Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo giúp nâng cao giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trong trường mầm non Họa Mi

docx 23 trang skquanly 16/04/2024 1650
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo giúp nâng cao giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trong trường mầm non Họa Mi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo giúp nâng cao giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trong trường mầm non Họa Mi

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo giúp nâng cao giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trong trường mầm non Họa Mi
 SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giúp nâng cao giáo dục KNS cho trẻ trong trường MN Họa Mi
 MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO GIÚP NÂNG CAO GIÁO DỤC KỸ 
 NĂNG SỐNG CHO TRẺ TRONG TRƯỜNG MẦM NON HỌA MI.
 I. Phần mở đầu:
 1. Lý do chọn đề tài.
 Những ngày qua, báo chí không ngừng chia sẻ câu chuyện đau lòng về 
những học sinh hành hung giáo viên trong lớp. Kĩ năng sống trong môi trường 
học đường đang dừng lại ở những câu từ mà chưa được áp dụng chân thực trong 
thực tế cuộc sống của các em học sinh. Ta vẫn thường nói, “Uốn cây từ thuở còn 
non/ Dạy con từ thuở con còn bi bô”. Trẻ em như những cây non, muốn khôn 
lớn trưởng thành thì ngày nhỏ cần được uốn nắn, dạy dỗ. Kĩ năng sống là những 
bài học đường đời đầu tiên cho các em về cuộc sống, về cách cư xử với mọi 
người và với chính bản thân mình. 
 Mọi lứa tuổi đều cần trau dồi kĩ năng sống và mầm non là giai đoạn hoàn 
hảo để bắt đầu hành trình này. Theo UNESCO, 8 tuổi đã là quá trễ để giáo dục 
KNS. Khi đến độ tuổi này, trẻ đã hình thành cho mình phần lớn các giá trị, nếu 
không có sự thay đổi sâu sắc về trải nghiệm trong đời thì khó mà lĩnh hội thêm 
giá trị sau độ tuổi này. Trẻ từ dưới 2 tuổi đã bắt đầu tiếp thu từ môi trường sống 
xung quanh, như giọng nói của người lớn khi trò chuyện với trẻ, cách thức tiếp 
xúc với trẻtất cả đều tác động đến sự phát triển của trẻ. Trong hành trình học 
hỏi không ngừng ấy, trẻ được học hỏi những điều hay, lẽ phải bên cạnh những 
bài học trên lớp, phát triển trong mình năng lực để ứng phó, vượt qua những 
thách thức. Những kiến thức cần thiết ấy sẽ giúp trẻ lựa chọn giá trị sống tích 
cực, phòng tránh những hành động theo cảm tính gây nguy hiểm trong đời 
thường.
 Giáo dục KNS nhằm giúp trẻ phát triển hài hòa, toàn diện về nhân cách. 
KNS là những bài học về cuộc sống được cụ thể hóa thành hành động trong quá 
trình hoạt động thực tiễn với bản thân, với người khác, với xã hội, ứng phó trước 
những tình huống, giao tiếp, ứng xử với mọi người, giải quyết mâu thuẫn trong 
mối quan hệ và thể hiện bản thân một cách tích cựcGiáo dục KNS cho trẻ 
 1
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Trang SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giúp nâng cao giáo dục KNS cho trẻ trong trường MN Họa Mi
 Trên cơ sở thực trạng KNS của trẻ trong độ tuổi Mầm non hiện 
nay ảnh hưởng lớn đến việc phát triển toàn diện của trẻ sau này, chăm sóc 
cho đứa trẻ trở thành con người có ích cho xã hội, bản thân tôi đã tìm tòi và đề 
ra các giải pháp dạy KNS cho trẻ mầm non nhằm tạo được sự chuyển biến 
tích cực về các mặt phát triển của trẻ ở đơn vị tôi công tác nói riêng và góp phần 
phát triển thế hệ trẻ lứa tuổi mầm non nói chung trở thành con người vừa 
cóđạo đức vừa có trí tuệ, sức khỏe để trở thành những chủ nhân tương lai của 
đất nước. 
 3. Đối tượng nghiên cứu.
 Một số biện pháp chỉ đạo giúp nâng cao giáo dục KNS cho trẻ trong 
trường MN Họa Mi
 4. Giới hạn của đề tài.
 - Nội dung: nghiên cứu một số biện pháp chỉ đạo giúp nâng cao giáo dục 
KNS cho trẻ trong trường MN Họa Mi
 - Đối tượng khảo sát: 18/18 giáo viên và học sinh trong độ tuổi Mầm non 
Họa Mi.
 - Thời gian: Từ tháng 9/2017 đến tháng 3/2018
 5. Phương pháp nghiên cứu.
 - Phương pháp điều tra, nghiên cứu. 
 - Phương pháp luyện tập, thực hành. 
 - Phương pháp kiểm tra, đánh giá. 
 - Phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp. 
 - Phương pháp tổng kết và rút kinh nghiệm 
 II. Phần nội dung
 1. Cơ sở lý luận 
 Trong hệ thống giáo dục, giáo dục Mầm non có một vị trí đặc biệt quan 
trọng trong việc đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Chất 
lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non tốt có tác dụng rất lớn đến chất 
lượng giáo dục ở bậc học tiếp theo.Giáo dục KNS cho trẻ lứa tuổi Mầm non 
 3
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Trang SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giúp nâng cao giáo dục KNS cho trẻ trong trường MN Họa Mi
năng lực người học; chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống và ý 
thức chấp hành pháp luật cho học sinh, sinh viên. 
 Một nghiên cứu gần đây về sự phát triển trí não của trẻ cho thấy khả 
năng giao tiếp, khả năng biết tự kiểm soát, thể hiện các cảm giác của mình, biết 
cách ứng xử phù hợp và biết tự cách giải quyết các vấn đề cơ bản một cách tự 
lập rất quan trọng đối với trẻ. Chính vì vậy, việc đi sâu lồng ghép dạy KNS 
cho trẻ phù hợp với từng độ tuổi từ lứa tuổi Mầm non vô cùng cần thiết và 
quan trọng hàng đầu. 
 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu 
 Một cá nhân nếu có đầy đủ kiến thức trong cuộc sống nhưng lại chưa 
có kỹ năng cuộc sống và biết sử dụng linh hoạt kỹ năng này thì không đảm bảo 
cá nhân đó có thể đưa ra các quyết định hợp lý, giao tiếp có hiệu quả và có mối 
quan hệ tốt với mọi người. Kỹ năng sống chính là năng lực tâm lý xã hội để đáp 
ứng và đối phó những yêu cầu và thách thức trong cuộc sống hằng ngày.
 Biết giới thiệu về bản thân và gia đình mình trước đám đông, biết mình 
đang học lớp nào, thích cái gì và điạ chỉ nhà mình ở đâu. Nhận biết các ưu 
khuyết điểm của bản thân. Biết cách ứng xử với mọi người xung quanh. Học 
cánh lắng nghe mọi người và đối đáp. Nhận biết những hoàn cảnh không an 
toàn, cách giữ an toàn cho mình nơi công cộng như trong sân trường, công viên, 
siêu thị, khi gặp người lạ.
 Để việc nghiên cứu đạt hiệu quả, ngay từ đầu năm học tôi đã làm khảo sát 
nhằm đánh giá vốn KNS hiện tại của trẻ trước khi thực hiện đề tài và mức độ 
kiến thức dạy KNS cho trẻ của giáo viên. 
 Bảng khảo sát trẻ về vốn kỹ năng sống
 Kết quả
 Nội dung khảo sát Số 
 Tỷ lệ
 lượng
 Trẻ mạnh dạn, tự tin 125/350 35,7%
 5
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Trang SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giúp nâng cao giáo dục KNS cho trẻ trong trường MN Họa Mi
dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong điều kiện 
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Tôi đã 
mạnh dạn đề xuất một số biện pháp chỉ đạo nâng cao kỹ năng sống 
cho trẻ trong nhà trường.
3. Nội dung và hình thức của giải pháp:
 a. Mục tiêu của giải pháp
 Giúp giáo viên nhận thức sâu sắc về việc dạy trẻ KNS và từ đó đưa ra các 
phương pháp thích hợp để dạy KNS cho trẻ.
 Xác định những kỹ năng sống cơ bản cần dạy trẻ ở lứa tuổi mầm non.
 Cụ thể hóa nội dung những kỹ năng cơ bản mà giáo viên cần dạy trẻ. 
 Trẻ nắm vững các kỹ năng cơ bản, cần thiết phù hợp lứa tuổi.
 b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.
 Biện pháp 1: Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tự bồi dưỡng rèn 
luyện. 
 Người giáo viên trước hết phải là nhà giáo dục, có tác động tích cực đến 
học sinh thông qua bản thân nhân cách của mình. Bản thân nhân cách của người 
giáo viên có vai trò như một năng lực tổng hợp. Bên cạnh đó người giáo viên 
cần có những năng lực nghề nghiệp mới. Kết hợp với những năng lực truyền 
thống như: năng lực phát hiện và nhận biết đầy đủ, chính xác và kịp thời sự phát 
triển của học sinh, những nhu cầu được giáo dục của từng học sinh. 
Đối với giáo viên mầm non đây là năng lực đặc biệt quan trọng vì sự phát 
triển về các mặt của trẻ ở lứa tuổi mầm non diễn ra rất nhanh, nhưng lại không 
đồng đều; năng lực đưa ra được những nội dung và biện pháp giáo dục đúng 
đắn, kịp thời, phù hợp với nhu cầu của người học và yêu cầu của mục tiêu giáo 
dục, năng lực nhìn nhận sự thay đổi trong nhận thức, kỹ năng thái độ và tình 
cảm của học sinh. Năng lực đánh giá giúp nhìn nhận tính đúng đắn của chẩn 
đoán và đáp ứng, quan hệ đồng nghiệp, quan hệ với phụ huynh học sinh và nhất 
là quan hệ với học sinh, năng lực tiến hành dạy học và giáo dục. Căn cứ vào 
 7
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Trang SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giúp nâng cao giáo dục KNS cho trẻ trong trường MN Họa Mi
viên. 
 Việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trong nhà trường là việc làm 
thường xuyên, liên tục theo kế hoạch hàng tháng, hàng tuần của Ban giám hiệu 
nhà trường. 
 Đặc điểm lao động sư phạm của giáo viên mang tính đặc thù về đối tượng, 
phương tiện, thời gian và sản phẩm lao động. Lao động sư phạm của người giáo 
viên hết sức phức tạp, tinh tế, đầy khó khăn và là một sứ mạng hết sức nặng nề 
là đào tạo thế hệ tương lai cho đất nước. Vì vậy đòi hỏi đội ngũ giáo viên phải 
thường xuyên học tập, rèn luyện, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng, có trình độ đạt 
chuẩn và trên chuẩn, có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn nghiệp 
vụ. Nhu cầu này là nhu cầu cơ bản của mỗi người giáo viên. Xác định được việc 
muốn nâng cao chất lượng giáo dục KNS cho học sinh thì trước tiên giáo viên 
phải có nhận thức hơn ai hết về những nội dung dạy trẻ, để giúp giáo viên có 
vốn kinh nghiệm nhận thức sâu sắc về việc dạy KNS cho trẻ thì việc xây dựng 
kế hoạch bồi dưỡng là một việc làm không thể thiếu. Ngay từ đầu năm học giáo 
viên phải lập kế hoạch giáo dục KNS lồng ghép vào các chủ đề cho phù hợp.
 Muốn giáo viên dạy được trẻ các KNS thì đòi hỏi thao tác của giáo viên 
phải chuẩn mực và có sự thống nhất, những kỹ năng này phải được các cô giáo 
hướng dẫn giống nhau không có sự lệch lạc mỗi lớp hướng dẫn một kiểu thì sẽ 
rất khó cho việc kế thừa từ lớp nhỏ đến lớp lớn.
 Phát đĩa dạy trẻ các kỹ năng tự phục vụ cho giáo viên quan sát.
 Cho giáo viên tập thực hành các thao tác để dạy trẻ giống như trong đĩa 
 Đối với tâm sinh lý trẻ em dưới sáu tuổi thì có nhiều kỹ năng quan 
trọng mà trẻ cần phải biết trước khi tập trung vào học. Thực tế kết quả của 
nhiều nghiên cứu đều cho thấy các kỹ năng quan trọng nhất trẻ phải học vào thời 
gian đầu của năm học là chính là những KNS như: sự hợp tác, tự kiểm soát, tính 
tự tin, tự lập, tò mò, khả năng thấu hiểu và giao tiếp. Việc xác định được các kỹ 
năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi sẽ giúp giáo viên lựa chọn đúng những nội 
dung trọng tâm để dạy trẻ . 
 9
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Trang SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giúp nâng cao giáo dục KNS cho trẻ trong trường MN Họa Mi
rửa mặt. Dạy trẻ cách rửa tay trước mỗi bữa ăn, sau khi đi vệ sinh và nhận biết 
khi nào thì quần áo của mình bị bẩn cần phải giặt, biết để dạy trẻ thói quen tóc 
tai luôn gọn gàng và chọn trang phục phù hợp với từng hoàn cảnh, hoặc biết 
giúp người lớn dọn dẹp, không làm ảnh hưởng đến người xung quanh. 
 Hình ảnh trẻ rửa tay, nhặt rác
 + Kỹ năng hợp tác: Bằng các trò chơi, câu chuyện, bài thơ, bài hát giáo 
viên giúp trẻ học cách cùng làm việc với bạn, hợp tác với mọi người trong quá 
trình chơi, đây là một công việc không nhỏ đối với trẻ lứa tuổi này. Khả năng 
hợp tác sẽ giúp trẻ biết cảm thông và cùng làm việc với các bạn. Giúp trẻ hiểu 
được tầm quan trong khi làm việc có sự chia sẻ và ủng hộ của người khác Đối 
với trẻ 5 tuổi đã có thể làm được những công việc đơn giản như tự xếp gọn đồ 
chơi của mình thật ngăn nắp. Mục đích của việc này chính là dạy trẻ cách trân 
trọng những gì mình đang có cũng như ý thức trách nhiệm với những thứ là của 
mình. Trẻ biết hợp tác cùng nhau trong khi chơi, không tranh giành đồ chơi.
 + Kỹ năng khám phá: Đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất 
cần có ở trẻ vào giai đoạn này là sự khát khao được học, được tìm hiểu, thích 
khám phá, tìm tòi, trẻ thích được trải nghiệm để có thể phát hiện ra nhiều điều 
mới lạ ở xung quanh trẻ. Giáo viên cần sử dụng nhiều tư liệu và ý tưởng khác 
nhau để khêu gợi tính tò mò tự nhiên của trẻ. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, 
 11
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Trang

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chi_dao_giup_nang_cao.docx