Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo giúp giáo dục học sinh nói không với rác thải nhựa trong nhà trường Tiểu học
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo giúp giáo dục học sinh nói không với rác thải nhựa trong nhà trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo giúp giáo dục học sinh nói không với rác thải nhựa trong nhà trường Tiểu học
Một số biện pháp chỉ đạo giúp giáo dục học sinh nói không với rác thải nhựa trong nhà trường Tiểu học. Phần thứ nhất ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lí do chọn đề tài Chúng ta biết là cùng với tình hình rác thải nhựa trên thế giới, thực trạng rác thải nhựa ở Việt Nam đang ngày càng báo động và trở thành mối quan tâm hàng đầu. Việt Nam đứng thứ 4 trong số các nước trên thế giới có lượng rác thải nhựa đổ ra biển lớn với 0,28 – 0,73 triệu tấn/năm. Những con số thống kê lượng sử dụng túi nilon, chai nhựa cho thấy tình hình rác thải nhựa ở Việt Nam thật đáng lo ngại. Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, mỗi tháng, mỗi gia đình sử dụng đến 1kg túi nilon. Ở những thành phố lớn như Hà Nội và Hồ Chí Minh, số lượng rác thải nhựa mỗi ngày thải ra môi trường lên tới 80 tấn. Còn theo thống kê của Hiệp hội nhựa Việt Nam thì trong khoảng thời gian 1990 – 2015 số lượng tiêu thụ nhựa ở Việt Nam đã tăng lên chóng mặt, từ 3,8 kg/người/năm lên đến 41 kg/người/năm. Số lượng rác thải nhựa Việt Nam thải ra chiếm tới 6% rác thải nhựa của toàn thế giới. Trong khi đó, lĩnh vực xử lý và tái chế nhựa ở Việt Nam chưa phát triển, nên đa số rác thải được chôn lấp, đốt hoặc thải thẳng ra môi trường. Đơn cử ở thành phố Hồ Chí Minh, trong 250.000 tấn rác thải nhựa thì có 48.000 tấn được đem đi chôn lấp, hơn 200.000 tấn được tái chế hoặc thải thẳng ra môi trường. Còn theo ông Đặng Huy Đông, Nguyên Thứ trưởng Kế hoạch đầu tư cho rằng chỉ có 10% rác thải nhựa Việt Nam được đem đi tái chế, còn lại hơn 90% được đem đi chôn, lấp hoặc xả ra môi trường. Những con số ở trên cho thấy tình hình rác thải nhựa ở Việt Nam thật đáng báo động, đòi hỏi chúng ta phải chung tay, nâng cao ý thức cá nhân mới có thể cùng nhau bảo vệ môi trường. Chính vì vậy, bản thân là một cán bộ quản lý trong trường Tiểu học tôi được phân công phụ trách công tác vệ sinh của nhà trường. Tôi thiết nghĩ rằng mình cũng phải có trách nhiệm chỉ đạo giáo dục học sinh như thế nào để học sinh thấy được tác hại của rác thải nhựa đối với môi trường sống của tất cả chúng ta. Với những kinh nghiệm tích lũy được trong những năm học vừa qua và sự tìm tòi, nghiên cứu, học hỏi của bản thân, tôi chọn đề tài "Một số biện pháp chỉ đạo giúp giáo dục học sinh nói không với rác thải nhựa trong nhà trường tiểu học" với mong muốn mỗi học sinh đều hiểu được các em phải có trách nhiệm cùng chung tay để bảo vệ môi trường. II. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 1/15 Một số biện pháp chỉ đạo giúp giáo dục học sinh nói không với rác thải nhựa trong nhà trường Tiểu học. + Phương pháp kiểm tra đánh giá. + Phương pháp khích lệ động viên kịp thời. + Phương pháp tổng kết – Kết luận. Phần thứ hai NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở khoa học 1. Cơ sở lí luận Trung bình mỗi ngày, mỗi người Việt Nam thải ra 1,2kg rác. Nếu làm tròn dân số Việt Nam là 100 triệu người, thì số lượng rác thải là 120.000 tấn mỗi ngày. Trong số đó, 16% là rác thải nhựa, vị chi mỗi ngày sẽ có gần 19.000 tấn rác thải nhựa bị thải ở Việt Nam và chủ yếu là đi ra đại dương, không còn cách nào khác. Chúng ta đều được biết, rác thải nhựa cần hàng trăm năm, thậm chí là cả nghìn năm để bị phân huỷ, nhưng chỉ cần một phút để vứt chúng ra môi trường. Chúng ta coi môi trường là "cha chung", nên thành thử "không ai khóc", trừ phi nó ảnh hưởng trực tiếp đến chính cuộc sống của một ai đó. Có bao giờ bạn tự hỏi: Mỗi ngày, trong tất cả hoạt động thường nhật, chúng ta âm thầm phá huỷ môi trường như thế nào? Nguyên nhân chính dẫn đến sử dụng đồ nhựa, đồ nhựa dùng một lần cách tràn lan là do giá thành rẻ hơn so với các loại vật liệu khác và tiện dụng nên lượng lưu thông trên thị trường ngày càng nhiều. Ngoài ra ý thức của người dân còn kém, vứt bừa bãi đồ nhựa ra môi trường tự nhiên mặc dù có nhiều người vẫn biết về tác hại của đò nhựa gây ra. Thăm dò ý kiến của người dân và thống kê như sau: 56% biết rất rõ, 42% cho biết thỉnh thoảng có nghe tới tác hại của đồ dùng bằng nhựa, chỉ có 2% cho biết là chưa bao giờ nghe nói tác hại của đồ nhựa này gây ra cho sức khoẻ và môi trường. Chính vì tác hại rất to lớn của rác thải nhựa đến môi trường và sức khoẻ con người nên cần phải loại bỏ hoặc giảm thiểu tác hại của nó gây ra. 2. Cơ sở thực tiễn 3/15 Một số biện pháp chỉ đạo giúp giáo dục học sinh nói không với rác thải nhựa trong nhà trường Tiểu học. - Học sinh ở lại trường ăn bán trú nên phụ huynh thường cho con mang thêm kẹo bánh, nước đóng chai...đến trường. - Diện tích đất nhà trường trật trội nên khu thu gom rác thải còn mất mĩ quan. - Sự chỉ đạo về công tác vệ sinh chưa thực sự có hiệu quả, giáo viên chủ nhiệm chưa chú trọng việc đó. - Chưa gắn liền với các tiêu chí đánh giá thi đua. IV. Những biện pháp thực hiện 1. Những biện pháp - Từng bước cải thiện về cơ sở vật chất phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường. - Tuyên truyền tới phụ huynh về tác hại của việc thải đồ nhựa ra môi trường và phối hợp với nhà trường để giáo dục học sinh. - Giao cho giáo viên trực tuần theo dõi chặt chẽ học sinh việc thải rác ra trường không đúng nơi qui định. - Xây dựng, thực hiện chuyên đề dạy lồng ghép giáo dục học sinh nói không với chất thải nhựa trong các bài học. - Giao cho BCH Đoàn, TPT Đội chịu trách nhiệm tổ chức các buổi tuyên truyền giáo dục học sinh nói không với rác thải nhựa để bảo vệ môi trường. - Tăng cường công tác quản lí, chỉ đạo. 2. Những giải pháp cụ thể 2.1. Từng bước cải thiện về cơ sở vật chất phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường. Học sinh đông, lượng rác thải thải ra nhiều hơn, nhà trường phải đầu tư nhiều thùng rác để phân loại rác cho hợp lý. Trên mỗi thùng rác đều ghi rõ để cho học sinh phân biệt, dễ phân loại. Lắp mỗi dãy lớp học một khu để nước sạch cho học sinh uống. Thiết kế khu để bình nước sao cho học sinh chỉ hứng cốc vào vòi bóp để lấy nước. Toàn bộ cốc được trang bị bằng cốc inox không dùng cộc nhựa, phát về lớp để tự bảo quản và tự vệ sinh cốc mà học sinh mỗi lần uống nước lấy cũng tiện. Khi trang bị nước như vậy học sinh không phải mang chai nước đến trường. Nếu như 1372 học sinh mà mỗi học sinh lại một bình nước hoặc chai nước thì sẽ thải ra môi trường rất nhiều. 2.2. Tuyên truyền tới phụ huynh về tác hại của việc thải đồ nhựa ra môi trường và phối hợp với nhà trường để giáo dục học sinh. Việc sử dụng bao bì nhựa một lần vô cùng tiện lợi nên rất khó để thay đổi, nhưng hãy vì môi trường sống và vì chính mình để góp phần giảm thiểu 5/15 Một số biện pháp chỉ đạo giúp giáo dục học sinh nói không với rác thải nhựa trong nhà trường Tiểu học. cây xanh để giữ cho môi trường luôn trong lành, dọn vệ sinh nơi công cộng để bảo vệ môi trườngvv 2.4 Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp, ngoại khóa. Khi tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (GDNGLL), hoạt động ngoại khóa, ngoài những hoạt động: văn hoá văn nghệ - thể dục thể thao, vui chơi giải trí được tổ chức theo các chủ đề chủ điểmvv, tôi còn chỉ đạo tổ chức nhiều hội thi cho các em tham gia, trong đó tổ chức một số hội thi có nội dung về chủ đề môi trường, với hình thức tổ chức đa dạng, nội dung phong phú và phù hợp với lứa tuổi các em học sinh cuả lớp. Cụ thể như: thi tìm hiểu về môi trường; vẽ tranh về chủ đề môi trườngvv. Điển hình là cuộc thi vẽ tranh “Vì một môi trường thân thiện”, đã tạo một sân chơi lành mạnh, bổ ích cho các em tham gia, qua đó không những phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu hội hoạ cho các em, mà còn giáo dục các em ý thức bảo vệ môi trường. Qua hội thi, các em đã thể hiện được ý tưởng trong tranh của mình như: – Giữ gìn môi trường “ Xanh – Sạch – Đẹp”. – Tuyên truyền và vận động mọi người tham gia bảo vệ môi trường. – Phê bình, lên án những hành động không có ý thức bảo vệ môi trường. – Ước mơ của em về một môi trường trong sạch, an toàn và lành mạnh trong tương lai. Qua hội thi đã chọn ra một số tranh vẽ có ý tưởng về bảo vệ môi trường để trưng bày tại phòng học của lớp nhằm tuyên truyền đến các em về tầm quan trọng của môi trường đối với cuộc sống con người và sinh vật. Qua đó các em hiểu được bảo vệ môi trường không phải là trách nhiệm của riêng ai, mà là của toàn Đảng, toàn dân, của tất cả mọi người. Do vậy tất cả mọi người phải tham gia bảo vệ môi trường, để tạo môi trường “Xanh, sạch, đẹp”; tạo không khí trong lành, từ đó các em có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường. 7/15 Một số biện pháp chỉ đạo giúp giáo dục học sinh nói không với rác thải nhựa trong nhà trường Tiểu học. câu hỏi với nội dung nhận biết, phân loại rác thải nhựa. Đa số các bạn học sinh thể hiện sự hiểu biết của mình khi liên tục trả lời đúng những câu hỏi mà thầy giáo đưa ra. Trò chơi phân loại đồ dùng bằng nhựa đã giúp học sinh nhớ nhanh, nhớ lâu các sản phẩm làm từ nhựa gây hại môi trường và các sản phẩm có thể tái chế. Tham gia buổi sinh hoạt ngoại khóa, giáo viên và học sinh toàn trường đã có thêm nhiều hiểu biết về tác hại của rác thải nhựa và túi ni lông đến môi trường sống và sức khỏe con người. Từ đó, có những hành động sử dụng, phân loại và xử lý rác thải một cách khoa học nhằm hướng đến một môi trường bền vững. Việc phân loại rác thải nhựa đã trở thành hoạt động thường nhật của các lớp trong toàn trường. 2.6. Phối hợp với BCH Đoàn xã Tản Lĩnh phát động ngày “Chủ nhật xanh” dọn dẹp vệ sinh môi trường. Phong trào đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của cả cộng đồng nói chung và các em học sinh nói riêng về tác hại của rác thải nhựa từ đó hướng tới thực hiện các biện pháp loại trừ, hạn chế rác thải nhựa trong đời sống hàng ngày, xây dựng thói quen tích cực góp phần gìn giữ, bảo vệ môi trường. Phối hợp với BCH Đoàn xã thực hiện phong trào: “Ngày chủ nhật xanh” trong toàn xã. 2.7. Tổ chức cuộc thi “Tái chế rác thải nhựa tạo ra các sản phẩm thân thiện với môi trường” Cuộc thi đã góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên và học sinh trong việc “Nói không với rác thải nhựa” và chia sẻ được nhiều ý tưởng sáng tạo trong tái chế và sử dụng các vật dụng bỏ đi thành sản phẩm có ích. Sau khi phát động, nhiều mô hình, sản phẩm thiết kế sáng tạo tái chế rác từ ống hút, chai nhựa, giấy báo cũ,... thành các vật dụng hữu ích đã được trưng bày tại các lớp. Rác thải nhựa được tái chế. 2.8. Phong trào “Sân trường, lớp học không có rác thải nhựa” Mô hình “Trồng cây xanh lớp học” trong trường hiện đang là hoạt động góp phần nâng cao phong trào “Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích 9/15 Một số biện pháp chỉ đạo giúp giáo dục học sinh nói không với rác thải nhựa trong nhà trường Tiểu học. 2.9. Tăng cường công tác quản lí, chỉ đạo. Để làm tốt công tác nói không với rác thải nhựa, tôi xây dựng kế hoạch thực hiện cả năm học, hằng tháng, hằng tuần, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận. Cuối mỗi tuần, mỗi tháng đều họp đánh giá rút kinh nghiệm kịp thời trong quá trình tổ chức thực hiện. Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đối với học sinh. Tôi thiết nghĩ việc kiểm tra giám sát công tác vệ sinh môi trường rất cần thiết. Tôi thành lập tổ giám sát phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên và thực hiện hằng ngày công việc kiểm tra, giám sát các hoạt động bảo vệ môi trường như. Trên cơ sở đó, dễ dàng điều chỉnh kịp thời những tồn tại, thiếu sót trong việc tổ chức thực hiện. - Tổ chức chỉ đạo đồng bộ, có kế hoạch rõ ràng. - Kiểm tra đánh giá sát sao, công bằng được nhận xét trong giờ chào cờ vào sáng thứ hai hàng tuần đã thúc đẩy được giáo viên và học sinh thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường. - Gắn liền các kết quả của các hoạt động đó với các đợt thi đua trong năm học. - Ban giám hiệu phối hợp chặt chẽ với tổng phụ trách đội, bí thư đoàn trường và giáo viên chủ nhiệm lớp để cùng phối kết hợp chỉ đạo, theo dõi, đánh giá mọi hoạt động đã đề ra nhằm làm tốt công tác bảo vệ môi trường cho học sinh. V. Kết quả có so sánh đối chứng 1. Trước khi thực hiện đề tài - Công tác bảo vệ môi trường gặp nhiều khó khăn do cơ sở vật chất còn thiếu thốn. - Việc tập huấn về công tác bảo vệ môi trường chưa được trú trọng. - Chưa gắn các hoạt động đưa vào các tiêu chí thi đua nên kém hiệu quả. - Sự chỉ đạo chưa quyết liệt. 2. Sau khi thực hiện đề tài - Cơ sở vật chất ngày được nâng lên, đỡ phần vất vả. - Toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên đều nắm được vai trò và trách nhiệm trong công tác bảo vệ môi trường nên đã đạt được kết quả tốt. 11/15
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chi_dao_giup_giao_duc.doc