mức độ nào. Kiểm tra nhằm kịp thờ i phát hiện những sai sót trong quá trình ho ạt động, tìm ra nguyên nhân thành công, thất bại giúp cho chủ thể quản lí rút ra những bài học kinh nghiệm. Như vậy kiểm tra là chức năng của mọ i nhà quản lí; có kiểm tra mà không đánh giá coi như không có kiểm tra, không có kiểm tra coi như không có hoạt động quản lí. 1.2.2. Quản lí giáo dục Tác giả Đặng Quốc Bảo cho rằng: “Quản lí giáo dục là hoạt động điều hành cầu, chuẩn mực giá tr ị đạo đức- xã hội thành những phẩm chất đạo đức cá nhân, làm cho cá nhân đó trưởng thành về mặt đạo đức, công dân đáp ứng được yêu cầu xã hội. Về bản chất, giáo dục đạo đức là quá trình biến hệ thống các chuẩn mực đạo đức từ những đòi hỏ i bên ngoài của xã hội đối vớ i cá nhân thành những đòi hỏi bên trong c ủa cá nhân, thành niềm tin, nhu cầu, thói quen của người được giáo dục. Quá trình giáo d ục đạo đức giúp cho mỗi cá nhân nhận thức đúng các giá trị đạo đức, biết hành động theo lẽ phải, công bằng và nhân đạo, biết sống vì mọi người, vì gia đình, vì sự tiến bộ và sự phồn vinh của đất nước. Trong đó mục tiêu quan trọng nhất của giáo dục đạo đức là hình thành được những thói quen hành vi đạo đức. * Mục tiêu của giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học Ở bậc Tiểu học, mục tiêu giáo d ục đạo đức nhằm giúp học sinh: + Có hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi đạo đức và chuẩn mực hành vi mang tính pháp lu ật phù hợp vớ i lứ a tuổ i trong quan hệ của các em với bản thân; với người khác, với công viêc, với cộng đồng, đất nước, nhân loại; với môi trườ ng tự nhiên và ý nghĩa của việc thực hiện theo các chuẩn mực đó. + Bước đầu hình thành kỹ năng nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và những ngườ i xung quanh theo chuẩn mực đã học; kỹ năng lựa chọn và thực hiện các hành vi ứng xử phù hợp chuẩn mực trong các quan hệ và tình huống đơn giản, cụ thể của cuộc sống. + Bước đầu hình thành thái độ tự trọng, tự tin vào khả năng của bản thân, có trách nhiệm với hành động của mình, yêu thương tôn trọng con người; yêu cái thiện, cái đúng, cái tốt; không đồng tình với cái ác, cái sai, cái xấu. 1.4. Quản lí giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường tiểu học Quản lí giáo d ục đạo đức là quá trình tác động có định hướng của chủ thể quản lí lên các thành tố tham gia vào quá trình hoạt động giáo dục đạo đức nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục đạo đức. Nội dung công tác quản lí giáo dục đạo đức gồm: Chương 2 THỰC TRẠNG CHỈ ĐẠO HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC 2.1. Đặc điểm của nhà trường Trường Tiểu học tôi đang công tác là một ngôi trường với bề dày thành tích đáng tự hào: nhiều năm liền đạt danh hiệu Trường tiên tiến, Công đoàn vững mạnh. Trường đã có 45 lượt giáo viên dạy giỏi - chiến sĩ thi đua cấp huyện, có 05 giáo viên dạy giỏi cấp thành phố. Chất lượ ng giáo dục các mặt của nhà trường luôn là một trong những trường dẫn đầu của huyện. Tổng số cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong nhà trường gồm 67 đồng chí, trong đó ban giám hiệu là 3 đồng chí. Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm, đi sâu đi sát trong mọ i hoạt động giáo dục của nhà trường; đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học. Đặc biệt, giáo viên trong trườ ng có trình độ chuyên môn vững vàng, nhiệt tình trong công tác, không ngừng trau dồi, học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Đó là điều kiên thuận lợi cho công tác giáo d ục đạo đức nói riêng, công tác giáo d ục nói chung c ủa nhà trường. Những năm gần đây, tốc độ đô thị hóa, s ự tăng dân số cơ học của xã ngày một gia tăng gây áp lực cho nhà trường. Sĩ số học sinh toàn trường qua từng năm tăng nhanh (năm học 2014-2015: 1540 học sinh; năm học 2015- 2016: 1718 học sinh, năm học 2016- 2017: 1876 học sinh, năm học 2017- 2018: 2084 học sinh). Sân trường hẹp so với tổng số học sinh toàn trường gây khó khăn cho việc tổ chức các hoạt động tập thể của nhà trường. Mặt khác, học sinh nhà trường không đồng đều về trình độ nhận thức, môi trườ ng giáo dục gia đình của các em không giống nhau. Những yếu tố trên chính là những khó khăn cho công tác giáo dục đạo đức học sinh của nhà trường. 2.2. Thực trạng đạo đức của học sinh trong nhà trường Kết quả đánh giá hạnh kiểm (phẩm chất, năng lực) cuối năm của nhà trường: 100% s ố học sinh đạt. Tuy nhiên, do đặc điểm tâm lí lứa tuổi của học sinh Tiểu học, những hành vi đạo đức của các em dễ hình thành song chưa trở thành thói quen đạo đức ngay vì các em dễ quên nên có những lúc vẫn có hiện tượng học sinh vi phạm đạo đức.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chi_dao_hoat_dong_gia.docx